Top 12 bí quyết giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn
Các bạn thân mến, kĩ năng giao tiếp chính là một kĩ năng sống còn của mỗi cá nhân chúng ta. Nhưng làm cách nào để có thể giao tiếp tốt hơn? Làm cách nào để gây ... xem thêm...ấn tượng với cô gái? Chàng trai kia? Với đồng nghiệp hay với một người bạn mới quen luôn là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra. Bí mật của vấn đề ở đây là gì? Vâng câu trả lời ở đâu rất đơn giản đó là "những gì bạn muốn cũng là những gì người khác muốn". Bài viết này Toplist xin chia sẻ với các bạn các thủ thuật đắc nhân tâm giúp bạn luôn luôn thành công trong giao tiếp, bài viết là những gì Toplist đã học được và vận dụng thành công trong cuộc sống. Hi vọng sẽ có ích cho các bạn!
-
Khi giao tiếp với người khác, bạn phải để ý làm sao cho cơ thể của bạn, cách ăn mặc của bạn được gọn gàng, lịch sự, phù hợp với bối cảnh cũng như là người mà bạn chuẩn bị giao tiếp. Và một điều khá tế nhị mà ít người nói với chúng ta, đó là mùi cơ thể của mình, bởi vì về mặt tâm lý, con người chúng ta rất là dễ bị thôi thúc bởi mùi hương. Nếu chúng ta có một mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu thì đó chính là bí quyết giúp cho bạn tạo được sự cuốn hút đối với người đối diện.
Cho nên việc để ý đến dáng vẻ bên ngoài sẽ giúp chúng ta quyến rũ hơn rất là nhiều đấy! Bên cạnh đó, diện những bổ trang phục thoải mái, tự tin cũng là một cách giúp bạn giao tiếp hiệu quả. Đối với phụ nữ bạn có thể trang điểm một cách nhẹ nhàng để thu hút sự chú ý của đối phương.
-
Bí quyết thứ 2 đó là trong suốt cuộc nói chuyện, hãy cố gắng giữ cho bản thân một nụ cười thân thiện, vui vẻ thoải mái. Dĩ nhiên là nó cũng tùy bối cảnh nữa nhé, ví dụ chúng ta đang nói chuyện trong một cuộc nói chuyện buồn thì lúc này nụ cười của bạn có khi con phản tác dụng nữa đấy. Nhưng ở đây đang nói đến những bối cảnh chung nhất thì chúng ta hay giữ cho mình một nụ cười vui vẻ thoải mái.
Tác dụng của nụ cười nó rất quan trọng, thứ nhất về mặt sinh lý các nhà khoa học đã chứng minh khi chúng ta nở một nụ cười thì các cơ trên khuôn mặt chúng ta được kích thích và được căng giản ra giúp thư giãn khuôn mặt và giúp chúng ta sống lâu được hơn. Cái thứ 2 là về mặt tâm lý khi bạn nói chuyện với ai đó với có một nụ cười dễ mến, thân thiện thì tự nhiên bạn cũng sẽ có xu hướng nở một nụ cười ngược lại đối với nụ cười kia. Cho nên bạn nhớ nhé, nụ cười là rất quan trọng, con người chúng ta sẽ đẹp nhất khi chúng ta cười.
-
Bí quyết tiếp theo đó mà nhiều người cũng không để ý đó là khi chúng ta nói chuyện với một ai đó và đặc biệt là một người chúng ta mới quen thì chúng ta hãy nhớ tên của họ và trong suốt cuộc nói chuyện thỉnh thoảng chúng ta hãy nhắc lại vài lần. Và lúc chúng ta chào tạm biệt chia tay nhau thì cũng không quên nhắc tên người đó bạn nhé. Dĩ nhiên là đối với bạn bè thân quen rồi thì bạn không cần làm điều này còn đối với những người mà lần đầu tiên chúng ta gặp thì đây là một cách rất tốt để chúng ta tạo được thiện cảm ban đầu của họ. Bởi vì sao? Con người ai cũng có cái tôi cá nhân, cái tên của một người đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của người đó. Là âm thanh quan trọng và cũng là thứ đại diện cho con người họ.
Người ta có xu hướng muốn được người khác nhớ đến tên của mình cũng giống như nhu cầu được khen ngợi vậy, vì vậy việc bạn ghi nhớ và nhắc lại tên của họ tức là đã thỏa mãn được nhu cầu này của đối tượng. Ví dụ khi bạn nhìn vào một tấm hình có bạn chụp chung với nhiều người thì bạn sẽ nhìn ai đầu tiên? Chắc chắn là bản thân của bạn. Nói vậy để bạn thấy rằng: Bản thân của chúng ta rất quan trọng với chính mình nên người đối diện bản thân họ cũng quan trọng nhất với chính họ, và việc quan trọng đó được thể hiện thông qua cái tên của họ.
-
Ông bà ta có một câu nói rất hay "Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn" tức là thông qua ánh mắt người ta có thể nhìn thấy được tâm hồn của bạn, cho nên có thể nói rằng ánh mắt cũng là một tín hiệu giao tiếp, nó cũng biết nói như cái miệng vậy. Cho nên, khi giao tiếp với người khác, bạn hãy tạo một bối cảnh tự nhiên nhất có thể hướng vào ánh mắt của họ và cảm nhận được ngôn ngữ cơ thể thông qua ánh mắt nó có khớp với ngôn ngữ nội dung mà họ đang nói hay không? Đôi khi họ nói như vậy nhưng mà trong đầu họ lại không nghĩ như vậy.
Ví dụ họ đang kể cho bạn nghe một câu chuyện rất vui, nhưng bạn nhìn ánh mắt của họ bạn không thấy được niềm vui trong đó thì có thể bạn sẽ hiểu được rằng, câu chuyện vui kia chưa chắc 100% như những gì họ nói, đằng sau nó liệu có thông điệp gì hay không? Thì lúc đó bạn có thể hỏi ngược lại họ, chẳng hạn "À, mình thấy trong ánh mắt của cậu còn một điều gì đó vẫn chưa chia sẻ cho mình có đúng không?"
Nói vậy để các bạn thấy được rằng ánh mắt của chúng ta rất quan trọng trong cuộc giao tiếp, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là lúc nào bạn cũng chăm chăm nhìn vào ánh mắt của người ta. Vì như vậy thì nó sẽ chuyển sang một trạng thái rất tiêu cực đó là trạng thái soi mói, không tin tưởng người ta và khiến cho cuộc nói chuyện trở nên vô cùng mất tự nhiên, gượng gạo. Các bạn hãy nhớ chúng ta nhìn vào ánh mắt của họ một cách tự nhiên thôi, thỉnh thoảng chúng ta cũng nhìn vào chỗ khác cũng không sao cả, nhưng hầu hết thời gian là chúng ta hãy hướng đến ánh mắt của họ một cách tự nhiên nhất có thể bạn nhé!
-
Bí quyết cuối cùng đó chính trong các cuộc giao tiếp chúng ta hãy khen ngợi chân thành người đang giao tiếp với mình, con người chúng ta một cách tự nhiên thường chúng ta thích nghe những lời khen. Nhưng đa số chúng ta thường hay mắc sai lầm đó là kiệm lời khen, khi người ta làm sai thì mình thẳng tay chỉ trích, mắng mỏ, còn khi người ta làm đúng, làm tốt thì chúng ta lại... im lặng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi khen ngợi người khác nhất định phải hướng đến 3 nguyên tắc sau:
- Khen đúng lúc: Ví dụ bạn của bạn vừa mới mua một chiếc áo rất đẹp chẳng hạn thì ngay lúc đó bạn hãy khen rằng, "Ồ bạn có một cái áo rất đẹp đấy!" chứ đừng để đến ngay mai bạn nhé.
- Khen phải cụ thể: khen vì cái gì, khen việc gì nêu ra chứ đừng khen chung chung.
- Lời khen phải chân thành: Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng vì nếu lời khen mà thiếu sự chân thành thì nó sẽ phản tác dụng, nó sẽ trở thành một sự xu nịnh, một điều nịnh bợ.
-
Không phải tự nhiên mà ông bà ta dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khả năng ăn nói, hay nói đúng hơn là giao tiếp, chính là chìa khóa giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh. Mặc dù vậy, không phải ai sinh ra cũng có khiếu ăn nói. Dù bạn là người có bản năng thì việc tập luyện thường xuyên không bao giờ là thừa, ngay cả khi bản thân không thấy tự tin cũng cần phải mạnh dạn luyện tập.
Bạn phải tự thoát khỏi cái ngưỡng an toàn do bản thân mình đặt ra để tiến tới những điều tích cực. Thói quen luyện tập thường xuyên không chỉ trong giao tiếp mà bất cứ trường hợp nào đều là tín hiệu tích cực giúp bạn tiến gần tới thành công hơn.
-
Khi người khác đang nói chuyện, bạn đừng gây ra tiếng động, yên lặng và nhìn vào mắt họ một cách chăm chú nhé. Đầu hơi ngả về phía trước thì càng tốt, đủ để người khác cảm nhận được rằng bạn đang rất hào hứng với những gì họ nói. Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức.
Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
-
Nụ cười là ngôn ngữ đặc biệt hơn bất cứ ngôn ngữ của quốc gia nào trên trái đất vì người ở nơi đâu cũng hiểu được ý nghĩa của nó. Cười tươi, rạng rỡ sẽ giúp bạn trở nên dễ gần, thân thiện trong mắt người khác, và họ sẽ cảm thấy yêu mến bạn hơn rất nhiều. Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn thành công. Nếu bạn luôn cười, bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.
Bạn hãy cố gắng trở nên thân thiện, lạc quan và tích cực với những người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích cực đối với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy cứ lạc quan và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Nếu bạn mỉm cười thường xuyên và sống vui vẻ, những người khác có thể sẽ đáp lại bạn tích cực hơn.
-
Hãy nói với tốc độ vừa phải, âm thanh phát ra đủ để nghe không quá nhỏ cũng không quá to, sử dụng từ chuẩn không dùng từ địa phương. Nói quá nhanh chứng tỏ bạn đang lo lắng và muốn nhanh chóng kết thúc mọi chuyện. Nói quá chậm bị xem là tự ti, nhút nhát. Tuy nhiên cũng cần tránh giọng nói đều đều trong suốt cuộc trò chuyện vì nó dễ mang lại cảm giác chán nản không mấy thuyết phục với người nghe.
Hãy học cách điều chỉnh giọng nói cũng như tốc độ nói của bạn.Trong giao tiếp hàng ngày hay công việc giọng nói luôn mang lại cho người sở hữu nó nhiều thành công, đó luôn là yếu tố quyết định bạn có ấn tượng, hấp dẫn với người đối diện hay không.
-
Một trong những bí quyết giúp bạn có thể giao tiếp hiệu quả chính là vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp. Việc bạn luôn rụt rè, ngại tiếp xúc, giao tiếp với người đối diện có thể là do nỗi sợ tâm lý của bản thân. Bạn sợ phải đứng trước nhiều người, sợ người khác dòm ngó và bàn tán về mình, sợ nói gì đó không đúng ý mọi người,... Để tự tin giao tiếp trước hết bạn phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi tâm lý trên.
Bạn phải biết rằng không ai là hoàn hảo cả, con người luôn mắc sai sót. Đừng ngại giao tiếp vì sợ mình nói sai điều gì đó. Giao tiếp luôn trong tình huống cần linh động, không thể theo một khuôn khổ đã có sẵn. Hãy mạnh dạn mở rộng mối quan hệ bằng cách nói chuyện với nhiều người hơn, những thiếu sót trong khi nói sẽ được khắc phục dần, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ giao tiếp.
-
Thái độ chân thành trong giao tiếp sẽ bù đắp cho sự trầm lặng, ít nói của bạn. Khi giao tiếp có thể bạn không nói nhiều nhưng hãy thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng người đối diện. Trong cuộc giao tiếp, tuy bạn ít nói nhưng một khi đã nói hãy dùng các từ ngữ mộc mạc, giản dị, dễ nghe, chân thực nhất để nói. Tránh việc dè bỉu, chỉ trích người khác - điều này sẽ khiến đối phương có cái nhìn không tốt về bạn.
Nói ít nghe nhiều cũng là cách lấy điểm trong mắt người khác. Bạn ít nói nhưng cũng đừng tỏ thái độ không quan tâm những gì người khác đang nói. Phải biết kiên nhẫn lắng nghe, việc bạn lắng nghe người khác bày tỏ quan điểm cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng người khác. Nếu bạn thực hiện tốt điều này, bạn có thể xóa bớt được rất nhiều áp lực giao tiếp.
-
Khiêm tốn là một đức tính tốt, tuy nhiên quá khiêm tốn lại làm giảm sức hút của bạn. Nhiều bạn ngày nay, có điểm yếu đó là: "Không biết tiếp nhận lời khen". Khi ai đó khen bạn, bạn lại thấy xấu hổ và vụng về trước lời khen ấy. Thích được khen nhưng lại trả lời đáp lại đầy sự thiếu sót và phụ lòng người khen: "có gì đâu", "không phải vậy", ...
Thay đổi thái độ của bạn khi được xem sẽ làm bạn tự tin lên. Tất nhiên, bạn vẫn luôn phải nhận thức được đâu là lời khen chân thành và đâu là lời khen nịnh nọt, dối trá. Nếu người khen bạn thật sự chân thành hãy đối xử lại chân thành với họ, mang lại cho họ niềm vui nho nhỏ. Cho họ thấy được sự chân thành, sự cảm kích của bạn khi nhận được lời khen từ họ, họ và bạn sẽ duy trì được tình cảm tốt đẹp.