Top 16 Đặc sản ngon và nổi tiếng nhất tỉnh Thanh Hóa

Kiều Anh 4321 0 Báo lỗi

Thanh Hóa là nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Nơi đây sản sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, và ... xem thêm...

  1. Thanh Hóa không chỉ thu hút du khách bởi những điểm đến thú vị mà còn những món ăn đặc sản như: Nem chua, bánh gai Tứ Trụ, bánh răng bừa, bánh ích,… Tuy nhiên, Nem chua vẫn là món ăn đặc sản được nhiều người biết đến nhất, nức tiếng gần xa. Nem chua Thanh Hóa có hương vị khác biệt so với nem của nhiều vùng miền trên cả nước. Đến xứ Thanh mà chưa ăn nem chua hay mua nem chua về làm quà thì có khác gì chưa đến. Nem chua có nhiều loại, người ta dựa vào hình dạng và cách làm để chia thành nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính,… Nguyên liệu chính để làm đặc sản nem chua Thanh Hóa là thịt lợn mông nạc, lá đinh lăng, lá ổi, thính và các loại gia vị như ớt, tỏi cắt lát. Một số nơi còn cho thêm bì lợn vào để ăn cho đỡ ngán.


    Nem chua vốn là thịt sống lên men nên có thể khó ăn với một vài người nhưng mà ai đã ăn được rồi thì chắc chắn sẽ nghiện. Thịt lợn ăn dai dai, chua chua kèm với thính cực thơm. Người địa phương thường ăn kèm nem với tương ớt hay mắm tỏi.

    Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa
    Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa
    Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa
    Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa

  2. Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực xứ Thanh. Món bánh dân dã, đậm đà vị quê khiến bất cứ ai thưởng thức cũng gật đầu tấm tắc khen ngon. Bánh gai Tứ Trụ là loại bánh đặc sản thuộc xã Thọ Diện, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh được chia làm 2 phần: Vỏ và nhân bánh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, bao bên ngoài là lá gai được phơi khô còn phân nhân bên trong đậu xanh, dừa, hạt sen và mỡ lợn. Chiếc bánh có ngon hay không phụ thuộc nhiều nhất vào lá gai. Những chiếc lá không quá già cũng không quá non ngấm mùi hơi xương được giã lấy nước rồi trộn với bột bánh, phần còn lại để gói lại những chiếc bánh vuông vức.


    Bánh gai dẻo dẻo, cắn mới miếng đầu đã đến phần nhân ngập miệng. Vị lá gai thoang thoảng ngai ngái tạo nên hương vị rất riêng của món ăn đặc sản. Tới nay, nghề làm bánh gai ở làng Mía vẫn còn tồn tại, có hơn một nửa hộ dân vẫn còn theo nghề. Nếu có dịp đi qua Thanh Hóa, hãy tìm tới láng Mía và nếm thử bánh gái Tứ Trụ và đừng quên mua đem về làm quà nhé.

    Một cột bánh gai tứ trụ gồm 5 bánh
    Một cột bánh gai tứ trụ gồm 5 bánh
    Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng
    Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng
  3. Chè lam Phủ Quảng là đặc sản Thanh Hóa được gọi với cái tên thân thương “quà quê”. Loại chè lam này được lấy theo tên của huyện Vĩnh Lộc ngày xưa. Đây là món ăn vặt dân dã và cũng là đặc sản làm quà tiện mua lại tiện mang về.


    Chè lam Phủ Quảng Thanh Hóa có hương vị độc đáo, không dai mềm giống như chè lam truyền thống, mà hút hồn các tín đồ ẩm thực bởi vị giòn giòn rất thú vị, khi ăn cảm nhận tan ra ngay trên đầu lưỡi. Nguyên liệu chính để làm chè lam là gạo nếp. Gạo để làm chè làm không xay luôn từ gạo tự nhiên mà phải được vo thật trắng sau đó rang cho bóng vàng lên rồi để nguội thì mới xay ra được mẻ bột như ý. Đậu phộng rang vàng rồi tách vỏ và giã nhỏ vừa phải.


    Chè lam Phủ Quảng có màu vàng ươm đẹp mắt, ngon nhất khi thưởng thức cùng với trà, vừa dân dã lại có chút thanh tao. Cái vị chan chát của trà hòa quyện với vị ngọt của mật mía, bùi của đậu phộng rang, dẻo thơm của gạo nếp,… một cách rất tự nhiên. Nếu có dịp tới được chợ phiên xã Vĩnh Thành hoặc thị trấn Vĩnh Lộc thì bạn nhớ mua chè lam Phủ Quảng đúng chuẩn vị nhất.

    Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
    Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
    Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
    Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
  4. Bánh răng bừa (hay bánh tẻ, bánh lá )là loại bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào chín, vỏ bánh được làm từ gạo tẻ xay mịn. Bánh có thể được đem hấp hoặc luộc tới khi chín. Khi chín có mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, khó cưỡng. Sở dĩ gọi là bánh răng bừa là bởi vì hình dáng của bánh giống chiếc răng bừa - một dụng cụ của người dân. Đây là loại thức ăn dân dã và quen thuộc của nhiều vùng Bắc Bộ.


    Bánh răng bừa ăn càng nóng lại càng ngon. Cảm giác cầm trên tay chiếc bánh nóng hổi lật qua lật lại để bóc được lớp vỏ ngoài thật sự rất thú vị. Người địa phương chấm bánh răng bừa với nước mắm mặn có thêm chút tiêu. Miếng bánh dẻo dẻo, nhân bên trong thơm lừng rất dễ ăn. Mấy ngày đông mà có được chiếc bánh răng bừa nóng hổi trên tay thì còn gì bằng.

    Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt
    Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt
    Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt
    Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt
  5. Rượu Chi Nê có hương vị đặc trưng là do được sản xuất từ chính loại gạo địa phương trồng được. Nguồn nước nấu rượu là được lấy từ nguồn nước ngầm ở làng Chi Nê, Xã Cầu Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá và các làng lân cận. Nước cộng gạo kết hợp với loại men được làm từ 36 vị thuốc do người dân nơi đây tự bào chế qua quá trình chưng cất sẽ cho ra đời thứ thức uống tuyệt vời.


    Rượu Chi Nê có mùi thơm nồng nàn. Mới mở nắp chai ra đã ngửi thấy ngào ngạt hương thơm của gạo nếp hòa quyện với vị thuốc bắc thoang thoảng. Khi uống, rượu Chi Nê không gây cảm giác nóng rát hay đắng ngắt mà cảm giác ngược lại rất nhẹ nhàng. Vị tê tê, cay cay nơi đầu lưỡi làm người uống lâng lâng, bay bay ngay từ những ngụm đầu tiên.

    Rượu Chi Nê
    với mùi vị riêng sẽ làm cho người ta uống một lần là sẽ nhớ mãi. Đây chính là món quà đặc biệt mà Thiên nhiên đã ưu ái khi ban tặng cho mảnh đất xứ Thanh. Loại đặc sản có 1 không 2 này nhất định phải cho người thân cơ hội thưởng thức, không là sẽ đáng tiếc lắm đấy.

    Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền
    Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền
    Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền
    Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền
  6. Ngoài nem chua, có thể nói miến cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Thanh Hóa. Miến dong Cẩm Thủy - Thanh Hóa là cái tên quá quen thuộc đối với nhiều người. Miến dong Cẩm Thủy “gây thương nhớ” cho biết bao người bởi 3 điểm khác biệt với những loại miến khác. Đó là miến được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, có quy trình sản xuất tỉ mỉ và vị thơm đặc trưng của dong riềng. Miến dong Cẩm Thủy được chế biến từ 100% bột củ dong riềng. Dĩ nhiên, dong riềng trước khi sử dụng đều được xác định nguồn gốc rõ ràng. Loại miến này hoàn toàn không có chất phụ gia, không có chất bảo quản, chất tẩy trắng nên đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng.


    Miến dong Thanh Hóa khác biệt bởi mùi vị rong riềng. Đây cũng chính là một trong những mùi vị được nhiều người yêu thích. Hương thơm dịu nhẹ này làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Sợi miến có màu sắc xanh lục màu đục tuy không quá trắng sáng nhưng cũng khá bắt mắt và tạo cảm giác thật chất cho sản phẩm.

    Miến dong Thanh Hóa
    Miến dong Thanh Hóa
    Miến dong Thanh Hóa
    Miến dong Thanh Hóa
  7. Mắm cáy được làm từ con vật cùng tên, tương tự con cua nhưng nhỏ hơn. Cáy bắt về sẽ được sơ chế sạch sẽ, tách yếm ra rồi đem đi giã nhuyễn. Cho muối vào trộn đều rồi bỏ vào chum đậy kín lại. Để bình trong mát độ khoảng 10 ngày rồi đem ra phơi nắng khoảng 1 tuần. Cuối cùng là cho thính gạo hòa với men gạo vào chum để khử bớt mùi cáy và tạo ra vị ngon đặc trưng. Dùng mắm cáy để chấm rau luộc hay thịt luộc thì đúng là ngon không thể tả.


    Một loại mắm khác ở Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng đó là mắm tép. Người xứ Thanh ngày xưa hay làm mắm tép để tiến vua. Ngày nay thì mắm tép phổ biến hơn rất nhiều rồi. Tép sau khi đánh bắt về được sơ chế sạch sẽ. Trộn tép với thính gạo và muối sau đó bỏ vào chum. Sau một tháng, tép và thính gạo đã ngấu, hòa quyện vào nhau tạo thành màu gạch rất bắt mắt.


    Muốn mắm dậy mùi và ngon hơn thì trước khi ăn người địa phương hay chưng mắm qua mỡ hành hoặc bỏ hấp nồi cơm. Bát mắm tép nóng hổi ăn với cơm trắng thôi cũng hết được mấy bát.

    Mắm cáy và mắm tép
    Mắm cáy và mắm tép
    Mắm cáy và mắm tép
    Mắm cáy và mắm tép
  8. Phi là loài hải sản sống ở nước mặn lẫn nước lợ nhưng có nhiều ở vùng ven biển Cầu Sài – Thanh Hóa. Ít ai biết rằng loài hải sản có tên rất lạ này từng là sản vật tiến vua. Phi có hình dạng như trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn, con lớn nhất dài cả gang tay, ruột dày trắng ngần. Trong đó phi cầu Sài là loại ngon và đậm đà nhất. Phi thường sống dưới cát và phải dựa bào con nước mới có thể đào được phi. Công việc đào phi rất gian nan nhưng mang đến món ngon cho đời xem ra người xứ Thanh không nề hà gì.


    Phi có thể chế biến thành các món khác nhau. Nếu muốn thưởng thức hương vị tinh nguyên bạn có thể ăn tái. Ngoài ra các món như nấu canh, rán khi kếp hợp cùng gia vị lại càng làm tăng hương vị của phi. Đặc biệt phi phải được ngâm sạch cát và chế biến sống thì món ăn mới được xem là đúng chuẩn ngon.


    Năm tháng qua đi, dù phi Cầu Sài không còn nhiều, nhưng hương vị cúa món ăn này vẫn xứng danh là tinh hoa ẩm thực của đất và người xứ Thanh.

    Phi Cầu Sài
    Phi Cầu Sài
    Phi Cầu Sài
    Phi Cầu Sài
  9. Đến với Thanh Hóa là đến với những cảnh đẹp, những di tích lịch sử nổi tiếng. Đặc biệt xứ Thanh còn nổi tiếng với những món ăn độc đáo mà ít ở đâu có được. Món cháo canh Thanh Hóa chính là một món ăn chỉ có nơi đây mới có. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về món ăn đậm đà hồn quê này nhé!

    Thanh Hóa có rất nhiều món ăn ngon, dân dã như: Nem chua, nem thính, bánh ích, mắm cáy, bánh răng bừa… Những món ăn được tạo nên từ chính cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Món cháo canh Thanh Hóa là một món ăn điển hình của nơi đây. Món ăn đặc biệt thơm ngon từ những nguyên liệu đơn giản và thân thuộc.


    Cháo canh được nấu từ bột gạo, sợi bánh canh và quan trọng là nước hầm xương ống. Tô cháo canh đặc sánh có sườn lợn, tôm bóc vỏ, rắc thêm rau mùi thái nhỏ và chút ớt bột, vô cùng hấp dẫn. Cùng tìm hiểu đặc sản nổi tiếng này nhé.


    Dù là món ăn khá truyền thống của xứ Thanh nhưng tại đây lại khá ít hàng bán này. Muốn ăn cháo canh, bạn nên đến quán bên hông chợ Vườn Hoa. Quán bán từ 2h chiều, luôn đông khách và chỉ 5h là hết hàng.

    Cháo canh
    Cháo canh
    Cháo canh
    Cháo canh
  10. Việt Nam ta còn đó biết bao món ngon mà chắc chắn bạn chưa từng biết đến. Bản đồ ẩm thực trải rộng khắp 3 miền, mỗi tỉnh thành lại có những cách chế biến và thưởng thức khác nhau. Hỏi sao mà mỗi lần có người đăng bài giới thiệu một món mới lên các group review ăn uống trên Facebook là kiểu gì cũng khiến cả cộng đồng mạng tò mò.


    Được biết, sở dĩ có tên như vậy là vì món gỏi này được chế biến từ thịt cá nhệch, là một loài cá có thân khá dài màu nâu, trông chẳng khác nào con lươn. Chúng có thể sống trong các môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt với nền khí hậu nhiệt đới, đạt chiều dài trung bình từ 70 cm – 100 cm.


    Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn (Thanh Hóa). Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

    Gỏi cá nhệch
    Gỏi cá nhệch
    Gỏi cá nhệch
    Gỏi cá nhệch
  11. Những chú ốc tươi béo đầy miệng nằm ngon lành trên đĩa tỏa ra nghi ngút khói, mùi thơm của sả ớt cay nồng quyện cùng vị ốc đậm đà làm kích thích bất kỳ ai khi ngang qua phố Bến Ngự, TP Thanh Hóa mỗi buổi chiều. Phố Bến Ngự nổi tiếng Thanh Hóa với các món ốc bởi có khoảng gần chục quán chỉ chuyên bán ốc hút, ốc khều, ốc biển… Do đầu dãy phố là chùa Thanh Hà nên nhiều người khi đến đây ăn ốc quen gọi là ốc chùa Thanh Hà.


    Ở đây, có nhiều biến tấu hấp dẫn cho bạn lựa chọn, nhưng 3 món ốc trở thành thương hiệu cho phố Bến Ngự phải kể đến ốc hút (ốc len), ốc khều (ốc mít, ốc đá, ốc mơ) và ốc biển (ốc giáo). Ốc hút hay ốc mút là tên gọi dùng để chỉ loại ốc len rất ngon nhưng lại ít nơi bán. Các quán thường nhập về cả bao tải to ốc len, được bắt ở vùng ven biển Thanh Hóa và nuôi ở một số nơi. Chủ quán chia sẻ, để có được nguyên liệu đảm bảo chất lượng thì sau khi mua về, ốc sẽ ngâm trong chậu nước to cùng ớt tươi khoảng 1 - 2 hôm, để nhả hết bùn. Sau khi rửa sạch, vớt ốc lên người ta đem phơi dưới nắng nhẹ để mùi bùn trong ốc bay ra.

    Khi ăn, bạn sẽ dùng một cái kìm cắt phần đuôi và hút từng con một. Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Nhiều thực khách thích ăn cay còn trộn thêm ớt tươi giã nhuyễn hoặc bột ớt vào cùng.

    Ốc mút chùa Thanh Hà
    Ốc mút chùa Thanh Hà
    Ốc mút chùa Thanh Hà
    Ốc mút chùa Thanh Hà
  12. Du lịch Thanh Hóa, nhiều người thường ít ghé lại thành phố vì cho rằng thành phố Thanh Hóa không có nhiều điểm vui chơi và tham quan thú vị mà không biết rằng tour ẩm thực đường phố Thanh Hóa chính là trải nghiệm nên thử khi tới đây.


    Bánh mì Nam Hà là một đặc sản đường phố nổi tiếng tại khu vực thành phố Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa có cơ man hàng quán bánh mì nhưng để thưởng thức bánh ngon du khách nên ghé lại quán bánh mì gia truyền Nam Hà trên phố Trường Thi, tại đây có một chuỗi cửa hàng bán bánh mì rất đông khách đã tồn tại hơn 20 năm.


    Bánh mì nóng giòn có đa dạng các loại nhân khác nhau, nhưng ngon nhất phải kể đến bánh mì kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay… Điều làm nên sức sống lâu bền cho bánh mỳ Nam Hà là tất cả nguyên liệu đều được lựa chọn kỹ càng bảo đảm tươi ngon, nhưng yếu tố quyết định hương vị thơm ngon lại là nước sốt gia truyền không đâu có được.


    Nếu có dịp tới thăm Thanh Hóa, bạn nhất định đừng quên ghé qua phố Trường Thi để thưởng thức bánh mì Nam Hà nhé!

    Bánh mì Nam Hà
    Bánh mì Nam Hà
    Bánh mì Nam Hà
    Bánh mì Nam Hà
  13. Bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật. Nó là thức quà giản dị gắn với tuổi thơ của nhiều người sinh ra và lớn lên ở TP Thanh Hóa. Làng Cốc Hạ, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) được cho là nơi sản sinh ra món ăn dân dã nhưng đặc biệt này.


    Tuy nhiên hiện tại, chỉ còn 3 người duy trì bán bánh đúc sốt tại TP Thanh Hóa và họ lại không ở Làng Cốc Hạ. Chị Lê Kim Hậu, 44 tuổi, phố Thôi Hữu, phường Ngọc Trạo, chia sẻ: “Mẹ chồng tôi ngày xưa chuyên làm bánh đúc sốt đem ra chợ bán. Bánh đúc sốt rất ngon lại rẻ nên các bà, các chị tranh nhau mua, loáng một cái cả nồi bánh đã hết veo”.


    Món bánh này khác hẳn với bánh đúc ở các làng quê Bắc Bộ thường thấy. Bánh đúc sốt chỉ có ở xứ Thanh với màu xanh đẹp mắt. Bánh đúc sốt chỉ bán vào buổi chiều. Tuy nhiên hiện nay không còn nhiều hàng bán món này, chỉ có ở một số hàng rong. Du khách có thể ghé qua một số chợ Vườn Hoa hoặc chợ Nam Thành… để tìm và thưởng thức.

    Bánh đúc sốt
    Bánh đúc sốt
    Bánh đúc sốt
    Bánh đúc sốt
  14. Bánh cuốn từ lâu đã là món ăn nhẹ được nhiều người Việt Nam yêu thích và lựa chọn. Những chiếc bánh có hình dạng tròn trịa lại mềm mượt. Hương vị thơm ngon, đậm đà từ bột gạo và béo ngậy từ nhân thịt. Kết hợp với đó là mùi thơm của hành phi. Bạn sẽ không thể tìm được ở đâu một món bánh thanh tao nhưng lại đầy đủ hương vị đến vậy đâu.


    Bánh cuốn theo tương truyền đã được hình thành từ đời Hùng Vương thứ 18. Sau đó được lan truyền và trở thành món ăn dân dã, phổ biến khắp mọi miền Tổ Quốc. Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà loại bánh này lại có những đặc trưng trong cách chế biến.


    Bởi vì được bồi đắp phù sa từ con sông Mã anh hùng từ năm này qua năm khác. Vậy nên nền nông nghiệp của mảnh đất xứ Thanh đã có những thành tựu rực rỡ từ rất lâu đời. Đây cũng chính là nguồn gốc để tạo nên rất nhiều món ăn ngon từ lúa gạo. Một trong số đó không thể không kể đến đó chính là Bánh Cuốn Thanh Hóa. Một món ăn gói gọn tinh Hóa của đất trời bằng bàn tay khéo léo của những con người vùng châu Thổ.

    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
  15. Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị.


    Nguyên liệu chính để làm món bánh khoái tép là gạo tẻ. Gạo sau khi ngâm vừa đủ thì đem xay thành bột nước. Để làm ra món bánh khoái tép còn cần thêm các nguyên liệu khác như: rau cần, bắp cải, hành... và đặc biệt là tép tươi. Tép làm bánh khoái phải là tép đồng tươi đang còn nhảy tanh tách được mua từ sáng sớm rồi rửa sạch, ướp gia vị và xào chín. Rau cần bỏ lá chỉ dùng thân cắt khúc vừa ăn; bắp cải được thái sợi nhỏ…


    Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa…

    Bánh khoái tép nồi gang
    Bánh khoái tép nồi gang
    Bánh khoái tép nồi gang
    Bánh khoái tép nồi gang
  16. Chi phí mua đặc sản ở Thanh Hóa về làm quà có thể dao động tùy thuộc vào loại đặc sản và số lượng bạn mua. Dưới đây là một số mức giá tham khảo cho các đặc sản phổ biến:

    • Nem chua Thanh Hóa: khoảng 5.000 - 7.000 VND/cái hoặc 50.000 - 70.000 VND/chục
    • Bánh gai Tứ Trụ: khoảng 10.000 - 15.000 VND/cái hoặc 100.000 - 150.000 VND/chục
    • Chè lam Phủ Quảng: khoảng 30.000 - 50.000 VND/hộp (300g - 500g)
    • Rượu cần Nga Sơn: khoảng 100.000 - 200.000 VND/bình (1 - 2 lít)
    • Mắm tép Hà Yên: khoảng 50.000 - 100.000 VND/hũ (500g - 1kg)
    • Bưởi Luận Văn: khoảng 30.000 - 50.000 VND/quả
    • Dừa xiêm Cẩm Thủy: khoảng 20.000 - 30.000 VND/quả
    • Chả tôm Thanh Hóa: khoảng 150.000 - 200.000 VND/kg
    • Bánh răng bừa: khoảng 5.000 - 10.000 VND/cái hoặc 50.000 - 100.000 VND/chục
    • Mật ong rừng Pù Luông: khoảng 300.000 - 500.000 VND/lít

    Ước tính tổng chi phí:

    Nếu bạn mua mỗi loại đặc sản với số lượng nhỏ để làm quà (ví dụ: 1 chục nem chua, 1 chục bánh gai, 1 hộp chè lam, 1 bình rượu cần, 1 hũ mắm tép, 2 quả bưởi, 2 quả dừa xiêm, 1kg chả tôm, 1 chục bánh răng bừa, và 1 lít mật ong), tổng chi phí ước tính sẽ là:

    • Nem chua: 60.000 VND
    • Bánh gai: 120.000 VND
    • Chè lam: 40.000 VND
    • Rượu cần: 150.000 VND
    • Mắm tép: 75.000 VND
    • Bưởi Luận Văn: 80.000 VND
    • Dừa xiêm: 50.000 VND
    • Chả tôm: 175.000 VND
    • Bánh răng bừa: 75.000 VND
    • Mật ong rừng: 400.000 VND

    Tổng chi phí ước tính: 1.225.000 VND


    Chi phí trên là ước tính và có thể thay đổi tùy theo nơi bán và thời điểm mua. Bạn nên kiểm tra giá cụ thể tại các cửa hàng hoặc chợ địa phương khi đến Thanh Hóa.





Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy