Top 6 Cách từ chối giúp ba mẹ xây dựng tính cách mạnh mẽ, dứt khoát cho trẻ
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện tại và các bậc cha mẹ luôn bận rộn hơn bao giờ hết với cuộc sống của họ và gia đình. Và họ vẫn luôn muốn trở thành bạn ... xem thêm...tốt nhất với con cái mà những người bạn tốt lại hiếm khi nói “không” trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, việc từ chối ý muốn của con lại rất quan trọng trong quá trình xây dựng tính cách mạnh mẽ của chúng. Toplist muốn giới thiệu trong bài viết này các cách đặt ranh giới có thể mang lại lợi ích cho con bạn và cung cấp cho bạn một vài lựa chọn thay thế cho từ “không”.
-
Trẻ sẽ nhận thức được về kỷ luật
Nói “không” với trẻ em là cách số một để thiết lập giới hạn cho chúng. Trẻ sẽ học được rằng chúng phải ở trong những giới hạn này và nếu chúng phá vỡ sẽ gây ra hậu quả. Do đó, trẻ sẽ cảm thấy có trách nhiệm với hành động của mình. Tuy nhiên, trước khi nói “không” với con, bạn cần phải tìm một lý do chính đáng, vì trẻ sẽ không chấp nhận lời từ chối mà không gây gổ.
Con bạn cũng sẽ trở nên có tổ chức và kỷ luật hơn khi chúng không được làm theo ý muốn của chúng mọi lúc mọi nơi.m Trẻ sẽ nhận ra rằng chúng không thể có mọi thứ mình muốn bất cứ khi nào. Điều này rất quan trọng vì khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ nhận ra rằng thế giới sẽ không thể chiều theo bất cứ thứ gì trẻ muốn. Trẻ cần tuân thủ các quy tắc và chơi trong giới hạn nếu chúng muốn thành công.
-
Giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ
Có lòng tự trọng phát triển tốt không có nghĩa là bạn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân. Tiến sĩ Walsh cho biết chúng ta sẽ không giúp con mình xây dựng lòng tự trọng nếu chúng ta lúc nào cũng khen trẻ, việc gì cũng ủng hộ và cho trẻ là làm tốt. Chúng ta cần khuyến khích trẻ tự làm những việc vừa sức, và tất nhiên có những việc đôi khi chúng ta phải từ chối con.
Ban đầu có thể trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và buồn bã, nhưng sau đó chúng sẽ cố gắng tìm ra một giải pháp khác cho vấn đề của mình. Quyết tâm của trẻ sẽ hướng chúng đến mục tiêu thông qua một con đường khác mà trẻ lựa chọn. Đây là cách trẻ sẽ nhận ra rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết nếu con thực sự quyết tâm và đặt hết tâm trí và những vấn đề đó.
-
Trẻ sẽ có thể phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu của mình
Trẻ em rất dễ bị thu hút với những món đồ chơi mới mà chúng nhìn thấy trong quảng cáo. Và theo bản năng cách tự nhiên, chúng sẽ đòi bố mẹ mua cho chúng bằng được vì hầu hết bạn bè của trẻ đều đã có. Là cha mẹ, bạn cần giải thích cho con hiểu rằng món đồ chơi đó thực sự không cần thiết đối với con và con đã có những thứ tuyệt vời khác để chơi cùng.
Bạn có thể giải thích cho chúng rằng đồ chơi sẽ không làm chúng vui. Và nếu món đồ chơi nào làm chúng vui, cảm giác đó sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày cho đến khi một món đồ chơi mới hơn xuất hiện. Thói quen này sẽ cho trẻ thấy rằng nhu cầu và mong muốn điều gì đó không giống nhau.
-
Trẻ sẽ học được cách kiên nhẫn hơn
Theo các chuyên gia, trì hoãn sự hài lòng là một bước thiết yếu để thành công. Tất cả chúng ta đều học được rằng khi chúng ta trưởng thành, chúng ta phải làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Và bài học này bạn cũng nên dạy cho con từ khi còn nhỏ. Lúc nào cũng nói “có”, cũng đồng ý sẽ chỉ khiến trẻ mất kiên nhẫn khi chúng không thể có thứ bất cứ khi nào chúng muốn.
Trẻ cũng sẽ lớn lên với những kỳ vọng không thực tế và lúc nào cũng muốn mọi người làm theo ý mình. Vì vậy, khi con bạn muốn ăn tráng miệng vào giữa ngày, bạn có thể trả lời chúng cần đợi đến sau bữa tối. Đứa trẻ có thể thất vọng ngay lúc đó, nhưng sẽ cảm thấy hài lòng khi cuối cùng đã đến lúc thưởng thức món tráng miệng của mình.
-
Cha mẹ không nên nhượng bộ khi trẻ khóc hay xin xỏ
Hầu hết trẻ con, khi bị từ chối, sẽ bắt đầu xin bố mẹ và thậm chí là khóc hoặc la hét. Và đôi khi cha mẹ không thể xử lý được những lúc tâm lý căng thẳng và áp lực này nên có thể sẽ nhượng bộ và đồng ý. Tuy nhiên, nhượng bộ nhiều lần sẽ trở thành một thói quen xấu thời gian và con bạn sẽ biết ngay dù bạn có nói “không” lúc đầu, nhưng bạn sẽ thay đổi quyết định nếu chúng bắt đầu nài nỉ. Điều này cho thấy sự thiếu kỷ luật của cả cha mẹ và con cái.
Nếu con bạn trông có vẻ hậm hực hay buồn chán, bạn nên giải thích cho con hiểu. Nếu những mong muốn của con là hợp lý, bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình. Bạn nên dạy con bạn tính kỷ luật ngay từ khi chúng còn nhỏ, nhưng bạn cũng nên biết lắng nghe nhu cầu của con.
-
Có nhiều cách hiệu quả hơn để từ chối, hơn là nói trực tiếp “không” đồng ý
Sử dụng trực tiếp từ “không” một cách thẳng thắn mà không có lời giải thích nào khác sẽ khiến con bạn bực bội với bạn hơn. Bạn phải tìm cách diễn đạt thay thế để giải thích cho con hiểu tại sao chúng không thể có những gì chúng muốn trong tình huống cụ thể nào đó. Ví dụ: nếu con liên tục quấy rầy bạn để mua những thanh kẹo, thay vì nói “không”, bạn có thể mua hay làm cho con một món tráng miệng khác tốt cho sức khỏe hơn. Bằng cách giải thích rằng những thanh kẹo sẽ làm hỏng răng của chúng, con sẽ biết rằng chúng không nên đòi hỏi loại đồ ăn này mọi lúc.
Ngoài ra, Tiến sĩ Walsh giải thích rằng điều quan trọng là không nên sử dụng giọng điệu tức giận khi nói chuyện và trong quá trình xây dựng tính cách một đứa trẻ. Trẻ con sẽ dễ dàng nghe theo và sửa sai ngoan hơn là một mệnh lệnh khó chịu. Cha mẹ cũng đừng quên chúc mừng hoặc cảm ơn con khi chúng nghe lời và sửa chữa lỗi sai. Việc củng cố tích cực cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng kỷ luật và lòng tự trọng của trẻ.
Nguồn: BRIGHTSIDE