Top 16 Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ
Tiêu chảy thường gặp ở trẻ em bởi hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện đầy đủ. Dưới đây toplist xin giới thiệu cho các mẹ những bài thuốc dân gian chữa tiêu ... xem thêm...chảy cho trẻ hiệu quả.
-
Sau khi mua lá mơ các mẹ nhớ rửa dưới vòi nước chảy rồi ngâm với nước muối khoảng 5 phút, vớt ra để ráo nước sạch sẽ trước khi sử dụng.
Sau đó, thái lá mơ thật nhỏ cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm 1 chút muối ( một chút thôi cho vừa miệng) rồi trộn đều. Cho lên bếp trở đều hai mặt cho trứng và lá mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn ( ngày 2 lần).
-
Cho gừng tươi khoảng 100g (hoặc cho gừng khô 30g) thêm 5g lá chè khô. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia cho trẻ uống 3 lần/ ngày.
Sử dụng gừng tươi sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Gừng còn có tác dụng giải rượu, chữa lở loét miệng, bệnh giun sán, trị hôi chân...
-
Sau khi rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 bát nước và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1/4 chén cho trẻ từ 2-6 tuổi và 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.
Loại lá này dùng sắc nước cho trẻ uống sẽ làm giảm cơn đau bụng do tiêu chảy và máu huyết cũng lưu thông tốt hơn.
-
Cây cỏ sữa: 20g, nấm mèo: 5 tai, đậu đen xanh lòng: 50g. Cỏ sữa rửa sạch, nấm mèo ngâm cho nở ra rồi rửa sạch rồi thái dài và mỏng.
Cho song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 1,5 bát cho bé uống trong 1 ngày. Chú ý không uống nước để qua ngày hôm sau.
-
Với các bé tiêu chảy và biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát, mẹ có thể đun 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
Dù bé hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống khoảng 2 ngày để ổn định tỳ vị đồng thời cho bé ăn với chế độ cắt giảm chất béo.
-
Cà rốt được xem như một loại thuốc quý được dùng để điều trị một số bệnh, có cả tiêu chảy. Lượng lớn chất Pectin có trong cà rốt khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột, giúp hạn chế được tiêu chảy. Dưỡng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át các vi khuẩn ngoại lai và các vi khuẩn lên men thối ở ruột già.
Hơn nữa, chất Pectin trong cà rốt còn giúp niêm mạc ruột nhanh chóng hồi phục. Mặt khác, cà rốt còn nhiều muối khoảng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.
Cách làm súp cà rốt: Mẹ lấy 500 gam cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ đến khi cạn còn 1 lít, sau đó vớt cà rốt ra, nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã và cho thêm 3 gam muối sau đó đun sôi lại để dùng.
-
Mẹ có thể cho bé uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo. Thực hiện bằng cách sắc búp ổi lấy nước cho bé uống, mỗi lần đổ 1 tí vào cái chén, cho bé uống 1 ít để không bị sặc.
Cứ thỉnh thoảng mẹ lại cho bé uống, uống cả ngày và uống trong 3 ngày. Mẹ gọt mỏng lớp vỏ chuối tiêu xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo đun sôi lên vài phút, đến khi chín thì bắc ra. Cho bé ăn cháo này 3 ngày mẹ sẽ thấy tình hình được cải thiện rõ rệt.
-
Rau sam là một loại rau rất quen thuộc đặc biệt với ở nông thôn, thường mọc dại mà không mất công chăm bón. Rau sam rất mát, ăn hàng ngày như rau bình thường hoặc nấu cháo sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột, trong đó có tiêu chảy.
Khi đã bị tiêu chảy nhiều kèm với đau bụng, dùng rau sam cầm tiêu chảy rất tốt. Rau sam, cỏ sữa tươi sắc chung với nhau uống thay nước hàng ngày. Trong trường hợp đi ngoài ra máu, bổ sung thêm cả nhọ nồi, rau má và uống cùng nhau. -
Nguyên liệu: 10 vỏ quả măng cụt
Cách làm: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho bé uống mỗi ngày 3-4 chén.
Chú ý: Các mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi, tiểu ít...).