Top 8 Gợi ý về dinh dưỡng giúp ngăn ngừa và kiểm soát truyền nhiễm virus Corona

Anh Vũ 422 0 Báo lỗi

Trước tình hình nhiều ca bệnh mắc covid đang tăng mạnh mỗi ngày, ngoài việc đeo khẩu trang và làm tốt công tác bảo hộ, chúng ta nên có chế độ ăn, ngủ, nghỉ sao ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ăn nhiều rau củ quả

    Rau xanh giúp cung cấp cho cơ thể một lượng Vitamin như: B1, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Choline, Axit Folic và Vitamin C... và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.


    Trong rau và hoa quả tươi có lượng vitamin và khoáng chất rất phong phú, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin B, C. Mỗi ngày nên ăn từ 400-500g hoa quả, trong thời gian dịch bệnh này chúng ta nên ăn nhiều hơn lượng bình thường. Bên cạnh đó, nên ăn thay đổi các loại hoa quả để bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau, không nên chỉ ăn một loại.


    Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau củ nhiều màu sắc giúp phục hồi nhanh chóng. Cố gắng ăn ít nhất 5-6 phần trái cây và rau quả trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể thêm trái cây vào sữa lắc hoặc sinh tố của mình và ăn các loại rau theo mùa ở các dạng như nấu chín, áp chảo, hấp hoặc luộc.

    Ăn nhiều rau củ quả
    Ăn nhiều rau củ quả
    Ăn nhiều rau củ quả
    Ăn nhiều rau củ quả

  2. Top 2

    Mỗi ngày uống ít nhất 1500ml nước

    Nước lọc có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Do vậy, mỗi ngày không cần uống quá nhiều nhưng phải đủ ít nhất 5 cốc nước để bảo đảm lượng nước cần thiết cho cơ thể.


    Giữ đủ nước với nước và chất lỏng trong là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát để bù đắp lượng chất lỏng bị mất và chất bài tiết loãng ở đường hô hấp. Nếu dịch tiết đường hô hấp không được làm loãng có thể dẫn đến viêm phổi. Uống từng ngụm nước, và cũng có thể thử nước pha với trái cây, bạc hà, chanh để có hương vị ngon hơn.

    Thêm nước hoa quả pha loãng, súp trong, mứt, sinh tố để đáp ứng yêu cầu về calo và nước. Tránh uống quá nhiều trà/cà phê vì caffeine có xu hướng làm tăng nhịp tim và mất nước.

    Mỗi ngày uống ít nhất 1500ml nước
    Mỗi ngày uống ít nhất 1500ml nước
    Mỗi ngày uống ít nhất 1500ml nước
    Mỗi ngày uống ít nhất 1500ml nước
  3. Top 3

    Thay đổi thực phẩm phong phú kết hợp ăn chay

    Đã từ lâu, nhiều người không còn chú trọng việc ăn no mà quan tâm hơn đến việc ăn "chất", ăn những loại thực phẩm và món ăn tốt cho sức khoẻ. Bác sĩ khuyên rằng trong thời gian này nên ăn nhiều loại thực phẩm kết hợp, mỗi ngày tốt nhất nên ăn 20 loại thực phẩm khác nhau.


    Quan trọng là thực phẩm phải có màu sắc phong phú, đỏ cam vàng lục lam chàm tím đều phải đủ cả. Xét về một ý nghĩa nào đó thì màu sắc của thức ăn cũng có liên quan đến giá trị dinh dưỡng.


    Khi theo chế độ ăn chay cũng vậy, nên sử dụng đa dạng các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Từ ngũ gốc cho đến các loại rau xanh, hoa quả tươi,… nên lựa chọn để thay đổi và làm phong phú thực đơn hằng ngày.

    Thay đổi thực phẩm phong phú kết hợp ăn chay
    Thay đổi thực phẩm phong phú kết hợp ăn chay
    Thay đổi thực phẩm phong phú kết hợp ăn chay
    Thay đổi thực phẩm phong phú kết hợp ăn chay
  4. Top 4

    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể

    Cơ thể bệnh nhân đang điều trị Covid thường ở trạng thái mệt mỏi, sốt nên dẫn đến biểu hiện chán ăn. Do đó, người mắc Covid nên lựa chọn những đồ dễ tiêu hoá thay vì có đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, lượng dầu mỡ quá nhiều còn gây ngán và cản trở quá trình hấp thu của các chất khác.


    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể (thực phẩm ăn liền; thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều mỡ động vật, đường, hoặc nhiều muối; thực phẩm để quá lâu không còn tươi…). Đảm bảo thức ăn phải được nấu chín và tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu.

    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể
    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể
    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể
    Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể
  5. Top 5

    Người già, người mắc bệnh mãn tính nên dùng thêm thực phẩm bổ sung

    Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, phần lớn những người tử vong khi mắc COVID-19 là người cao tuổi hoặc có sẵn bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, ung thư...). Do đó, dinh dưỡng điều trị bệnh mãn tính, nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là hết sức quan trọng để dự phòng COVID-19 đối với những người mắc bệnh mạn tính.


    Người già, người bị bệnh về đường ruột hoặc các bệnh mãn tính khác thường có sức ăn, tiêu hoá kém, thể chất không được tốt. Dinh dưỡng không đủ tất nhiên nguy cơ bệnh tình trở nặng nễu bị nhiễm virus Corona sẽ cao hơn so với người khác.


    Ngoài việc loại bỏ các thói quen xấu và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, các chuyên gia cho rằng, người dân có thể bổ sung thêm một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

    Người già, người mắc bệnh mãn tính nên dùng thêm thực phẩm bổ sung
    Người già, người mắc bệnh mãn tính nên dùng thêm thực phẩm bổ sung
    Người già, người mắc bệnh mãn tính nên dùng thêm thực phẩm bổ sung
    Người già, người mắc bệnh mãn tính nên dùng thêm thực phẩm bổ sung
  6. Top 6

    Không ăn kiêng giảm cân trong thời gian đang bị bệnh dịch

    Ăn Tết xong lên cân là một cơn ác mộng đối với không chỉ riêng chị em phụ nữ. Nhưng nhịn ăn hoặc ăn kiêng để giảm cân là không cần thiết, đặc biệt trong thời gian nguy hiểm như hiện tại. Chỉ có ăn uống khoa học để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và đủ năng lượng để chống lại dịch bệnh, do vậy phải ăn uống đầy đủ.


    Để bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, nâng cao sức đề kháng đặc biệt trong mùa dịch COVID-19, mỗi người cần ăn đủ bữa, cân bằng các nhóm chất trong từng bữa ăn, không ăn kiêng, không bỏ bữa. Nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất các chất dinh dưỡng và không làm biến đổi thực phẩm thành các chất có hại cho cơ thể.

    Không ăn kiêng giảm cân trong thời gian đang bị bệnh dịch
    Không ăn kiêng giảm cân trong thời gian đang bị bệnh dịch
    Không ăn kiêng giảm cân trong thời gian đang bị bệnh dịch
    Không ăn kiêng giảm cân trong thời gian đang bị bệnh dịch
  7. Top 7

    Bổ sung chất béo lành mạnh

    Giảm ăn quá nhiều chất béo và chọn các phương pháp nấu ăn cần ít hoặc không có chất béo, chẳng hạn như hấp, nướng hoặc áp chảo thay vì chiên thực phẩm. Chọn thực phẩm có chứa nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh, như cá và các loại hạt.


    Để hạn chế chất béo bão hòa, hãy cắt giảm chất béo dư thừa từ thịt và gia cầm và chọn các loại không da. Giảm lượng tiêu thụ đối với các loại thực phẩm như thịt đỏ và thịt béo, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, dầu cọ và mỡ lợn. Tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa trong bữa ăn của bạn càng nhiều càng tốt.

    Bổ sung chất béo lành mạnh
    Bổ sung chất béo lành mạnh
    Bổ sung chất béo lành mạnh
    Bổ sung chất béo lành mạnh
  8. Top 8

    Bổ sung men vi sinh probiotics

    Nghiên cứu gần đây cho thấy men vi sinh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Các vi khuẩn lành mạnh có trong men vi sinh sẽ giúp đường ruột và đường ruột chống lại vi trùng gây bệnh. Sữa chua, kefir, dưa chua, kim chi và kombucha chứa nhiều men vi sinh.


    Probiotics hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng vi khuẩn tốt trong cơ thể bạn và được lưu trữ trong ruột. Những vi khuẩn lành mạnh này giúp cân bằng tiêu hóa, miễn dịch và trao đổi chất của bạn.

    Bổ sung men vi sinh probiotics
    Bổ sung men vi sinh probiotics
    Bổ sung men vi sinh probiotics
    Bổ sung men vi sinh probiotics




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy