Top 7 Điều cần biết nhất về ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý đang ngày càng phổ biến ở nam giới. Bệnh không quá nguy hiểm đối với tính mạng nhưng có thể biến chứng lây lan sang các ... xem thêm...cơ quan khác trên cơ thể thậm chí dẫn tới tử vong. Đây là một bệnh lý xảy ra ở nam giới, bệnh nhân mắc bệnh thường ở độ tuổi trung niên trở đi. Trên thế giới Châu Mỹ và Châu Âu đứng đầu về tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và thấp nhất ở Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á. Ở nước ta, ung thư tiền liệt tuyến được xếp thứ 10 trong danh sách những bệnh ung thư thường gặp. Theo thống kê của Sở Y tế thì mỗi năm cả nước có khoảng 1.300 trường hợp mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và số lượng tử vong khoảng 2/3 tức là xấp xỉ 800 – 900 người. Do sự phát triển chậm của bệnh cùng với sự thiếu hiểu biết của người dân khiến cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt trở thành một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng. Trang bị kiến thức về căn bệnh này là quan trọng và cần thiết. Cùng toplist tìm hiểu những điều cần biết nhất về ung thư tuyến tiền liệt nhé.
-
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?.
Chỉ có nam giới có tuyến tiền liệt. Đó là một hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già. Nó bao quanh niệu đạo,tức ống dẫn nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch thoát ra. Hạch tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó sản xuất phần lớn chất nhờn tạo tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng. Tuyến tiền liệt cần hóc môn nam testosterone để tăng trưởng và phát triển. Tuyến tiền liệt thường được miêu tả lớn cỡ hạt dẻ và thường lớn ra khi ngưòi đàn ông già đi. Đôi khi điều này có thể gây ra vấn đề chẳng hạn như đi tiểu khó khăn. Những vấn đề này thường gặp ở người lớn tuổi và không phải lúc nào cũng là triệu chứng hay dấu hiệu của ung thư.
Ung thư tuyền tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát được và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể. Ung thư tuyến tiền liệt thường là một bệnh phát triển chậm và đa số đàn ông mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt mức nhẹ sống nhiều năm không có triệu chứng và bệnh không lan ra và không đe dọa mạng sống. Tuy nhiên bệnh mức nặng lan ra nhanh chóng và có thể gây tử vong. Xử trí thích hợp là điều then chốt.
-
Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt
Tìm hiểu về các giai đoạn của ung thư, sẽ cho chúng ta biết kích thước của khối u, vị trí, mức độ lay rộng của ung thư, từ đó sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn I: Ung thư được phát hiện chỉ ở tuyến tiền liệt, thường là trong một thủ tục y tế. Nó không thể được cảm nhận trong DRE hoặc nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Một bệnh ung thư giai đoạn I thường được tạo thành từ các tế bào trông giống như các tế bào khỏe mạnh và có khả năng tăng trưởng chậm chạp. Mô ung thư trông giống như mô tuyến tiền liệt bình thường. Không phát hiện khối u qua thăm trực tràng. Thường phát hiện thấy khi phẫu thuật một tuyến tiền liệt phì đại. Những bệnh nhân trẻ và sức khỏe tốt có thể xem xét các phương pháp điều trị sau: Theo dõi khối u; Phẫu thuật để loại bỏ tuyến tiền liệt tận gốc; Xạ trị (xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị áp sát).
- Giai đoạn II: Giai đoạn IIA và IIB: Giai đoạn này khối u quá nhỏ để có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Hoặc, khối u lớn hơn một chút, có thể được cảm nhận trong một DRE. Ung thư đã không lan ra ngoài tuyến tiền liệt, nhưng các tế bào thường bất thường hơn và có thể có xu hướng phát triển nhanh hơn. Nó không lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa. Khối u lớn hơn giai đoạn I và có thể khám thấy qua thăm trực tràng. U chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Thường phát hiện qua sinh thiết khi bạn tăng PSA. Lựa chọn điều trị bao gồm: Loại bỏ tuyến tiền liệt triệt để bằng cách cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu và đôi khi sử dụng liệu pháp hoóc môn; Bức xạ bên ngoài; Xạ trị áp sát và bức xạ bên ngoài kết hợp; Bức xạ cũng có thể kết hợp với 3-6 tháng điều trị hoóc môn.
- Giai đoạn III: Ung thư xâm lấn các mô xung quanh. Ung thư đã lan rộng ra ngoài các lớp ngoài của tuyến tiền liệt vào các mô lân cận. Nó cũng có thể lây lan sang các túi tinh. Lựa chọn điều trị trong giai đoạn này bao gồm: Bức xạ bên ngoài kết hợp với liệu pháp hoóc môn; Tiếp tục theo dõi khối u mà không điều trị ngay; Có thể cắt bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu, hoặc dùng liệu pháp hoóc môn.
- Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác như bàng quang, trực tràng, hoặc cơ quan xa như xương, gan, phổi. Phương pháp điều trị cho giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ, nhằm kéo dài tuổi thọ và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.Trên đây là các giai đoạn của bệnh ung thư tiền liệt tuyến mà bạn cần nắm được để biết bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào, đã di căn chưa, để điều trị bệnh cho phù hợp và hiệu quả.
-
Một số phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ thường thử máu và/hay khám cơ thể để kiểm soát tình hình sức khỏe của tuyến tiền liệt. Các phương pháp được áp dụng để chẩn đoán căn bệnh nguy hiểm này bao gồm:
- Thăm khám trực tràng bằng ngón tay: Thăm khám trực tràng bằng ngón tay là biện pháp được sử dụng để phát hiện bệnh. Whitmore 1956, là người đầu tiên sử dụng khái niệm “sờ thấy được bằng đầu ngón tay” đối với UTTTL. Jewett 1956, công bố tỷ lệ UTTTL 50% khi sinh thiết TTL đối với những trường hợp nghi vấn khi thăm trực tràng, gần 10 năm sau tác giả là người đầu tiên phân loại giai đoạn UTTTL dựa vào thăm khám trực tràng. Thăm trực tràng là một phương pháp khám đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, tuy vậy có nhiều nguyên nhân làm cho độ nhậy chẩn đoán không cao.
- Siêu âm: Siêu âm là biện pháp chẩn đoán có giá trị đối với ung thư tuyến tiền liệt, siêu âm hỗ trợ quan trọng cho thăm khám lâm sàng, do đó cần có những người chuyên sâu về siêu âm tiết niệu làm chẩn đoán. Ở các nước phát triển, khi đi sâu nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán, đã cho thấy siêu âm qua trực tràng có khả năng phát hiện được các khối ung thư tuyến tiền liệt có thể tích 2 - 4mm.
- Siêu âm trên xương mu: Siêu âm trên xương mu cho phép đánh giá những ảnh hưởng của đối với ung thư tuyến tiền liệt đường tiết niệu trên, đặc biệt giai đoạn muộn của bệnh. Có thể thấy thành bàng quang giãn mỏng, hay viêm dày, niệu quản bể thận giãn ứ nước do u chèn ép. Qua siêu âm có thể đánh giá được các tổn thương khác như hạch chậu, mức độ xâm lấn u vào bàng quang, ngoài ra có thể đo kích thước tuyến tiền liệt. Nhược điểm của siêu âm trên xương mu là sử dụng đầu dò tần số thấp, khi siêu âm bị giới hạn bởi xương mu, không quan sát trực tiếp được tuyến tiền liệt, do vậy không cho được những hình ảnh rõ nét.
- Siêu âm qua trực tràng: Từ những năm 1968, Watanabe đã lần đầu tiên sử dụng siêu âm qua trực tràng mô tả hình ảnh về tuyến tiền liệt. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng từ giữa thập niên 80. Siêu âm qua trực tràng sử dụng đầu dò tần số cao 5 - 7MHz nên cho hình ảnh rõ nét hơn so với siêu âm trên xương mu, có thể phát hiện được UT có đường kính 2-4 mm, đồng thời giúp sinh thiết chính xác hơn nhờ có thiết bị định vị đi kèm với đầu dò.
- Sinh thiết tuyến tiền liệt: Sinh thiết TTL đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm, điều trị, tiên lượng UTTTL. Sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng có độ chính xác cao. Số mẫu sinh thiết dương tính tỷ lệ mức độ phát triển u.
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, PET Scan, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, XQ xương, chụp thận thuốc tĩnh mạch, được coi là những phương pháp xác định giai đoạn phát triển của UTTTL.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của chẩn đoán hình ảnh, CT xoắn ốc ra đời, từ năm 1990 với 1 đầu chụp, quay 3600, chụp nhanh, hình ảnh 3 chiều rõ nét, đến nay đã cải tiến thêm 64 320 đầu chụp, nâng số hình ảnh chụp trong 1 giây lên đáng kể, trở thành 1 biện pháp chẩn đoán hình ảnh lý tưởng trong xác định xâm lấn u, di căn hạch, phân bố mạch máu giúp cho định hướng đường hướng xử trí.
- Xạ hình xương (Scintigraphy osseuse): Xạ hình xương có độ nhạy cao trong chẩn đoán di căn xương. Xạ hình xương cần được phối hợp với khám xương để chẩn đoán phân biệt với các triệu chứng đau xương khác như viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm... Xạ hình xương dương tính không đặc hiệu riêng cho UTTTL, kết quả xạ hình xương âm tính rất có giá trị trong đánh giá trước và sau điều trị.
- PET Scan (positron emission tomography): PET Scan là phương pháp xác định giai đoạn bệnh hiện đại dựa trên các hình ảnh cắt lớp được chụp sau khi tiêm các hoạt chất phóng xạ như 18 - Fluoro - Deoxy Glucose (FDG). Các chất phóng xạ này sẽ tích tụ lại những nơi tăng chuyển hoá glycolyse do UT. Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng phát hiện di căn sớm.
Với sự gia tăng của UTTTL trong một xã hội công nghiệp phát triển thì sự lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giảm bớt chi phí y tế một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng. Các nhà tiết niệu phải là người cung cấp cho bệnh nhân thông tin về mức độ bệnh, các phương pháp điều trị cùng chỉ định của nó, tránh chẩn đoán quá dẫn đến điều trị quá.
-
Dấu hiệu bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Những biểu hiện lâm sàng để có thể chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến rất đa dạng. Nếu những dấu hiệu về đường niệu là những dấu hiệu hàng đầu thì trên thực tế lại không phải như vậy. Trong nhiều trường hợp những biểu hiện gây nên bởi di căn lại là những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, trong khi những dấu hiệu đường niệu tại chỗ lại làm cho bệnh nhân không chú ý, vì những biểu hiện đó tiến triển âm thầm, kín đáo, hoặc biểu hiện ra ngoài nhưng bị coi nhẹ. Bạn nên tham khảo những dấu hiệu dưới đây để có biện pháp điều trị, khám chữa sớm nếu mắc phải.
- Tiểu tiện khó khăn: Tình trạng bạn buồn tiểu nhưng không thể đi được hoặc đang đi bị dừng lại đột ngột, hoặc cũng có thể đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Tiền liệt tuyến có vị trí bao quanh niệu đạo, vì vậy khi xuất hiện một khối u nào dù là rất nhỏ cũng có thể gây ra các trở ngại mỗi khi đi tiểu hoặc xuất tinh. Phì đại tiền liệt tuyến cũng gây ra các triệu chứng như trên.
- Đau mỗi khi đi tiểu: Do có khối u ở tiền liệt tuyến chèn ép lên niệu đạo nên mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể gặp khi nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu: Tuy dấu hiệu này ít phổ biến hơn, nhưng khi xuất hiện triệu chứng này cần đi khám nam khoa ngay. Máu trong nước tiểu đôi khi chỉ là một vệt màu hồng nhạt. Một số bệnh lý khác như viêm nhiễm đường tiết niệu cũng có thể gây ra hiện tượng này, do đó bạn phải thực hiện các xét nghiệm để chuẩn đoán phân biệt với bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Khó duy trì sự cương cứng: Khi có khối u tiền liệt tuyến có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến dương vật để giúp cương cứng. Tiền liệt tuyến phì đại cũng gây ra triệu chứng này. Vì vậy, nên đến các trung tâm y tế kiểm tra để yên tâm hơn về sức khỏe của mình.
- Máu trong tinh dịch: Dấu hiệu này thường không được chú ý. Lượng máu chỉ đủ để làm cho tinh dịch hơi hồng hoặc có vệt máu.
- Đau ở lưng, hông, đùi trên thường xuyên: Đau ở lưng, xương chậu và hông là triệu chứng phổ biến của chứng bệnh này. Một cách để phân biệt loại đau với đau thần kinh tọa và đau lưng thấp là nó có thể cảm thấy như một cơn đau âm ỉ. Lời khuyên của bác sĩ, khi có các triệu chứng đau lưng và đau hông mà không rõ nguyên nhân cần nên đến các trung tâm y tế để khám.
- Chứng tiểu đêm: Triệu chứng này không được quý ông để ý, nhưng cũng là một dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn hai lần thì hãy đi khám ngay, có thể bạn mắc ung thư tiền liệt tuyến.
- Tiểu rắt: Một vài quý ông bị rò rỉ nước tiểu không thể tự chủ. Triệu chứng này không mấy phổ biến nhưng cũng đáng lưu ý.Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu trên đây, nam giới cần nhanh chóng thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến nhằm điều trị hiệu quả hơn.
-
Yếu tố nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh mà khối u xuất phát từ tuyến tiền liệt ở nam giới, đây là bệnh lý ung thư phổ biến ở phái mạnh. Cũng giống như các loại ung thư khác, đến nay nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt vẫn là một ẩn số. Nguồn gen, hoormon, độc tố từ môi trường, bức xạ…có liên quan mật thiết đến nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến.
Những đột biến gen gây ra bởi yếu tố nội sinh trong cơ thể hoặc do tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình phân chia của tế bào tuyến tiền liệt. Các tế bào bất thường này phân chia vô tổ chức và tạo nên những khối u xâm lấn tuyến tiền liệt. Đến giai đoạn tiếp theo của bệnh ung thư tuyến tiền liệt các tế bào bắt đầu di căn đến các bộ phận lân cận của tuyến tiền liệt và xâm lấn toàn cơ thể.Tuy không xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến nhưng có những khuyến cáo về nguy cơ cũng như yếu tố liên quan đến căn bệnh này ở nam giới:
- Tuổi tác: Các bệnh về tiền liệt tuyến như viêm, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến đều liên quan đến tuổi tác. Đa phần ung thư tiền liệt tuyến xảy ra ở nam giới tuổi tứ tuần khoảng 75 tuổi thì tỷ lệ ung thư là 1/7 nam giới, đến 85 tuổi thì tỷ lệ này tăng lên 1/5. Ung thư tuyến tiền liệt nguyên nhân xảy ra ở lứa tuổi này là do sự thay đổi của hoormon sinh dục ở nam giới.
- Béo phì: Chất béo kích thích tăng sản xuất hoormon Testosteron. Mức testosteron cao có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát ung thư tiền liệt tuyến ban đầu.
- Tiền sử gia đình: Như đã nói về cơ chế gây ung thư tiền liệt tuyến thì yếu tố gen đóng vai trò rất lớn về nguyên nhân bị ung thư tiền liệt tuyến. Khi bạn có thân nhân là nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến thì nguy cơ bạn mắc bệnh khá cao. Khi bạn có nhiều người thân hay có những người thân càng có mối quan hệ huyết thống càng gần gũi thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
- Chủng tộc: Yếu tố này cũng chưa được nghiên cứu rõ nhưng theo hiệp hội Y khoa Hoa Kì thì người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hơn và tỷ lệ chết do bệnh này cũng lớn hơn.
- Chế độ ăn uống: Theo khuyến cáo của bệnh viện K Trung Ương khoảng 50% nguyên nhân ung thư đến từ việc ăn uống. Vì thế ung thư tiền liệt tuyến nguyên nhân có liên quan đến chế độ ăn. Một chế độ ăn nhiều thịt đỏ, sữa và các sản phẩm giàu chất béo có hại có liên quan mật thiết đến khởi phát ung thư tuyến tiền liệt.
- Lối sống: Lối sống có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành ung thư nói chung và ung thư tiền liệt tuyến nói riêng.
-
Điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Dựa vào tình trạng bệnh của từng người, ví dụ như tình trạng di căn của khối u, độ mô học, nồng độ PSA trong máu, tuổi và sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho các phương pháp điều trị khác nhau.
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm. Bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ tiền liệt tuyến (gọi là phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến triệt để) hay chỉ cắt bỏ một phần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng một kỹ thuật mới được gọi là phẫu thuật giữ lại dây thần kinh. Loại phẫu thuật này có thể giữ lại những dây thần kinh điều khiển sự cương dương vật.Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh phát hiện ra tế bào ung thư trong hạch thì có khả năng bệnh đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu ung thư tiền liệt tuyến chưa lan vào hạch, bác sĩ có thể cắt bỏ tuyến tiền liệt. Nếu ung thư đã lan vào hạch, tiền liệt tuyến có thể không được cắt bỏ nhưng bác sĩ có thể gợi ý các phương pháp điều trị khác.
Xạ trị: Tia xạ trị liệu (còn được gọi là liệu pháp phóng xạ) là cách điều trị có sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Giống như phẫu thuật, tia xạ trị liệu là một phương pháp điều trị tại chỗ, nó chỉ ảnh hưởng tới những tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Đối với ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm, tia xạ có thể được dùng thay cho phẫu thuật hoặc được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt tất cả tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị. Ở giai đoạn muộn nó có thể được sử dụng để giảm đau hay làm nhẹ các triệu chứng khác.Tia phóng xạ có thể do một máy chiếu trực tiếp vào cơ thể (chiếu xạ ngoài) hay nó có thể phát ra từ những hạt phóng xạ nhỏ đặt ở bên trong hay gần khối u (chiếu xạ trong hay chiếu xạ áp sát). Bệnh nhân có những khối u nhỏ thường được điều trị bằng hạt phóng xạ trong đơn độc. Một số bệnh nhân được điều trị bằng cả chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài. Đối với chiếu xạ ngoài, bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện hoặc phòng khám 5 ngày mỗi tuần trong vài tuần. Bệnh nhân có thể nằm viện trong một thời gian ngắn khi mang nguồn xạ trong cơ thể.
Liệu pháp hoóc môn: Phương pháp này được gọi là phương pháp điều trị toàn thân bởi nó tác dụng lên toàn bộ các tế bào ung thư trong cơ thể và được sử dụng để điều trị ung thư đã lan. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để phòng ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật hay sau điều trị bằng tia phóng xạ. Có một vài dạng hoóc môn liệu pháp đựơc sử dụng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến:
- Cắt bỏ tinh hoàn là phẫu thuật nhằm lấy đi nguồn sản xuất chính của hoóc môn sinh dục nam.
- Những loại thuốc gây bài tiết hoóc môn giải phóng hoóc môn tạo hoàng thể (LH-RH) có thể ngăn chặn tinh hoàn sản xuất Testosteron.
- Những loại thuốc kháng các Androgen có thể ngăn cản hoạt động của hoóc môn nam.
- Những loại thuốc có thể ngăn chặn tuyến thượng thận sản xuất Androgen bao gồm Ketoconazol và Aminoglutethimid. Ung thư tiền liệt tuyến khi đã lan sang các bộ phận khác có thể kiểm soát được bằng liệu pháp hoóc môn trong một thời gian, thường là trong vài năm. Tuy nhiên, cuối cùng thì phần lớn các khối ung thư tiền liệt tuyến vẫn có thể phát triển khi không có hoặc có rất ít hoóc môn nam. Khi điều này xảy ra, liệu pháp hoóc môn không còn hiệu quả nữa và bác sĩ có thể gợi ý các dạng điều trị đang được nghiên cứu khác.
- Điều trị nội tiết: Điều trị nội tiết nhằm mục đích loại bỏ Androgen là yếu tố kích thích sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Các phương thức bao gồm cắt bỏ tinh hoàn hai bên và dùng thuốc kháng Androgen, có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, sau khi đã cắt bỏ tinh hoàn, và có thể điều trị lâu dài.
- Điều trị hóa chất: Chỉ định cho các trường hợp thất bại với điều trị nội tiết. Nói chung phương pháp này ít được áp dụng vì tính hiệu quả không cao.
-
Cách phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt
Hiểu rõ được nguyên nhân cũng như các yêu tố nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến sẽ giúp bạn có biện pháp ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến ngay từ khi còn trẻ:
- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò..., ít chất béo, nhiều rau xanh, hoa quả và chất xơ sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt nguồn thực phẩm sạch, không có tồn dư chất bảo vệ thực vật là điểm cần chú ý khi xây dựng thực đơn hàng ngày. Uống nhiều nước cũng giúp bạn đào thải nhiều độc tố trong cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn: Sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh đến từ tập luyện. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động, tập hít thở không khí trong lành giúp các khối cơ được tập luyện cũng như các tế bào cơ thể được bảo vệ chống ung thư. Các môn thể thao lành mạnh vừa sức được khuyến cáo cho nam giới vận động hàng ngày bất kì tuổi tác nào như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga….
- Lối sống và sinh hoạt điều độ, tinh thần lạc quan vui vẻ, giảm stress, dung hòa giữa công việc và sinh hoạt hàng ngày giúp con người sống lâu hơn, hạn chế và phòng ngừa các bệnh lý có thể phát triển. Luôn duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp đánh giá theo thang tính BMI để phòng tránh béo phì – yếu tố nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
- Thăm khám thường xuyên và điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, nhất là nam giới ở độ tuổi tứ tuần ngoài 50. Các bệnh lý viêm tiền liệt tuyến hay u xơ phì đại tuyến tiền liệt không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến nhưng nó cũng là nguy cơ phát triển ung thư nhất là khi các bệnh này không được điều trị đúng cách, triệt để. Vì vậy khi phát hiện những triệu chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu buốt, khó tiểu…cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.