Top 12 Trò chơi luyện đôi tay cho trẻ phụ huynh và cô giáo nên biết

Nắng Mặn 16613 0 Báo lỗi

Những năm tháng đầu đời rất quan trọng với trẻ, đây là thời gian trẻ học hỏi những điều mới mẻ trong cuộc sống. Và trò chơi là một trong những cách giúp trẻ ... xem thêm...

  1. Ú òa là một trong những trò chơi đơn giản sử dụng đôi tay mà trẻ rất hứng thú. Qua trò chơi này, bé sẽ biết được rằng các đối tượng mà bé không nhìn thấy được vẫn có thể ở ngay cạnh bé. Đây là một trong những bài học đầu đời cho mỗi đứa trẻ.


    Cách chơi: Cô lấy hai tay che mặt và nói: "ú". Sau đó xòe bàn tay ra để lộ khuôn mặt nói "òa".

    Trẻ rất thích thú khi chơi
    Trẻ rất thích thú khi chơi
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Đây cũng là trò chơi thú vị sử dụng đôi bàn tay cho trẻ, trò chơi giúp bé phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo. Cách chơi: Cô chuẩn bị phòng tối, có đèn. Cô tạo hình các con vật bằng tay để bóng của chúng in trên tường. Rất nhiều con vật ngộ nghĩnh đáng yêu mà bạn có thể tạo như: con vịt, con chó, con lợn, con gà... Cô cũng có thể lồng ghép tiếng kêu của các con vật khi tạo hình chúng.
    Tạo hình con thỏ bằng tay
    Tạo hình con thỏ bằng tay
    Tạo hình con vật từ đôi tay
  3. Đây là một trong những trò chơi phát triển sự tập trung chú ý, phát triển ngôn ngữ của trẻ.
    Cách chơi: Cô chuẩn bị các con rối tay, trò chuyện với trẻ về tên các con rối, màu sắc quần áo con rối... Cô cũng có thể kể câu chuyện liên quan đến những chú rối trên ngón tay để bé liên tưởng. Chắc chắn bé sẽ rất hứng thú với trò chơi này đấy.
    Rối ngón tay với câu chuyện về những con số
    Rối ngón tay với câu chuyện về những con số
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Chí chí chành chành là một trò chơi gắn với bài đồng dao mà tất cả mọi trẻ được tham gia chơi cảm thấy yêu thích. Trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ, rèn khả năng tập trung chú ý ở trẻ.


    Cách chơi: Cô xòe bàn tay ra và đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay. Các trẻ cũng đặt ngón trỏ của mình vào lòng bàn tay của cô. Cô hát: "Chí chí chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, dắt dế đi tìm, ù à ù ập". Hát tới câu cuối, cô nắm vội tay để chụp ngón tay của bé, lúc này, bé phải nhanh chóng rút ngón tay của mình ra để không bị bắt.

    Chí chí chành chành là trò chơi dân gian, vừa phát triển đôi tay, vừa phát triển ngôn ngữ cho trẻ
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Trò chơi ngón tay nhúc nhích giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ có chủ định. Ngoài ra, đây cũng là một trò chơi giúp trẻ vận động tay, sử dụng khéo léo đôi tay của mình để tham gia trò chơi.


    Cách chơi: Cô đưa bàn tay nắm lên trước mặt và đọc: " Một ngón tay nhúc nhích nè (2lần). Một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi". Tương tự, khi đưa 2 ngón tay thì thay bằng 2 ngón tay và hát 4 lần nhúc nhích,nhúc nhích. Cứ như vậy cho đến hết bàn tay.

    Trò chơi ngón tay nhúc nhích
    Trò chơi ngón tay nhúc nhích
    Trò chơi ngón tay nhúc nhích
  6. Trò chơi kéo cưa lừa xẻ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp rèn cơ tay cho trẻ.


    Cách chơi: Cô và bé ngồi đối diện nhau, chân cô và chân bé chạm vào nhau, tay bé nắm lấy tay cô. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại hai người đang cưa khúc gỗ. Vừa đẩy vừa hát bài đồng dao:Kéo cưa lừa xẻ/ Ông thợ nào khỏe/ Về ăn cơm vua/ Ông thợ nào thua/ Về bú tí mẹ.

    Trò chơi dân gian
    Trò chơi dân gian "Kéo cưa lừa xẻ"
    Cô và trẻ có thể chơi theo các nhóm
    Cô và trẻ có thể chơi theo các nhóm
  7. Đây là một trong số những trò chơi giúp rèn luyện đôi tay trẻ và các cơ tay. Một điều lưu ý trong trò chơi này là cô chú ý tư thế ngồi cho trẻ, để trẻ không bị ngồi lệch khi chơi.


    Cách chơi: Cô và trẻ( hoặc 2 trẻ) ngồi và đặt tay lên bàn, cùi chỏ tiếp xúc với mặt bàn, tay 2 người chơi nắm lấy nhau. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người chơi dùng lực để kéo tay đối phương xuống mặt bàn về phía mình. Tay ai bị kéo xuống bàn người đó sẽ thua. Cô sẽ động viên và cho trẻ thắng và lưu ý nhẹ tay để trẻ không bị đau.

    Lư ý khi phụ huynh chơi vật tay cần nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ
    Lư ý khi phụ huynh chơi vật tay cần nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Oẳn tù tì là trò chơi giúp bé phản xạ nhanh, rèn sự khéo léo cho trẻ. Đây cũng là một trong số những trò chơi mà trẻ rất thích thú.


    Cách chơi: Cô nắm tay và nói: oẳn tù tì ra cái gì ra cái này. Khi cô nói hết câu cô và bé cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa; xòe tay là lá và nắm tay chìa ngón trỏ và ngón giữa là kéo. Người thắng cuộc được tính theo quy tắc: búa nện được kéo, kéo cắt được lá và lá bọc được đấm.

    Trò chơi oẳn tù tì
    Trò chơi oẳn tù tì
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Cách chơi: Cô cho 3 -4 trẻ ngồi vòng tròn, 1 trẻ đọc đồng dao:
    Cua cua cắp cắp/ Đi khắp thế gian/ Tìm con tìm cái/ Con gà, con vịt/ Con tôm, con cá.../ Con nào con nấy,/ Cho ta chất đạm/ Mau mau cắp về.


    Trẻ vừa đọc vừa chỉ tay vào từng bạn chơi. Các từ "con gà, con vịt, con tôm, con cá" rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi, trẻ chỉ được cắp con vật đó. Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp, cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi trước bốc hết hình và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp từng hình ra chỗ mình, khi cắp phải khéo léo không để cho ngón tay chạm vào hình bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn đi kế tiếp. Cứ như thế, lần lượt cho từng trẻ cắp loại hình của mình. Ai cắp hết loại hình của mình trước sẽ thắng cuộc.

    Trò chơi cắp cua
    Trò chơi cắp cua
    Cô và trẻ cùng chơi
    Cô và trẻ cùng chơi
  10. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Hai bàn tay nắm lại giơ ra phía trước. Trẻ nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô.
    "Bạn có thể nhảy một chân chứ?" ( Giơ các ngón trỏ lên. )
    "Tôi có thể lắm chứ." ( Chống các ngón trỏ xuống mặt đất và làm động tác nhảy )
    "Bạn có thể vẫy một tay chứ?" (Hai tay ra trước mặt, các ngón tay giơ thẳng và quay mặt hai lòng bàn tay vào nhau. Khi đọc câu văn, tay phải vẫy vẫy như đang hỏi tay trái.)
    "Tôi có thể vẫy một tay lắm chứ." (Tay trái vẫy vẫy như trả lời tay phải.)
    "Bạn có thể vẫy hai tay chứ?" (Tay trái vẫy vẫy như hỏi lại tay phải.)
    "Tôi có thể vẫy hai tay lắm chứ." (Cả hai tay đều vẫy vẫy như nhau)

    Ngón tay nhảy
    Ngón tay nhảy
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  11. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô
    Đôi bàn tay có thể nói
    Theo cách riêng của mình
    Khi gặp người bạn thân
    Bàn tay giúp tôi nói:
    "Xin chào!" (Giơ tay bắt và lắc lắc.)
    "Đến đây nào!" (Giơp tay khoác về phía mình)
    "Tôi đồng ý" (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn.)
    "Hãy dừng lại đây nhé!" (Giơ bàn tay xòe ra làm hiệu dừng; Bàn tay nắm lại và ngón tay trỏ chỉ xuống dưới đất.)
    "Hãy nhìn nào!" (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt)
    "Hãy lắng nghe!" (Dùng hai tay kéo hai vành tai về phía trước)
    "Hãy cùng vui lên nào!" (Cả hai trẻ quay mặt vào nhau cùng cười tươi)

    Đôi bàn tay
    Đôi bàn tay
    Các trò chơi với đôi bàn tay
  12. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô
    Tôi có một bàn chải nhỏ (Giơ một ngón tay trỏ ra)
    Tôi giữ nó cho thật chắc (Nắm chặt bàn tay vào)
    Tôi đánh răng hành ngày vào buổi sáng
    Và lần nữa trước khi đi ngủ (Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đáng răng).

    Bàn chải đánh răng
    Bàn chải đánh răng
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy