Top 12 Điều nên làm trong đêm Giao thừa năm 2022
Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng đối với mỗi chúng ta, là thời điểm kết thúc một năm cũ và đón nhận một năm mới với những điều tốt đẹp nhất. Để năm mới ... xem thêm...được an lành, hạnh phúc, chúng ta nên làm những điều sau đây trong đêm Giao thừa chào đón năm 2022 sắp tới.
-
Chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng thần năm mới
Chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng thần năm mới từ lâu đã là công việc quen thuộc của các bà, các mẹ trong gia đình. Dù Tết đến có hàng trăm mối bận tâm cần lo, thế nhưng, mâm cỗ dâng cúng thần năm mới lại chẳng bị các bà các mẹ quên không chuẩn bị. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có một con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng; một đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh trái, ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, muối, gạo, nhang, đèn. Với phật tử có thể cúng mâm lễ chay, không có gà trống. Bên cạnh đó, mâm cỗ cũng gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan thần linh cùng với vàng, tiền.
Năm Nhâm Dần thuộc hành Thuỷ nên quần áo, mũ, ủng là mầu xanh. Ngoài ra, các gia đình thường có lá sớ để hóa cùng với vàng tiền và đồ mã. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mâm cỗ được bày lên bàn trang trọng ở trước cửa nhà. Vào thời khắc giao thừa, chủ gia đình thắp đèn, nến, rót rượu và thành kính khấn vái. Khi thắp hương, gia chủ cắm hương vào bát gạo và cắm thẳng, không được cắm nghiêng.
Theo quan niệm văn hoá truyền thống, có 12 vị quan Hành khiển trông nom công việc hạ giới, mỗi năm một vị, hết 12 năm lại quay trở lại từ đầu. Quan hành khiển năm 2022 là Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan, vậy nên văn khấn quan hành khiển hay còn gọi văn khấn giao thừa ngoài trời cũng phải tương ứng. Sau khi thắp hương, chờ hương cháy còn lại 1/3, gia chủ sẽ hoá đồ mã ngay, rồi vẩy rượu vào. Gạo muối có thể rắc ra xung quanh nhà.
-
Bữa cơm tất niên cúng ông bà
Bữa cơm tất niên cúng ông bà, cha mẹ đã khuất không chỉ để bày tỏ niềm nhớ mong, tiếc thương, công ơn nhớ tới công sinh thành, công dưỡng dục và dạy bảo, mà bữa cơm tất niên còn là dịp để con cháu trong nhà cùng sum họp, quây quần ôn lại những câu chuyện cũ, cho tình càng thêm gắn kết. Cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.
Tùy từng hoàn cảnh mỗi gia đình mà mâm cơm tất niên được đầy hay vơi, thường mâm cơm tất niên thường có: bánh tét, thịt kho tàu, canh khổ qua, miến xào rau củ, chả giò, chả nem… những món ngon ngày Tết.
-
Theo dõi Cầu Truyền Hình cả nước
Chương trình Cầu Truyền Hình phát sóng từ 18h chiều đến 24h đêm Giao thừa với những hình ảnh sống động, nhộn nhịp từ mọi miền đất nước trong không khí náo nức, vui tươi chờ đón năm mới của mọi người, mọi nhà.
Kết thúc chương trình đặc biệt mừng Xuân sẽ là những lời chúc Tết của Chủ Tịch nước gửi tới người dân cả nước, lời chúc phúc mọi người sẽ hưởng Tết vui vẻ, an toàn giao thông và an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và chính gia đình mình.
-
Dạo chợ hoa ngày 30 Tết
Người ta thường dạo chơi chợ hoa những ngày giáp Tết, còn toplist lại khuyên bạn dạo chợ hoa ngày Tết ngày 30 khi mà những người bán hoa còn tấp nập, vội vã muốn về nhà. Thế nhưng, đến chợ hoa ngày 30 Tết, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều hơn là những ngày 27, 28 Tết.
Bạn sẽ thấy thời gian trôi qua chóng vánh như cách người ta vội vã gói hoa, chở hoa cho khách. Bạn sẽ thấy bản thân may mắn khi được sum họp với gia đình sớm hơn. Bạn cũng sẽ thấy thêm yêu hơn cái Tết ấm áp đến lạ bởi những tình cảm của người bán hoa dành cho gia đình mình. Đặc biệt, bạn còn được mua hoa với giá ưu đãi mà những ngày giáp Tết chẳng thể đem lại.
-
Mua vôi
Người xưa quan niệm vôi là biểu tượng cho sự bạc bẽo (bạc như vôi). Vì thế, đầu năm tránh mua vôi, ngụ ý để tránh những rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình, quan hệ tình cảm hay những rủi ro đáng tiếc trong năm mới.
Người ta thường mua vôi vào cuối năm để quét lại nhà không chỉ cho sạch sẽ, trắng tinh tươm mà còn có ý nghĩa là xóa đi những điều không hay trong năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới. Ở nông thôn, nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ.Người ta thường nói "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" với ý nghĩa: vôi thường dùng để làm đẹp và trang trí cho nhà cửa tràn đầy sức sống để chào đón năm mới, còn muối thì sẽ đem lại nhiều cơ hội và may mắn mặn mà như vị mặn của muối. Ngoài ra, câu nói ấy còn xuất phát từ phong tục mua vôi về làm các loại bánh mứt cho thực phẩm giòn ngon hơn. Vì vậy, mua vôi cuối năm là việc làm không thể thiếu của các bà, các mẹ chuẩn bị ngày Tết.
-
Đón xem pháo hoa Giao thừa
Theo quan niệm của người Trung Quốc, những tia sáng của pháo hoa được xem như là điềm lành. Những ánh sáng đẹp mắt từ pháo hoa cũng nhanh chóng lụi tàn, mang theo những nỗi buồn, lo toan trong cuộc sống để dành cho nhau những nụ cười, những cái ôm ngọt ngào, những lời chúc để đón chào năm mới hạnh phúc và thành công.
Mấy năm trở lại đây, đón xem pháo hoa đêm Giao thừa trở thành việc làm ưa thích của nhiều người dân. Họ thường tụ tập về những điểm bắn pháo hoa lớn của cả nước, cùng đếm ngược và đón xem những màn pháo hoa rực rỡ, sáng rực cả bầu trời đêm và cùng nhau cầu nguyện một năm mới an khang, thịnh vượng, nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống. Đón xem pháo hoa Giao thừa còn trở nên đặc biệt hơn khi bạn đi xem cùng người thân, bạn bè, những người bạn yêu quý.
-
Mừng tuổi đầu năm
Mừng tuổi đầu năm( lì xì) là một phong tục đã được du nhập vào Việt nam từ bao đời nay, cứ mỗi khi Tết đến trẻ em hay những người già đều nhận được những lời chúc và những phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và sức khỏe cho cả năm đó, và phong tục mừng tuổi đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống mang đậm phong vị ngày Tết.
Mừng tuổi đầu năm hay phát lì xì là tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Vào đêm 30, khi thời điểm Giao thừa chuyển sang năm mới, thì cha mẹ thường lì xì cho con cái, ông bà chúc họ một năm mới an lành và sức khỏe. Chúc cho những đứa trẻ sẽ ngoan hơn, chăm hơn, còn ông bà sẽ có thêm nhiều sức khỏe để sống vui cùng con cháu. Ngoài ra, mừng tuổi đầu năm cũng là để chúc thêm may mắn, một khởi đầu mới cho năm mới thêm vui.
-
Hái lộc đầu xuân
Lộc là những cành lá đẹp, tươi xanh mơn mởn mà người cầu xin gặp trên đường đi, sau khi khấn vái để xin thì người ta sẽ ngắt một hai cành lá cây mang về nhà để xin lộc làm ăn, tiền của và những ước nguyện của người xin sẽ đến được như ý muốn trong năm mới. Bên cạnh phong tục hái lộc đầu năm, người Việt cũng rất chú trọng về hướng xuất hành năm mới ngay sau giờ phút Giao thừa để có được một năm mới an khang, thịnh vượng như ý.
Hái lộc đầu năm là một nghi thức văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức đẹp, giúp con người tạo dựng niềm tin, nâng đỡ tâm hồn, sống có ích và sống đẹp hơn. Hái lộc đầu năm - một phong tục đẹp không thể thiếu và đáng trân trọng của dân tộc Việt. Do vậy, cần phải tuyên truyền và giáo dục cho thế hệ ngày nay hiểu rõ về ý nghĩa của việc “hái lộc đầu xuân”, để vẫn có thể gìn giữ phong tục truyền thống, vừa không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
-
Xuất hành đầu năm
Xuất hành là ra đi, ra khỏi cổng, đi khỏi đất làng xã mình ở, bất cứ đi đâu, đi có việc gì. Theo quan niệm dân gian, nếu xuất hành đầu năm đúng giờ tốt, hướng tốt sẽ giúp cả năm may mắn trong công việc, tiền tài. Thậm chí, đối với người đang đi tìm “một nửa”, hướng xuất hành đầu năm cũng được coi là giúp họ cầu duyên như ý.
Xuất hành đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho một năm mới khởi đầu với nhiều may mắn, thuận lợi, cơ hội làm ăn tấn tới, bởi vậy, các thương gia, những người kinh doanh buôn bán thường xem kỹ lưỡng về ngày giờ và hướng tốt theo vận mệnh của mình để xuất hành một vòng ngày đầu năm mới. Thường người ta sẽ chọn giờ xuất hành ngay sau lễ cúng Giao thừa từ 1 - 2 tiếng để đạt được nhiều may mắn nhất.
-
Hương lộc
Thay thay vì hái lộc là một cành cây sau khi đi lễ, nhiều người lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tài lộc quanh năm.
Trong lúc mang hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.
-
Xông nhà
Thường cúng Giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.
Đối với các gia đình khác, người ta phải nhờ một người trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem đến sự dễ dãi may mắn cho gia đình.
-
Đi lễ chùa
Trong những ngày đầu năm mới một trong những phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc tới đó là đi chùa. Sau thời khắc giao thừa, người dân thường cùng nhau tới chùa đầu năm thắp hương lễ Phật, hái lộc cầu chúc cho gia đình, bạn bè một năm mới nhiều hạnh phúc.
Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh, để lắng lòng lại, bình yên...
Khánh Bình Đinh Xuân 2017-01-18 02:30:47
Đây là mâm cúng 23 tháng chạp chứDuy Ngân 2017-01-18 03:19:20
Cảm ơn tác giả, ad thay rồi nha