Top 10 Cách giúp trẻ thích ăn rau hiệu quả
Rau xanh là một trong những thực phẩm quan trọng vì chứa nhiều vitamin, cung cấp khoáng chất, axit amin, chất xơ… rất tốt cho sự phát triển toàn diện và sức ... xem thêm...khỏe trẻ. Sau đây Toplist sẽ hướng dẫn một số cách giúp trẻ thích ăn rau hiệu quả nhất.
-
Hãy để trẻ quyết định những món gì sẽ ăn cho bữa tối khi đi siêu thị cùng cha mẹ và đương nhiên trong đó không thể thiếu rau xanh. Trong quá trình cho trẻ chút tự chủ khi đi siêu thị cùng cha mẹ, hãy nhắc trẻ rằng, trong bữa ăn nhất định phải ăn hết những gì đã chọn.
Việc chủ động chọn thức ăn cũng là một cách giúp bé dễ chấp nhận khẩu phần ăn có chứa nhiều rau. Ngoài ra, điều này cũng rèn luyện cho bé tính tự lập và đưa ra quyết định khi trưởng thành. Để giúp trẻ hết lười ăn rau, các bậc phụ huynh có thể cho những trẻ đã đủ lớn tham gia sơ chế thực phẩm và nấu nướng. Trẻ lười ăn rau sẽ có xu hướng ăn những gì đã dành thời gian và công sức tự chuẩn bị.
-
Ba mẹ có thể cùng bé trang trí món rau và hoa quả để nhìn trông thật bắt mắt với trẻ, như tạo hình thú cưng, các nhân vật hoạt hình để kích thích bé ăn nhiều rau hơn. Cách trình bày, màu sắc bắt mắt của món ăn cũng là cách giúp bé dễ tiếp nhận thức ăn mới, kích thích sự thèm ăn, từ đó ăn uống dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể dùng cà chua, cà rốt, các loại rau để tạo hình mặt cười, mặt trời, các loại hoa… và sắp xếp xen kẽ vào các món ăn thường ngày của bé.
Màu sắc rau củ đa dạng kích thích sự tò mò của bé. Các con có thể thích nếm thử từng loại rau và cảm nhận sự khác biệt về mùi vị. Từ đó trẻ sẽ thể hiện thích loại rau nào và không thích loại nào.
-
Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé chuyển từ chán sang thích rau, hãy thường xuyên áp dụng phương pháp này nhé. Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn, vì vậy nên cố gắng khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với nước chấm ưa thích.
Rau có thể kém hấp dẫn với trẻ, nhưng các loại nước chấm, gia vị, nước sốt… có thể tạo nhiều màu sắc, tăng hương vị và kích thích bé ăn rau nhiều hơn. Bố mẹ có thể trộn sốt vào salad, thêm phô mai vào các loại cải, súp lơ… để xử lý tình trạng bé lười ăn rau. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc. Và các loại gia vị cho bé ăn phải phù hợp với độ tuổi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Nếu bạn ghét rau xanh và không bao giờ ăn hết rau trên đĩa, con của bạn sẽ học theo. Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ hãy là những người làm gương cho con, ăn đa dạng các loại rau.
Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và nên ăn thật nhiều. Bởi vậy, trong những cách giúp trẻ hết lười ăn rau xanh, đương nhiên không thể thiếu việc cha mẹ cũng tích cực ăn rau.
-
Trẻ nhỏ có khả năng ăn rau nhiều hơn nếu rau được kết hợp với thực phẩm không quá ngon.
Do đó, thuyết phục trẻ ăn rau xanh có khả năng sẽ không thành công lớn nếu đặt rau xanh cạnh một món ăn gì đó "gây mất tập trung" như khoai tây chiên hoặc gà tẩm bột chiên giòn. Tuy nhiên, con bạn có thể "vét sạch đĩa" nếu bạn kết hợp rau với ức gà áp chảo hoặc phi lê cá, hoặc các món ăn mà bé yêu thích. Việc kết hợp chế biến các loại rau vào thức ăn hàng ngày của trẻ sẽ giúp kích thích hương vị và sự thèm ăn.
-
Có thể bé không thích rau luộc hay xào nhưng lại mê súp rau củ. Súp rau củ còn có nhiều hương vị đa dạng đảm bảo con thích mê. Ngoài ra, bé nào biếng ăn, khó tiêu, hay bị đầy bụng, mẹ cũng nên thêm món ăn này để đổi vị, kích thích vị giác, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, giúp đẩy lùi táo bón cho bé nhé.
Nếu như vậy thì khi nấu súp bạn nên cho thêm rau củ tươi, hoặc đóng hộp hay đông lạnh vào để tăng lượng rau trong khẩu phần ăn của trẻ. Lượng calo trong súp thấp hơn so với các thực phẩm giàu tinh bột khác và có thể giúp bé no lâu.
-
Món ăn đa dạng kích thích sự tò mò của bé. Đừng chỉ cho trẻ vốn không ăn rau xanh chỉ ăn rau luộc. Đến người lớn còn cảm thấy chán ngán nếu phải ăn đi ăn lại theo một cách nấu.
Nếu bạn có thời gian và phương tiện, hãy thay đổi xen kẽ cách nấu ăn: Nướng bí đỏ vào thứ Hai, làm món xào vào thứ Ba, làm canh rau và cá vào thứ Tư...Hay các món salad, nước ép, súp... một ít quả mọng trong ngũ cốc ăn sáng, quả táo hoặc chuối với bơ đậu phộng cũng được tính như những món rau củ bổ sung mỗi ngày, đảm bảo chất dinh dưỡng và chất xơ cho con rồi.
-
Trong thực đơn hằng ngày, phụ huynh cần chuẩn bị món rau, dù ít hay nhiều cũng nên cho trẻ nếm thử. Trẻ tiếp xúc với thức ăn khoảng 8-9 lần trở lên sẽ thấy quen thuộc và dần chấp nhận mùi vị. Trẻ thường có xu hướng khó tiếp nhận các loại thức ăn mới, đặc biệt các loại rau nên bố mẹ cần theo dõi và ghi nhận những loại rau bé thích ăn và có cách chế biến phù hợp.
Theo đó, bố mẹ nên thiết kế bữa ăn theo sở thích của bé với các loại rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau (cả sống và chín) để tạo màu sắc, hương vị đa dạng giúp ẩn bớt mùi vị khó chịu của chúng, đảm bảo bé sẽ hứng thú khi ăn rau.
-
Bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang… thường có vị ngọt, dễ ăn sẽ khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận hơn, do đó, hãy bắt đầu tập cho trẻ ăn rau củ bằng các loại này.
Hoặc thay vì ăn, ba mẹ cũng có thể làm nước ép từ các loại củ cho bé uống. Nước ép cà chua hay nước ép cà rốt từ rau cũng được xem là cách bổ sung chất xơ hiệu quả. Vì uống trực tiếp như vẫn giữ nguyên vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ.
-
Cho trẻ tham gia vào việc chọn rau sẽ kích thích bé muốn thưởng thức “tác phẩm” của mình. Ngoài ra, nấu ăn cùng cha mẹ cũng là cơ hội tuyệt vời để bé vừa học vừa chơi tại nhà và trau dồi các kỹ năng sống, kỹ năng vận động tốt.
Nếu không đủ thời gian để chế biến cầu kỳ cho loại rau trong siêu thị, ít nhất hãy "điểm tô" lại chúng một cách sáng tạo để thu hút trẻ. Các bậc cha mẹ đang học cách cho bé ăn rau xanh có thể ví súp lơ xanh là khủng long, cà chua là đồ trang sức và súp lơ trắng là mây...Và khi cho con ăn, chúng ta cũng sẽ gọi các loại rau như vậy sẽ kích thích bé ăn tốt hơn.