Top 10 cách vượt qua sự lười biếng hiệu quả nhất
Lười biếng là một căn bệnh mà hầu hết giới trẻ đang mắc phải. Mỗi ngày, họ đắm mình trong những giấc ngủ dài, mạng xã hội hay những bộ phim hot. Mọi kế hoạch, ... xem thêm...việc học dường như bị bỏ quên, đó là một điều hết sức nguy hiểm. Vì thế, qua bài viết này, Toplist sẽ chia sẻ cho các bạn những cách giúp vượt qua sự lười biếng hiệu quả nhất.
-
Chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn
Đôi khi, chính mục tiêu quá lớn làm bạn lười biếng khi phải bắt tay vào thực hiện. Bạn cho rằng vì nó quá lớn nên những việc mình làm cũng phải lớn lao như vậy, tạo sự áp lực đè nặng lên chính bản thân. Lúc này, bạn hay thử chia nhỏ những nhiệm vụ, mục tiêu của mình ra, bắt tay vào làm từng việc nhỏ một, bạn sẽ cảm thấy nó đơn giản hơn bao giờ hết. Và như vậy, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt mục tiêu lớn đã đề ra ban đầu.
Để cảm thấy như bạn có thể tận hưởng thời gian lười biếng/nghỉ ngơi đầy đủ và không cảm thấy tội lỗi, điều quan trọng là phải thực sự có được những gì thực sự quan trọng trong thời gian dài được thực hiện mỗi tuần. Vì vậy, bắt đầu một ngày của bạn với điều đó. Nhưng làm cho nó dễ dàng với chính mình bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ đó thành các bước nhỏ hơn và sau đó tập trung vào nhiệm vụ đầu tiên.
-
Nghỉ ngơi, ngủ và tập thể dục
Có những lúc, quá áp lực và mệt mỏi với các công việc, mục tiêu, làm bạn cảm thấy lười biếng khi phải thực hiện. Những lúc như vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần. Bạn có thể cho bản thân "lười biếng" 2 - 3 ngày để thực hiện những hoạt động sinh hoạt và vui chơi, giải trí, thậm chí có thể đi du lịch đây đó nếu bạn cảm thấy thực sự cần. Đặc biệt hơn, hãy dành thời gian để luyện tập thể thao nhé, nó sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn đấy.
Tập thể dục là cách đơn giản nhất để vượt qua sự lười biếng. Phần lớn thời gian chúng ta cảm thấy lười biếng vì việc tìm ra cách hoàn thành công việc dường như quá khó khăn. Nếu cảm thấy quá chán ngán cảm giác lười biếng và mơ màng, bạn nên bắt đầu vận động. Nếu bạn có thể vượt qua sự lười biếng về thể chất, tâm trí của bạn sẽ tự nhiên theo. Tập thể dục sẽ giúp bạn vượt qua rào cản quán tính và giúp bạn sẵn sàng hơn trong mọi nỗ lực.
-
Động cơ
Bạn có nghĩ rằng bản thân lười biếng trước mọi việc do thiếu đi một động cơ thúc đẩy? Có thể đấy chứ, khi bạn không có động lực thì khó mà thực hiện được bất cứ việc gì. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm việc đó để làm gì? Vì ai? và nó sẽ đem đến cho bạn những gì? Nếu bạn trả lời được hết, chắc chắn sẽ không có gì làm khó được bạn. Tự tạo động cơ thực hiện cho mình là cách tốt nhất để đánh bay sự lười biếng.
Tuy nhiên, đôi khi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mọi người đặt mục tiêu quá cao. Lấy ví dụ, trong một ngày nắng nóng, bạn quyết tâm phải chạy được 8km – mục tiêu quá cao so với thể trạng hiện tại của bạn. Theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi với kế hoạch được đặt ra và tìm cách trì hoãn nó. Nhưng nếu bạn chỉ chọn chạy từ 2km đến 3km, bạn sẽ cảm thấy có động lực để bắt đầu. Rõ ràng, 2km vẫn tốt hơn là 0km. Chính vì vậy, cách để bạn vượt qua sự lười biếng của bản thân chính là hãy thiết lập các mục tiêu thích hợp với bản thân, và cũng không cần phải e ngại khi phải hạ thấp nó nếu bạn cảm thấy mất động lực.
-
Suy nghĩ về lợi ích
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Lần tới, nếu bạn cảm thấy lười nhác và không muốn bắt đầu khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, hãy suy nghĩ về lợi ích mà bản thân nhận được sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Một gói bánh, một món đồ hoặc một chuyến dã ngoại đều là những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực bạn bỏ ra.
Những lúc bạn muốn làm việc gì đó nhưng lại bị cơn lười biếng của bản thân lấn đi, hãy bình tĩnh và suy nghĩ về lợi ích mà mình có thể đạt được khi siêng năng, chăm chỉ. Suy nghĩ thật nhiều đến các lợi ích mà bạn có thể đạt được khi thực hiện việc đó một cách chăm chỉ, tự tạo động lực cho bản thân cũng là một điều rất cần thiết mà. Nếu bạn chỉ nghĩ đến mục tiêu mà lại quên mất việc tự cổ vũ tinh thần bằng những kết quả tốt đẹp, chắc chắn sẽ có lúc bạn vô tình để cơn lười biếng quay trở lại đấy. Nó cũng giống như việc bạn đi học mà lại không biết mục đích học của mình là gì vậy, nhạt nhẽo và chán ngắt.
-
Suy nghĩ về hậu quả
Mỗi khi cơn lười biếng đột ngột trỗi dậy, bí quyết dành cho bạn chính là suy nghĩ về hậu quả. Hãy thử hình dung xem nếu bạn lười biếng thì sẽ có hậu quả gì? Càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Nếu như bạn bị điểm kém và bạn sẽ đau khổ, dằn vặt ra sao, hay nếu như bạn không kịp deadline thì điều gì sẽ xảy ra, hoặc nếu bạn không chịu rèn luyện thể thao thì sức khỏe của bạn sẽ kém như thế nào...? Việc lường trước hậu quả sẽ giúp bạn có thêm động lực để tránh thất bại đấy.
Có bao giờ bạn nghĩ, sự lười biếng sẽ để lại cho mình những hậu quả gì chưa? Bỏ phí thời gian, lãng phí sức khỏe, mất đi cơ hội,... Vậy tại sao không bắt đầu làm việc và hành động ngay từ bây giờ để bản thân có thể dẹp đi cơn lười biếng đáng ghét sang một bên. Hãy nhớ, bạn càng làm việc nhiều thì sẽ tạo nên thói quen siêng năng bền vững. Ngược lại, sẽ là cơn lười biếng kéo dài bền vững. Vì thế, những lúc lười biếng, hãy nghĩ thật nhiều đến những hậu quả, lấy đó làm sự răn đe cho bản thân mình nhé.
-
Xác định việc quan trọng
Đôi khi, bạn tự nhốt mình vô một đống rắc rối công việc, việc lớn chồng việc nhỏ, kéo dài đến vô tận. Những lúc như vậy, hãy tự mình thoát ra bằng cách đi tìm lấy cánh cửa lớn nhất, rộng nhất để tự giải thoát cho mình. Bạn cần phải đủ thông mình và tỉnh táo để biết rằng đâu mới là việc quan trọng nhất, cần được giải quyết trước nhất. Để từ đó, có thể lấy lại tinh thần, lấy lại sự chăm chỉ để thực hiện.
Bạn cần xác định thứ khiến bạn trở nên lười biếng có phải là một công việc vô cùng khó khăn mà bạn nghĩ mình không bao giờ vượt qua được không? Bạn có thể chia công việc của mình theo hai hướng: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn của bạn như bài tập, Deadline, công việc, báo cáo, … phải hoàn thành trước một thời gian nào đó. Với những mục tiêu ngắn hạn nhưng khó khăn này, bạn cần phải tiến hành ngay và luôn. Ưu tiên việc quan trọng sẽ giúp bạn hạn chế sự lười biếng và đảm bảo theo đúng tiến độ.
-
Khẳng định và lặp lại
Cái cốt lõi trong nguyên nhân dẫn đến sự lười biếng của bản thân đó là chính bạn, ý chí quyết định suy nghĩ và hành động của bạn thân, và nếu bạn nghĩ rằng bạn là một kẻ lười biếng thì bạn sẽ mãi là một kẻ lười biếng không hơn không kém. Vì vậy hãy thay đổi cách suy nghĩ của bạn, suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, phải đổi mới tư duy ngay từ bây giờ. Tự bản thân bạn phải nhủ rằng mình không phải một kẻ lười biếng, và bạn sẽ cố gắng để chinh phục mục tiêu - khẳng định và luôn tự nhủ cũng là cách giúp bạn vượt qua sự lười biếng.
Bạn muốn bản thân nhanh chóng thoát khỏi sự lười biếng, trở nên chăm chỉ và siêng năng ư? Có một câu thần chú dành tặng cho bạn đây, hãy niệm đi niệm lại một cách thường xuyên và đầu đủ nhé: "Tôi sẽ làm được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ thành công". Mỗi lần cơn lười biếng kéo đến, hãy niệm đi niệm lại câu thần chú đó nhé, bạn sẽ thay đổi đấy. Nói là vậy nhưng cách tốt nhất vẫn là tự bản thân mình khẳng định mục đích của mình và lặp lại nó nhiều lần. Đó là câu thần chú tốt nhất của riêng bạn đấy.
-
Loại bỏ sự chần chừ
Có câu nói: việc hôm nay chớ để ngày mai. Thật vậy, sự chần chừ luôn làm bạn trở nên lười biếng hơn bao giờ hết. Một việc đáng ra hôm nay nên làm thì hãy cố gắng hoàn thành, đừng cố gắng kéo dài đến ngày mai. Bạn nên nhớ, một việc mà bạn có thể kéo dài đến ngày mai thì nhất định sẽ có những ngày mai nữa. Vì thế, hoàn thành mọi việc trong ngày hôm nay, đừng để sự chần chừ kéo theo sự lười biếng.
Một số cách để loại bỏ sự chần chừ khi đang thực hiện công việc là:
- Tập trung vào những thứ cần được ưu tiên.
- Bắt đầu bằng những công việc nhẹ nhàng
- Lên kế hoạch cho ngày mới
- Thức dậy sớm
- Nghĩ tới hậu quả cho mỗi việc mà bạn làm
- Loại bỏ các yếu tố khiến bạn xao nhãng
-
Học hỏi từ những người thành công
Những người thành công bao giờ cũng là tấm gương sáng nhất cho chúng ta học hỏi. Hãy nhìn xem họ đã học cách vượt qua sự lười biếng như thế nào, chiến thắng bản thân ra sao. Thêm một cách để bạn vượt qua sự lười biếng tốt nhất đó chính là học hỏi phương pháp từ những người thành công. Bên cạnh đó, lấy họ làm tấm gương để phấn đấu cũng là một cách hiệu quả nhất.
Không thể phủ nhận rằng năng lượng cũng như thái độ có thể dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác. Nếu vòng bạn bè của bạn đều là những người lười nhác và thường xuyên than phiền thì bạn rất dễ cảm thấy bi quan và chán nản giống họ. Ngược lại, nếu bạn kết bạn bởi những người giàu động lực, lạc quan và vui vẻ, bạn sẽ cảm thấy được truyền năng lượng và hạnh phúc hơn từ những tấm gương này. Đặc biệt, trong công việc, làm việc với một nhóm người tích cực, bạn vừa được học hỏi ở họ vừa có thể nâng cao năng suất của nhóm và bản thân.
-
Trực quan
Sự lười biếng vì cảm thấy công việc quá nhàm chán cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến bạn lười làm việc. Chỉ vì bạn đã quá “nhẵn mặt”, quá dày dạn kinh nghiệm với các thao tác quen thuộc đến nỗi mỗi khi công việc đến, bạn chỉ tiến hành nó như một phản xạ mà không bao giờ nghĩ cách để thay đổi. Để giảm bớt tình trạng lười biếng này, bạn có thể áp dụng yếu tố trực quan. Ở đây, Toplist muốn gợi ý đến bạn cách tự tưởng tượng rằng đó là một công việc thú vị để tăng tính kích thích, cảm thấy phấn khởi hơn trong quá trình làm việc.
Trí tưởng tượng của bạn có ảnh hưởng lớn đến tâm trí, thói quen và hành động của bạn. Hình dung bản thân thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng, hăng hái và nhiệt tình. Làm như vậy trước khi bắt đầu với một nhiệm vụ hoặc mục tiêu, và cả khi bạn cảm thấy lười biếng, hoặc khi tâm trí bạn thì thầm với bạn để từ bỏ những gì bạn đang làm.