Top 6 Bài soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 50 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. Bố cục

    - 2 câu đề: thực dân Pháp nổ súng xâm lược

    - 2 câu thực cảnh tượng tan hoang của dân chúng

    - 2 câu luận: toàn cảnh sau khi chúng tới

    - 2 câu kết: sự ai oán những tên quan phụ mẫu vô dụng, bất tài


    Câu 1 (Trang 49 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    Mở đầu bài thơ tác giả nêu:

    + Cảnh chạy giặc nhốn nháo trước tiếng súng xâm lược

    + Cảnh phiên chợ quê ồn ào, tấp nập trở nên hỗn loạn, nháo nhác

    + Tình cảnh đất nước rơi vào nguy khốn “một bàn cờ thế phút sa tay”

    + Cảnh nhân dân hoảng loạn “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…

    + Sự bị động của triều đình phong kiến trước kẻ thù đã dẫn tới hậu quả mất nước, mất mát về người lẫn của

    b, Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:

    + Hai câu thực: bức tranh cụ thể sinh động cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi giặc xuất hiện đột ngột

    + Biện pháp đảo ngữ, làm nổi bật trước mắt người đọc vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim khắc họa được sự hoang mang và ngơ ngác của chúng

    + Những địa danh cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai bị giặc cướp bóc, phá phách đều tan tác

    + Tác giả viết ra những dòng thơ bằng sự xót xa trước tình cảnh của người dân vô tội, bằng sự căm thù chất chứa trong tâm can

    + Những câu thơ thể hiện sự phẫn nộ, lòng căm thù giặc của tác giả thông qua ngòi bút sắc bén


    Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    Từng chữ từng câu trong bài thơ là tiếng kêu đau xót, đau đớn xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương trước tội ác trời không dung tha của giặc

    + Nhà thơ đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia diệt vong, nhân dân tan tác

    + Ông thất vọng trước cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc, triều đình vô dụng mặc cho nhân dân phải khổ sở điêu linh

    ⇒ Tác giả Nguyễn Đình Chiểu luôn tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm


    Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    Hai câu thơ cuối bài thể hiện sự đau xót của tác giả trước thực tại lầm than của dân tộc

    + Ông đặt ra câu hỏi tu từ nhằm mục đích hỏi cụ thể ai là người cứu nước giúp dân

    + Cách gọi “trang”- kính trọng- hỏi những người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, nhân dân

    + Câu kết bài lại hạ thấp họ- những kẻ mũ áo quan lại nhưng tài thao lược không có

    + Tác giả gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn vô dụng, bạc nhược, hèn nhát

    ⇒ Bài thơ vừa tả thực, vừa tả khái quát để kể tội quân giặc, xót xa trước cảnh nhân dân. Giá trị của bài thơ góp phần làm nên tính chiến đấu mạnh mẽ của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Bố cục

    Phần 1 (6 câu thơ đầu): Khung cảnh đau thương của đất nước khi giặc đến xâm lược.

    Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng, tâm sự của tác giả.


    Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    - Cảnh đất nước: tiêu điều, tang thương.

    + bỏ nhà, mất tổ

    + lũ trẻ lơ xơ chạy, bầy chim dáo dác bay

    + của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây

    - Ngòi bút tả thực: Tất cả khắc họa chân thực, khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.


    Câu 2 (trang 49 sgk Văn 11 Tập 1):

    - Tâm trạng và tình cảm của tác giả:

    + Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

    + Căm thù giặc xâm lược

    + Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước cứu dân đen thoát khỏi nạn này


    Câu 3 (trang 49 sgk Văn 11 Tập 1):

    - Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh

    - Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

    - Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

    - Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.


    Ý nghĩa

    Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kì XIX. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh hoang tàn, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược, đồng thời bày tỏ nỗi đau của nhà thơ trước hiện thực đó.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Bố cục: 4 phần

    - 2 câu Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

    - 2 câu Thực: Nỗi khổ của người dân

    - 2 câu Luận: Tội ác của giặc xâm lược

    - 2 câu Kết: Thái độ của tác giả


    Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

    + Lũ trẻ lơ xơ chạy

    + Đàn chim dáo dác bay.

    + Bến Nghé tan bọt nước.

    + Đồng Nai nhuốm màu mây.

    => Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.


    Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:

    - Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

    - Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.


    Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

    Nỡ để dân đen mắc nạn này?

    Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.

    → Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    2 phần

    Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh hiện thực của cảnh chạy giặc

    Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi niềm tác giả


    Nội dung bài học

    Bài thơ giúp khắc họa chân thực cảnh chạy giặc, đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa cho tình cảnh đất nước và niềm căm phẫn quân xâm lược của NĐC


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

    + Lũ trẻ lơ xơ chạy

    + Đàn chim dáo dác bay.

    + Bến Ghé tan bọt nước.

    + Đồng Nai nhuốm màu mây.

    => Nhà thơ sử dụng hình ảnh chân thực để ghi lại bức tranh hiện thực vừa đột ngột, bàng hoàng, vừa thê thảm, tan tác lại vừa mất mát đau thương của cảnh chạy giặc


    Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Tâm trạng của tác giả: Đau xót khi nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng

    - Thái độ của tác giả: Căm thù giặc giá tiếp, luôn mong cầu có người hiền giúp nước


    Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

    Nỡ để dân đen mắc nạn này?

    - SD câu hỏi tu từ đầy nhức nhối: Tác giả bộc lộ thái độ mỉa mai, chất vấn đối với triều đình phong kiến

    - Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân,lo cho cảnh ngộ nhân dân của tác giả

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Trả lời câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

    - Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây: họa xâm lăng ập đến bất ngờ lúc tan chợ, khi ai nấy đã mệt mỏi sau một ngày dài.

    - Một bàn cờ thế phút sa tay: nhà Nguyễn nhanh chóng sụp đổ, đất nước lâm vào cục diện bi đát, không thể cứu vãn.

    - Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ đàn chim dáo dác bay: Hình ảnh thương tâm, trẻ em là đối tượng yếu ớt không có khả năng tự vệ, chúng bỏ chạy trong hoảng loạn, vô phương hướng.

    - Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây: những miền đất đai trù phú sầm uất bậc nhất nay bị cướp phá, thiêu hủy.

    => Thảm cảnh nước mất nhà tan vô cùng thương tâm, hỗn loạn.


    Trả lời câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Tâm trạng, tình cảm của tác giả trong cảnh thực dân Pháp xâm lược:

    - Bàng hoàng, thảng thốt, ngơ ngác trước tai họa xâm lăng bất ngờ.

    - Đau đớn, thương xót trước thảm cảnh nước mất nhà tan.

    - Căm hận lũ cướp nước và bán nước.


    Trả lời câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Thái độ của nhà thơ thể hiện qua câu hỏi tu từ đầy trăn trở trong hai câu kết:

    - Nỗi oán hận triều đình và tiếng kêu cứu của người dân chạy giặc.

    - Chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh

    - Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

    - Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

    - Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.


    Bố cục

    Bố cục: 2 phần

    - Phần 1 (sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

    - Phần 2 (hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

    - Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây: họa xâm lăng ập đến bất ngờ lúc tan chợ, khi ai nấy đã mệt mỏi sau một ngày dài, chuẩn bị về sum họp bên gia đình.

    - Một bàn cờ thế phút sa tay: nhà Nguyễn nhanh chóng sụp đổ, đất nước lâm vào cục diện bi đát, không thể cứu vãn.

    - Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ đàn chim dáo dác bay: Hình ảnh thương tâm, trẻ em là đối tượng yếu ớt không có khả năng tự vệ, chúng bỏ chạy trong hoảng loạn, vô phương hướng.

    - Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây: những miền đất đai trù phú sầm uất bậc nhất nay bị cướp phá, thiêu hủy.

    => Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của Nguyễn Đình Chiểu đã gợi lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu bị thực dân Pháp xâm lược.


    Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Tâm trạng của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân thống khổ:

    + Bàng hoàng, thảng thốt, ngơ ngác trước tai họa xâm lăng bất ngờ.

    + Đau đớn, thương xót trước thảm cảnh nước mất nhà tan.

    + Căm hận lũ cướp nước và bán nước.


    Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua hai câu thơ kết:

    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

    Nỡ để dân đen mắc nạn này?

    - Hai câu kết, tác giả đặt ra câu hỏi, không phải câu hỏi chung chung mà là câu hỏi rất cụ thể "Hỏi trang dẹp loạn". Nỗi oán hận triều đình và tiếng kêu cứu của người dân chạy giặc.

    - Chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh

    - Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

    - Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

    - Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy