Top 18 Hoạt động, trò chơi làm hấp dẫn các tiết dạy thơ mà cô giáo mầm non nên biết

Phương Trinh 21678 0 Báo lỗi

Với lứa tuổi mầm non, các tiết dạy thơ thường khiến nhiều em cảm thấy buồn ngủ, không hứng thú, và cũng vì thế mà việc tiếp thu bài không hiệu quả. Để các tiết ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trò chơi chiếc hộp bí mật

    Sử dụng trò chơi chiếc hộp bí mật để củng cố kiến thức cho các tiết dạy thơ cũng được rất nhiều các cô giáo mầm non áp dụng. Để thực hiện rất đơn giản, cô giáo cần đặt các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vào một chiếc hộp. Sau đó, cho trẻ chọn hộp theo số thứ tự và trả lời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Trò chơi ghép tranh theo nội dung bài thơ

    Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng và các bức tranh rời. Sau khi nghe hiệu lệnh hoặc bắt đầu một bài hát, các nhóm chọn các bức tranh phù hợp với thứ tự nội dung bài thơ và ghép chúng theo thứ tự. Kết thức đoạn nhạc, cô kiểm tra kết quả của các nhóm.


    Hay trong bài thơ có tranh gì, cô dán tranh vào các góc, sau đó cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ tới tranh nào trẻ sẽ đọc đoạn thơ đó... Cô để theo thứ tự cho trẻ dễ nhận biết.


    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Trò chơi đọc thơ nối tiếp

    Cách chơi: Cô giao cho cả lớp một bài thơ đã học, cô giơ tay về phía tổ nào tổ ấy đọc tiếp câu tiếp theo.


    Trò chơi này sẽ giúp các bé nhanh thuộc, và nhớ lâu các bài thơ đã được học. Ngoài ra cũng tạo không khí tươi vui, giúp các em hứng khởi cho những tiết học tiếp sau đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Đóng kịch theo nội dung thơ

    Tùy vào bài thơ và các nhân vật có trong bài thơ, cô giáo cho trẻ đóng kịch theo nội dung của thơ. Chẳng hạn bài thơ nói về bà thì cho trẻ đóng vai bà và đọc thơ, bài thơ về chú bộ đội thì cho rẻ đóng vai thành chú bộ đội, bài thơ về bác sỹ thì cho trẻ đóng vai thành bác sỹ,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Tổ chức như một chương trình game show

    Vừa hấp dẫn mà mới lạ, giáo viên sẽ làm MC dẫn chương trình, giới thiệu các đội chơi, giới thiệu các phần thi. Song, cô giáo vẫn giữ lại cái sườn của một tiết thơ và làm khác đi thì sẽ tạo hiệu ứng tốt, giúp bé hứng thú hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Trò chơi chuyền bóng

    Trên quả bóng có hình ảnh liên quan tới câu thơ, đoạn thơ ... và cho trẻ nghe nhạc, đến khi nhạc dừng bạn nào cầm quả bóng nào thì đọc câu thơ, đoạn thơ có hình ảnh trên quả bóng đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Chơi tam sao thất bản

    Cô giáo bỏ hình ảnh vào chiếc hộp, 1 bạn đại diện lên lấy xem hình ảnh xong thì xoay về phía đồng đội của mình, diễn tả đoạn thơ hoặc câu thơ sao cho đồng đội hiểu và đọc từng đoạn thơ.


    Cô giáo có thể chia thành nhiều đội, cho các em thi đua đội nào thắng thì tuyên dương....

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Trò chơi ai nhanh tay

    Cô giáo đưa hình ảnh minh họa của bài thơ, khi đọc đến câu thơ nào trẻ lên lấy hình minh họa tương ứng với câu thơ đó, ai lấy được đúng và nhiều người đó sẽ thắng, hoặc có thể chơi ngược lại, bạn đưa hình ảnh ra, trẻ đọc câu thơ tương ứng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Trời nắng, trời mưa

    Luật chơi: Khi có hiệu lệnh "trời mưa", mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.


    Cách chơi: Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30 - 40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vòng. Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: "Trời mưa" thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh "trời nắng" thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh "trời mưa" lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Cáo và thỏ

    Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.


    Cách chơi: Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:


    ''Trên bãi cỏ

    Các chú thỏ

    Tìm rau ăn

    Rất vui vẻ

    Thỏ nhớ nhé

    Có cáo gian

    Đang rình đấy

    Thỏ nhớ nhé

    Chạy cho nhanh

    Kẻo cáo gian

    Tha đi mất.''

    Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  11. Top 11

    Ai nhanh hơn

    Chuẩn bị:

    • Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát...)
    • Bụt bật sâu
    • Hầm chui
    • Thang leo
    • Vòng thể dục

    Cách chơi:

    • Cô chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
    • Cô cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.

    Yêu cầu:

    • Trẻ trước chạy đến bục bật sâu thì trẻ sau bắt đầu ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không chờ hiệu lệnh của cô.
    • Trẻ chơi liên tục trong thời gian khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

    Chú ý: Cô giáo luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  12. Top 12

    Hái quả (cho trẻ từ 1,5 tuổi)

    Chuẩn bị:

    • Phấn để vẽ các hình.
    • Sọt đựng quả.
    • Các cây nấm hoặc con ki.
    • Chậu cây có 10 quả.

    Cách chơi:

    • Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 – 4 trẻ).
    • Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ làm chú gấu bò qua đường hẹp, khi bò hết đường hẹp trẻ bật liên tục qua các vòng tròn. Tiếp tục, trẻ chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.

    Yêu cầu:

    • Khi trẻ trước bò hết đường hẹp, bắt đầu bật thì trẻ sau mới bắt đầu bò.
    • Trẻ phải vận động liên tục theo dây chuyền và không được dừng lại cho đến bao giờ hái hết quả.
    • Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút, không hạn chế đến số lần chơi của trẻ.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  13. Top 13

    Chi chi chành chành (cho trẻ từ 3 tuổi)

    Đặc điểm trò chơi: Luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ cho trẻ, không đòi hỏi phải có sân chơi.

      Cách chơi: Cho một trẻ đứng xòe bàn tay ra, các trẻ còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó rồi đọc nhanh:


      "Chi chi chành chành

      Cái đanh thổi lửa

      Con ngựa chết trương

      Ba vương ngũ đế

      Chấp dế đi tìm

      Ù à ù ập."


      Đến chữ "ập" thì trẻ nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 14

      Ô tô vào bến (cho trẻ từ 2 tuổi)

      Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của mình. Trẻ nào đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi.


      Cách chơi:

      • Cô giáo chuẩn bị từ 4 đến 5 lá cờ có màu sắc khác nhau. Chia sân chơi làm 4 đến 5 chỗ tương ứng với các màu của lá cờ.
      • Cô giáo phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với cô giáo.
      • Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.
      • Cô giáo nói: "Ôtô chuẩn bị về bến" thì lúc này cô đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.
      • Cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé sẽ vừa quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa nói: "Bim, bim, bim..."
      • Cứ khoảng 30 giây, cô giáo ra hiệu lệnh 1 lần. Khi cô giơ cờ màu nào thì ôtô màu đó chạy về bến. Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại. Trẻ nào nhầm bến phải ra ngoài một lần chơi.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 15

      Bắt chước tạo dáng (cho trẻ từ 1,5 tuổi)

      Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh của cô giáo và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.


      Cách chơi:

      • Trước khi chơi, cô giáo gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Chẳng hạn như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc ra sao?
      • Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con nào để đến khi giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ sẽ tạo dáng theo các hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn. Sau đó, cô giáo sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để trò chơi được vui hơn, cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy, cô giáo để trẻ dừng lại và tạo dáng.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 16

      Tàu hỏa

      Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.


      Cách chơi:

      • Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
      • Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc có thể đi theo hàng gạch lót nền).
      • Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: "xình, xịch".
      • Khi cô giáo nói: "Tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: "tu tu"
      • Khi cô giáo nói: "Tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: "tu tu".

      Chú ý:

      • Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.
      • Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng cô đừng ra hiệu lệnh ngay "tàu xuống dốc".
      • Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vậy nên, nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên.
      • Trẻ chơi thành thạo cô mời một bé nào đó làm người quản trò.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 17

      Trò chơi vận động: Di chuyển thành hàng

      Hãy giúp con bạn phát triển kỹ năng đi bằng hoạt động trong nhà này.


      Chuẩn bị:

      • Dây ruy băng màu
      • Băng keo

      Cách chơi:

      • Dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn thành đường thẳng rồi chuyển góc 90°, tạo nhiều đường vuông góc và song song với nhau.
      • Bé cần đi bộ theo đường ruy băng, chân sau nối gót chân trước.
      • Trò chơi sẽ tốt hơn khi chơi nhiều bé vì bạn có thể cho các bé nối đuôi thành đoàn tàu và đi theo nhau.

      Kỹ năng phát triển: cân bằng cơ thể khi đi bộ.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    • Top 18

      Trò chơi vận động: Lá và gió

      Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi. Cô phổ biến luật chơi và cách chơi


      Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò


      Cách chơi: Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió. Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm, gió ngừng thì lá dừng hẳn lại. Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ. Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy