Top 7 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư gan

Mai Tuyet Nguyen 198 0 Báo lỗi

Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Chính vì vậy trang bị cho mình những kiến thức ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ung thư gan là gì?

    Gan được coi là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, giữ các chức năng thiết yếu như lọc máu lưu thông qua cơ thể, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hóa. Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác, như loại bỏ độc tố và các chất thải hóa học khác ra khỏi máu và sẵn sàng cho chúng bài tiết. Bởi vì gan được tạo thành từ một số loại tế bào khác nhau, một số loại khối u có thể hình thành ở đó. Một trong số này là lành tính (không ung thư), và một số là u ác tính (có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể- di căn). Ung thư gan là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào gan. Sự phát triển và lan rộng ra các bộ phận khác một cách nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh trong gan gây ra ung thư gan. Hầu hết ung thư gan là ung thư thứ phát hoặc di căn, có nghĩa là nó bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể.


    Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và thứ phát.

    • Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể đi vào gan gây ra các khối u di căn.
    • Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan. Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính:
    1. ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan)
    2. ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan)
    3. u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất.
    Ung thư gan
    Ung thư gan

  2. Top 2

    Các giai đoạn phát triển của ung thư gan

    Theo Uỷ ban Liên kết về Ung thư của Mỹ (AJCC) đã quy định các giai đoạn TNM cho ung thư gan gồm 4 giai đoạn:

    • Giai đoạn I. Khối u đơn lẻ chưa xâm lấn vào bất kỳ mạch máu nào.
    • Giai đoạn II. Khối u đơn lẻ đã xâm lấn vào các mạch máu lân cận, hoặc có thể có nhiều khối u nhỏ trong gan.
    • Giai đoạn III. Nhiều khối u lớn, hoặc một khối u lớn đã xâm lấn tĩnh mạch chính của gan hoặc xâm lấn các tổ chức lân cận, chẳng hạn như túi mật.
    • Giai đoạn IV. Ung thư đã lan ra ngoài gan đến các vùng khác của cơ thể.

    Tiên lượng bệnh ung thư gan – Tỷ lệ sống tùy thuộc vào từng bệnh nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể sử dụng kỹ thuật siêu âm đàn hồi fibroscan để tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhìn chung tiên lượng bệnh nhân ung thư gan có liên hệ mật thiết với giai đoạn bệnh:

    • Giai đoạn chưa xâm lấn (tại chỗ): Khi ung thư gan được phát hiện trong giai đoạn đầu, khoảng 19% số bệnh nhân có khả năng sống sót trong 5 năm trở lên. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.
    • Giai đoạn xâm lấn: Khoảng 26% trường hợp được chẩn đoán khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu, nhưng mới chỉ xuất hiện ở các hạch bạch huyết. Tiên lượng sống cho ung thư gan giai đoạn 2 là khoảng 6,5% số bệnh nhân có khả năng sống trong 5 năm.
    • Ung thư gan di căn: Gần 22% trường hợp ung thư gan được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan xa. Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư gan di căn là khoảng 3,5%.
    Ung thư gan được chia làm 4 giai đoạn theo hệ thống phân loại TNM, với mức độ nghiêm trọng tăng dần, phát hiện bệnh ở các giai đoạn càng muộn càng khó khăn cho điều trị, thời gian sống thêm càng thấp. Ung thư gan thường là biến chứng của các bệnh gan mạn tính, do đó các đối tượng này cần được tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư sẽ tăng khả năng chữa trị khỏi.
    ung thư gan gồm 4 giai đoạn
    ung thư gan gồm 4 giai đoạn
  3. Top 3

    Nguyên nhân gây ung thư gan

    Ung thư gan là một trong 6 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, tỷ lệ mắc cao nhất là khu vực Đông Nam Á. Ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao do các dấu hiệu ban đầu khó nhận biết, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ung thư gan? Hiểu rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh bệnh từ sớm.


    Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ung thư gan, tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng đã đưa ra được một số yếu tố nguy cơ chính được coi là khởi nguồn của bệnh bạn cần đặc biệt quan tâm như:

    • Nhiễm virus viêm gan B mạn tính gây ung thư gan: Viêm gan B mãn tính có thể tiến triển rất nhanh thành xơ gan và ung thư gan. Virus viêm gan B gây phá hủy các tế bào gan bình thường gây tổn thương gan và dẫn đến ung thư. Nguy cơ những người nhiễm virus viêm gan B có khả năng mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với người bình thường.
    • Nhiễm virus viêm gan C: Tỷ lệ người mắc viêm gan C ít hơn viêm gan B, tuy nhiên loại virus viêm gan này rất nguy hiểm. Phần lớn các bệnh nhân viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Trong thời gian ủ bệnh, viêm gan C gần như không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, vì thế rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan C nhưng không hề biết. Qua thời gian, viêm gan C sẽ tiến triển thành xơ gan, đồng thời các protein trong lõi của virus viêm gan C cản trở các chất ức chế khối u nên các tế bào độc hại có cơ hội sản sinh. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C tiến triển thành ung thư gan khoảng 28 năm. Sau khoảng thời gian 8-10 năm mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân cũng rất dễ có nguy cơ chuyển thành ung thư gan nguyên phát.
    • Bệnh tiểu đường và béo phì: Virus viêm gan C có thể tương tác với bệnh tiểu đường và làm gia tăng nguy cơ gây ung thư gan. Theo ước tính, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần so với bình thường. Béo phì làm tích tụ lượng mỡ lớn trong gan gây chứng gan nhiễm mỡ và tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.
    • Hút thuốc lá có thể gây ung thư gan: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư gan. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, những người hút thuốc và uống rượu có tỷ lệ mắc viêm gan B và viêm gan C cao hơn người bình thường gấp 10 lần.
    • Rượu là nguyên nhân ung thư gan hàng đầu: Rượu là nguyên nhân ung thư gan phổ biến nhất. Uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ rất tới xơ gan, tổn thương các tế bào gan. Người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư cao rất cao và thời gian sống của người nghiện rượu cũng rút ngắn so với người bình thường khoảng 10 năm.
    Rượu là nguyên nhân ung thư gan hàng đầu
    Rượu là nguyên nhân ung thư gan hàng đầu
  4. Top 4

    Triệu chứng của Ung thư gan

    Ung thư là một trong những yếu tố chủ yếu gây tử vong hiện nay, hầu hết các bệnh ung thư khi được phát hiện thì đã quá trễ để điều trị, đặc biệt là ung thư gan. Lí do ung thư gan khó phát hiện là vì ở những giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ rệt. Khi các tế bào ung thư lan rộng đến một mức độ nhất định, các đặc điểm bất thường mới lộ ra. Vào thời điểm này, việc điều trị về cơ bản không thể dứt điểm, cho dù đó là hóa trị hay phẫu thuật cũng chỉ có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong giai đoạn giữa và cuối của ung thư gan, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trong vòng 5 năm là dưới 30%. Vì vậy nếu không phát hiện sớm sẽ rất khó có thể quay lại với cuộc sống.


    Mặc dù ung thư gan không dễ phát hiện nếu ở giai đoạn đầu, thế nhưng cơ thể bạn vẫn sẽ phát ra những tín hiệu không thể bỏ qua:

    • Cảm nhận được một khối u ở bụng: Nếu bạn vô tình chạm phải một u cục nẳm phía trên, bên phải rốn của mình nên đi khám càng sớm càng tốt. Do gan nằm ở phía trên, bên phải phần bụng chúng ta, một người bình thường không thể chạm vào gan từ bề mặt cơ thể, nhưng nếu các tế bào ung thư tiếp tục phát triển, khối u tiếp tục mở rộng, bạn có thể cảm nhận được khối u rõ ràng trên da.
    • Bị đi ngoài (tiêu chảy): Nếu bị tiêu chảy trong thời gian dài mà không gặp bất cứ vấn đề gì về dạ dày, thì rất có thể nguyên nhân đến từ gan của bạn bị tổn thương. Do các tế bào ung thư tạo ra một loạt các chất trong quá trình phân chia, kích thích và phóng to các tế bào gan, dẫn đến việc tiết quá nhiều dịch ruột, gây tiêu chảy.
    • Vàng da: Đa số bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ có triệu chứng vàng da, đây là một trong những triệu chứng rõ ràng của ung thư gan. Đặc biệt, khu vực nhãn cầu của bạn có thể sẽ ngả vàng, nguyên nhân là do các tế bào ung thư xâm lấn chức năng gan, dẫn đến sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu.
    • Sốt nhẹ nhưng kéo dài: Sốt chắc chắn là một bất thường về thể chất, đặc biệt là sốt nhẹ nhưng kéo dài. Khi nhiệt độ cơ thể được duy trì trong khoảng từ 37-38 độ, đôi lúc lại sốt cao không dứt, bạn hãy chú ý đến việc lá gan bị tổn thương. Bởi vì ung thư gan có thể dẫn đến hoại tử tế bào gan, từ đó gây ra nhiễm trùng và sốt.
    • Chảy máu bất thường: Hiện tượng chảy máu bất thường ở cơ thể rất có thể liên quan đến các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. Hầu hết bệnh nhân bị ung thư gan đều bị chảy máu lợi (nướu) thường xuyên và xuất huyết dưới da một cách bất thường. Điều này là do gan bị tấn công bởi các tế bào ung thư, dẫn đến chức năng đông máu bất thường, đặc biệt xảy ra đối với những bệnh nhân bị ung thư gan và xơ gan.
    • Sút cân: Khi cân nặng của bạn đột ngột giảm mà không rõ lí do, nguyên nhân cũng có thể đến từ ung thư gan. Bệnh nhân ung thư gan thường làm bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng và suy nhược, và cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến giảm cân nhanh chóng.
    Đa số bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ có triệu chứng vàng da
    Đa số bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ có triệu chứng vàng da
    Trong giai đoạn giữa và cuối của ung thư gan, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trong vòng 5 năm là dưới 30%.
    Trong giai đoạn giữa và cuối của ung thư gan, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trong vòng 5 năm là dưới 30%.
  5. Top 5

    Biện pháp phòng tránh ung thư gan

    Bệnh ung thư gan sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới gan của bạn, mọi vai trò của gan sẽ không còn nữa, cơ thể bạn sẽ bị nhiễm độc. Không chỉ thế, ung thư gan là căn bệnh dễ di căn nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân ung thư gan chỉ có thể sống nhiều nhất là 2 tháng. Chính vì vậy bạn cần phải tìm cách phù hợp để bảo vệ bản thân mình tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này ngay từ hôm nay. Để phòng tránh có nguy cơ mắc ung thư gan bạn nên:


    • Tiêm phòng virus viêm gan B: Virus viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư gan. Do đó, tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng ung thư gan, giúp bảo vệ được trên 90% trẻ em và người lớn. Tiêm phòng vacxin sẽ giúp cơ thể bảo vệ hình thành tế bào ung thư gan kéo dài trong nhiều năm hoặc có thể suốt đời, giúp bạn loại bỏ được 1 nguyên nhân rất lớn gây nên bệnh ung thư gan.
    • Phòng virus viêm gan C: Đối với virus viêm gan C một tác nhân nữa gây nên bệnh ung thư gan chính là virut viêm gan C. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có vacxin dự phòng nên bạn cần trang bị một số kiến thức về con đường lây nhiễm căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh. Những cách dưới đây sẽ bảo vệ bạn khỏi virus viêm gan C như là không sử dụng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục có bảo vệ, nếu truyền máu nên yêu cầu sàng lọc HBV và HCV để tránh lây nhiễm...
    • Kiêng rượu, bia: Đồ uống có cồn là một trong những chất nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thanh lọc chất độc của gan. Do đó, cần hạn chế rượu là hạn chế được bệnh xơ gan - một trong những nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.
    • Cẩn thận với các loại thuốc có hại cho gan: Một số loại thuốc sẽ gây hại cho gan vì thế nhớ không tự ý sử dụng dùng thuốc bừa bãi khi không hỏi ý kiến bác sĩ. Đặc biệt hạn chế sử dụng các loại thuốc có thành phần aceminophen (tylenol và nhiều loại thuốc khác) nếu kết hợp với rượu sẽ tạo ra một hỗn hợp gây tổn thương gan.
    • Tránh xa các chất độc hại: Gan phải lọc mọi chất độc mà bạn tiêu thụ qua đường ăn uống, hít thở, thậm chí là bôi trên da. Vì vậy, cần tránh xa tất cả các chất độc hại từ thức ăn, môi trường sống, mỹ phẩm để bảo vệ gan mỗi ngày
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc phòng ngừa ung thư gan tốt nhất là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời bệnh ung thư gan và nhiều căn bệnh khác.
    • Sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch: Sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch: như cucurmin, fucoidan,...
    Tiêm phòng virus viêm gan B
    Tiêm phòng virus viêm gan B
    Kiêng rượu, bia
    Kiêng rượu, bia
  6. Top 6

    Chẩn đoán ung thư gan

    Một số phương pháp có hiệu quả cao trong chẩn đoán ung thư gan là:


    • Xét nghiệm máu: Nếu có các chỉ số dưới đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư gan: Hồng cầu giảm nhẹ, huyết sắc tố giảm. Bạch cầu và công thức bạch cầu bệnh thường Protein giảm, tỷ lệ A/G < l. Bilirubin máu có thể tăng. Transaminase tăng vừa. Glucose máu thấp do giảm tổng hợp và dự trữ glycogen hoặc khối u gan ác tính có chứa chất tương tự insulin. Men arginase trong gan giảm < 40 đơn vị. Men LDH (lactico dehydrogenaza): tỷ lệ LDH5/LDH1 > l.
    • Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm Alpha - Fetoprotein (AFP): AFP là một glycoprotein thường chỉ có trong thời kỳ bào thai. Ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, tỷ lệ AFP dương tính từ 60 - 90%. Đối với ung thư gan thứ phát, xét nghiệm này ra kết quả âm tính. Khi AFP định lượng trên 20 ng/ml được coi là dương tính. Nếu chỉ số AFP trên 200 ng/ml thì có giá trị chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan. Bên cạnh đó, xét nghiệm AFP còn được dùng để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị ung thư gan.
    • Phản ứng Mantoux: thường âm tính do miễn dịch cơ thể giảm. Theo bác sĩ Tôn Thất Tùng, tỷ lệ âm tính là 58,7% và tiên lượng bệnh khi âm tính sẽ xấu hơn dương tính.
    • Chụp động mạch gan chọn lọc: cho phép bác sĩ chẩn đoán thấy được các động mạch trong gan bị khối u đẩy rộng ra và hình ảnh đặc hiệu của ung thư gan Hiện nay, sử dụng phương pháp chụp mạch máu số hóa xóa nền giúp bác sĩ quan sát chính xác tình trạng khối u trong gan. Phương pháp này có độ chính xác lên tới 80 – 90% đối với các khối u dưới 3cm.
    • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): có độ chẩn đoán chính xác cao (tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên tới 97,5% với các khối u đường kính trên 2cm) và giúp phát hiện được các tổn thương xâm lấn tĩnh mạch trong gan.
    • Sinh thiết gan: nhằm xét nghiệm mô bệnh học, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ ung thư và áp xe gan. Chọc sinh thiết gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm thực hiện thuận lợi, ít tai biến và có tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao. Bác sĩ có thể chọc sinh thiết gan bệnh nhân qua nội soi ổ bụng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Tỷ lệ chẩn đoán chính xác của phương pháp này là 90%.
    • Siêu âm ung thư gan: là phương pháp hàng đầu trong chẩn đoán hình ảnh ở bệnh nhân ung thư gan, được áp dụng nhiều vì có chi phí thấp, thực hiện đơn giản, không gây tác dụng phụ và cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao (có thể phát hiện khối u gan kích thước trên 1cm). Siêu âm cho biết vị trí và kích thước khối u. Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán này còn giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đồng thời, siêu âm cũng giúp hướng dẫn cho các biện pháp điều trị ung thư gan như cắt gan, tiêm diệt u qua da,... Tuy nhiên, siêu âm không cho biết bản chất khối u.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính có tiêm cản quang, có giá trị chẩn đoán sớm. 94% trường hợp phát hiện được khối u có đường kính trên 3cm và xác định rõ vị trí khối u.
    • Các phương pháp chẩn đoán khác: chụp X-quang lồng ngực (phát hiện di căn phổi), chụp tĩnh mạch cửa, soi ổ bụng,...
    Ung thư gan tiến triển thầm lặng nên đa số bệnh nhân thường được phát hiện muộn, tỷ lệ sống không cao. Vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ như bị viêm gan B, C, xơ gan, uống nhiều rượu và trong gia đình có người thân mắc ung thư gan nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh sớm.
    Siêu âm ung thư gan
    Siêu âm ung thư gan
    Sinh thiết gan
    Sinh thiết gan
  7. Top 7

    Điều trị ung thư gan

    Phát hiện và điều trị sớm ung thư gan có ý nghĩa quyết định đối với khả năng sống của người bệnh. Việc điều trị ung thư gan phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh và tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật và can thiệp không phẫu thuật.


    Phẫu thuật ung thư gan


    Ung thư gan có nên mổ không? Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện ung thư gan trong giai đoạn sớm. Có 3 loại phẫu thuật điều trị ung thư gan là:

    • Phẫu thuật cắt gan: Nếu bệnh nhân không có tiền sử xơ gan, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt gan vì đây là phương pháp điều trị có tỷ lệ tử vong khá thấp và thời gian sống dài sau mổ đạt 50 – 60%. Với những bệnh nhân có tiền sử xơ gan, bác sĩ sẽ phải xác định tới những yếu tố bệnh để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa chức năng gan trước khi quyết định có nên phẫu thuật cắt gan hay không. Thông thường, cắt thùy phải của gan có nguy cơ rối loạn chức năng gan cao hơn so với cắt thùy trái. Có 2 phương pháp cắt gan: là cắt gan không có kế hoạch (không tính toán đến giải phẫu của gan) và cắt gan có kế hoạch.
    • Thắt động mạch gan: Là phương pháp điều trị tạm thời, được chỉ định cho các trường hợp không còn khả năng cắt gan. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch máu tới gan để giảm lượng máu động mạch nuôi dưỡng tổ chức ung thư gan. Phương pháp điều trị này sẽ gây hoại tử ở trung tâm khối u, giúp giảm đau và làm khối u thu nhỏ lại. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân ung thư gan sau thắt động mạch gan là khoảng 28%.
    • Ghép gan: Ghép gan là phương pháp sử dụng gan được hiến của người khỏe cho bệnh nhân ung thư gan. Đây là lựa chọn đúng đắn trong điều trị ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan có khối u kích thước dưới 5cm và không có quá 3 khối u kích thước trên 3cm, khối u chưa xâm lấn mạch máu. Thời gian sống thêm của bệnh nhân ghép gan là trên 4 năm và tỷ lệ sống thêm mà không tái phát ung thư đạt tới 85 – 92%. Tuy nhiên, ghép gan là một đại phẫu tồn tại nhiều rủi ro.

    Phương pháp điều trị ung thư gan không phẫu thuật


    Những bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư gan sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị sau:

    • Xạ trị ung thư gan: Xạ trị từ bên ngoài: Coban 60 chiếu nhưng hiệu quả khá thấp. Xạ trị tại chỗ: Xạ trị ung thư gan thực hiện kết hợp với phương pháp gây tắc mạch, cho kết quả tương đối khả quan, giảm đau, giảm kích thước khối u cho bệnh nhân.
    • Phá hủy u gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm: Các liệu pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu hoặc giữa không thích hợp phẫu thuật. Bệnh nhân có ít hơn 3 khối u gan với kích thước từ 3-4 cm và tiếp cận được nhờ siêu âm dẫn đường sẽ được chỉ định thực hiện liệu pháp này. Liệu pháp phá hủy u gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm gồm: Tiêm hóa chất vào trong khối u; Điều trị lạnh (cryotherapy), vi sóng (microwave), sóng cao tần (radiofrequency), tia laser,...

    Các phương pháp khác:

    • Gây tắc mạch qua chụp động mạch gan chọn lọc TACE (transarteriall chemoembolization) hoặc TOCE (transcartheter oily chemoembolization).
    • Hóa trị: sử dụng thuốc chống phân bào, chống chuyển hóa 5 - Fluorouracil, Vincristin (chỉ có 10 - 15% bệnh nhân đáp ứng thuốc). Hiện chỉ có sorafenib được chứng minh là có hiệu quả kéo dài sự sống đối với bệnh nhân ung thư gan.
    • Liệu pháp miễn dịch: tiêm BCG vào khối u hoặc tiêm trong da, LH1, Levamisol,.
    Phẫu thuật cắt gan
    Phẫu thuật cắt gan
    Ghép gan
    Ghép gan



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy