Top 21 Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ thiên nhiên

Phương Kem 698 0 Báo lỗi

Xã hội ngày một phát triển, kinh tế ngày một khó khăn, công việc càng ngày càng khó khăn, áp lực công việc, áp lực về gia đình…khiến nhiều người mệt mỏi lo ... xem thêm...

  1. Gừng được biết đến không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn mà còn được coi là dược liệu quý trong lĩnh vực Đông Y có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Trong gừng có chứa 2-3% tinh dầu, 5% chất nhựa, 3% chất béo, tinh bột và các chất cay như: zingeron, shogaola... nên nó có tác dụng chữa bệnh mất ngủ kinh niên.

    Chuẩn bị:

    • Gừng tươi.
    • 1 chậu nhỏ nước ấm.

    Cách làm:

    Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Theo đó, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm vừa phải 40 - 50°C sau đó lấy củ gừng tươi rồi đập dập cho vào chậu nước chờ 30 phút cho các tinh chất ngấm rồi ngâm chân.


    Củ gừng tươi
    Củ gừng tươi
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet

  2. Chuối xanh là loại quả có chứa rất nhiều kali và magiê đặc biệt chứa nhiều trong vỏ quả chuối. Hai chất này đều rất tốt cho việc thư giãn hệ thần kinh và cơ bắp. Nên nó sẽ góp phần giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn vào ban đêm, chấm dứt tình trạng mất ngủ.

    Chuẩn bị:

    • Một nải chuối già hay một nải chuối sứ còn xanh.
    • Một ít muối.
    • Một ít bột quế.
    • Một muỗng nước cốt chanh.
    • 500ml nước.

    Cách làm:

    Mỗi ngày bạn lấy một trái chuối xanh, cắt đầu và đuôi đi. Sau khi rửa sạch thì ngâm chuối với một ít nước muối và một muỗng nước cốt chanh. Nấu 500ml nước cho sôi rồi thả muối vào nấu chín. Nấu 15 phút sau thì tắt bếp, chờ nước nguội thì chắt lấy nước ra cốc. Sau đó thêm một chút bột quế và đường để uống. Mỗi ngày uống một lần trước khi đi ngủ một giờ để có được giấc ngủ ngon.


    Chuối xanh
    Chuối xanh
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  3. Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây vông có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. Đặc biệt lá vông còn là một vị thuốc chữa mất ngủ và an thần tốt.

    Chuẩn bị:

    • Lá vông tươi 20g

    Cách làm:

    Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.

    Lá vông
    Lá vông
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  4. Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Đường phèn được sử dụng làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp mất ngủ kéo dài, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.

    Đậu xanh là nguồn thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng như flavanoid, carotenoid, polyphenol, vitamin A, C và axít béo omega-3, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe ngoài tác dụng trên đậu xanh còn chữa chứng mất ngủ, mất ngủ kinh niên.

    Chuẩn bị:

    • 50g đậu xanh.
    • 10g đường phèn.
    • 20ml nước lọc.

    Cách làm:

    Đậu xanh sau khi đãi sạch để ráo nước.Cho 50g đậu xanh vào 20ml nước đun sôi đến khi thấy đậu bở mềm thì đun nhỏ lửa cho 10g đường phèn vào rồi khuấy đều tay. Bạn có thể cho ra bát ăn luôn hoặc để ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Đó la cách chữa bệnh mất ngủ rất tốt, nhất là đối với người mất ngủ lâu ngày, hay thường xuyên căng thẳng trí óc.

    Đậu xanh, đường phèn
    Đậu xanh, đường phèn
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  5. Hạt sen là loại thuốc quý được biết đến từ lâu trong việc chữa trị bệnh mất ngủ. Những năm gần đây, các nhà thực vật học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng trong hạt sen có chất kiềm, glucôxit thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn.

    Chuẩn bị:

    • Tâm sen 5g
    • Lá vông 2g
    • Táo nhân 10g
    • Hoa nhài tươi 10g
    • 1 lít nước

    Cách làm:

    Tâm sen được sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Đem tất cả các loại trộn đều, hãm với 1 lít nước, sau đó cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, rồi lấy nước đó uống làm nhiều lần trong ngày.

    Hạt sen
    Hạt sen
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  6. Theo đông y, hoa nhài có vị cay và ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian thường dùng hoa nhài để chữa mụn nhọt, rôm xảy, trị ho, nhức mỏi đầu gối,… đặc biệt là dùng để trị mất ngủ, giúp an thần rất tốt. Không chỉ với những trường hợp mới bị mất ngủ, mà với những người đã từng bị mất ngủ kéo dài, khó ngủ ở người già, ngủ chập chờn… cũng có thể dùng hoa nhài làm vị thuốc an thần để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

    Chuẩn bị:


    • 100 - 200g rễ cây hoa nhài.
    • 1 lít rượu 35 - 40 độ C.
    Cách làm:
    Dùng rễ cây hoa nhài 100 – 200g để ngâm trong 1 lít rượu trắng 35 – 45 độ C. Mỗi ngày uống từ 10 – 20ml trước khi đi ngủ. Trong trường hợp không uống được rượu có thể thay thế rượu bằng cách rửa sạch rễ nhài rồi cho nước vào nấu lấy nước uống. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc này liên tục kết hợp với tạo tinh thần thoải mái sẽ khắc phục được bệnh mất ngủ và có giấc ngủ ngon hơn.




    Hoa nhài
    Hoa nhài
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  7. Trong Đông y cùi nhãn hay còn gọi là "long nhãn" có tác dụng an thần bổ kinh tâm và tỳ, chữa suy nhược cơ thể đặc biệt biết đến bởi tác dụng bổ ích của nó, chính là chữa được tình trạng mất ngủ kéo dài.

    Trong long nhãn tươi có 77,15% nước, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit 1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55%, đường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.

    Trong long nhãn khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, đội tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axít taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,309%.

    Chuẩn bị:

    • Cùi nhãn 100gr
    • Gạo nếp 100gr

    Cách làm:

    Đem gạo nếp vo sạch và nấu như cháo bình thường. Đến khi gạo nếp gần nở hết cho cùi nhãn vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và sử dụng khi cháo vẫn còn nóng ấm. Nó giúp bạn an thần và chữa trị mất ngủ hiệu quả.

    Long nhãn tươi
    Long nhãn tươi
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  8. Tinh dầu trong hạt táo chua có tác dụng rất tốt trong việc an thần, dưỡng não. Vì thế với bài thuốc từ hạt táo chua được coi là bài thuốc chữa mất ngủ rất hiệu quả đối với những người bị chứng mất ngủ do tâm phiền muộn, lo lắng hay sợ hãi.

    Chuẩn bị:

    • 12g thịt quả táo khô.
    • 16g nhân hạt táo.
    • 16g quả dâu.
    • 16g long nhãn.

    Cách làm:

    Làm sạch các nguyên liệu, riêng nhân hạt táo thì sao đen. Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào sắc với 400ml nước cô đặc còn 100ml nước để uống trước khi đi ngủ.

    Táo chua
    Táo chua
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  9. Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

    Chuẩn bị:

    • 200g hoa bách hợp.
    • 1 lòng đỏ trứng gà.
    • 50 gram đường phèn.

    Cách làm:

    Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều. Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

    Hoa bách hợp
    Hoa bách hợp
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  10. Táo đỏ ngoài giúp mát gan, bổ thận, thoải mái thần kinh, nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh mất ngủ.

    Chuẩn bị:

    • Táo đỏ 200gr.
    • Nước 500 ml.

    Cách làm:

    Sắc táo đỏ lấy nước uống. Bệnh nhân có thể dùng thay nước uống hàng ngày. Bài thuốc này ngoài trị mất ngủ, khó ngủ ban đêm còn giúp mát gan, bổ thận, thoải mái thần kinh.

    Táo đỏ
    Táo đỏ
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  11. Cây xạ đen, nó có tên khoa học là Celastrus hindsii Benthet Hook. Hay còn gọi là cây bách giải, cây đông triều, bạch vạn hoa, cây day gối, quả nâu, xạ đen cuống , thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, thân cây dạng dây dài 3-10m, cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu về sau có màu xanh. Lá không có lông, phiến lá có hình bầu dục.

    Chuẩn bị:

    • Cây xạ đen cả thân và lá ( có thể tươi hoặc phơi khô) : 100gr.

    Cách làm:

    Lấy 100gr cả thân và lá cây xạ đen rửa sạch cho vào ấm với 2 lít nước đun sôi khoảng 20 phút chắt lấy nước uống hằng nên uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút là tốt nhất có thể uống thay nước.
    Không sử dụng chất kích thích trong quá trình uống thuốc.

      Cây xạ đen
      Cây xạ đen
      Ảnh minh họa - nguồn internet
      Ảnh minh họa - nguồn internet
    • Lạc tiên là loài cây mọc hoang có thể dễ dàng bắt gặp ở các vùng đồi núi, ven rừng. Loại cây này thuộc loại dây leo, thân mềm, lá hình trái tim, mép lá có răng nhỏ, lượn sóng. Lạc tiên thường ra hoa vào tháng 4 – 5, kết quả vào tháng 5 – 7. Quả chín có thể ăn được ngọn non có thể làm rau, toàn thân dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc sấy khô.

      Chuẩn bị:

      • 100gr cây lạc tiên phơi khô.

      Cách làm:

      Lấy 100gr cả thân và lá cây lạc tiên, rửa sạch cho vào ấm với 1 lít nước đun sôi khoảng 20 phút chắt lấy nước uống hằng nên uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút là tốt nhất có thể uống thay nước.

        Cây lạc tiên
        Cây lạc tiên
        Ảnh minh họa - nguồn internet
        Ảnh minh họa - nguồn internet
      • Đinh lăng thuộc dòng họ Sâm, có một số công dụng giống Tam thất và sâm Triều Tiên. Có thể sắc nước uống hoặc làm gối định lăng để chống bệnh mất ngủ.

        Chuẩn bị:

        • 100g lá đinh lăng già đối với sắc uống.
        • 1000gr lá đinh lăng non đối với làm gối.

        Cách làm:

        • Sắc nước: Lá đinh lăng già rủa sạch, phơi khô. Cho lá đinh lăng ào nồi cùng 500ml nước, sắc đến khi thuốc cạn lại còn 200ml thì ngưng. Chia làm hai phần bằng nhau, dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 10 ngày, ngưng 3 ngày rồi dùng tiếp. Đinh lăng khi được kết hợp cùng những thảo dược khác sẽ mang lại nhiều kết quả hơn.
        • Làm gối: Lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. Cách làm: Đem lá đinh lăng đã rửa sạch để ráo nước sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị ròn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều đinh lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.
        Đinh lăng có nhiều công dụng tốt.
        Đinh lăng có nhiều công dụng tốt.
        Ảnh minh họa - nguồn internet
        Ảnh minh họa - nguồn internet
      • Theo Đông y, củ bình vôi có tác dụng tuyên phế, công năng an thần thường sử dụng để điều trị các chứng bệnh như mất ngủ, đau dạ dày, hạ huyết áp, chống co quắp và nhiều bệnh lý khác. Một vài nghiên cứu y học cũng cho biết, hoạt chất Rotundin có trong củ bình vôi có công dụng trấn tĩnh thần kinh, an thần, rất có lợi đối với người bệnh bị mất ngủ.

        Chuẩn bị:

        • 8 gram củ bình vôi.
        • 12 gram lá vông.
        • 10 – 15 gram nhân hạt táo chua đã sao thơm.
        • 10 – 15 gram long nhãn.
        • 10 – 15 gram hạt sen.

        Cách làm:

        Tất cả đem sắc thuốc và uống trong ngày. Để thuốc tăng tác dụng chữa bệnh, người bệnh nên uống vào buổi tối trước đi ngủ 30 phút.

        Lưu ý: Củ bình vôi có tác dụng an thần nhưng nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể gây kích thích thần kinh trung ương dẫn đến triệu chứng co giật nguy hiểm. Bên cạnh đó, vị thuốc tự nhiên này cũng chứa lượng độc tố nhỏ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp thuốc gây phản ứng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

        Củ bình vôi
        Củ bình vôi
        Ảnh minh họa - nguồn internet
        Ảnh minh họa - nguồn internet
      • Trà hoa vàng là một trong những loại thảo dược không có hoặc chứa rất ít caffein nên không căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh. Bên cạnh đó, vị thảo mộc tự nhiên này còn chứa nhiều hoạt chất xoa dịu thần kinh, giảm stress, giúp tinh thần luôn thoải mái, hỗ trợ điều trị mất ngủ và giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn.

        Chuẩn bị:

        • 5 – 10 bông trà hoa vàng.

        Cách làm:

        Sử dụng 5 – 10 bông trà hoa vàng đem hãm với 200 ml nước sôi trong 3 – 5 phút rồi uống. Và để thức uống từ thảo dược này phát huy tác dụng, người bệnh nên uống 2 – 3 lần/ ngày, tốt nhất là nên uống vào mỗi buổi sáng.

        Trà hoa vàng
        Trà hoa vàng
        Ảnh minh họa - nguồn internet
        Ảnh minh họa - nguồn internet
      • Theo Y học cổ truyền, cây sâm cau hơi độc có vị cay và tính ấm, có công dụng khứ hàn trừ thấp và ôn thận tráng dương. Đồng thời, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kháng viêm, kháng ung thư, chống nấm và chống mất ngủ.

        Chuẩn bị:

        • 50 gram sâm cau.
        • 650 ml rượu trắng.

        Cách làm:

        Sử dụng 50 gram sâm cau đem rửa sạch, thái mỏng và sao vàng. Sau đó đem ngâm với 650 ml rượu trắng.
        Sau khi ngâm rượu khoảng 7 ngày, bệnh nhân có thể sử dụng chữa bệnh mất ngủ. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống 2 lần và mỗi lần 1 chén nhỏ tương đương 25 – 30 ml.


        Sâm cau
        Sâm cau
        Ảnh minh họa - nguồn internet
        Ảnh minh họa - nguồn internet
      • Cây trinh nữ là một loại cây mọc hoang ở ven đường, bãi cỏ hoặc các vùng đất khô cằn. Trong Y học cổ truyền, cây trinh nữ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Loại dược liệu này có vị ngọt, tính hơi hàn, se và được quy vào kinh Phế. Trong dân gian, ông bà ta sử dụng loại cây này khá nhiều trong một số bài thuốc chữa bệnh trong đó có bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, cây trinh nữ còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.

        Cách làm:

        • Lấy 20gr cây trinh nữ khô đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, cho vào nồi cùng với 200ml nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô cạn lại còn khoảng 100ml. Gạn lấy phần nước để uống hết trong một lần.
          Ảnh minh họa - nguồn internet
          Ảnh minh họa - nguồn internet
          Ảnh minh họa - nguồn internet
          Ảnh minh họa - nguồn internet
        • Cây nữ lang hay còn gọi với tên khoa học là Valeriana officinalis. Không chỉ được yêu thích bởi màu sắc nổi bật, loại cây này được nhiều người biết đến nhờ tác dụng an thần, có thể điều trị chứng mất ngủ và chống trầm cảm, giúp mang lại giấc ngủ ngon lành.

            Cách làm và sử dụng như sau:

            • Sử dụng 10 – 15 gram cây nữ lang, gồm cả phần cây và rễ, rửa sạch.
            • Sau đó cho vào ấm, thêm lượng nước vừa đủ và sắc uống.
            Với cách trị mất ngủ dân gian từ thảo dược này, người bệnh có thể uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng mất ngủ. Vị thuốc nam này có thể dùng điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em nhưng cần gia giảm liều lượng phù hợp.
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
          • Top 19

            Hoa bia

            Hoa bia hay còn gọi là hoa hublong thường được dân gian sử dụng như vị thuốc điều trị chứng lo lắng, hồi hộp và mất ngủ. Người bệnh có thể hái một ít hoa bia đem sắc thuốc và uống mỗi ngày. Hoặc cũng có thể đem phơi khô và đặt dưới bao gối, giúp ngủ ngon và sâu.

            Với cách trị mất ngủ dân gian này, bệnh nhân nên sử dụng đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên nên chú ý về vấn đề liều lượng, bởi hoa bia sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn và đau nhức đầu.

            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
          • Bạc hà chanh có mùi thơm dễ chịu và có vị the mát, ngoài dùng trong công thức chế biến món ăn, nguyên liệu tự nhiên này còn được sử dụng như dược phẩm có tác dụng giải tỏa buồn phiền và căng thẳng, hỗ trợ đi vào giấc ngủ dễ dàng.

            Cách làm trà bạc hà chanh đơn giản như sau:

            • Hái một vài lá bạc hà chanh tươi, rửa sạch và cho vào cốc thủy tinh.
            • Rót nước sôi vào cốc, đậy nắp và đợi 10 – 15 phút để các hoạt chất trong lá bạc hà chanh hòa tan vào nước.
            • Sau đó lọc lấy nước và bỏ phần bã.
            • Thêm đường nâu hoặc trắng và mật ong vào cốc, khuấy tan và uống.

            Cách trị mất ngủ dân gian từ thảo dược bạc hà chanh sẽ nhanh chóng đưa người bệnh đi vào giấc ngủ ngon nhưng bệnh nhân cũng nên lưu ý về liều lượng và thời gian trong quá trình sử dụng.

            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
          • Hạt cây muồng có tác dụng chữa chứng khó ngủ, mất ngủ, tìm hồi hộp và ngủ hay mê. Người bệnh chỉ cần sử dụng 20 gram hạt muồng sao khô đem sắc chung với 6 gram tim sen và 15 gram mạch môn. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần uống 1 bát. Tùy thuộc vào triệu chứng mất ngủ nặng hay nhẹ mà thời gian uống có thể thay đổi. Nhưng, tốt nhất bệnh nhân chỉ nên uống trong 3 ngày. Bởi sử dụng quá nhiều nước hạt muồng có thể gây đi phân lỏng.

            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet
            Ảnh minh họa - nguồn internet




          Công Ty cổ Phần Toplist
          Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
          Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
          Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
          Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
          Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy