Top 14 Địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hội An

Tạ Nguyệt 134 1 Báo lỗi

“Hội An đất hẹp người đông/Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu”… Đó là câu ca dao ngọt ngào giới thiệu về một mảnh đất yên bình, xinh đẹp gọi mời du khách bốn ... xem thêm...

  1. Đã từ rất lâu chùa Cầu Hội An không chỉ là biểu tượng du lịch của khu phố cổ mà nơi đây như kết tinh cả linh hồn của đất và người Hội An. Chùa Cầu như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, cây cầu vắt qua 400 năm lịch sử đã đi vào tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hội An ngàn năm hoài cổ ấy. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội. Có ai đó đã từng ví, Chùa Cầu là điểm sáng của du lịch Hội An, là tình yêu của kẻ ở, người đi đầy lưu luyến thì quả thực không sai. Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, xung quanh được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử, phảng phất đâu đó nơi góc phố hàng cây chút buồn miên man nhưng vẫn chan chứa niềm tin và hi vọng về tương lai tươi sáng rực rỡ của người dân nơi đây, những con người không ngừng ước mơ và lạc quan về cuộc sống.


    Đến Hội An mà không đi chùa Cầu thì quả là một thiếu sót lớn. Chùa Cầu - một biểu tượng của Hội An, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 đồng Việt Nam. Chùa Cầu hay còn gọi là Cầu Nhật Bản được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI, được ví như linh hồn, hơi thở của người dân phố cổ qua bao nhiêu thăng trầm thời gian. Chùa Cầu với lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều”, bên trên là nhà, dưới lại là cầu. Bên cạnh đó là những họa tiết trang trí tỉ mỉ công phu, là sự kết hợp của phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật và phương Tây. Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá mang giá trị văn hóa, là chứng tích lịch sử, cũng là cây cầu cổ duy nhất tại Hội An còn làm chức vụ điều tiết giao thông cũng như tín ngưỡng của người dân phố cổ. Chùa Cầu cổ kính trầm mặc, nằm yên bình giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại. Nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo bao thăng trầm thời gian và hơn hết cả là ghi dấu sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    ⭐ Địa chỉ: diachi
    ⭐ Điện thoại: dienthoai
    ⭐ Email: email
    ⭐ Website: website
    ⭐ Fancepage: fanpage
    ⭐ Giờ mở cửa: giomocua
    Chùa Cầu
    Chùa Cầu
    Chùa cầu về đêm
    Chùa cầu về đêm

  2. Biển Cửa Đại cách trung tâm Hội An không xa (khoảng 5 km), nằm trong địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một địa điểm du lịch Hội An, nghỉ mát lý tưởng với những resort ven biển đầy đủ tiện nghi được xây dựng thành hệ thống, quy hoạch thân thiện với môi trường. Cửa Đại từng được tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ - Trip Advisor công nhận nằm trong top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á do độc giả bình chọn. Sự yên bình, tĩnh lặng cùng vẻ đẹp được thiên nhiên ưu ái đã giúp biển Cửa Đại luôn nằm trong top những bãi biển đẹp trong khu vực. Biển Cửa Đại là hợp lưu của 3 con sông lớn: sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Biển Cửa Đại với bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, hệ thống resort được xây dựng thân thiện với môi trường, kiến trúc dân dã làng quê được tô điểm làm tăng thêm nét duyên cho nơi đây.


    Đến biển Cửa Đại bạn ngay lập tức sẽ bị ấn tượng bởi những dải cát trắng miên man, bước chân trên dải cát mịn mềm mại cảm giác như bước từng bước đến chốn thiên đường đầy thư thái. Xa xa điểm xuyết vài mái ô lợp cọ đặt ven bờ làm nơi nghỉ ngơi, ngắm biển. Đi dạo trên bãi cát vào sáng sớm ngắm bình minh lên, khung cảnh thiên nhiên thật tuyệt, mọi thứ như lắng đọng lại, gió biển thổi từ ngoài khơi vào làm không khí thêm tươi rói trong ánh ban mai. Phơi mình trên bãi cát dưới ánh nắng êm dịu không chói chang lúc chớm ban mai tạo cho người ta một cảm giác thư thái, yên bình dễ chịu đến lạ thường. Chiều muộn đến bạn có thể diện đồ bơi ra bãi biển thả mình xuống dòng nước mà không lo bị cháy nắng. Vị mặn của nước biển dường như làm mọi thứ xung quanh càng thêm đậm đà đằm thắm từ ánh hoàng hôn đỏ au đến tiếng gió, tiếng sóng vỗ đều rất gần rất đằm thắm. Có cảm giác tất cả hình như đã thân quen với cảnh vật nơi đây lâu lắm rồi.

    Bãi biển Cửa Đại
    Bãi biển Cửa Đại
    Bãi biển Cửa Đại
    Bãi biển Cửa Đại
  3. Nằm gần cửa biển Cửa Đại, sông Thu Bồn, khu du lịch sinh thái Thuận Tình là một ốc đảo có những ngôi nhà nghỉ bằng gỗ ẩn giữa rừng dừa nước bạt ngàn hướng ra sông đón làn gió mát lạnh. Với diện tích đất chừng 2 ha rợp bóng cây dương liễu và vi vút những rừng thông xanh, bạt ngàn dừa nước, Thuận Tình là nơi lý tuởng để tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại vui chơi. Khu du lịch sinh thái Thuận Tình thu hút du khách nhờ nét dân dã, sông nước hữu tình, như một hòn đảo nhỏ xinh vi vút thông xanh và bạt ngàn dừa nước. Đây là nơi thích hợp để tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại vui chơi nhất là vào mùa hè. Với những đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cộng với sự gọt đẽo do chính bàn tay con người làm nên, khu du lịch sinh thái Thuận Tình là một điểm đến lý tưởng của du khách muôn phương khi đến với Hội An.


    Đặc trưng nổi bật của khu du lịch sinh thái Thuận Tình chính là du lịch dã ngoại gắn với thiên nhiên đúng nghĩa du lịch sinh thái với các hoạt động thân thiện với môi trường tự nhiên, thưởng thức các món ăn miền biển như tôm, cá, cua, mực… Đến đây, du khách sẽ được hoà mình giữa cảnh vật thiên nhiên thơ mộng mà còn tận hưởng được những vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. Nơi đây còn vẹn nguyên những rặng dừa nước nguyên sinh, du khách có thể bơi và len lỏi trong đó để nghe tiếng cá quẫy và chim hót của khung cảnh “chim trời cá nước”. Bên những rặng dừa nước xanh tươi, những hàng dương vi vu trong gió, du khách có thể thư thái giong thuyền vọng cảnh hoặc tham gia các trò chơi dân gian, bơi xuồng trên hồ, câu cá, xem múa rối nước, tham quan những mặt hàng thủ công mỹ nghệ trưng bày trong ngôi nhà cổ theo lối kiến trúc của vùng nông thôn Việt Nam.

    Khu du lịch sinh thái Thuận Tình
    Khu du lịch sinh thái Thuận Tình
    Khu du lịch sinh thái Thuận Tình
    Khu du lịch sinh thái Thuận Tình
  4. Chợ Hội An nằm trong lòng phố cổ giữa hai con phố chính Trần Phú và Bạch Đằng, mở cửa mỗi ngày từ sáng đến tối. Bước vào đến chợ, du khách như bước vào một cuộc hành trình khám phá ẩm thực từ những gian hàng bán các loại gia vị đến ẩm thực phẩm tươi sống đến cả những món đặc sản địa phương, vải vóc, quà lưu niệm. Tới đây, du khách sẽ cảm nhận được lối sống bình dị của người dân xứ Hội cả trong tập quán buôn bán. Nụ cười thân thiện của người dân nơi đây mang lại cho du khách một cảm giác rất gần gũi, thân thương. Để đến khi rời đi, ai cũng sẽ nhớ mãi những hình ảnh đẹp về con người xứ Hội. Bên cạnh đó, du khách đừng quên ghé qua khu vực ẩm thực để thưởng thức những món ăn ngon của phố Hội. Màu sắc, mùi hương hấp dẫn của các món ăn, thức uống tại đây chắc chắn sẽ mê hoặc bất kỳ ai. Những cô chủ quán lúc nào cũng nở một nụ cười thân thiện với những câu mời gọi “rặt tiếng Quảng” khiến ai cũng khó mà bước đi.


    Nếu như đến Hội An vào buổi tối bạn đừng quên đặt chân đến chợ đêm Hội An bạn nhé. Nơi đây là địa điểm dạo chơi buổi tối không thể bỏ qua khi du lịch Hội An, chợ đêm trên phố Nguyễn Hoàng là nơi tập trung những điều đậm chất Hội An nhất. Hàng chục quầy hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, và các vật phẩm lưu niệm được bày bán tại đây, trong không gian lung linh, hoài cổ của những ánh đèn lồng đủ màu sắc. Nếu bạn là một người thích sống ảo thì đây là địa điểm tuyệt vời giúp bạn thực hiện điều đó. Với đủ sắc màu và hình dáng của những chiếc đèn lồng nó sẽ khiến bạn như đang lạc vào khu phố cổ của Trung Hoa xưa đó! Đến đây bạn nhớ mua những món quà lưu niệm nhỏ xinh mà đầy ý nghĩa cho người thân của mình bạn nhé!

    Chợ Hội An
    Chợ Hội An
    Chợ đêm Hội An
    Chợ đêm Hội An
  5. Làng rau Trà Quế là một làng rau truyền thống ở TP. Hội An. Làng rau được hình thành cách đây 300 năm, có 220 hộ gia đình làm nghề. Những món ngon nức tiếng Hội An như cao lầu, cơm gà… đều sử dụng rau Trà Quế. Rau Trà Quế được trồng trên đất đai màu mỡ với kỹ thuật nghiêm ngặt. Rau ở đây có trên 20 chủng loại, tuy nhỏ nhưng có mùi hương, tinh dầu cao và tốt cho sức khỏe. Làng rau Trà Quế trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách đặc biệt là khách quốc tế. Hành trình tham quan trải nghiệm làm nông dân Trà Quế khiến du khách có những kỷ niệm khó quên, khám phá được những điều giản dị gần gũi nhưng ấn tượng khó phai.


    Vùng đất trồng rau của làng được hình thành từ cách đây hơn 300 năm, đến ngày nay quy gọn vào khoảng mấy chục héc ta đất vườn và trở thành một trong những nghề chính đem lại nguồn kinh tế cho người dân nơi đây. Rau trồng tại địa điểm du lịch Hội An Trà Quế mỗi loại hợp lại mang đủ 5 vị từ ngọt ngào đến đắng cay và chua chát, điều đặc biệt du khách sẽ được tìm hiểu lí do vì sao rau tại nơi đây lại thơm ngon lạ kì đến vậy qua những người cao tuổi trong làng kể rằng do đất đai nơi đây màu mỡ, bón rau bằng các loại rong lấy từ dưới sông, vì vậy rau có hương vị đặc biệt và luôn tươi mơn mởn mà không hề cần phân bón hoá học.

    Làng rau Trà Quế
    Làng rau Trà Quế
    Làng rau Trà Quế
    Làng rau Trà Quế
  6. Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại 15km, là khu vực được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009. Đây là khu vực với sự đa dạng sinh thái rất lớn, nhiều loài hải sản quý hiếm, các rạn san hô nhiều màu sắc được bảo tồn khiến Cù Lao Chàm trở thành điểm đến lý tưởng với những ai yêu thích sự hoang sơ tự nhiên. Đến với Cù Lao Chàm, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của những bờ cát trắng dài, làn nước biển trong xanh có thể nhìn xuống được tận đáy. Tất cả những điều này cũng đủ để Cù Lao Chàm trở thành một địa điểm dừng chân tuyệt vời cho du khách khi đến với Hội An.


    Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng với những di sản văn hóa lâu đời của người Chăm và người Việt. Nơi đây còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn hải sản. Nơi đây là điểm đến ưa thích của nhiều du khách. Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, du lịch Cù Lao Chàm đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Du lịch Cù Lao Chàm luôn là lựa chọn hàng đầu của hầu hết du khách đến đây. Vậy để thuận tiện hơn mọi người nên tham khảo cho mình một Tour Cù Lao Chàm xuất phát từ Đà Nẵng hoặc Hội An. Sẽ khá là tiết kiệm so với khi các bạn lựa chọn đi du lịch Cù Lao Chàm tự túc.

    Cù Lao Chàm
    Cù Lao Chàm
    Cù Lao Chàm
    Cù Lao Chàm
  7. Khác với sự sôi động của bãi biển Cửa Đại, sự tĩnh lặng của An Bàng chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm ngay từ lần đầu tiên. Nơi đây được ví như “thiên đường thầm lặng” của Hội An. Bãi biển rộng, tràn ngập sắc xanh của trời, của mây nước cùng bãi cát trắng dài như dải lụa. Bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp rất riêng biệt của bãi biển An Bàng, bãi biển rộng với màu sắc xanh của nước biển, của bầu trời làm chủ đạo xen kẽ là màu trắng ngà của bờ cát bát ngát như một tấm lụa mỏng vắt ngang. Nổi bật trên đó là hình ảnh những chiếc thuyền thúng đơn sơ, giản dị của những người dân chài. Không khí trong lành thoáng đãng, yên bình.


    Đến nơi đây, giang hai tay đón hít thở thật sâu để cảm nhận được không khí trong lành tươi mát, vị mặn mòi của hơi gió biển sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái dê chịu giống như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Đến Biển An Bàng chỉ có nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn sẽ như trút bỏ đươc hết mệt nhọc, muộn phiền, lo toan tấp nập của cuộc sống. Chỉ nghĩ đến việc được nằm phơi mình trên những chiếc giường hay chỉ là một chiếc ghế nhỏ xinh, đọc một cuốn sách mình yêu thích, nhâm nhi cốc nước dừa mát lạnh và hòa mình vào tiếng nhạc sôi động cũng đủ khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ rồi. Nào còn chờ đợi gì nữa, xách ba lô lên và đến với Hội An ngay thôi!

    Bãi biển An Bàng
    Bãi biển An Bàng
    Bãi biển An Bàng
    Bãi biển An Bàng
  8. Làng gốm Thanh Hà thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về phía tây. Đây là công viên gốm đầu tiên cũng như lớn nhất tại Việt Nam. Công viên - bảo tàng đất nung có hình dạng của chiếc bàn xoay chuốt gốm gồm hai tòa nhà chính biểu trưng cho hai loại lò nung gốm của Thanh Hà. Điểm hấp dẫn nhất du khách khi đến đây có lẽ là những tác phẩm gốm thu nhỏ mô phỏng các kỳ quan thế giới như nhà hát Opera Sydney, các Kim Tự Tháp, tháp nghiêng Pisa, tượng Nữ thần Tự Do, đền Taj Mahal… và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam nhờ bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân. Công viên đất nung Thanh Hà rộng gần 6.000 m vuông này này lại ít được biết đến hơn các địa chỉ nổi tiếng quen thuộc khác như phố cổ Hội An hay thánh địa Mỹ Sơn. Đây là đem đến một góc nhìn mới lạ cho làng nghề gốm đã có hơn 500 năm nay tại đất Thanh Hà.


    Làng Thanh Hà được hình thành khoảng cuối thế kỷ XV, sau đó phát triển mạnh cùng cảng thị Hội An. Ngày nay, làng gốm độc đáo này đã được xây dựng thành Công viên - Bảo tàng Đất nung Thanh Hà, nơi lưu giữ rất nhiều tác phẩm gốm được chế tác bằng đất nung độc đáo. Từng chi tiết nhỏ ở đây như được thổi hồn bởi các nghệ nhân làng gốm và đất nung. Bước vào nơi này có lẽ ai cũng ngỡ ngàng mà lặng người nhìn ngắm, không gian như được hòa quyện bởi nhiều màu sắc, một sự pha trộn giữa lửa và nước đầy độc đáo. Chuỗi công trình quy mô này được kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên thiết kế và làm chủ bao gồm hai tòa nhà lớn - đại diện cho hai cách làm gốm Thanh Hà truyền thống. Công viên - bảo tàng gốm lớn nhất Việt Nam được xây dựng với kinh phí 22 tỉ đồng này nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây thật sự là một không gian làng nghề truyền thống đặc trưng của dân tộc Chăm. Với màu gạch đỏ au, màu xanh của cây cỏ tô điểm khiến không gian làng gốm thêm phần đặc sắc.

    Công viên đất nung Thanh Hà
    Công viên đất nung Thanh Hà
    Công viên đất nung Thanh Hà
    Công viên đất nung Thanh Hà
  9. Các hội quán tại phố cổ Hội An chính là đại diện cho sự cổ kính được xây dựng vởi những người Hoa cũ. Tại Hội An có đến 5 hội quán nhưng có 3 hội quán tiêu biểu là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Hội quán Triều Châu tại số 92B Nguyễn Duy Hiệu nổi bật bởi nét cổ xưa được giữ nguyên trạng đến ngày nay. Tại đây có những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ bắt mắt cũng như bộ khung gỗ được chạm khắc tinh xảo mang giá trị thiết kế của một lối kiến trúc cổ kính. Hội quán Quảng Đông tọa lạc tại 176 Trần Phú, mang vẻ đẹp vững chai được đúc kết từ chất liệu gỗ, đá. Hiện nay có rất nhiều du khách đến đây thăm quan nhất là các ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công…


    Hội quán Phúc Kiến có địa chỉ số 46 đường Trần Phú. Từ xa xưa, tiền thân của địa điểm du lịch này là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An năm 1697. Theo một số tài liệu chính thống, Hội quán Phúc Kiến Hội An được xây dựng từ năm 1697, với mục đích là để thờ thần sông nước, con cái, tiền của, cầu mong mưa thuận gó hòa. Đến nay, hội quán trở thành nơi hội hop của những người Phúc Kiến, đến vùng đất Hội An để sinh sống, lập nghiệp. Về lịch sử hình thành, vào khoảng năm 1649, 1650, tại đất nước Trung Quốc đã xảy ra một dấu mốc lớn. Nhà Thanh với thế lực hùng mạnh, đã đem quân tiêu diệt nhà Minh, từ đó lập ra triều đại Mãn Thanh. Do không chịu khuất phục, nhiều tướng lĩnh của nhà Minh đã nổi dậy, dành lại vị thế. Tuy nhiên, vì đội quân yếu ớt, không thể phản công, họ đã phải cùng với gia đình của bạn đi theo những con tàu ngược hướng về phía vùng Đông Nam Á.

    Hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Đông, hội quán Phúc Kiến
    Hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Đông, hội quán Phúc Kiến
    Hội quán Phúc Kiến
    Hội quán Phúc Kiến
  10. Chùa Pháp Bảo nằm ở vị trí trung tâm đô thị cổ Hội An nên đường đón rất nhiều Phật tử cũng như du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, lễ bái. Du khách đến ghé thăm địa điểm này đều nhận thấy cách bày trí điện Phật rất tôn nghiêm, kiến trúc chùa đã được Thượng tọa Thích Hạnh Niệm đại trùng tu năm 2000. Ngày ngày, chùa đều mở cửa nghênh đón vô vàn du khách đến lễ bái cầu nguyện, học đạo tu hành, cầu an cầu siêu, các khóa thiền, thành hôn, tu bát quan trai, lớp giáo lý… Hiệu chùa Pháp Bảo có từ năm 1981. Chùa ở vùng dân cư bị hội đồng thành phố cấm sinh hoạt từ năm 1982, chùa xin triển hạn để tim địa điểm mới. Sở hữu 5000m2 đất của Bộ Gia Cư tại vùng Bonnyrigg đã được cho thuê với giá tượng trưng để chính thức hình thành ngôi tự viện Pháp Bảo từ năm 1984 tại miền Tây Sydney.


    Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, phía trước đặt tượng đức Phật A Di Đà và tượng Bồ tát Di Lặc. Án thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Chùa được Thượng tọa Thích Hạnh Niệm tổ chức đại trùng tu vào năm 2000. Chùa hiện đặt văn phòng Ban đại diện Phật giáo thị xã Hội An. Chùa nằm ở vị trí trung tâm đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới - nên thường đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái. Chùa mở cửa mỗi ngày tiếp đón khách thập phương lễ bái cầu nguyện, học đạo tu hành với những lễ cầu an cầu siêu, thành hôn, khoá thiền, tu bát quan trai, lớp giáo lý... Đặc biệt từ 3 năm nay mỗi năm chùa có tổ chức khóa tu gieo duyên một tháng để những ai mến nếp sống thanh tịnh của thiền môn đều có thể tham dự tập sự sống đời xuất gia vào dịp nghỉ cuối năm.

    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
  11. Đến Hội An bạn đừng bỏ qua địa điểm Rừng Dừa Bảy Mẫu này bạn nhé. Bởi vì nó thật sự hấp dẫn du khách mỗi khi đặt chân tới đây. Có 2 cách để tới đây, từ phố cổ Hội An bạn có thể đi đến đây bằng đường bộ hay đường sông đều được. Nếu đi thuyền thì xuất phát từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, ở ngay gần chợ Hội An thôi, bạn sẽ theo dòng chảy sông Hoài xuôi về hướng Đông, đi khoảng 5 cây số là tới. Còn nếu đi đường bộ thì bạn chạy xe theo tuyến đường Trần Phú, đi thẳng Nguyễn Duy Hiệu, thấy ngã tư thì rẽ phải vào đường Trần Nhân Tông, đi thêm khoảng 4km nữa là Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh đã hiện ra trước mắt bạn. Được ví như “miền Tây trong lòng Hội An”, bạn thực sẽ có một trải nghiệm hết sức thú vị cho chuyến đi Rừng dừa Bảy Mẫu này với những gì thiên nhiên mang lại, với con người thân thiện, bạn sẽ thích thú khi xem người dân trổ tài trên thuyền thúng, những món quà lưu niệm tuy nhỏ nhưng ấm lòng, hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người Hội An nói riêng và Việt Nam ta nói chung. Cùng lên lịch cho chuyến hành trình khám phá xứ Quảng ngay và luôn, bạn nhé!


    Nơi đây vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành căn cứ địa cách mạng, giúp quân ta đấu tranh chiến thắng được kẻ thù với rất nhiều chiến công hiển hách. Lực lượng du kích địa phương đã nhờ vào địa hình kín đáo, nhiều chỗ dễ lẩn khuất để tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, kể cả những khi lực lượng quân ta quá mỏng nhưng quân địch lại rất nhiều mà ta vẫn đánh bại những trận càn của địch, địch còn trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn ta, có pháo binh, không quân chiến đấu nhưng vẫn không thể làm ta thua trận. Có thể kể đến trận đánh tiêu biểu vào năm 1948, bộ binh của thực dân Pháp với sự yểm trợ của xe tăng, tấn công vào Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An nhằm tiêu diệt hết lực lượng vũ trang của ta. Nhưng không hề sợ hãi, lực lượng du kích địa phương nhờ quen thuộc địa hình, đã tổ chức đánh bí mật, bám sát địch, ta ném lựu đạn vào thùng xe làm cho bọn địch vô cùng hoảng sợ, phải bỏ dở trận càn mà quay đầu rút về Hội An.

    Mênh mông sông nước
    Mênh mông sông nước
    Rừng Dừa Bảy Mẫu
    Rừng Dừa Bảy Mẫu
  12. Về Hội An bạn nhớ ghé thăm làng mộc Kim Bồng trăm tuổi bạn nhé! Làng nghề nằm đối diện khu phố cổ Hội An nên chỉ mất khoảng 10 phút để bạn có thể tới được đây. Di chuyền bằng đò từ bến đò phố cổ đi về phía Nam, đoạn đường Bạch Đằng ven sông rồi đi tuyến đò Hội An - Cẩm Kim. Khi đò đã tới bến, bạn đi bộ thêm đoạn ngắn nữa là thấy thấp thoáng làng Mộc Kim Bồng hiện ra trước mắt. Khi bạn bước chân đến đâu âm thanh đầu tiên bạn nghe thấy đó là những tiếng đục, cốc cốc, keng keng. Đây là thứ trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Bạn có thể ghé đến thăm xưởng mộc với vô vàn những hiện vật đặc sắc như: Chiếc đinh hương chạm khắc 1000 con rồng bằng cây tre hoá hay hình ảnh Chùa cầu Hội An được đúc bởi đôi tay khéo léo của người dân Kim Bồng mà không thể lẫn với làng nghề truyền thống nào khác.


    Làng Mộc Kim Bồng bắt đầu tập trung vào nghề mộc từ thế kỷ 16. Bởi vậy mà nơi đây nổi tiếng với nhiều sản phẩm đồ gia dụng, thuyền và dựng đền chùa. Không những vậy, nơi đây còn là điểm đến của nhiều các thương nhân trong nước và các quốc gia khác. Du khách bước chân đến xứ mộc này thường xuyên nghe thấy những tiếng đục, cốc cốc, keng keng. Đây là thứ trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Hình ảnh những nghệ nhân với sự khéo léo, tinh xảo đang cần mẫn đục, khoan để tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị văn hoá cao. Du khách có thể ghé đến thăm xưởng mộc với vô vàn những hiện vật đặc sắc như: Chiếc đinh hương chạm khắc 1000 con rồng bằng cây tre hoá hay hình ảnh Chùa cầu Hội An được đúc bởi đôi tay khéo léo của người dân Kim Bồng mà không thể lẫn với làng nghề truyền thống nào khác.

    Tiếng đục đẽo trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây
    Tiếng đục đẽo trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây
    Làng Mộc Kim Bồng
    Làng Mộc Kim Bồng
  13. Đến với Hội An một địa điểm nữa bạn không nên bỏ qua đó là Bảo tàng Precious Heritage của Réhahn. Đây là bảo tàng riêng trưng bày những bức chân dung mà nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn đã ghi lại trên hành khám phá Việt Nam của mình. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về con người được thể hiện chân thực dưới ống kính đầy nghệ thuật. Mục đích của bảo tàng trưng bày là để cho du khách trải nghiệm và hồi tưởng lại các bước của nhiếp ảnh gia, tiết lộ một số bí ẩn mà đất nước này đã cung cấp. Đã gặp 45 trong số 54 dân tộc, nhiệm vụ của Réhahn là mang họ đến gần hơn. Theo ông, càng phát hiện ra Việt Nam, ông càng khám phá ra một di sản văn hóa vượt ra khỏi trí tưởng tượng. Bằng cách chọn một chút ngôn ngữ và đi du lịch bằng xe máy, anh ấy đã đến thăm những nhóm này, và anh ấy đã nhận ra rằng một số con số và truyền thống của họ đang giảm nhanh.


    Nhiều du khách khi ngang qua số 26 đường Phan Bội Châu, TP Hội An (Quảng Nam) bị lôi cuốn bởi không gian Di sản vô giá. Ngôi nhà cổ 2 tầng, tầng 1 tác giả trưng bày 200 bức ảnh đặc sắc về vẻ đẹp con người, trong đó chủ đạo là tác phẩm về phụ nữ Việt - những người mẹ, trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số. Phần thứ 2 là bộ sưu tập hình ảnh Di sản quý giá trưng bày 35 bộ trang phục truyền thống, câu chuyện và các hiện vật liên quan đến đời sống và văn hóa của các dân tộc Việt dọc 3 miền Bắc - Trung - Nam. Réhahn chia sẻ, cuộc sống hiện đại khiến con người đang chạy theo những giá trị mới thiên về vật chất mà đôi khi quên mất đi những nét văn hóa truyền thống. Có những giá trị về văn hóa đang bị mai một dần. Và hành trình tìm kiếm để có được những bức ảnh và trang phục truyền thống trong bảo tàng này cũng không phải điều dễ dàng.

    Bảo tàng Precious Heritage
    Bảo tàng Precious Heritage
    Bảo tàng Precious Heritage của Réhahn ở Hội An
    Bảo tàng Precious Heritage của Réhahn ở Hội An
  14. Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. Không chỉ vậy, dòng sông nhỏ hiền hòa này còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội. Nghề chính của họ là chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan. Một ngày trên sông thường bắt đầu từ sáng sớm. Chính vì nhu cầu muốn ngắm bình minh, nhiều đoàn khách thường tới bến thuyền từ sớm. Do vậy, người dân nơi đây phải chuẩn bị trước, khi có khách là sẵn sàng lên đường. Điểm hấp dẫn nơi đây là các con thuyền đều không sử dụng động cơ máy. Điều này khiến du khách được cảm nhận rõ rệt nhất về sự cổ kính và nét giản dị, gần gũi.


    Hội An thật hấp dẫn, hấp dẫn trong mọi khía cạnh và sông Hoài là một trong những nơi tuyệt vời để du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp phố Hội ở một góc độ khác. Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. Ngồi trên con thuyền nhỏ lướt êm đềm qua những dãy phố, làng nghề ngắm cuộc sống yên bình hai bên bờ sông là một trải nghiệm thú vị. Những người lái thuyền ở đây gần như làm việc cả ngày. Buổi sáng là lúc bình minh lên trên thành phố xinh đẹp, nhiều du khách thường cố gắng đến đây từ sáng sớm để chiêm ngưỡng cảnh đẹp này trong một buổi sáng trong lành. Ban ngày, những mái trèo khua trên mặt nước in bóng phố cổ yên bình thì ban đêm là những dãy đèn lồng đỏ soi bóng xuống dòng sông.

    Hãy đến Sông Hoài lúc sáng sớm và chạng vạng tối bạn nhé
    Hãy đến Sông Hoài lúc sáng sớm và chạng vạng tối bạn nhé
    Sông Hoài
    Sông Hoài



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy