Top 10 bài thuốc dân gian hiệu quả nhất điều trị viêm đường tiết niệu

Mai Tuyet Nguyen 103 0 Báo lỗi

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nguy hiểm gặp ở cả nam giới và nữ giới. Từ xưa có nhiều bài thuốc dân gian được áp dụng để điều trị căn bệnh này. Dưới đây, ... xem thêm...

  1. Cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau như sa tiền thảo, su ma; tên khoa học là Plantago major. Giống cây này mọc nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao. Từ xưa cây mã đề đã được sử dụng làm thuốc. Chỉ việc thu hái toàn thân cây đem về cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô bảo quản; hạt mã đề cần dập nát vỏ rồi phơi khô. Về tính dược, mã đề có tính hàn, vị ngọt và không chứa độc tố; tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và thanh phế nhiệt.


    Viêm đường tiết niệu do ăn nhiều thức ăn có tính nóng, dùng nhiều rượu bia hoặc thời tiết thay đổi khiến cơ thể sinh nhiệt làm nước tiểu nóng lên; thêm yếu tố cơ thể nóng bức khiến đường tiết niệu sưng phù, hẹp lại; khi tiểu tiện, nước tiểu tạo ma sát làm tổn thương đường tiết niệu; nếu không chữa trị sớm dễ dẫn đến viêm nhiễm. Triệu chứng dễ nhận biết của chứng viêm đường tiết niệu: Cảm giác tức bàng quang, khó tiểu tiện hoặc đi tiểu rất ít, nhỏ giọt, lúc tiểu tiện sẽ cảm thấy bị rát buốt rất khó chịu.

    Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu đơn giản với mã đề:

    Nguyên liệu:

    • Mã đề tươi 100gr
    • Cỏ mực tươi 100gr

    Thực hiện:

    • Mã đề, cỏ mực đem rửa sạch
    • Cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén)
    • Uống vào lúc bụng đói.
    • Phương thuốc này có tác dụng làm lành vết thương ở đường tiết niệu do cơ thể cố ép nước tiểu ra ngoài gây nên.
    • Uống thuốc trong vòng 10 ngày rồi chuyển sang dùng bài thuốc tam vị gồm mã đề, kim tiền thảo và chạch lan đã trình bày phần trên.

    Cần lưu ý, mã đề giàu tính hàn nên những người có bệnh lý sau không được dùng cây mã đề trị bệnh: Người có thận dương hư yếu, đi tiểu quá nhiều, tiểu đêm, hoặc dương khí bị hạ giáng.

    Cây mã đề
    Cây mã đề
    Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu đơn giản với mã đề
    Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu đơn giản với mã đề

  2. Xưa lá trầu không được xem là thảo dược quý trong Đông Y, thông tin về lá trầu không chữa được bệnh viêm đường tiết niệu mở ra cho người bệnh hy vọng điều trị bệnh với cách làm đơn giản, ít tốn kém và có thể thực hiện tại nhà.

    Lá trầu không còn có tên gọi là trầu cay hoặc gọi chung là trầu, là một loại thực vật dây leo, có chứa nhiều tinh dầu và có mùi đặc trưng. Trong lá có chứa nhiều dưỡng chất và dược tính như tinh dầu thơm, Chavicol, Axit amin, Vitamin, Betel – Phenol, Eugenol, v.v.... Vì vậy nên lá trầu không được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y, cả thân lá và quả của trầu không đều được dùng để chế biến thành thuốc.


    Nếu bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ, không đau buốt nhiều khi đi tiểu, nước tiểu chưa đổi màu thì có thể dùng lá trầu không để điều trị. Mức độ bệnh nhẹ có thể ghi nhận hiệu quả nhưng cần theo dõi và quan sát thêm, nếu các triệu chứng không giảm bớt thì nên tìm đến biện pháp điều trị chuyên sâu hơn để tránh cho bệnh thời gian diễn tiến phức tạp, khó trị. Có thể lấy vài lá trầu không vò hoặc giã nát đun với nước sôi, để nguội rồi rửa niệu đạo. Không chà xát mạnh để tránh tổn thương vùng kín.

    lá trầu không
    lá trầu không
    Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
    Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
  3. Vì có tính mát, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên rau diếp cá được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Theo Đông y, rau diếp cá có tính lạnh giúp giải nhiệt, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm rất tốt nên luôn nằm trong top thảo dược chữa bệnh viêm đường tiết niệu.


    Ăn sống: Bạn nên thêm rau diếp cá vào thực đơn hàng ngày. Một số người không thích ăn rau diếp cá vì nó có vị tanh tanh trong khi nhiều người bị "nghiện" loại rau này. Ăn càng nhiều rau diếp cá càng tốt, chỉ cần rửa sạch sau đó ăn sống như các loại rau thơm khác.


    Xay sinh tố hoặc ép lấy nước: Ngoài ăn sống, bạn có thể xay sinh tố diếp cá hoặc ép lấy nước uống. Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều, bí tiểu, tiểu buốt sẽ giảm dần giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, với cách này, bạn sẽ ít tận dụng được nguồn chất xơ.


    Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá:

    Nguyên liệu:

    • Diếp cá 30g
    • Xa tiền thảo 20g
    • Rau máu 30g\
    • Râu ngô 24g
    • Lá tre 20g

    Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu này vào sắc lấy nước uống, ngày 1 thang

    Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá
  4. Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, râu ngô thực sự có hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…


    Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm cấp và mãn tính ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là một trong những bệnh tiết niệu thường gặp ở người trưởng thành. Viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu nóng, buốt, tiểu tiện ít, đau rát khi tiểu tiện, nước tiểu có chứa mủ, máu hoặc có màu sắc bất thường. Bệnh lý này không chỉ gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và gây tổn thương cơ quan tiết niệu. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, một số bệnh nhân còn tận dụng thảo dược tự nhiên như râu ngô để giảm viêm ở đường tiết niệu và kiểm soát các triệu chứng khó chịu.


    Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô đơn giản:

    Nguyên liệu: Râu ngô tươi 100g

    Thực hiện:

    • Rửa sạch râu ngô rồi cho vào nồi.
    • Thêm vào 200ml nước và đun sôi trong 10 – 15 phút với lửa nhỏ;
    • Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước dùng.
    • Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng – tối), mỗi lần dùng từ 50 – 60ml nước.
    • Nên sử dụng nước sắc râu ngô vào những lúc bụng đói để dược liệu phát huy tác dụng tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc râu ngô với nhiều nước và dùng uống trong ngày thay cho nước lọc thông thường.
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
  5. Tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn, ngon miệng mà còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Trong thành phần của tỏi chứa nhiều kháng sinh allicin, tinh dầu tỏi giàu glycogen, fitonxit có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, sát trùng tốt. Bên cạnh đó, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng cần thiết như Iot, Canxi, Magie…


    Cách sử dụng:

    • Ăn 3 – 4 tép tỏi sống trong vài ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
    • Trước khi sử dụng tỏi, nên thái lát mỏng để ngoài không khí 15 phút để các kháng sinh trong tỏi có thể kết hợp với oxy ngoài không khí tạo thành chất chữa bệnh đặc biệt là chống ung thư.
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
  6. Lá trà xanh hay còn được gọi là chè được xem là một thảo dược có tính kháng khuẩn tự nhiên cực kỳ tốt cho cơ thể. Theo các chuyên gia, tinh dầu lá trà xanh chứa hàm lượng tanin, Epigallocatechin-3-gallate, Flavonoid và các Vitamin A, B3, B2, C, B5,… rất cao, có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm và tác dụng lợi tiểu rất tốt. Ngoài tác dụng chữa viêm đường tiết niệu thảo dược này còn dùng để điều trị tại nhà viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, sỏi thận,…


    Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh:

    Nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh (lưu ý chọn những lá còn tươi).

    Thực hiện:

    • Lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với nước uống hàng ngày.
    • Để tăng hiệu quả điều trị có thể dùng nước lá chè xanh rửa niệu đạo.
    • Lưu ý: Không dùng cho người thiếu máu, người bệnh dạ dày, bệnh gan, bệnh tim, cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, người bị loãng xương, thiếu hụt canxi. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được dùng quá 2 tách trà mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
    Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
  7. Ngải cứu vị đắng, tính ôn, mùi thơm nồng có tác dụng mát gan giải độc, lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp. Hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh về niệu đạo, bàng quang, thận. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người áp dụng cách chữa viêm đường tiểu tại nhà bằng ngải cứu.

    Ngải cứu có tính ôn, mùi thơm và vị đắng, tác dụng giải độc, kháng viêm, đồng thời thanh nhiệt cơ thể. Ngải cứu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị viêm niệu đạo, bàng quang, thận,…

    Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu:

    Nguyên liệu:

    • Ngải cứu dùng 45g.
    • Phượng vĩ thảo, rễ cổ thanh lấy 15g.
    • Mật ong dùng 10g.

    Thực hiện:

    • Đem tất cả các dược liệu trộn đều và bỏ vào nồi đun
    • Sắc lấy nước trong khoảng 15 – 20 phút.
    • Tắt bếp và đổ nước ra cốc, hòa thêm với vài thìa mật ong đã chuẩn bị cho dễ uống.
    • Dùng mỗi ngày một thang chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
      Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
      Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
      Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
      Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
    • Giấm táo được ví như một dung dịch kháng sinh tự nhiên, thường được dùng trong các phương pháp làm đẹp và trị mụn ngoài da. Đây cũng là một nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc chữa sỏi thận tại nhà ở cả nam và nữ giới. Nguyên nhân là bởi giấm táo có chứa nhiều Enzyme và các khoáng chất, mang lại hiệu quả kháng viêm, chống khuẩn cực kỳ tốt.


      Chữa viêm đường tiết niệu bằng giấm táo:

      Nguyên liệu:

      • 2 muỗng canh mật ong.
      • 1 muỗng dung dịch giấm táo.

      Thực hiện:

      • Trộn hai nguyên liệu mật ong và giấm táo đã chuẩn bị với nhau.
        Uống trực tiếp mỗi ngày 1 lần để thấy rõ hiệu quả.
      • Bạn cũng có thể dùng giấm táo pha nước ấm để lau rửa âm đạo nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng giấm táo
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng giấm táo
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng giấm táo
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng giấm táo
      • Nha đam hay lô hội có tính sát khuẩn, gây tê. Đặc biệt, lô hội có đặc tính chống viêm tốt nhờ các chất như axit salixylic, chromone C-glucosyl, enzym bradykinin. Do đó, nó có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.


        Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam:

        Nguyên liệu:

        • Một nhánh cây nha đam
        • 300ml nước lọc

        Thực hiện:

        • Nha đam cạo bỏ vỏ ngoài. Dùng dao nhỏ rạch lấy phần thịt ( gel nha đam) phía trong. Lý do được đưa ra bởi vì, vỏ nha đam có chứa độc tính, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
        • Thịt nha đam thái lát mỏng hoặc hình hạt lựu
        • Bạn cho toàn bộ nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố. Thêm 300ml nước lọc. Xay nhuyễn lên
        • Người bệnh viêm tiết niệu có thể thêm đường phèn hoặc mật ong vào để tăng thêm hương vị.
        • Nước nha đam nên uống ngày 2 – 3 cốc. Thực hiện liên tục cho đến khi bệnh cải thiện
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam
      • Người bị viêm đường tiết niệu cũng có thể sử dụng nước rau mùi tây để điều trị bệnh ngay tại nhà. Mùi tây có chứa nhiều Apiozit, đây là một hợp chất có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan bài tiết cực kỳ hiệu quả. Riboflavin và Thiamin trong cây mùi tây còn có khả năng làm sạch và thải độc cho thận thông qua đường nước tiểu.


        Không những vậy, rau mùi tây còn có hàm lượng Omega-3, Omega-6, các Vitamin và khoáng chất cao giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng một cách toàn diện.

        Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây:

        Nguyên liệu:
        Vài cây mùi tây.
        Thực hiện:

        • Nhặt lấy lá cây mùi tây và bỏ gốc, đem rửa sạch với nước.
        • Bỏ vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ liu riu để các dưỡng chất thấm hết ra ngoài.
        • Sau đó chắt lấy nước uống và bỏ bã.
        • Sử dụng nước mùi tây đều đặn mỗi ngày để thấy cơ thể có những khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, bài thuốc này không phù hợp với những người bị chứng viêm loét dạ dày, do đó bạn cũng cần lưu ý trước khi sử dụng.
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây
        Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây




      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy