Top 30 Di sản Thế giới đẹp nhất ở châu Á

Tran Thao 1145 0 Báo lỗi

Di sản thế giới là một điểm mốc hay khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc - UNESCO là có giá trị về văn hóa, lịch sử, ... xem thêm...

  1. Ruộng bậc thang vùng Cordillera, Philippines là Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1995. Đây là di sản thế giới đầu tiên được công nhận với tư cách là cảnh quan văn hóa, bao gồm 5 địa điểm là ruộng bậc thang Batad, Ruộng bậc thang Bangaan (bao gồm cả ở Banaue), Ruộng bậc thang Mayoyao, Ruộng bậc thang Hungduan và Ruộng bậc thang Nagacadan, tất cả đều nằm ở tỉnh Ifugao, thuộc Vùng Hành chính Cordillera, Philippines. Chúng được xây dựng cách đây 2.000 năm và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, các ruộng bậc thang ở Ifugao đạt được một độ cao cao hơn và được xây dựng trên sườn dốc hơn so với nhiều ruộng bậc thang khác. Người ta sử dụng đá hoặc tường bùn và cẩn thận làm những bậc ruộng bậc thang theo những đường viền tự nhiên của đồi núi, cùng với đó là các hệ thống thủy lợi tưới tiêu phức tạp. Nước được lấy từ các ngọn núi, dẫn qua các ống tre xuống các ruộng bậc thang, tạo ra hệ thống canh tác phức tạp. Tất cả chúng minh họa một sự kiên trì của truyền thống văn hóa, liên tục, vượt trội và bền bỉ.


    Các bằng chứng khảo cổ cho thấy kỹ thuật này đã được sử dụng trong khu vực này trong 2.000 năm, hầu như vẫn không thay đổi. Ruộng bậc thang vùng Cordillera minh họa khả năng vượt trội của văn hóa con người để thích ứng với xã hội và khí hậu cũng như thực hiện và phát triển các ý tưởng và công nghệ mới. Mặc dù được UNESCO liệt kê là di sản thế giới được cho là nó đã có lịch sử trên 2.000 năm, nhưng có một số nghiên cứu gần đây mâu thuẫn khi cho rằng chúng có thể chỉ có tuổi đời dưới 1.000 năm. Các ruộng bậc thang của Cordillera là di tích duy nhất ở Philippines không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa thuộc địa. Do địa hình khó khăn, các bộ lạc Cordillera là một trong số ít các dân tộc của Philippines đã phản kháng thành công sự thống trị của thực dân thuộc địa và đã bảo tồn văn hóa dân tộc của họ. Lịch sử của ruộng bậc thang được đan xen với văn hóa và tập quán truyền thống của họ.

    Đặc điểm của những ruộng bậc thang này là được tạo nên từ đá và bùn
    Đặc điểm của những ruộng bậc thang này là được tạo nên từ đá và bùn
    Cách đây hơn 2.000 năm, người Ifugao đã tạo ra và canh tác trên những mảnh ruộng bậc thang ấy
    Cách đây hơn 2.000 năm, người Ifugao đã tạo ra và canh tác trên những mảnh ruộng bậc thang ấy

  2. Tại khu vực Đông Nam Á thì Công viên khảo cổ Angkor của Campuchia được xem là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất. Công viên khảo cổ này bao gồm rất nhiều đền đài, hệ thống thủy lợi. Đặc biệt là các tuyến đường giao thông quan trọng của Đế chế Khmer từ thế kỷ 9 - 15. Bên cạnh đó, trong quần thể đền đài thì Angkor Wat là ngôi đền đáng chú ý nhất. Ngôi đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 12 và cũng là một di tích tôn giáo lớn nhất thế giới được nhiều người biết đến. Nét nổi bật của ngôi đên là được xây dựng bằng các khối đá sa thạch khai thác từ núi Phnom Kule. Sau đó, người ta vận chuyển những khối đá lớn ấy về bằng bè dọc theo sông Siem Reap. Ngoài những di tích nổi tiếng của kinh đô thời đại Angkor như Angkor Thom, Angkor Wat, thành phổ cố mới được phát hiện Mahendraparveta đang tạo cơn sốt khiến du khách yêu mến đất nước chùa tháp Campuchia muốn trở lại nơi đây. Angkor là thủ đô của vương quốc Khmer, được xây dựng năm 802 trước công nguyên trên núi Kulen, khi vua Jayavarman II lên trị vì. Ngày nay, điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Angkor là Angkor Thom nơi có ngôi đền Bayon với tượng mặt cười khổng lồ khắc trên đá, hay Angkor Wat - ngôi đền Hindu lớn nhất thế giới và những ngôi đền nhỏ hơn như Ta Prohm, Preah Khan, Pre Rup và Ta Nei.


    Tuy nhiên, báo cáo mới công bố của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) cho thấy những cái nhìn đầy đủ hơn về Angkor - quần thể kiến trúc bất hủ, được quy hoạch rất quy củ và là một siêu đô thị cổ sôi động. Mặc dù rất nhiều thành phố cổ nhanh chóng bị xóa nhòa khi chôn vùi dưới mặt đất, thì những hoạt động của con người nơi đây hàng trăm năm trước vẫn đã được khắc ghi lại. Thành phố cổ Mahendraparvata mới được tìm thấy còn khá nguyên vẹn, ngoại trừ những tổn thất gây ra bởi thiên nhiên, hiện chưa có kẻ săn cổ vật nào có thể tiếp cận khu vực này. Tại đây, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 20 ngôi đền, kênh đào, mương và những con đường cổ có niên đại hàng nghìn năm. Ngoài ra, để tạo nên đô thị Angko khổng lồ còn có cả chuỗi các thành phố vệ tinh như Beng Meala đầy mê hoặc cách Siem Riep 52km hay Koh Ker rực rỡ cách khoảng 120 km, Phnom Kulen (núi Kulen) cách Siem Riep 52 km về phía bắc là nơi tìm thấy thành phố Mahendraparvata hay còn gọi là Núi của Indra (tên vua của các vị thần). Khi đến Siem Riep, hãy thuê cho mình một hướng dẫn viên địa phương và trải nghiệm hành trình trên chiếc xe tuk-tuk độc đáo, để khám phá công viên khảo cổ học Angkor nhé!

    Trong quần thể đền đài thì Angkor Wat là ngôi đền đáng chú ý nhất
    Trong quần thể đền đài thì Angkor Wat là ngôi đền đáng chú ý nhất
    Campuchia - Đất Phật Angkor: Kulen, công trình đá xây Angkor
    Campuchia - Đất Phật Angkor: Kulen, công trình đá xây Angkor
  3. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được cả thế giới công nhân. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ mang vẻ đẹp nên thơ của núi non và sông nước. Có thể nhiều người vẫn chưa biết tại sao "Vịnh" có cái tên là Hạ Long. Nó xuất phát từ một truyền thuyết về một con rồng bay từ trên trời xuống, miệng phun ngọc trên biển. Những viên ngọc được rồng phun ra hóa thành những hòn núi đá vôi để ngăn quân thù khi vừa chạm mặt nước biển. Ngày nay, các ngọn núi đá vôi hùng vĩ nổi trên mặt biển xanh biếc tạo nên một khung cảnh say đắm lòng người, không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn nước ngoài. Vịnh Hạ Long được biết đến là không chỉ là di sản thế giới UNESCO mà còn là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Nhưng ít người biết rằng Quần thể Vịnh Hạ Long bao gồm 02 vịnh hoang sơ tuyệt đẹp khác là vịnh Lan Hạ và vịnh Bái Tử Long (từ đây gọi tắt Quần thể Vịnh Hạ Long này là Vịnh Hạ Long).Với nhiều danh lam thắng cảnh, hệ động thực vật đa dạng, phong phú có ý nghĩa khảo cổ và địa chất lớn, có dấu mộc gắn liền giá trị văn hóa và lịch sử và gần cửa ngõ quốc tế, Vịnh Hạ Long được coi là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Việt Nam với du khách nước ngoài.


    Vịnh Hạ Long nằm ở phía tây của Vịnh Bắc Bộ Việt Nam. Trung tâm thành phố Hạ Long nằm sát biển ở phía bắc của vịnh. Vịnh Hạ Long có tổng diện tích là 1.553 km2, bao gồm 2 vịnh nổi tiếng là Vịnh Bái Tử Long ở phía đông và Vịnh Lan Hạ (nơi có Đảo Cát Bà) ở phía nam.Vịnh Hạ Long không chỉ được du khách biết đến với những hang động tự nhiên được kiến tạo từ hằng triệu năm nằm rải rác trên 1.969 hòn đảo lớn nhỏ mà còn nổi tiếng thế giới với thảm thực vật phong phú và các loài sinh vật đa dạng. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng 1.553km2, bao gồm 1.969 hòn đảo, vùng lõi của vịnh có diện tích 334km2 với hơn 775 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, hệ thống hang động phong phú. Trong vịnh có cảnh quan đặc sắc do đảo đá Hạ Long muôn hình vạn trạng với nét hoạ tiết, màu sắc của đảo núi, hòa quyện với trời biển tạo nên một bức tranh thuỷ mặc tráng lệ. Trải qua 500 triệu năm kiến tạo là quá trình Vịnh Hạ Long trở thành nền tảng phát sinh các giá trị vô giá của loài người như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác, qua lịch sử địa chất - địa mạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khoa học địa mạo trên toàn cầu, cũng như việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của vỏ Trái đất.

    Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ
    Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ
    Vịnh Hạ Long - một di sản thiên nhiên kỳ thú
    Vịnh Hạ Long - một di sản thiên nhiên kỳ thú
  4. Núi lửa Kamchatka nằm trên bán đảo Kamchatka, phía đông nước Nga. Trên bán đảo Kamchatka có khu bảo tồn sinh quyển quốc gia Kronotsky - một trong những khu bảo tồn lâu đời nhất ở Nga. Bảo tồn loài gấu nâu, với khoảng 700 cá thể loài ở đây chiếm ưu tiên hàng đầu của Kronotsky. Hơi thở hừng hực của bán đảo Kamchatka. Câu nói này không đơn thuần là một cách biểu đạt ngôn từ đẹp, mà nó phản ảnh thực tế. Chính bởi nơi đây, trong khu bảo tồn Kronotsky có Thung lũng mạch nước phun nổi tiếng. Mạch nước phun là những dòng nước nóng ngầm trong đất, phun trào nước sôi định kỳ hoặc bốc hơi nước nóng. Hiện tượng này xảy ra khi nước nóng dần lên trong các bể ngầm dưới lòng đất, áp suất nước ngày càng tăng, và cuối cùng là bắn vọt lên khỏi mặt đất, hàng triệu đài phun nước vụt phóng lên bầu trời cao. Sau đó mạch nước dần dần lắng xuống và chìm vào giấc ngủ sâu, chờ đợt phun trào tiếp theo. Thung lũng mạch nước phun Kamchatka là một hẻm núi lửa có chiều dài 4km và bề rộng 2 km. Vào năm 2007, xảy ra một đợt phun trào bùn đá mạnh mẽ, vùi lấp nhiều mạch nước ngầm dưới hàng tấn đất. Thiên tai đã làm thay đổi diện mạo thung lũng, nhưng không làm mất đi sự độc đáo. Sau vụ lở bùn đất, trong Thung lũng hình thành một hồ lạ thường với nước màu ngọc lam sáng và nhiệt độ nước hồ luôn ở mức ổn định là +20 o C, ngay cả trong những ngày mùa đông.


    Các thi sỹ ngợi ca Thung lũng mạch nước phun như một kho báu mà mẹ thiên nhiên đã đem giấu sâu vào khe núi Kamchatka. Có lẽ sẽ là một điều không thể tha thứ nếu đem cất giấu vẻ đẹp ấy, không cho phép đôi mắt chúng ta được chiêm ngưỡng. Từ năm 2010 có thể ghé thăm Thung lũng này qua mạng Internet. Truyền hình trực tiếp trên internet những hình ảnh của Thung lũng mạch nước phun là một trong những trang web thu hút nhất trên website của Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF). Tổng số có 160 núi lửa trên bán đảo Kamchatka. Kluchevsky là một trong số 29 núi lửa đang hoạt động. Phun dung nham và tro là hiện tượng bình thường của núi lửa này. Tuy nhiên Kluchevsky tự hào với danh sách các kỷ lục ghi được. Kỷ lục gần nhất được thiết lập là trong quá trình phun trào vào năm 2005, cột tro bụi đạt độ cao 8 km. Nổi tiếng là một núi lửa có sức phun trào mạnh mẽ, Kluchevsky luôn thu hút khách du lịch mạo hiểm từ khắp các nơi trên thế giới. Thêm một điểm du lịch nổi tiếng của Kamchatka là miệng núi lửa Uzon với đường kính 10 km, được hình thành cách đây 40 ngàn năm trên núi lửa khổng lồ, giống như một cái vạc đang sôi. Bước trên mặt sàn lát gỗ, bất giác cảm thấy nguồn năng lượng dồi dào ẩn sâu trong lòng trái đất. Vẻ đẹp của nơi này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với bất kỳ ai.

    Kamchatka được coi là vùng đất huyền bí trong mắt dân du lịch
    Kamchatka được coi là vùng đất huyền bí trong mắt dân du lịch
    Núi lửa Kamchatka (Nga)
    Núi lửa Kamchatka (Nga)
  5. Trung tâm lịch sử của Bukhara của Uzbekistan, với niên đại hơn 2.000 năm, thành phố Uzbek của Bukhara được mệnh danh là nàng công chúa đầy kiêu hãnh trên sa mạc rực nắng. Bukhara chiếm giữ một vị trí đắc địa trên con đường giao dịch tơ lụa, lại giữ được kết cấu đô thị trung cổ nguyên vẹn với hơn 140 công trình cổ được UNESCO xếp là thành phố di sản thế giới. Vì thế chẳng ngạc nhiên khi Bukhara luôn là điểm đến của bất kỳ du khách nào ghé thăm đất nước Uzbekistan. Trong thời đại phát triển hoàng kim của mình, Bukhara kiêu hãnh như một nàng công chúa giữa sa mạc với nhan sắc đẹp rực rỡ chỉ đứng sau thành Baghdad của đế chế hồi giáo Ba Tư. Hiện đây là thành phố lớn thứ năm ở Uzbekistan với dân số chỉ khoảng 300.000 người. Lịch sử hình thành nên Bukhara có từ thế kỷ 4 - 5 sau Công nguyên, khi các nhà khảo cổ học tìm thấy đồng tiền cổ có chữ viết của người Sogdian trong bảng chữ cái có nguồn gốc từ tiếng Aramaic. Bukhara từng chịu sự xâm lược của đội quân Mông Cổ dưới sự thống trị của Thành Cát Tư Hãn (1220), hoàng đế Temur (1370) và từ đầu thế kỷ 16 trở về sau là sự mở rộng đô thị và kiến trúc dưới sự cai trị của thời kỳ Sheibani người Uzbek, cho tới sự xâm lược của Nga hoàng rồi chịu ảnh hưởng của người Nga.


    Thế kỷ 9 - 16, Bukhara là trung tâm lớn nhất về nền thần học Hồi giáo, đặc biệt là Sufi giáo với hơn 200 mosque và hơn 100 học viện hồi giáo. Sự ra đời của thành phố gắn liền với truyền thuyết về hoàng đế Siavash, vốn là một hoàng tử Ba Tư do người mẹ kế buộc tội quyến rũ bà và phản bội vua cha nên bị lưu đày biệt xứ sống lưu vong tới vùng đất Tura. Hoàng tử Siavash cưới công chúa con gái vua Afrasiab của vương quốc Samarkand và món quà cưới là đức vua Afrasiab ban cho Siavah vùng đất ốc đảo Bukhara. Bukhara có quá nhiều thứ để du khách phải dừng chân, cho đôi mắt mở to thu vào tất thảy những kỳ quan đẹp đẽ và vẻ đẹp dịu dàng, bình yên trên mảnh đất tâm linh cũ kỹ này. Nổi bật ở Bukhara là lăng mộ của Ismail Samanai - người cai trị vùng đất này - gây ấn tượng với vẻ trang nhã và là kiệt tác còn tồn tại tốt nhất của kiến trúc Hồi giáo có từ thế kỷ 10 không chỉ ở Uzbekistan mà còn toàn bộ các quốc gia hồi giáo khác. Pháo đài Ark nay là bảo tảng nghiên cứu lịch sử vùng, vốn là thành lũy cổ xưa nhất có từ thế kỷ I trước Công nguyên. Nơi đây từng là căn cứ quân sự bảo vệ Bukhara đồng thời là nơi ở của những người có chức vị quan trọng.

    Trung tâm lịch sử của Bukhara có niên đại hơn 2.000 năm
    Trung tâm lịch sử của Bukhara có niên đại hơn 2.000 năm
    Trung tâm lịch sử Bukhara của Uzbekistan
    Trung tâm lịch sử Bukhara của Uzbekistan
  6. Ở Nhật Bản, Kyoto được xem là thành phố cổ kính đúng nghĩa, không có các tòa nhà chọc trời, những công trình hiện đại. Bù lại, cố đô còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa cả về vật chất và tinh thần. Kyoto là hiện thân của nước Nhật cổ xưa, huyền thoại với nhịp sống chậm rãi, thanh bình, hòa hiếu. Có hơn một nửa số chùa miếu, đền đài, dinh thự cổ kính của Nhật Bản tập trung ở Kyoto. Nhà thấp, ẩn hiện và đan xen cây trái, đường nhỏ phố hẹp, nhiều xe đạp, ít xe hơi; con người phóng khoáng và có một đặc điểm nổi bật là rất thích đi bộ. Khi tham quan cố đô Kyoto du khách sẽ khám phá: 14 chùa Phật giáo bao gồm: chùa Kyogokoku-ji, chùa Kiyomizu-dera, chùa Enryaku, chùa Daigo, chùa Ninna, thiền viện Byodo-in, chùa Kozan, chùa rêu Saiho, chùa Tenryu, chùa Rokuon, chùa Jisho, chùa Ryoan, chùa Nishi Hongan, 3 đền Thần đạo bao gồm đền Kamigamo, đền Shimogamo, đền Ujigami và một lâu đài là lâu đài Nijo. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Kiyomizu với kiến trúc bằng gỗ trên cao, chùa Kinkakuji được bao phủ bằng những chiếc lá bằng vàng nguyên chất, chùa Ryoanji với khu vườn đá phong cách thiền, và chùa Kozanji nằm sâu trong rừng với những quốc bảo quý nhất của Nhật.

    Tại đây, Kyoto có 14 đền đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó có chùa Kiyomizu (có nghĩa là Dòng nước thanh khiết), một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa Kiyomizu được xây dựng năm 778 trên đồi Otawa,chùa Kiyomizu thờ Phật Quan Âm nghìn tay. Tuyệt tác kiến trúc phương Đông này chủ yếu làm bằng gỗ với 139 cột lớn, thanh thoát mà vững chãi. Sau chùa có thác nước chảy xuống theo đường dẫn thành 3 dòng, tượng trưng cho những khát vọng của con người - đó là tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Du khách đến đây xếp hàng trang nghiêm, cầm gáo hứng dòng nước thiêng từ vách đá, vừa uống vừa thành kính khấn nguyện. Trong chùa có đền Jishu thờ thần Tình yêu, có 2 tảng đá nhỏ đặt cách nhau chừng 18m. Nam thanh nữ tú đến đền Jishu thường nhắm mắt, đi từ tảng đá này tới tảng đá kia. Ai tới đích nhất định sẽ tìm được một nửa của mình trong cuộc sống. Nói tới Chùa Kiyomizu được biết tới như dòng nước tinh khiết thì Kinkaku-ji còn gọi là Rokuon-ji một trong những ngôi chùa nổi tiếng khắp thế giới, chùa Lộc Uyển, chùa Vườn Nai, chùa Gác Vàng… xây dựng năm 1397. Kinkaku là một trong những công trình kiến trúc ở chùa - là tòa nhà 3 tầng soi bóng xuống hồ Kyoko-chi, còn gọi là Kính Trì. Ban đầu chỉ có phần vách tầng 2 và tầng 3 dát vàng ròng. Tên gọi chùa Gác Vàng có nguồn gốc như vậy.

    Kyoto được biết đến như một kinh đô, trung tâm văn hóa của Nhật Bản từ năm 794 đến thế kỷ 19
    Kyoto được biết đến như một kinh đô, trung tâm văn hóa của Nhật Bản từ năm 794 đến thế kỷ 19
    Kyoto giống như hiện thân của nước Nhật thời xa xưa
    Kyoto giống như hiện thân của nước Nhật thời xa xưa
  7. Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc mà bất cứ khách đi tour Bắc Kinh hay chùm Tour Trung Quốc cũng nên đến tham quan một lần. Vạn Lý Trường Thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987. Thật vậy, Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Nhiều người đã nghĩ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng Vạn Lý Trường Thành thật ra là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây. Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.


    Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành mà khách đi tour Bắc Kinh giá rẻ được khám phá ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 - 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc). Theo các nghiên cứu khảo cổ, Vạn Lý Trường Thành dài khoảng 8.850km nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196km. Ngày nay, những phần nổi tiếng nhất của bức tường thành vạn dặm này là Bát Đạt Lĩnh (Badaling), Mộ Điền Dục (Mutianyu), Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Tư Mã Đài (Simatai), Cửa ải Gia Dục Quan, Cư Dung Quan, Sơn Hải Quan.Trong đó, Mộ Điền Dục là phần tường thành được gợi ý cho du khách tour Bắc Kinh giá rẻ đến nhiều nhất còn Kim Sơn Lĩnh và Tư Mã Đài lại thích hợp hơn cho hoạt động đi bộ đường dài. Vạn Lý Trường Thành như một bản trường ca gắn liền với ý chí bền bỉ, lịch sử bi tráng hào hùng của nhân dân Trung Hoa. Bởi vậy, với những người đam mê nghiên cứu lịch sử, theo tour Bắc Kinh từ Hà Nội, bạn sẽ được thỏa mãn với những kiến thức tự mình thu được hoặc qua những câu chuyện được giới thiệu bới hướng dẫn viên. Và kể cả bạn không quá am hiểu hay quan tâm đến lịch sử thì phong cảnh ở Vạn Lý Trường Thành cũng đủ xinh đẹp nên thơ khiến bạn “đi một lần nhớ mãi”.

    Vạn Lý Trường Thành có chiều dài trên 20.000 km, được xây dựng từ thế kỷ 3 trước Công nguyên
    Vạn Lý Trường Thành có chiều dài trên 20.000 km, được xây dựng từ thế kỷ 3 trước Công nguyên
    Đây là một công trình vô cùng vĩ đại của Trung Quốc được cả thế giới biết đến
    Đây là một công trình vô cùng vĩ đại của Trung Quốc được cả thế giới biết đến
  8. Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ là một hệ thống gồm sáu hoặc bảy tuyến đường sắt núi cao ở Ấn Độ vẫn đang hoạt động. Được xây dựng bắt đầu hoạt động vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 dưới chế độ thực dân Anh. Ngày nay, hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ cùng với tuyến đường sắt Kashmir hoạt động từ năm 2005 vẫn được sử dụng để phục vụ công chúng. Trong khi bốn tuyến đường sắt: Darjeeling Himalaya (1881), Kalka-Shimla (1898), Kangra Pathankot (1924), Kashmir đều nằm ở vùng núi ghồ ghề của dãy Himalaya ở miền Bắc Ấn Độ thì hai tuyến đường sắt nằm trên khu vực Ghats tây là Nilgiri ở Tamil Nadu và Matheran ở Maharashtra. Còn tuyến đường sắt Lumding-Silchar được xây dựng vào thế kỷ 20 nằm sâu ở trong thung lũng sông Barak của các đồi Cachar ở Assam. Các tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan, dãy núi Nilgiri và Kalka-Shimla đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1999. Các tuyến đường sắt kết nối các khu du lịch trên núi quan trọng với khu vực chân núi, uốn lượn đi qua các vùng núi đá ghồ ghề nhưng mang phong cảnh tuyệt đẹp. Chúng đã được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa Anh được coi là ví dụ nổi bật về việc trao đổi các giá trị trong phát triển công nghệ đồng thời là tuyệt tác về kỹ thuật.


    Các tuyến đường sắt trên núi như là kết quả của việc Anh quan tâm tới việc thiết lập quyền kiểm soát dãy Himalaya và các dãy núi khác ở Ấn Độ. Vào năm 1844, Sir John Lawrence người sau đó trở thành Tổng đốc Ấn Độ đã tranh luận ý tưởng về một thuộc địa hóa những khu vực đồi núi theo từng giai đoạn, đặc biệt là thiết lập các đơn vị đồn trú quân sự. Người Anh trong một đề nghị được gọi đơn giản là "đường sắt vùng đồi núi" được coi là thiết lập về địa lý và văn hóa phong phú trên cả thuộc địa. Các địa điểm được chọn là Shimla, nơi sau đó trở thành thủ đô mùa hè của các tổng đốc Ấn Độ; Darjeeling nổi tiếng với những đồi chè cùng nhiều danh lam thắng cảnh trên vùng núi Himalaya ở Tây Bengal, thung lũng Kangra ở Himachal Pradesh; Ootacamund trong dãy núi Nilgiri của Tamil Nadu và các ngọn núi của Matheran ở Ghat tây gần Mumbai đã được xem xét. Những nỗ lực nhằm liên kết với những khu vực đồi núi mang vẻ đẹp mê hoặc bằng tuyến đường sắt vận chuyển khách đã được bắt đầu vào năm 1878 với việc xây dựng tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan. Tuyến đường sắt sau đó đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1881 nối từ Siliguri đến Darjeeling.

    Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18
    Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18
    Nét đẹp của tuyến đường sắt này nằm ở những nơi mà nó đi qua
    Nét đẹp của tuyến đường sắt này nằm ở những nơi mà nó đi qua
  9. Ở khu hang động Dambulla lớn nhất Sri Lanka, có năm ngôi đền linh thiêng mà bên trong là hàng chục tượng Phật dát vàng, có tượng dài tới 30m. Đền thờ ở hang động Dambulla (Dam̆būlū Len Vihāraya) còn được gọi là khu đền Vàng của Dambulla đã được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1991. Đây là quần thể đền trong hang lớn nhất đang được bảo tồn ở Sri Lanka. Tổng cộng có hơn 80 hang động nhưng nổi bật nhất là 5 hang động có chứa các bức tượng Phật, tranh cổ và nhiều tượng của các vị vua. Việc xây dựng một ngôi đền dưới tảng đá khổng lồ được cho là bắt nguồn từ văn hoá của người Sri Lanka thời tiền sử. Trước khi các tôn giáo bắt đầu hình thành, người dân nơi đây đã chọn các hang đá làm nơi trú ẩn và tạo nên những cộng đồng nhỏ. Dần dần, khi Phật giáo xuất hiện thì họ bắt đầu xây dựng khu đền Vàng, mà theo nhiều ghi chép thì quần thể này có từ thế kỉ 1 trước Công Nguyên (TCN). Năm hang động chứa nhiều di vật lịch sử nằm dưới một tảng đá lớn với mái hiên chạm khắc nhô ra, để đảm bảo giữ cho phía trong luôn khô ráo. Từ phía trần hang đến cột đá và các bức tường đều được tô vẽ những hoa văn cầu kì. Chủ yếu chiếm phần lớn là hình ảnh của Đức Phật và Bồ Tát cùng những vị thần khác mà người dân Sri Lanka thờ phụng.


    Tương truyền, vua Vattagamini Abaya đã chọn nơi đây làm nơi tránh quân xâm lược trong thế kỉ 1 TCN. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông và các thế hệ kế tiếp bắt đầu mở rộng khu đền. Chính vì thế mà khu đền Vàng này có kiến trúc khá vững chắc, cũng như được bảo tồn kĩ lưỡng suốt hàng thế kỉ. Tựa vào hang núi đá, mái trần của khu đền Vàng nhìn từ bên trong có độ nghiêng rất lạ mắt. Ngay bên dưới dốc mái là vô số bức tượng đại diện cho tín ngưỡng của người dân Sri Lanka. Trong đó, Dev Raja Viharaya được xem là đền thờ của các vị thần, Maha Raja Viltaraya là ngôi đền của Đại Đế, Maha Alut Viltaraya là ngôi đền vĩ đại và hang động Paschima Viharaya là nơi có rất nhiều các tác phẩm tranh hoạ của Đức Phật. Ngoài những con số ấn tượng như tháp đá cao 160m, hơn 80 hang động, 153 bức tượng cổ, những bức tranh có diện tích hơn 2000 mét vuông… thì khu đền Vàng này còn được bao quanh bởi những tán cây xanh mát. Ngay trước sân còn có hồ sen rất đẹp mắt. Đặc biệt, trên đường vào khu đền, du khách còn được tận mắt quan sát cuộc sống nơi hoang dã của đàn khỉ sống tại đây suốt hàng trăm năm qua vô cùng thú vị.

    Đền vàng Dambulla của Sri Lanka nằm tại trung tâm Sri Lanka
    Đền vàng Dambulla của Sri Lanka nằm tại trung tâm Sri Lanka
    Đền vàng Dambulla (Sri Lanka)
    Đền vàng Dambulla (Sri Lanka)
  10. Di sản rừng mưa nhiệt đới của Sumatra là một khu vực rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2004. Nó bao gồm ba vườn quốc gia nằm trên đảo Sumatra của Indonesia là Gunung Leuser, Kerinci Seblat và Bukit Barisan Selatan. Đây là một khu vực có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và là môi trường sống tự nhiên quan trọng trong việc bảo tồn một số loài. Di sản này đang bị liệt vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa do săn trộm, khai thác gỗ bất hợp pháp, lấn chiếm nông nghiệp và kế hoạch xây dựng đường băng qua địa điểm này. Di sản rừng mưa nhiệt đới của Sumatra bao gồm ba vườn quốc gia Gunung Leuser (8.629,75 km2), Kerinci Seblat (13.753,5 km2), Bukit Barisan Selatan (3.568 km2). Tổng diện tích của cả di sản này là 25.000 km2. Nó bao gồm diện tích đáng kể của các khu rừng trên đảo Sumatra. Cả ba vườn quốc gia đều nằm trên sống núi Barisan, được gọi là Andes của Sumatra, là khu vực có cảnh quan tuyệt đẹp. Khu vực còn là nơi có Gunung Tujuh là hồ cao nhất Đông Nam Á, Kerinci là đỉnh cao nhất Sumatra, ngoài ra là rất nhiều hồ núi lửa nhỏ, khu ven biển và sông băng trong khung cảnh rừng tự nhiên.

    Cả ba vườn quốc gia đều là khu vực đa dạng sinh học nổi bật khi là nhà của 50% số loài thực vật của Sumatra với ít nhất 92 loài địa phương. Trong đó có quần thể hoa đơn tính lớn nhất thế giới (Rafflesia arnoldii), hoa cao nhất thế giới (Amorphophallus titanum). Vườn quốc gia Gunung Leuser là một trong 18 khu vực của Indonesia được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên liệt kê trong danh sách 200 vùng sinh thái có tầm quan trọng toàn cầu. Khu vực có tổng cộng 174 loài động vật có vú, trong đó có 3 loài đặc hữu, 21 loài bị đe dọa, 380 loài chim, trong đó có 13 loài đặc hữu và 52 loài bị đe dọa. Những loài đáng chú ý nhất tại đây gồm Đười ươi, Tê giác Sumatra, Khỉ đuôi lợn phương nam, Chim ruồi xanh Rück, Ngan cánh trắng. Một số loài thực vật đáng chú ý gồm Amorphophallus titanum và Rafflesia arnoldii. Kerinci Seblat là nhà của 85 loài động vật có vú, trong đó có 5 loài đặc hữu và 23 loài bị đe dọa, 370 loài chim trong đó có 13 loài đặc hữu và 58 loài bị đe dọa. Đáng chú ý có Báo gấm Borneo, Lợn vòi, Tê giác Sumatra, Cu đất Sumatra, Ngan cánh trắng và đặc biệt là loài Hổ Sumatra khi nó là nơi có số lượng loài này cao nhất, khiến nó trở thành một trong số 12 khu bảo tồn hổ có tầm quan trọng toàn cầu. Một số loài thực vật quan trọng gồm Hopea beccariana và Shorea ovalis.

    Di sản rừng mưa nhiệt đới đảo Sumatra của Indonesia bao gồm đến 3 công viên quốc gia
    Di sản rừng mưa nhiệt đới đảo Sumatra của Indonesia bao gồm đến 3 công viên quốc gia
    Rừng mưa nhiệt đới là nơi có thảm thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng
    Rừng mưa nhiệt đới là nơi có thảm thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng
  11. Seowon là Học viện Nho giáo được xây dựng đầu tiên ở Hàn Quốc dưới triều đại Joseon (1392 - 1910), đây là một trong những địa danh tiềm năng cho vị trí di sản văn hóa thế giới. Đây được biết đến là một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá, khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km. Học viện này có nhiều tòa nhà riêng biệt bao gồm: Eung-dang, dang Jeonghoe và Yangseong - dang. Kiến trúc mái nhà gỗ được xem là một nét đặc sắc của Eungdodang. Seowon trước kia vốn chỉ dành cho các nam sinh có dòng dõi quý tộc, với mục đích truyền bá Nho giáo và là nơi hội tụ những trí thức hàng đầu của “Vương quốc Ẩn sĩ”. Ngày nay, Học viện Nho giáo Seowon là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng hàng đầu Hàn Quốc, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Seowon là Học viện Nho giáo được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO tại một cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới ở Baku ngày 8/7/2019.


    Học viện Nho giáo của triều đại Joseon ảnh hưởng đến nhiều mặt như chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa của đất nước. Việc thành lập các seowon này là cách để các sĩ đại phu tân tiến, tầng lớp học giả Nho giáo đã gầy dựng lực lượng chủ yếu ở địa phương từ mạt kỳ Goryeo, phát triển thế lực chính trị của mình. Phái Sĩ Lâm này dù đã bốn lần gặp họa sát thân vào thế kỷ thứ 16 nhưng đến hậu kỳ Joseon, họ vẫn trở thành tầng lớp thống trị. Sở dĩ họ có thể làm được việc này là nhờ đã xây dựng được một thế lực hậu thuẫn vững chắc tại địa phương. Phái Sĩ Lâm đã thành lập seowon và phổ cập Tân Nho giáo Tính lý học. Họ dựa vào sự hậu thuẫn ở địa phương để phê phán thế lực huân thích (bà con họ hàng của nhà vua có công xây dựng đất nước) ở triều đình. Về mặt học vấn, họ xem trọng “vi kỷ chi học”và dốc toàn lực vào việc tu thân. Điều này khiến tầm quan trọng của giáo dục Tính lý học được nâng cao và sự thành lập seowon trở thành một điều hiển nhiên.

    Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc, Hàn Quốc
    Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc, Hàn Quốc
    Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc (Hàn Quốc)
    Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc (Hàn Quốc)
  12. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, UNESCO đã ghi tên cố đô Bagan của Myanmar là Di sản Thế giới vào ngày 6/7/2019, sau gần một phần tư thế kỷ, khu phức hợp các ngôi chùa Phật giáo này lần đầu tiên được đề cử. Mặc dù là một điểm đến tâm linh văn hóa nổi tiếng của châu Á, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm nhưng sau hơn 25 năm “tranh đấu”, cuối cùng Thánh địa Bagan của Mynamar mới được UNESCO công nhận. Quyết định này đã nâng tầm Bagan, nơi có hơn 10.000 bảo tháp, đền thờ, tu viện và các công trình khác được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 và hứa hẹn sẽ mang lại tương lai tươi sáng cho ngành du lịch Myanmar. Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.


    Tầng lớp thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bagan. Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Bagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật. Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến. Thành phố Bagan đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Bagan. Vương triều Bagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết thành phố Bagan tráng lệ. Trong thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả kim, y học và pháp luật.

    Bagan, Myanmar
    Bagan, Myanmar
    Bagan (Myanmar)
    Bagan (Myanmar)
  13. Được hình hình thành từ năm 1727, Jaipur còn được biết đến với tên gọi "thành phố màu hồng", là địa điểm du lịch rất nổi tiếng thuộc bang Rajasthan - nơi được xem là "vùng đất của những vị hoàng đế và sắc màu" ở Ấn Độ. Nơi đây được UNESCO vinh danh là di sản thế giới mới nhờ những giá trị quy hoạch và kiến trúc nổi bật mang đậm dấu ấn giao thoa giai đoạn cuối thời Trung cổ. Thành phố Jaipur nằm ở phía Bắc Ấn Độ, thủ phủ bang Rajasthan - một trong những bang lớn nhất cả nước. Jaipur được mệnh danh “Thành phố hồng” nhờ phong cách xây dựng không lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Jaipur cách thủ đô Delhi 280km và nằm trong “tam giác vàng” trọng điểm du lịch của quốc gia này bao gồm: Delhi - Jaipur - Agra như là một hành trình di sản độc đáo. Không chỉ khoác lên mình màu hồng bắt mắt, Jaipur còn nổi tiếng với hàng loạt di sản văn hóa như pháo đài, cung điện cùng những công trình mang phong cách hoàng gia và cổ kính nên Jaipur có nhiều điểm tham quan cho du khách. Màu hồng của Jaipur xuất hiện từ khoảng năm 1876, khi người Anh chiếm đóng Ấn Độ. Nhân dịp Hoàng tử Albert dưới sự điều lệnh của Nữ hoàng Victoria sang thăm thành phố, người dân bản địa đã quét sơn hồng lên toàn bộ công trình và nhà cửa.


    Tại trung tâm của thành phố Jaipur rất tất bật khi những cửa hàng kinh doanh các dịch vụ và sản phẩm du lịch tập trung dọc bên đường, xe cộ chạy san sát và náo nhiệt, các khu chợ truyền thống sôi động người mua kẻ bán, những chiếc xe ngựa chở du khách tham quan luồn qua những khoảng trống chật kín trên đường phố, tiếng người rao bán hàng rong trên vỉa hè. Jaipur là sự tổng hòa của mọi âm thanh cuộc sống hết sức sống động. Không chỉ thế, ngay tại trung tâm thành phố màu hồng này, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp rất nhiều loại động vật sống chung với con người. Đó là những bầy dê hàng chục con đi trên đường phố cùng những con bò nằm thư thái trên vỉa hè, trên những mái nhà luôn có những đàn khỉ dạn dĩ, những đàn bồ câu xòe cánh rộng bay khắp bầu trời Jaipur hay những đàn cò lượn lờ trên mặt hồ, trong công viên thỉnh thoảng xuất hiện bầy chuột gặm nhấm thức ăn thừa của người dân bỏ xuống. Những hình ảnh và âm thanh đó làm cho Jaipur đúng là một nơi tuyệt vời để khám phá, một đặc trưng có một không hai trên thế giới.

    Jaipur (Ấn Độ)
    Jaipur (Ấn Độ)
    Jaipur (Ấn Độ)
    Jaipur (Ấn Độ)
  14. Nằm trên Phạm Tịnh Sơn (Fanjingshan) tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là hai ngôi đền nhỏ được xây dựng trên đỉnh một chóp đá chẻ đôi. Chóp đá chẻ tự nhiên này có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ). Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ. Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai. Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất chính là bí mật về quá trình xây dựng. Đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này. Quần thể tâm linh trên dãy núi bên dưới đỉnh Phạm Tịnh. Ngày nay, đền đôi được trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh - Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu.


    Phạm Tịnh sơn nổi tiếng với đỉnh núi "đá nấm" của nó, được biết đến như là cảnh quan nổi bật hiếm hoi. Ngọn núi nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phạm Tịnh sơn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1986, một Di sản thế giới vào năm 2018. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Nơi đây là nhà của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm động vật quý hiếm. Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Toàn bộ dãy núi Phạm Tịnh là một trong năm ngọn núi thiêng trong Phật giáo, được người dân Trung Quốc coi là bồ đề của Phật Di Lặc. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa.

    Phạm Tịnh sơn (Trung Quốc)
    Phạm Tịnh sơn (Trung Quốc)
    Phạm Tịnh sơn (Trung Quốc)
    Phạm Tịnh sơn (Trung Quốc)
  15. Quần thể đền Sambor Prei Kuk là một trong ba di sản thể giới tại Campuchia. Cũng với Angkor Wat, Sambor Prei Kuk cũng là cố đô huyền thoại một thời của đất nước Chân Lạp xưa. Trong tiếng Campuchia, Sambor Prei Kuk mang ý nghĩa là “Ngôi đền trong rừng rậm”. Qủa đúng như vậy, quần thể đền Sambor Prei Kuk hiện nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, Campuchia. Nơi đây cách quần thể Angkor Wat khoảng 176 km về phía đông và cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Sambor Prei Kuk là di sản thể giới thứ 3 của Campuchia cùng với khu di tích cổ Angkor và đền Preah Vihear. Nếu như ở Angkor là cuộc chiến không khoan nhượng giữa những cây tung cổ thụ với mái đền đá ở Ta Prohm, thì tại nơi đây phần thắng đang dần nghiêng về những cây đa cổ quái đang ra sức nuốt chửng các ngôi đền. Sambor Prei Kuk được xem là kinh đô đầu tiên của vương triều Chân Lạp thời kỳ “tiền Angkor”, thủ đô của đế chế Chenla cổ từ năm 550 - 598 với tên gọi Ishanapura. Nơi đây đã từng là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 6 và thế kỷ 7 với hơn 20.000 hộ dân sinh sống trước khi đế chế Khmer ra đời. Nếu như các bạn vẫn còn ngơ ngác thắc mắc tại sao chỉ với bàn tay con người, dân tộc Khmer đã xây nên Angkor hùng vĩ và tinh xảo đến thế thì bạn sẽ càng kinh ngạc hơn khi biết rằng quần thể đền Sambor Prei Kuk đã được xây dựng trước cả Angkor.


    Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Trong khi Angkor Wat hầu hết được làm từ đá cứng và bền, thì Sambor Prei Kuk chỉ được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường Thốt Nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khmer cổ thời kì tiền Angkor và chịu ít ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ. Khu vực trung tâm của Quần thể đền Sambor Prei Kuk được chia làm 3 khu vực chính với mỗi khu vực được bố trí bao quanh bởi một bức tường gạch có hình vuông. Các cấu trúc trong khu vực này được xây dựng tại các thời điểm khác nhau. Khu vực phía bắc và phía nam được xây dựng đầu tiên vào thế kỷ thứ 7, tiếp đó sau này khu vực trung tâm chính giữa mới được xây dựng. Hiện nay khu di tích Sambor Prei Kuk vẫn còn lưu giữ được 7 cụm đền tương đối nguyên vẹn. Trong đó có 3 cụm đền gồm Prasat Tao, Prasat Sambor và Prasat Trapeang Ropeak đã được mở cửa đón du khách tham quan vào tháng 7/2017. Chắc chắn du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi ghé thăm 3 cụm đền này bởi những nét hoa văn chạm khắc tinh tế được những người dân Khmer cổ tạo nên vẫn còn lưu lại dấu ấn nơi đây.

    Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk (Campuchia)
    Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk (Campuchia)
    Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk (Campuchia)
    Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk (Campuchia)
  16. Hy Nhĩ hay Khả Khả Tây Lý là một khu vực bị cô lập ở phía Tây bắc Thanh Hải - Thanh Tạng, Trung Quốc. Đây là khu vực có dân số ít nhất Trung Quốc và ít thứ ba trên thế giới. Khu vực này có diện tích 83.000 km2 ở độ cao trung bình 4.800 mét so với mực nước biển, trải dài theo hướng Đông - Tây giữa các dãy núi Đường Cổ Lạp và Côn Lôn ở khu vực ranh giới giới Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải và tây bắc Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Phần đông nam của Hy Nhĩ là khu vực khô cằn của sông Chumar, một trong những sông lớn đầu nguồn của sông Dương Tử. Phần còn lại của vùng là Lòng chảo nội lục, với các cửa thoát nước cho nhiều hồ cá biệt lập. Đường sắt Thanh - Tạng và Quốc lộ 109 chạy dọc theo ranh giới phía đông của khu bảo tồn. Hầm Phong Hỏa Sơn hiện là hầm đường sắt cao nhất thế giới (dài 1.338 mét với lối vào ở độ cao 4905 mét so với mực nước biển) được xây dựng trong khu vực.


    Hy Nhĩ là một núi lửa - vùng núi lửa chưa được đặt tên bao quanh có chứa một số ngọn núi có niên đại từ cuối Đại Tân sinh. Ba Mao Cùng Tông có diện tích 300 km2 có một nhà thờ được bảo tồn nguyên vẹn ở phía đông bắc của đỉnh núi và một dòng chảy nham thạch chảy qua các lớp trầm tích của hồ nước. Khương Ba Khiếm bao phủ một khu vực rộng lớn dọc theo ranh giới phía nam của dãy Côn Lôn. Ngọn núi lửa Khả Khả Tây Lý được cho là đã từng phun trào năm 1973 qua một bức ảnh vệ tinh hiện nay được xem là núi lửa không hoạt động. Mặc dù có khí hậu khắc nghiệt nhưng Hy Nhĩ là quê hương của 230 loài động vật hoang dã, 20 loài trong số đó là những loài có mặt trong Sách đỏ Trung Quốc trong đó phải kể đến Bò Tây Tạng, Lừa hoang, Hươu, Gấu nâu, Linh dương Tây Tạng. Thỏ cộc cao nguyên là loài gặm nhấm phổ biến, chúng là thức ăn chính của gấu nâu. Khả Khả Tây Lý cùng các loài động vật ở đây được biết đến sau khi bộ phim Kekexili Mountain Patrol của đạo diễn Lục Xuyên ra mắt năm 2004.

    Hy Nhỹ, Thanh Hải (Trung Quốc)
    Hy Nhỹ, Thanh Hải (Trung Quốc)
    Hy Nhỹ, Thanh Hải (Trung Quốc)
    Hy Nhỹ, Thanh Hải (Trung Quốc)
  17. Vườn quốc gia Khangchendzonga là nơi đáng chú ý khi là nhà của một số loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ. Năm 2016, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và nó cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên tại Ấn Độ. Vườn quốc gia Khangchendzonga còn được biết đến với tên Vườn quốc gia Kanchenjunga hay Khu dự trữ sinh quyển Kanchenjunga là một vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nằm tại Sikkim, Ấn Độ. Tên của nó bắt nguồn từ Kangchenjunga, đỉnh núi có chiều cao 8.586 mét và là đỉnh cao thứ 3 thế giới. Tổng diện tích của vườn quốc gia này là 849,5 km2 bao gồm núi cao, sông băng. Vườn quốc gia là nơi đáng chú ý khi là nhà của một số loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ. Đặc trưng bởi sự kết hợp độc đáo giữa đồng bằng, thung lũng, hồ, sông băng, rừng cổ đại và núi phủ tuyết, vườn quốc gia này lấy tên của ngọn núi cao thứ ba thế giới, Khangchendzonga. Nằm ở bang Sikkim, các địa phương trong khu vực này đều liên quan đến những câu truyện thần thoại về ngọn núi cao thượng và thậm chí là thờ phụng ngọn núi đó, cùng với các yếu tố tự nhiên khác như hang động và sông. Những triết lý này, cùng với tín ngưỡng Phật Giáo, đã trở thành nét đặc trưng căn bản của họ qua nhiều thế kỷ.


    Trong quá khứ, vườn quốc gia Khangchendzonga là nơi có một vài khu định cư của bộ lạc người Lepcha. Vườn quốc gia nằm ở phía Bắc và Tây của Sikkim. Độ cao nơi đây dao động từ 1.829 mét tới 8.550 mét với tổng diện tích 849,5 km2 (328,0 dặm vuông Anh) khiến nó là một trong số những vườn quốc gia cao nhất tại Ấn Độ. Phía bắc của vườn quốc gia là Khu dự trữ thiên nhiên quốc gia Qomolangma ở Tây Tạng, trong khi phía tây là Khu bảo tồn Kanchenjunga của Nepal. Thực vật chủ yếu tại đây là rừng lá rộng ôn đới và rừng hỗn giao với sự xuất hiện của Sồi, Lãnh sam, Bạch dương, Phong, Liễu...Ngoài ra là các loài cây bụi, cỏ núi cao, cây thuốc và rau thơm. Về động vật, vườn quốc gia là nơi đáng chú ý với sự xuất hiện của nhiều loài động vật quý hiếm như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ, Sói đỏ, Gấu lợn, Gấu đen Himalaya, Gấu trúc đỏ, Cầy hương, Lừa hoang Tây Tạng, Cừu Bharal, Sơn dương Himalaya, Linh ngưu và một số loài bò sát trong đó như rắn hổ bướm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cáo đỏ châu Á đang trở nên rất hiếm trong khu vực. Những con sói sinh sống trong Khu dự trữ sinh quyển Khangchendzonga được cho là thuộc về các phân loài hiếm và khác biệt về mặt di truyền là C. a. primaevus. C. a. primaevus. Khangchendzonga còn là nhà của 550 loài chim trong đó phải kể đến Trĩ, Gà lôi Satyr, Gà lôi Tây Á, Ó cá, Kền kền Himalaya, Kền kền râu, Cu xanh, Gà tuyết Tây Tạng, Bồ câu tuyết, Tìm vịt lục bảo châu Á, Họ Hút mật và Đại bàng.

    Vườn quốc gia Khangchendzonga (Ấn Độ)
    Vườn quốc gia Khangchendzonga (Ấn Độ)
    Vườn quốc gia Khangchendzonga (Ấn Độ)
    Vườn quốc gia Khangchendzonga (Ấn Độ)
  18. Cái tên “Shennongjia” xuất phát từ Shennong, hoặc Hoàng đế Yan, tổ tiên đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp Trung Quốc, thể hiện lịch sử văn hóa lâu đời của khu vực này. Thần Nông Giá - khu rừng rậm nguyên thủy vùng Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nơi đây nổi tiếng với những thung lũng sương mù dày đặc bao phủ suốt 4 mùa, cảnh quan đẹp kì vĩ khiến khách du lịch như lạc chân vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa đời thực. Ngoài ra nơi đây còn là vùng đất đặc biệt với nhiều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá, giải mã hết được. Thần Nông Giá có lịch sử văn hóa rất lâu đời và nguồn gốc cái tên được lấy trong từ “Shen Nong” mà theo tiếng Trung mang nghĩa là Thần Nông. Nơi đây chính là khởi tổ của nền văn minh nông nghiệp của Trung Quốc. Khu rừng “Thần Nông Giá” có tổng tổng diện tích 500.000 ha, trong đó ½ là rừng rậm che phủ. Do nằm ở vùng giáp ranh giữa vùng nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp, có khí hậu thuận lợi cho nên thực vật có chủng loại vô cùng phong phú. Chính sự đa dạng và có một không hai của mình, Thần Nông Giá đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2016. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là khí hậu ở Thần Nông Giá khiến những loại động vật mang bộ lông trắng hay toàn thân màu trắng phần nào khiến vùng đất này trở nên bí hiểm trong mắt mọi người.


    Với khí hậu đặc biệt được thiên nhiên ưu ái, Thần Nông Giá là nơi tập trung đa dạng chủng loại động vật với 493 loài động vật có xương sống, trong đó có 75 loài thú, 308 loài chim, 40 loài bò sát, 23 loài cá và 4.143 loài côn trùng.Trong số trên có 73 loài được liệt kê trong sách đỏ cần được bảo tồn của Trung Quốc như Vọc mũi hếch vàng, khỉ vàng, báo… Và đặc biệt hơn khi khu rừng rậm này còn nổi tiếng với truyền thuyết về “dã nhân” - một loài động kì bí mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chắn chắc nào. Bên cạnh những khu rừng với nhiều loại động - thực vật quý hiếm. Thần Nông Giá còn nổi tiếng với các điểm tham quan nổi bật hấp dẫn mà không phải nơi nào cũng có. Đến với Quan Môn Sơn, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng các khu rừng lá rộng thường xanh cận nhiệt đới đặc trưng của khu vực nhiệt đới Bắc Á, các tầng núi cổ đại trùng điệp với sương mù phủ mờ ảo…Ngoài ra du khách còn có thể tham quan quảng trường Mẫu Ái - nơi trưng bày các bức tượng điêu khắc người tiền sử, vườn chè Cổ Thiên Sinh, sông ngầm, cung triển lãm sinh thái thiên nhiên, hang tiền sử… Đặc biệt ở Quan Môn Sơn còn có hệ thống những con sông ngầm kỳ lạ chạy dài dưới lòng đất tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên riêng biệt với hệ sinh thái bên ngoài.

    Thần Nông Giá (Trung Quốc)
    Thần Nông Giá (Trung Quốc)
    Thần Nông Giá (Trung Quốc)
    Thần Nông Giá (Trung Quốc)
  19. Được thành lập năm 1859, Vườn Bách thảo Singapore là khu vườn đầu tiên của châu Á và thứ ba trên thế giới được ghi danh vào danh sách của UNESCO (sau vườn Orto botanico di Padova ở Padua, Ý và Vườn Thực vật Hoàng gia ở Kew, Anh). Đây cũng là khu vườn nhiệt đới đầu tiên và duy nhất có mặt trong danh sách. Ngay từ thế kỷ XIX, vườn Bách thảo Singapore đã là một trung tâm nghiên cứu thực vật hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Khu vườn này hiện vẫn tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc trao đổi các ý tưởng, kiến thức chuyên môn liên quan đến rau quả, thực vật học nhiệt đới hay thậm chí là nền kinh tế nông nghiệp, cung cấp giá trị tham khảo quan trọng đối với các nhà thực vật học trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, Vườn Bách thảo Singapore còn được xem như một phần không thể thiếu trong kế hoạch phủ xanh tại Singapore vốn có ảnh hưởng đến tầm nhìn quy hoạch đô thị của những thành phố khác ở Đông Nam Á. Cây sẽ được nhân giống trong vườn Bách thảo trước khi mang ra trồng khắp các tuyến phố và công viên của Singapore.


    Chính vì vậy, Vườn Bách thảo Singapore luôn là tâm điểm của ý tưởng “Khu vườn trong thành phố” đồng thời là nền tảng cho mọi thử nghiệm liên quan đến các hoạt động làm vườn. Cũng tại Singapore Botanic Gardens, vị giám đốc đầu tiên của khu vườn - Henry Ridley, đã trồng và khai thác mủ cao su thành công, góp phần vào sự bùng nổ của cây cao su ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Vườn Bách thảo Singapore được gìn giữ và bảo tồn theo kiểu những khu vườn thực vật nhiệt đới thời thuộc địa Anh. Nhờ những công trình lịch sử và rừng mưa nhiệt đới được bảo tồn kỹ lưỡng, khu vườn tái hiện chân thực giai đoạn thuộc địa Anh của đất nước Singapore. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng 50 năm Quốc khánh Singapore, cũng như để chào đón sự kiện vinh danh từ UNESCO, kể từ tháng Bảy năm 2015, Hội đồng Công viên Quốc gia sẽ tổ chức một loạt các hoạt động như triển lãm, hòa nhạc, dạ hội... tại Vườn Bách thảo Singapore.

    Vườn Bách thảo Singapore
    Vườn Bách thảo Singapore
    Vườn thực vật (Singapore)
    Vườn thực vật (Singapore)
  20. Cách thủ đô Kualar Lumpur 150km về phía Nam, Melaka hay Malacca theo cách gọi của cả thế giới là một cựu vương quốc tại Đông Nam Á, bang nhỏ thứ ba (sau Perlis và Penang) của Malaysia, do hoàng tử Parameswara triều đình Srivijaya thuộc đảo Sumatra thành lập năm 1402, rất thịnh vượng dưới thời các vua Melaka. Trong thời hoàng kim, Melaka đã từng là trung tâm mua bán gia vị của cả vùng, một thương cảng sầm uất cho tàu thuyền và thương nhân đến từ các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và châu Âu… Tháng 8 năm 1511, Melaka bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm và đặt ách đô hộ trong suốt 130 năm. Tiếp đến người Hà lan thay chân thống trị trong 154 năm trước khi vùng đất này trở thành thuộc địa của Anh do hiệp ước Anh - Hà Lan 1824. Từ năm 1824 cho đến năm 1957 khi Malaysia giành quyền độc lập thì Melaka vẫn là thuộc địa của Anh. Nhìn trên bản đồ, Melaka chỉ là một đốm nhỏ nằm về phía Nam Malaysia với diện tích tự nhiên 1.658km², nhưng chính eo biển nối giữa biển Đông với Ấn Độ Dương dài 805km có bề ngang nơi hẹp nhất 1,2km này đã từng nổi danh với những vụ cướp biển và khủng bố, chiếm đến 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới.


    Melaka là thành phố cổ xưa nhất Malaysia, có dòng sông Melaka (tên địa phương là Tan Boon Seng) chảy qua chia thành phố làm 2 phần: phía Đông là khu trung tâm mang dáng dấp khu phố kiểu châu Âu và phía Tây là khu phố Trung Hoa với dịch vụ buôn bán khá sầm uất. Vẻ đẹp sông nước đã khiến Melaka được ví như Venise của phương Đông. Sự hòa hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa mới du nhập như Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh… đã tạo cho Melaka một nét đẹp độc đáo, trở thành thành phố đa chủng và đa ngôn ngữ, được UNESCO công nhận “Di sản văn hóa thế giới” từ tháng 7/2008. Dòng sông Melaka chảy qua thủ phủ Malacca cũng chính là nơi hình thành lịch sử của hòn đảo. Theo lịch sử, người Bồ Đào Nha đã dùng cây cầu Melaka làm giới tuyến phân chia mảnh đất vốn đã nhỏ bé này thành hai vùng lãnh thổ. Trải hơn 600 năm lịch sử, Melaka ngày nay được ví như một bảo tàng sống lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của đất nước Malaysia.

    Melaka (Malaysia)
    Melaka (Malaysia)
    Melaka (Malaysia)
    Melaka (Malaysia)
  21. Geogretown là khu phố cổ, thủ phủ và thành phố lớn nhất của Penang, nằm ở bờ duyên hải miền tây Malaysia. Sở hữu những nét đặc trưng văn hóa của vùng Penang, phố cổ Georgetown được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2008 và là một trong những điểm đến yêu thích của du khách tại Malaysia. George Town, là thủ phủ của Penang (Malaysia), vốn là pháo đài lập năm 1786 rồi trở thành cảng lớn của hải trình Trung - Ấn. Penang thu hút người Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Bugis, Ả Rập, Armenia, Ba Tư, Thái Lan, Miến Điện và Sumatra… Penang bị suy yếu từ năm 1819 khi Singapore trở thành thương cảng và quân cảng. Sau thế kỷ 19, Penang lấy lại vị thế nhờ sự phát triển của ngành khai thác thiếc và cao su. Năm 1969, Penang đã thuê một công ty tư vấn Mỹ để lập kế hoạch tổng thể để tái sinh nó bằng công nghiệp hướng tới xuất khẩu, chuyển từ thương mại sang sản xuất và xây dựng. Sân bay quốc tế và cầu mới được xây dựng vào thập kỷ 1970 - 1980, thúc đẩy lượng du khách và nhà đầu tư để hình thành Khu vực Thương mại sôi động.

    Du lịch đóng góp to lớn cho sự phát triển của Penang từ thập kỷ 60, với “mặt trời, cát và biển” nổi tiếng. Di sản văn hóa của Penang, đặc biệt là George Town, đã bị bỏ qua bởi sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, đến những năm 90, đối mặt với những cuộc cạnh tranh từ các trung tâm du lịch mới nổi tại Đông Nam Á, Penang bắt đầu nhận ra du lịch di sản văn hóa mới là động lực thực sự để phát triển thế mạnh du lịch của mình. Penang là nơi các tín đồ Hồi giáo Nam Á lên tàu đến thánh địa Mecca. UNESCO công nhận George Town là di sản văn hóa năm 2008, bởi tính độc đáo của sự pha trộn của sự đa dạng tôn giáo, cảnh quan lịch sử và cuộc sống, đó là: Đô thị thương mại đa văn hóa; Di sản cộng đồng đa văn hóa truyền thống Châu Á pha trộn với thuộc địa Châu Âu; Tổ hợp nhà ở và cửa hàng độc đáo… Chính sách bảo tồn George Town được khởi động từ đầu những năm 70. Sự phát triển đô thị nhanh chóng những năm 80 làm tăng nhận thức về bảo tồn của cộng đồng dân cư George Town và họ thực sự tham gia “phong trào” bảo tồn. Năm 1987, George Town đã có “Hướng dẫn Thiết kế cho Khu vực Bảo tồn ở nội thành George Town, Penang”. Khu vực bảo tồn được xác định và đưa vào kế hoạch cấu trúc và địa phương.

    Phố cổ George Town (Malaysia)
    Phố cổ George Town (Malaysia)
    Phố cổ George Town (Malaysia)
    Phố cổ George Town (Malaysia)
  22. Hang đá Long Môn (Long Môn thạch quật) nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn, ở ngoại ô Hà Nam, cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam khoảng 12,5 km về phía Nam. Đây là một kỳ quan Phật giáo cổ xưa nổi tiếng thế giới. Nơi đây với hơn 2000 hang động và 100.000 tượng Phật được khắc trên vách hang sẽ là trải nghiệm có một không hai dành cho du khách yêu thích Phật giáo. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 2000. Bởi vì đây là vách núi mà 2 phía đông - tây đối diện với nhau, bên dưới có dòng sông Doãn Hà chảy qua nên nhìn như chiếc then cài cửa. Đây là một nút giao thông khá quan trọng và có phong cảnh rất hữu tình với non xanh nước biếc, khí hậu dễ chịu. Vì vậy, nó thu hút rất nhiều văn nhân mặc sĩ đến tham quan. Và từ khi được khai quật đến nay thì hàng năm luôn có rất nhiều lượt khách đổ về đây du lịch. Hang Long Môn cùng với hang Mạc Cao (Cam Túc) và hang Vân Cương (Sơn Tây) đều là những kho tàng nghệ thuật điêu khắc vô cùng quý của Trung Quốc. Theo tài liệu xưa ghi lại, hang đá Long Môn được bắt đầu xây dựng từ thời Hán Văn Đế (tức khoảng năm 471 - 477) và phải trải qua hơn 400 năm nó mới được hoàn thành. Và tính đến nay nó đã có hơn 1500 năm lịch sử. Trong hang có khoảng 1300 hang nhỏ, 2300 khám hang, hơn 50 tháp phật, 3600 bia đá và cổ vật có lời đề, 97000 tượng Phật. Trong đó hang Cổ Dương, Tân Dương và chùa Phụng Tiên là nổi tiếng nhất. Hang giữa Tân Dương là tác phẩm tiêu biểu của thời Bắc Ngụy (năm 386 đến năm 512).


    Hang này được thi công suốt 24 năm mới hoàn thành là hang được chạm khắc trong thời gian lâu nhất, trong hang có 11 pho tượng Phật lớn. Thích ca mâu ni là pho tượng chính trong đó, pho tượng này được tạc hết sức tự nhiên với nét mặt phật vô cùng thanh tú, được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đồ đá của thời Bắc Ngụy. Trước pho tượng phật Thích ca mâu ni có tạc hai con sư tử đực khỏe mạnh. Hai đệ tử đứng và hai Bồ tát ở bên phải và bên trái tượng Phật Thích ca mâu ni cũng có nét mặt được tạc hết sức đôn hậu và thanh tú. Trong hang còn khắc tạc nhiều pho tượng Bồ Tát và tượng các đệ tử đang lắng nghe kinh Phật, trông rất sinh động. Tượng Nàng tiên Phi Thiên trên đỉnh hang được khắc họa hết sức tao nhã. Chùa Phụng Tiên là hang lớn nhất của cụm hang đá Long Môn, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá của thời nhà Đường (năm 618-904). Chiều rộng và chiều dài của chùa đều hơn 30 mét. Tất cả cụm điêu khắc trong chùa Phụng Tiên là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức hoàn mỹ trong đó phải kể đến pho tượng Phật Lư Sá là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt hảo. Tổng chiều cao của tượng Phật Lư Sá khoảng 17 mét, thân hình của tượng phật đầy đặn trang nhã, hết sức sinh động. Ánh mắt đầy trí tuệ của bà từ trên đưa xuống, vừa vặn gặp ánh mắt của mọi người đến chiêm ngưỡng, khiến ai cũng cảm thấy sự rung động tự tâm mình, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật.

    Hang đá Long Môn (Trung Quốc)
    Hang đá Long Môn (Trung Quốc)
    Hang đá Long Môn (Trung Quốc)
    Hang đá Long Môn (Trung Quốc)
  23. Khu thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di tích đền đài Chăm Pa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145 km về phía Nam. Khu vực này nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới. Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV - sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman - vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần - vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi. Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.


    Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực khác. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía Đông để nhận ánh sáng măt trời. Tường bên ngoài tháp thường trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S nối liền nhau. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara (con thú thần thoại có nanh nhọn và vòi dài), hình vũ nữ Apsara, sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện. Chúng được xếp khít với nhau và đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính, hình người, hình thù lên tháp. Điểm nổi bật của nghệ thuật điêu khắc Chăm là thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc lại trăn trở day dứt. Mỗi một giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn riêng với những đường nét kiến trúc khác biệt. Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam không chỉ cho thấy kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Champa mà còn của cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ, theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Trong tháp thờ một bộ Linga - Yoni lớn (nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo.

    Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
    Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
    Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
    Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam)
  24. Hội An được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới của UNESCO năm 1999. Hội An - nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần dung dị ở khu phố cổ Hội An nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, đi quên lối về. Khu phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam. Khu phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau. Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất.


    Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại. Tới Hội An ngày nay, ta cứ ngỡ như là mình đang quay ngược dòng thời gian, lạc bước trong không khí truyền thống của một thương cảng sầm uất thời nhà Nguyễn. Tới Hội An ngày nay là có thể rời xa mọi cám dỗ của đời thường để sống trọn vẹn trong từng giây phút. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…

    Phố cổ Hội An (Việt Nam)
    Phố cổ Hội An (Việt Nam)
    Phố cổ Hội An (Việt Nam)
    Phố cổ Hội An (Việt Nam)
  25. Pháo đài Hwaseong (Hoa Thành) là kết quả rực rỡ nhất của đường lối Silhak (Thực học) cuối triều đại Joseon.Thực học phê phán sự cứng nhắc và hình thức của Nho giáo, đồng thời coi trọng các môn khoa học có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.Học giả bậc nhất của Joseon khi đó là Jeong Yak-yong đã nghiên cứu tài liệu giới thiệu thành trì phương Tây, vận dụng các ưu điểm xây thành Đông Tây, phát minh máy Geojunggi (Cử trọng cơ) và ròng rọc để vận chuyển những tảng đá lớn. Chính nhờ các thiết bị tiên tiến này mà thời gian xây thành đã được rút ngắn từ 10 năm xuống chỉ còn hai năm chín tháng. Pháo đài Hwaseong hội tụ năng lực phòng vệ quân sự tiên tiến. Kiến trúc của Hwaseong vừa tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, vừa mang tính khoa học cao. Bốn cửa thành bên ngoài được xây dựng theo cấu trúc thành kép, với thành chính bên trong được bảo vệ bởi lớp tường thành hình bán nguyệt gọi là Ongseong (Ủng thành) ở bên ngoài.Khu vực đài quan sát hình trụ Gongsimdon (Không Tâm Đôn) được xây bằng đá, chỉ có thể quan sát từ trong ra mà không thể nhìn từ bên ngoài vào, có rất nhiều lỗ châu mai đặt sẵn súng và pháo, đảm bảo có thể vừa phòng thủ vừa tấn công từ trong thành. Không chỉ thế, đá trong thành được xếp theo hình zích zắc, giúp thành thêm kiên cố trước sự tấn công của đạn, pháo từ bên ngoài.


    Sau khi xây dựng Hwaseong (Hoa Thành) như một thành phố đổi mới chuẩn mực, vua Jeongjo đã thí điểm mô hình nông trang quốc doanh phục vụ sản xuất ở bên ngoài thành và lập khu chợ quy mô lớn phục vụ nhu cầu giao dịch trong và ngoài nước ở bên trong thành. Thêm một điểm đặc biệt khi xây Hwaseong, khác với kiểu quân dịch bắt buộc thông thường, vua ban bố chế độ làm bao nhiêu hưởng công bấy nhiêu để huy động lực lượng hỗ trợ từ phía nhân dân. Đây là một điểm mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử xây thành. Đúng như ý nghĩa tên gọi “thành của hoa”, thành Hwaseong có kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện địa hình xung quanh, nối kết hài hòa với suối, với núi, như một phần vốn có của tự nhiên. Toàn bộ quá trình xây dựng thành Hwaseong đã được ghi lại trong Uigwe (Nghi Quỹ). “Hwaseong songyeok uigwe” là cuốn sách ghi lại tỉ mỉ những chi tiết cùng các phần minh họa quá trình xây dựng pháo đài Hwaseong như số lao động được huy động từ khâu thiết kế đến khánh thành, nơi xuất thân của những lao động này, tổng chi phí xây dựng, xuất xứ của loại gỗ và đá sử dụng, các máy móc được sử dụng hay phương pháp xây thành... Thư tịch này được hoàn thiện sau khi xây xong thành, tức vào năm 1801 và vào năm 2007, Hwaseong được UNESCO công nhận là Ký ức thế giới.

    Pháo đài Hwaseong (Hàn Quốc)
    Pháo đài Hwaseong (Hàn Quốc)
    Pháo đài Hwaseong (Hàn Quốc)
    Pháo đài Hwaseong (Hàn Quốc)
  26. Miếu thờ Jongmyo và các khu biệt lập được xây dựng trên khuôn viên hình bầu dục với diện tích 19,4 ha. Bao quanh bởi những ngọn đồi, những ngôi nhà chức năng và miếu thờ chính nằm trong thung lũng. Miếu thời hoàng gia Jongmyo theo UNESCO là miếu Khổng Tử của hoàng gia Nho giáo cổ nhất còn bảo tồn với bố cục không gian độc đáo được bảo quản từ thế kỷ 14 đến nay. Ngôi đền mang cấu trúc biểu tượng truyền tải sự hợp pháp của gia đình hoàng gia, nơi nhà vua đến thăm và tham gia các nghi lễ của tổ tiên để chúc cho sự an toàn và an ninh của nhân dân và nhà nước. Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận đền Jongmyo của Hàn Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1995.Jongmyo là một đền thờ hoàng gia, nơi đặt di hài và lăng tưởng niệm cho các vị vua và hoàng hậu dưới triều đại Joseon. Đền thờ Jongmyo còn có ý nghĩa tôn giáo lớn bởi nó được xây dựng từ quan điểm Nho giáo. Kể từ khi triều đại Joseon bắt đầu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng Nho giáo, các hoạt động chính trị dưới triều đại này cũng có phần mở rộng và thay đổi so với những thời kỳ trước đó. Đền Jongmyo cũng được xây dựng sau khi tư tưởng Nho giáo bắt đầu được áp dụng dưới triều đại Joseon. Đây được mệnh danh là ngôi đền lâu đời nhất của Hoàng Gia Hàn Quốc với giá trị Nho Giáo, vẫn được bảo tồn cho đến nay.


    Truyền thống và nghi lễ của đền Jongmyo được gọi là Jongmyo Jerye vẫn được duy trì kể từ thế kỷ thứ 14 đến nay, mặc dù có một khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1970 đã bị gián đoạn. Nghi lễ này là sự kết hợp giữa các nghi lễ âm nhạc và các điệu nhảy được tổ chức vào những ngày nhất định để tưởng nhớ đến các vị tổ tiên. Nghi lễ này thường được tổ chức 01 lần mỗi năm tại đại sảnh và 02 lần mỗi năm tại Yeongnyeongjeon. Thường là ngày chủ nhật đầu tiên của tháng sẽ được chọn là ngày tổ chức nghi lễ.Tất cả các nghi lễ này đều được ghi chép lại tỉ mỉ trong sổ sách và tài liệu hoàng tộc. Trong nghi lễ này, người tham gia sẽ được nghe và hát những bài hát khen ngợi công đức của nhà vua, những điệu múa truyền thống... Nghi lễ này không chỉ là một phần quan trọng trong lịch sử đền Jongmyo mà còn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Hàn Quốc. Đền Jongmyo có nhiều công trình kiến trúc và mặc dù công trình nào cũng được thiết kế xây dựng với kiến trúc đẹp. Tổng cộng đền Jongmyo có 19 khu vực tưởng niệm là nơi dành riêng cho 49 vị vua và hoàng hậu của hoàng tộc Joseon. Tòa nhà chính trong đền Jongmyo cũng là tòa nhà bằng gỗ dài nhất tại Hàn Quốc cho đến nay. Ngoài ra còn có một ngôi nhà Mangmyoru mang cấu trúc gỗ là nơi cho nhà vua nghỉ ngơi và để tĩnh tâm. Khu lăng mộ Gongmingdang được xây dựng bởi vua Taejo, Hyangdaecheong thời Josseon. Tòa nhà lưu trữ cho các đồ dùng nghi lễ và Jaegung, hội trương chính với hai cánh gà là nơi để vua và các quân thần chờ đợi.

    Miếu thờ hoàng gia Jongmyo (Hàn Quốc)
    Miếu thờ hoàng gia Jongmyo (Hàn Quốc)
    Miếu thờ hoàng gia Jongmyo (Hàn Quốc)
    Miếu thờ hoàng gia Jongmyo (Hàn Quốc)
  27. Tại phía Bắc vùng Tokai ở miền trung Nhật Bản có 2 ngôi làng cổ Shirakawa-go và Gokayama. Theo tiếng Nhật “Shirakawa” có nghĩa là làng của con sông trắng, còn “Gokayama” có nghĩa là năm quả núi. Hai làng này nằm tại vùng Tokai ở miền trung Nhật Bản. Làng Shirakawa-go nằm tại tỉnh Gifu và làng Gokayama nằm tại tỉnh Toyama. Hai ngôi làng này rất nổi tiếng tại Nhật Bản bởi ngững ngôi nhà ở đây đều được xây dựng theo kiến trúc gassho-zukuni. Kiến trúc gassho-zukuni là một phong cách kiến trúc mà các mái nhà được xây bằng mái tranh giống như các bàn tay tham gia cầu nguyện. Tại đây có hơn một trăm căn nhà cổ, tổng cộng 114 mái nhà nằm kề nhau ở chân núi Haku-san ở tỉnh Gifu với dòng Shogawa chảy vắt ngang cùng những cánh đồng lúa. Shirakawa-go (có nghĩa Bạch giang quận cổ) mang trong mình một tinh thần Nhật Bản xưa cũ còn lưu lại đến bây giờ. Những mái nhà nhỏ được gọi theo tên Gassho-zukuri, phong cách Gassho, một kiểu giống như hai bàn tay đang chắp lại cầu khấn, một cách thức trong nghi lễ cầu khấn thần Phật của người Nhật. Shirakawa-go xưa kia từng là nơi tu hành của các bậc ẩn tăng trước khi Phật giáo ở Nhật Bản kết hợp với Mật tông...


    Hình dạng của những mái nhà làng Shirakawa-go đều được lót cỏ tranh, lớp cỏ dày khoảng 50cm. Những mái nhà này mô phỏng hình ảnh những bày tay cầu khấn. Mục đich của việc xây dựng hình ảnh đó vừa mang tính tôn giáo, vừa để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên, bão tuyết. Những ngôi nhà được xây theo hướng Bắc hoặc Nam để tránh gió cấp, mùa Đông thì ấm áp và mùa Hè lại mát mẻ dễ chịu. Các mái nhà ở đây được xây dựng dóc để mưa và tuyết rơi thẳng xuống đất, không đọng lại trên mái nhà. Không phát triển như Làng Shirakawa-go, ở làng Gokayama kém phát triển hơn và cũng không đông bằng Shirakawa-go. Những ngôi làng nông dân trong vùng này nhỏ hơn, tách biệt hơn và có rất ít bóng dáng những ngôi nhà hiện đại. Tại làng Gokayama lại phân cấp thành nhiều lang nhỏ, trong đó làng Suganuma và làng Ainokura được cho là đẹp nhất tại làng Gokayama. Khu làng Suganuma bao gồm làng Suganuma và Gokayama Gassho no Sato. Nhiều ngôi nhà gassho-zukuri ở Suganuma hiện đã trở thành các bảo tàng nhỏ trưng bày hình ảnh cuộc sống thường nhật của nông dân, ngành sản xuất giấy washi và ngành sản xuất thuốc súng đang được duy trì tại nơi này. Ở Gokayama Gassho no Sato, phía bên kia đường hầm vẫn có một số ngôi nhà gassho-zukuri truyền thống được quy hoạch lại làm nơi ở cho các nhóm học sinh, sinh viên các trường học đến ăn ở và trải nghiệm cuộc sống Gokayama.

    Ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama (Nhật Bản)
    Ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama (Nhật Bản)
    Ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama (Nhật Bản)
    Ngôi làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama (Nhật Bản)
  28. Cung điện Potala nằm ở nơi cao nhất thế giới và có tới hàng ngàn pho tượng Phật lớn nhỏ, tọa lạc ở Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Phong cách kiến trúc đồ sộ và xếp lớp phần nào làm quang cảnh nơi đây càng khiến du khách sửng sốt hơn. Chính giữa một khoảng trời đất bao la lại nổi lên một "thành trì" thường chỉ thấy trong những câu truyện cổ. Cung điện Potala được xây dựng vào năm 637, để đánh dấu mốc cuộc hôn nhận của vua Tùng Tán Cán Bố và Công chúa Văn Thành, vị vua vĩ đại này đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và đồ sộ. Cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung cổ và đến thế kỷ XVII mới được trùng tu. Phải mất thêm hơn 50 năm công trình mới hình thành quy mô như ngày nay. Đến thăm quần thể cung điện này, du khách sẽ lần lượt tham quan 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện mùa đông Potala, đền Jokhang và cung điện mùa hè Norbulingka. Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ và đá là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.


    Nằm trên đỉnh Hồng Đồi (Marpori) hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển. Nơi này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Cung điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam và Tây cùng 2 gác lầu, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách, nơi ở của các quan viên, tăng ni.Leo hết con đường bằng đá là tới khu cung thất, nơi này gồm Bạch Cung và Hồng Cung. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây cũng nằm trong Hồng Cung. Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Lúc đó chưa có phương tiện di chuyển, tất cả vật liệu này đều phải dùng lừa và sức người. Tòa nhà lớn có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các Đạt Ma thổi kèn dài 4 m để cầu nguyện.

    Quần thể lịch sử của Cung điện Potala (Tây Tạng)
    Quần thể lịch sử của Cung điện Potala (Tây Tạng)
    Quần thể lịch sử của Cung điện Potala (Tây Tạng)
    Quần thể lịch sử của Cung điện Potala (Tây Tạng)
  29. Các nhà thờ kiểu Baroque của Philippines là một tập hợp của bốn nhà thờ thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha mang kiến trúc Baroque ở Philippines đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1993. Chúng cũng được xếp hạng như là các Kho báu Văn hóa Quốc gia. Có một tập hợp các yếu tố dẫn đến sự hiện diện của các yếu tố Baroque trong kiến trúc của Philippines, đặc biệt là trong kiến trúc nhà thờ. Trong thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha (1521 - 1898), các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã đến Philippines chia sẻ không chỉ tôn giáo mà cả kiến trúc của họ lấy cảm hứng từ quê hương xa xôi. Người Tây Ban Nha mong muốn tạo ra các nhà thờ lâu dài, như một minh chứng cho quyền năng của Thiên Chúa và không coi các cấu trúc nhà thờ hiện tại ở Philippines là nơi thờ cúng thích hợp. Vì hầu hết các nhà truyền giáo Tây Ban Nha không được đào tạo về kiến trúc hoặc kỹ thuật, người dân thị trấn địa phương bao gồm người Philippines và người Hoa, cùng với các tu sĩ Tây Ban Nha sẽ tham gia xây dựng và thiết kế nhà thờ địa phương.


    Sự kết hợp các ý tưởng từ các nhà truyền giáo và người dân địa phương hợp nhất một cách hiệu quả các thiết kế Tây Ban Nha thuộc địa với phong cách phương Đông độc đáo. Thẩm mỹ của nhà thờ cũng được định hình bởi một số vật liệu nhất định và nhu cầu xây dựng lại, nhằm thích ứng với các thảm họa tự nhiên bao gồm hỏa hoạn và động đất, tạo ra một phong cách đôi khi được gọi là Động đất Baroque. Bốn nhà thờ Baroque của Philippines được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vì chúng có ý nghĩa văn hóa quan trọng và ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc trong tương lai ở Philippines. Các nhà thờ thể hiện những đặc điểm nhất định, như một "pháo đài Baroque", chẳng hạn như những bức tường dày và mặt tiền cao mang lại sự bảo vệ khỏi những người diễu hành và thảm họa thiên nhiên. Bốn nhà thờ còn thể hiện phong cách baroque với hình tượng phức tạp và những cảnh chi tiết từ cuộc đời của Chúa Kitô, hợp nhất các giá trị Công giáo truyền thống từ Tây Ban Nha với các yếu tố đảo như lá cọ hoặc các vị thánh bảo trợ mặc trang phục truyền thống được chạm khắc bên cạnh các cảnh trong kinh thánh.

    Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque (Philippines)
    Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque (Philippines)
    Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque (Philippines)
    Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque (Philippines)
  30. Lăng mộ Humayun tọa lạc tại Nizamuddin, phía Đông New Delhi, Ấn Độ, cách trung tâm New Delhi khoảng 20 phút đi xe, được xây dựng dưới sự chỉ đạo của hoàng hậu Hamida Banu Begam vào năm 1572 để tôn vinh người chồng đã mất của bà là hoàng đế Humayun - vị vua thứ 2 của vương triều Mughal. Kiến trúc sư Mirak Mirza Ghiyas và con trai của ông đã thiết kế lên công trình vĩ đại này và phải mất hơn 8 năm mới có thể hoàn thành nó. Đây cũng là một công trình kiến trúc vĩ đại của Ấn Độ, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993 và nằm trong top những tòa nhà đẹp nhất thế giới. Chính vì vậy, nó thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan mỗi năm. Ấn tượng đầu tiên mà công trình kiến trúc này đem đến cho du khách là một khoảng không gian rộng lớn với diện tích lên tới 216.000 m2 và một khu vườn xanh mát được thiết kế theo lối kiến trúc tiêu biểu của Ba Tư là Char Bagh.


    Toàn bộ khuôn viên xanh này được chia làm 4 khu vực tương đương với 4 lối dẫn vào lăng mộ trung tâm. Mỗi một khu vườn nhỏ thì cách nhau bởi các hồ nước trong vắt tượng trưng cho 4 dòng sông: sông nước, sông mật, sông sữa và sông rượu chảy về Jannat trong khu vườn Địa đàng của Hồi giáo. Hơn nữa, bên cạnh những bóng cây cổ thụ cao vút, khuôn viên vườn của khu lăng mộ Humayun còn được trồng rất nhiều các loại cây ăn quả và luộn rôn ràng tiếng chim hót véo von nên đây là nơi lý tưởng để thư giãn, xua tan mệt mỏi sau một hành trình tham quan dài đấy nhé. Bước qua hàng cổng vững chãi, uy nghi và khu vườn xanh mát bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga của kiến trúc lăng mộ trung tâm. Có thể nói, Lăng mộ Humayun là sự pha trộn hài hòa, tinh tế của các yếu tố Ba Tư, kết hợp với phong cách Thổ Nhĩ Kỳ cùng kiến trúc độc đáo của thời đại Mughal và trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo để xây dựng nên biết bao công trình kiến trúc ấn tượng sau này, tiêu biểu như ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng ở Agra, Ấn Độ.

    Lăng mộ Humayun (Ấn Độ)
    Lăng mộ Humayun (Ấn Độ)
    Lăng mộ Humayun (Ấn Độ)
    Lăng mộ Humayun (Ấn Độ)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy