Top 10 Tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non cô giáo và phụ huynh cần chú ý

Nắng Mặn 33984 3 Báo lỗi

Trong cuộc sống những năm đầu đời, trẻ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm do bản tính hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngã

    Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi lúc và mọi nơi.

    Nguyên nhân:

    • Do trẻ có tính hiếu động, chưa biết cách chơi an toàn.
    • Do điều kiện hoàn cảnh sống, môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ như nhà cao tầng, xây dựng cầu thang không đúng tiêu chuẩn, nền nhà ẩm ướt.
    • Do người lớn chủ quan, không trông nom trẻ đúng cách, không chú ý trẻ.
    Hậu quả: Có thể gây xây xát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp bị chấn thương rất nặng nề, gây tổn thương sọ não, cột sống, có thể dẫn đến tử vong.

    Biện pháp:
    • Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
    • Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
    • Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
    • Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
    Trẻ ngã dẫn đến xây xát chân tay
    Trẻ ngã dẫn đến xây xát chân tay
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bỏng

    Ở nước ta, lứa tuổi trẻ bị bỏng nhiều nhất là từ 1 - 5 tuổi, hàng năm ước tính có khoảng 8.000 - 10.000 trẻ bị bỏng ở các mức độ khác nhau.

    Nguyên nhân:

    • Do ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động, thích khám phá xung quanh nhưng lại chưa ý thức được nguy cơ bị bỏng và chưa có khả năng tự phòng tránh.
    • Nguyên nhân thường gặp nhất là do nước nóng, thức ăn nóng.
    • Bỏng do lửa (lửa cồn, lửa xăng, lửa do cháy rơm rạ, cháy nhà, xe…)
    • Bỏng do dòng điện (cao thế và hạ thế), bỏng do vôi tôi nóng.
    • Do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ, không chú ý đến trẻ.
    Hậu quả: Vết bỏng nhẹ sẽ không để lại nhiều biến chứng tuy nhiên với những trường hợp nặng, hậu quả của bỏng để lại vô cùng nặng nề như:
    • Vết bỏng sâu vào da gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
    • Suy giảm sức đề kháng của trẻ, dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng, sốt…
    • Để lại vết sẹo, khó cử động co kéo.
    • Làm tàn phế và biến dạng cơ thể.
    • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, gây ra tự ti, mặc cảm cho trẻ.
    • Trường hợp bỏng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
    Biện pháp :
    • Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
    • Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
    • Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
    • Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
    Rửa vết bỏng bằng nước lạnh
    Rửa vết bỏng bằng nước lạnh
    Cách xử lý khi trẻ bị bỏng
    Cách xử lý khi trẻ bị bỏng
  3. Top 3

    Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp

    Nguyên nhân:
    • Do tính hiếu động, thích khám phá mọi thứ.
    • Trẻ dưới 3 tuổi thường tìm được vật gì sẽ cho ngay vào miệng. Trẻ lớn hơn thì hay nhét bất cứ cái gì vừa tầm vào tai, mũi.
    • Do sự bất cẩn của người lớn.
    Hậu quả:
    • Trẻ bị hóc dị vật, nhiều trẻ bị dị vật trong mũi gây hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí niêm mạc mũi sưng lên, viêm tấy, có mùi tanh, có mủ.
    • Nếu không lấy được dị vật, trẻ có thể bị sốt, đau đầu,có thể dẫn đến tử vong.
    Biện pháp:
    • Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
    • Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
    • Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
    • Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
    Vỗ lưng cho trẻ khi trẻ bị hóc
    Vỗ lưng cho trẻ khi trẻ bị hóc
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Đuối nước

    Tình trạng đuối nước ở nước ta hiện nay đang ở mức báo động, tỉ lệ trẻ em đuối nước vào mùa hè cao hơn so với các mùa khác.

    Nguyên nhân:
    • Do bản tính hiếu động của trẻ, thích nghịch nước.
    • Do yếu tố môi trường chứa đựng những nguy cơ gây đuối nước cho trẻ như: chậu chứa nước, giếng, bể nước không có nắp đậy, ao hồ không được rào chắn cẩn thận.
    • Do sự bất cẩn, chủ quan của người lớn, không chú ý quan sát coi chừng trẻ.
    • Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối nước.
    Hậu quả:
    • Trẻ có thể bị sặc nước, bất tỉnh tạm thời, hoặc nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
    Biện pháp:
    • Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
    • Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
    • Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu
    Đuối nước thường xảy ra nhiều vào mùa hè
    Đuối nước thường xảy ra nhiều vào mùa hè
    Dạy trẻ bơi để hạn chế đuối nuớc
    Dạy trẻ bơi để hạn chế đuối nuớc
  5. Top 5

    Ngộ độc thức ăn

    Nguyên nhân:
    • Nguyên nhân chính thuờng gặp là do trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, thức ăn ôi thiu, bị nhiễm khuẩn, thức ăn chứa độc tố…
    • Do bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ ngộ độc hơn người lớn.
    Hậu quả:
    • Khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Nếu không được quan tâm và xử lý đúng cách trẻ có thể bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật.
    • Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não...
    Biện pháp:
    • Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng...
    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.
    • Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.
    Trẻ có biểu hiện buồn nôn khi bị ngộ độc thức ăn
    Trẻ có biểu hiện buồn nôn khi bị ngộ độc thức ăn
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Điện giật

    Nguyên Nhân:

    • Trẻ bị điện giật có đến 90% là do sự bất cẩn trong sử dụng điện của người lớn.
    • Do trẻ nghịch vô tình chọc vào các thiết bị điện hở

    Hậu quả:

    • Hậu quả của điện giật rất nghiêm trọng như gây phỏng, hủy hoại mô cơ quan và gây tử vong ngay do biến chứng tim (20% trẻ bị điện giật tử vong).

    Biện pháp:

    • Khi phát hiện trẻ bị điện giật thì phải cúp điện càng nhanh càng tốt. Nếu không thể cúp điện thì phải tách dây điện ra khỏi người nạn nhân, tuyệt đối không dùng tay trần để tách.
    • Sau đó nhanh chóng kiểm tra nhịp thở và nhịp tim của nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
    • Nếu nghi ngờ nạn nhân gãy cột sống cổ và xương thì phải cố định cổ và chi.
    • Tiếp theo là chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

    Phòng ngừa

    • Đề phòng điện giật cần để ổ điện xa tầm tay trẻ, bịt kín các ổ điện khi không còn sử dụng; lắp ổ điện, các dụng cụ điện đúng quy cách. Với trẻ lớn nên giáo dục để các em biết nguy hiểm khi tiếp xúc với điện...
    Trẻ nghịch dây hay ổ điện
    Trẻ nghịch dây hay ổ điện
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Chấn thương đầu

    Chấn thương đầu là tai nạn thường gặp ở trẻ em.


    Nguyên nhân

    • Do té cầu thang, lan can, tủ đè, té võng...
    • Ẵm bé và tung lên cao cũng có thể dẫn đến chấn thương đầu.


    Hậu quả

    • Trẻ có thể bị chấn thương vùng sọ nguy cơ tử vong rất cao. Do đó mọi trường hợp chấn thương đầu đều nên khám tại cơ sở y tế, kể cả không có vết thương cũng phải đưa tới bệnh viện.

    Biện pháp

    • Khi phát hiện trẻ có một trong các dấu hiệu như nôn mửa, nhức đầu, co giật tay chân, sưng nơi da đầu, chảy máu mũi, chảy nước từ lỗ tai, lỗ mũi, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức thì ngay lập tức phải đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
    • Nếu trẻ bị chấn thương cổ phải nẹp cột sống cổ trước khi chuyển tới bệnh viện.

    Phòng ngừa

    • Đối với trẻ mới bắt đầu biết đi, biết chạy phải có người lớn bên cạnh; cầu thang, lan can phải có vật chắn...
    Chấn thương đầu là tai nạn thường gặp ở trẻ em.
    Chấn thương đầu là tai nạn thường gặp ở trẻ em.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Trẻ bị kẹp ngón tay hoặc chân

    Nguyên nhân

    • Trẻ nghịch vô tình cho tay chân vào các khe cửa, nắp hộp, nắp thùng, ngăn kéo

    Hậu quả

    • Tay, chân trẻ bị sưng tấy, rách, móng dần bị thâm tím và có thể bị bong móng

    Biện pháp

    • Nhúng ngón tay hoặc chân của trẻ vào nước lạnh sạch trong chừng 5 phút rồi lau khô chỗ đau, nếu không bị rách có thể bôi chút dầu theo nguyên tắc vừa nêu trên.
    • Nếu bị rách, nhất là trong trường hợp móng dần bị thâm tím và đau thì nên băng ngón tay hoặc ngón chân đó lại, việc băng này vừa có ích lợi làm cho trẻ đỡ đau, vừa có tác dụng giữ được móng trong đa số các trường hợp.
    • Nếu vết kẹp của bé khá trầm trọng và gây đau đớn cho bé nhiều thì trong vòng hai giờ sau khi trẻ bị kẹp, bác sĩ có thể dùng kim vô trùng chọc túi máu đọng dưới móng để giảm đau cho bé nhanh chóng. Muộn hơn hai giờ thì việc chọc này ít tác dụng do máu đã đông.

    Phòng ngừa

    • Khi trẻ chơi đùa phải có người lớn theo dõi, nên cố định các cánh cửa và ngăn kéo.
    Trẻ bị kẹp ngón tay hoặc chân
    Trẻ bị kẹp ngón tay hoặc chân
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Trẻ bị côn trùng đốt

    Nguyên nhân

    • Khi trẻ chơi đùa vô tình chạm phải tổ ong hay tổ kiến
    • Môi trường không sạch sẽ

    Hậu quả:

    • Trẻ bị sưng tấy, đau, kêu khóc, bị dị ứng

    Biện pháp

    Nếu xác định được đó là côn trùng có thể gây nguy hiểm như nhện độc, ong bò vẽ, ong đất (hai loại ong này có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong trường hợp bị đốt nhiều bởi nhiều con cùng lúc) hoặc nếu trẻ có cơ địa dị ứng, tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.

    Nếu xác định được đó là loại côn trùng không nguy hiểm như ong mật, ong vàng, kiến càng, muỗi, thì bạn sẽ có thể làm mấy động tác sau:

    • Lấy ngòi của côn trùng ra khỏi vết đốt nếu bạn nhìn thấy.
      Rửa sạch chỗ đó cho bé bằng xà phòng, sau đó lau khô, chấm vào đó chút nước hoa hoặc chút tinh dầu hoặc bôi mỡ chuyên dụng nếu có.
    • Trong trường hợp vết đốt đó sưng to, nóng đỏ thì sau khi rửa sạch như nói trên, bạn có thể chườm cho con bằng cách nhúng một cái khăn mềm hoặc miếng gạc sạch vào nước lạnh sau đó vắt khô rồi đắp lên chỗ bị sưng cho bé. Bạn có thể dùng băng dính hoặc một chiếc khăn cố định lại rồi thỉnh thoảng lại thay khăn.
    • Nếu thấy chỗ bị đốt ngày càng sưng nóng đỏ hoặc bé bị sốt thì cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

    Phòng ngừa

    • Khi trẻ chơi đùa phải có người lớn giám sát
    • Giữ môi trường sạch sẽ
    Trẻ bị côn trùng đốt
    Trẻ bị côn trùng đốt
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Trẻ uống hoặc nuốt phải chất độc gì đó

    Nguyên nhân

    • Do sơ xuất của người lớn để các chất bột hay nước trong tầm tay với của trẻ

    Hậu quả

    • Trẻ bị ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong

    Biện pháp


    Lúc này bạn cũng cần bình tĩnh, gọi xe cấp cứu, hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu ngay. Đồng thời, bạn phải chuẩn bị để trả lời thật chính xác một số câu hỏi để giúp bác sĩ chuẩn đoán được chính xác mức độ ngộ độc của trẻ như sau:

    • Trẻ đã uống hoặc ăn phải chất gì?
    • Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào?
    • Những biểu hiện ngộ độc của trẻ như thế nào?

    Muốn trả lời được các câu hỏi, bạn cần quan sát chỗ trẻ ngồi, các đồ vật xung quanh, cả trong túi áo, quần của trẻ. Bạn hãy mang tất cả những đồ vật mà bạn nghi ngờ tới bệnh viện để đưa cho bác sĩ. Bạn không nên cho trẻ uống bất cứ thứ gì nếu bạn không có chuyên khoa. Bạn hãy đề nghị trẻ nôn ra hoặc kích thích họng cho trẻ nôn ra nếu được, nếu không làm được bạn cũng đừng cố gắng quá để mất thời gian.


    Phòng ngừa

    • Không nên để các vật dụng nguy hiểm trong tầm tay với của trẻ
    Không nên để các vật dụng nguy hiểm trong tầm tay với của trẻ
    Không nên để các vật dụng nguy hiểm trong tầm tay với của trẻ
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy