Vai trò của PET/CT trong ung thư
PET rất có giá trị trong chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư, theo dõi sau điều trị và phát hiện tái phát, chẩn đoán di căn.
Hầu hết các khối u có mức trao đổi chất cao hơn so với các mô lành. Dựa vào độ tập trung gluco FDG chúng ta đánh giá được mức trao đổi chất của các mô, từ đó chẩn đoán được bệnh lý của bệnh nhân. PET còn giúp xác định phương pháp điều trị có lợi nhất cho bệnh nhân và bác sĩ.
Ung thư phổi
PET có khả năng xác định tính chất ảnh hay ác của các khối u phổi với độ chính xác 93% và xác định được rất chính xác các di căn trong trung thất.
Các chỉ định của PET trong ung thư phổi là:
- Xác định tính chất lành hay ác của các khối u phổi.
- Chẩn đoán giai đoạn của ung thư phổi để xác định khả năng phẫu thuật cắt bỏ u.
Ung thư đại - trực tràng
Vai trò chính của PET ở đây là phân biệt khối u tái phát với sẹo phẫu thuật trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau mổ. Độ chính xác của PET trong chẩn đoán phân biệt này là 95% và trong phát hiện di căn gan là 92% , cao hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. các chỉ định của PET trong ung thư đại trực tràng là:
- Đánh giá mức độ xâm lấn trong trường hợp u tái phát.
- Định vị khối u tái phát.
- Phân biệt giữa u tái phát với sẹo phẫu thuật.
U hắc tố
Một công trình nghiên cứu lớn đã chứng minh PET có hiệu quả cao trong chẩn đoán và xác định mức độ xâm lấn của u hắc tố, theo dõi tái phát sau phẫu thuật.
Ulymphô
PET có thể phân loại thể (hay cấp độ) của ulymphô với độ chính xác cao, nhờ vào khả năng xác định được mức trao đổi chất ở các mô. Các ulymphô có độ ác tính càng cao thì có mức trao đổi chất càng cao. Chỉ định của PET trong ulymphô là:
- Chẩn đoán, xác định giai đoạn, thể của ulymphô Hodghin và không Hodghin.
Các bệnh ung thuở đầu và cổ
Thông thường các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT và MRi vẫn được sử dụng để chẩn đoán các ung thư vùng đầu và cổ. Tuy nhiên, PET ưu việt hơn trong trường hợp chẩn đoán u tái phát và nhất là các tổn thương u di căn hoặc di căn hạch sau điều trị.