Top 8 Điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư vú

Mai Tuyet Nguyen 13 0 Báo lỗi

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Ðây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều ... xem thêm...

  1. Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, cứ 10 người thì có 1 phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú. Và thực tế chỉ có 39,6% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, còn có tới hơn 60% khi phát hiện bệnh đã quá muộn khiến thời gian điều trị và duy trì thời gian sống ngắn lại. Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư).


    Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.

    • DCIS (Caxinom Tiểu Quản Trú Định): DCIS là dạng phổ biến nhất của ung thư vú lúc mới bắt đầu. Chỉ phát hiện tế bào ung thư bên trong các tiểu quản đối với trường hợp DCIS. Các tế bào này không lan rộng qua thành tiểu quản
      và xâm nhập mô vú gần đó. Gần như mọi phụ nữ bị DCIS đều có thể trị lành.
    • LCIS (Caxinom Tiểu Thùy Trú Định): LCIS không phải là ung thư. Trường hợp này bắt đầu tại các tuyến tạo sữa nhưng không tăng trưởng xuyên qua thành vách của tuyến. Đa số chuyên gia ung thư vú đều cho rằng LCIS không tiếp tục tiến triển thành ung thư vú. Nhưng quả thật phụ nữ bị LCIS sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn.
    • Caxinom Tiểu Quản Lan Tràn: Đây là dạng ung thư vú phổ biến nhất. Trường hợp này bắt đầu tại nhũ quản của vú và tăng trưởng xuyên qua thành tiểu quản. Kế đó bệnh có thể xâm nhập vào mô mỡ của vú. Ung thư cũng có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể.
    • Caxinom Tiểu Thùy Lan Tràn: Trường hợp ung thư vú này bắt đầu ở tuyến sữa (tiểu thùy). Bệnh có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể.
    • IBC (Ung Thư Vú Dạng Viêm): Đây là dạng ung thư vú hiếm thấy. Thường gặp nhất là trường hợp không có cục u hoặc ung bướu. IBC làm cho da ở vùng vú có màu đỏ và cảm thấy nóng ấm. Có thể da sẽ dày lên và lỗ chỗ
      - nhìn giông giống như vỏ cam. Bầu vú có thể to hơn, cứng hơn, nhạy đau, hoặc bị ngứa. Vì không có cục u nên có thể sẽ không thấy IBC trên hình rọi khám vú, sẽ khó có thể phát hiện IBC từ sớm. Bệnh này dễ có nguy cơ lan rộng và gây hậu quả tệ hại hơn so với ung thư tiểu quản
      hay tiểu thùy lan tràn.
    Ung thư vú
    Ung thư vú
    Hướng dẫn tự khám vú
    Hướng dẫn tự khám vú

  2. Các giai đoạn phát triển của ung thư vú bao gồm:


    Giai Đoạn 0: Tiền ung thư: Không có bằng chứng về tình trạng ung thư di căn từ vị trí ung thư bắt đầu phát triển trong vú. Ung thư ở giai đoạn 0 không xâm lấn mô lân cận. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn này, cơ hội chữa khỏi lên đến 90 - 100%.


    Giai đoạn I: Giai đoạn xâm lấn

    • Giai đoạn IA Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống và không phát hiện ung thư trong những hạch bạch huyết.
    • Giai đoạn IB Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống (hoặc không phát hiện thấy khối u) và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước khoảng 0,2 và 2,0 mm) trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay.

    Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển

    • Giai đoạn IIA: Khối u vú có kích thước từ 2 cm trở xuống (hoặc không phát hiện thấy khối u) và phát hiện ung thư (có kích thước lớn hơn 2,0 mm) trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hay trong những hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc khối u có kích thước từ 2 đến 5 cm và không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết.
    • Giai đoạn IIB: Khối u vú có kích thước từ 2 đến 5 cm và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước từ 0,2 đến 2,0 mm) trong các hạch bạch huyết; hoặc khối u có kích thước từ 2 đến 5 cm và phát hiện ung thư trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết.

    Giai đoạn III: Giai đoạn lan rộng:

    • Giai đoạn IIIA: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào (hoặc không phát hiện ra khối u) và phát hiện ung thư trong 4 đến 9 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc 13 khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và phát hiện các nhóm nhỏ tế bào ung thư (có kích thước từ 0,2 đến 2,0 mm) trong các hạch bạch huyết; hoặc khối u có kích thước lớn hơn 5 cm và phát hiện ung thư trong 1 đến 3 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức.
    • Giai đoạn IIIB: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào và ung thư đã di căn đến thành ngực hoặc đến da ngực và gây sưng hoặc loét. Ngoài ra, có thể phát hiện ung thư trong tối đa 9 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức. (Ung thư vú dạng viêm được phân loại ở ít nhất là giai đoạn IIIB. Loại ung thư vú này cũng có thể được phân loại ở giai đoạn IIIC hay IV.)
    • Giai đoạn IIIC: Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào (hoặc không phát hiện ra khối u) và ung thư có thể đã di căn đến da ngực và gây sưng hoặc loét hoặc đã di căn đến thành ngực. Ngoài ra, ung thư được phát hiện trong 10 hạch bạch huyết trở lên phía dưới cánh tay, hoặc trong các hạch bạch huyết phía trên hoặc phía dưới xương đòn, hoặc trong các hạch bạch huyết phía dưới cánh tay và các hạch bạch huyết gần xương ức.


    Giai đoạn IV: Giai đoạn di căn

    • Khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào và có thể phát hiện ung thư ở các vùng khác của cơ thể, thường là ở xương, phổi, gan, hoặc não.
    Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
    Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
    Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
    Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
  3. Ung thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới.


    Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú:

    • Đau tức ngực hoặc tuyến vú: Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện trong cả những ngày bình thường và cơn đau kéo dài, tăng dần khi đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám, siêu âm và chiếu chụp cộng hưởng từ vú để kiểm tra tuyến vú của mình.
    • Vú to bất thường: Nếu bạn cảm thấy vú to lên bất thường, 2 bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể đây là một dấu hiệu của ung thư vú.
    • Nổi u cục ở tuyến vú: U vú có thể phát hiện tình cờ, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia đó là tự khám vú hàng tháng sau khi hết kinh, bằng cách này bạn có thể sờ thấy một "khối lạ" ở tuyến vú của mình. Những u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính. Đây là bước rất quan trọng vì rất nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm qua việc tự khám vú hàng tháng và chụp vú, siêu âm vú kết hợp khi có nghi ngờ. Để tự khám vú, bạn có thể đứng trước gương để kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường. Sau đó, chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và cuối cùng hai tay chống vào hông, kiểm tra vú khi thay đổi các tư thế nằm.
    • Nổi hạch nách: Khi khám vú bạn cũng có thể kiểm tra vùng hố nách nếu có khối bất thường bạn cũng nên khám chuyên gia ngay. Hạch nách có thể do nhiều nguyên nhân nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Có khá nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi người bệnh phát hiện tình cờ hạch hố nách.
    • Thay đổi da vùng vú: Một số thay đổi da vùng vú như: đỏ, sưng dưới dạng sần da cam... bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú đã vào giai đoạn muộn.
    • Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú: Một số người phụ nữ bình thường có triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường, Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú... thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.

    Tóm lại, khi phát hiện các u cục, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch... bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Phụ nữ trên 35 tuổi, người có những dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, phụ nữ chưa từng sinh con,... cần phải đi khám vú và chụp và siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần.

    Đau tức ngực hoặc tuyến vú
    Đau tức ngực hoặc tuyến vú
    Nổi u cục ở tuyến vú
    Nổi u cục ở tuyến vú
  4. Ung thư vú là một căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc bệnh và gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ không biết đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và khả năng điều trị thành công là không cao. Dưới đây là 9 yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở nữ giới cần lưu ý.

    • Giới tính, tuổi tác: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
    • Gen: Có khoảng 5 - 10% bệnh nhân ung thư vú có đột biến gen. Các đột biến gen thường gặp như: Gen BRCA1 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và gen BRCA2 nằm trên nhiễm sắc thể thứ 13. Bình thường, 2 gen này có vai trò sửa chữa ADN hình thành tế bào, đột biến gen BRCA1 và 2 dẫn đến sự phát triển các dòng tế bào bất thường từ đó dẫn đến ung thư. Những người mang đột biến 2 gen này thường có nguy cơ mắc ung thư vú ở tuổi trẻ, ung thư vú cả hai bên cũng như có nguy cơ cao phát triển thêm các loại ung thư khác đặc biệt là ung thư buồng trứng. Các đột biến gen khác như đột biến gen ATM, TP53, PTEN, CDH1, STK11, PALB2 là các đột biến hiếm, có thể gặp trong ung thư vú. Hiện nay, xét nghiệm gen có thể phát hiện được các đột biến gen BRCA1 và BRCA2 , TP53 giúp tiên lượng, sàng lọc các bệnh ung thư vú.
    • Di truyền: Khoảng 15% phụ nữ mắc ung thư vú có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú trước đó. Nếu trong gia đình có một người bị ung thư vú (mẹ, dì, chị em gái ruột) thì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi. Có hai người bị bệnh ung thư vú nguy cơ sẽ tăng gấp 3 lần. Phụ nữ có cha hoặc anh em trai bị mắc bệnh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường khác. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA 1 và 2.
    • Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn: Những người có tiền sử dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân là do những người phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
    • Không sinh con hoặc không cho con bú: Những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn sau tuổi 30, không cho con bú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
    • Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư: Xơ vú, áp xe vú... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. Hơn nữa việc chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bệnh nhân mắc thêm những bệnh lý về tuyến vú này. Những người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường.
    • Chế độ ăn, béo phì: Phụ nữ uống rượu, chế độ ăn nhiều mỡ, đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản, hầu hết estrogen được sản xuất từ buồng trứng, một lượng rất nhỏ estrogen được sản xuất từ mô mỡ. Sau khi mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, phụ nữ thừa cân, béo phì có lượng estrogen cao trong máu do đó tăng nguy cơ bị ung thư vú. Ngoài ra ở những người béo phì, lượng insulin trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư vú. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...
    • Ít vận động: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít vận động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Hoạt động cơ thể cường độ mạnh ít nhất 2 giờ/ tuần làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
    • Thuốc tránh thai, liệu pháp hormone: Những phụ nữ tránh thai bằng uống thuốc hoặc bằng dụng cụ tránh thai có chứa hormone sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn các biện pháp tránh thai không dùng hormone khác.
    Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư
    Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư
    Chế độ ăn, béo phì
    Chế độ ăn, béo phì
  5. Ung thư vú là những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính này tập hợp các tế bào ung thư có thể sản sinh rất nhanh tại các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) tới các bộ phận khác trong cơ thể. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới, ngoài những dấu hiệu nhận biết thông thường thì bạn cũng có thể phát hiện được mình có mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.

    • Đối tượng 1: Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Theo ý kiến từ các chuyên gia, việc tiếp xúc lâu dài với homone estrogen và progesterone có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết rõ dấu hiệu này qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi và những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây được xem là những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu.
    • Đối tượng 2: Người gặp vấn đề về sinh sản: Những đối tượng nữ giới không thể sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với đối tượng nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Lý giải cho điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng có tuổi, chúng sẽ tăng dần lên và phát triển trong thời kỳ bạn mang thai. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
    • Đối tượng 3: Người hay thức đêm thường xuyên: Những đối tượng nữ giới thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.
    • Đối tượng 4: Người hay gặp căng thẳng, áp lực: Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Cũng bởi, thời gian làm việc trải dài không khoa học, áp lực từ công việc gây ra nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thói quen xấu như ăn uống không khoa học, áp lực công việc thường xuyên, căng thẳng kéo dài... đều là những tiền đề hình thành nên bệnh ung thư vú.
    • Đối tượng 5: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.
    Người hay thức đêm thường xuyên
    Người hay thức đêm thường xuyên
    Người hay gặp căng thẳng, áp lực
    Người hay gặp căng thẳng, áp lực
  6. Phương tiện tầm soát thứ nhất - siêu âm vú: Siêu âm vú tức là sử dụng sóng siêu âm nhằm phát hiện những bất thường của vú, tuyến vú thông qua việc tái hiện hình ảnh phản hồi từ sóng, thông qua đó ta có thể thấy được những thương tổn nằm sâu trong mô vú mà không phát hiện được qua thăm khám lâm sàng thông thường, cũng như phần nào xác định được bản chất của khối tổn thương. Ưu điểm của siêu âm, không chỉ trong tầm soát ung thư vú, là nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả ngay, có thể lập lại nhiều lần, hơn nữa lại không độc hại do không phải dùng các loại tia cho nên siêu âm vú vẫn là ưu tiên hàng đầu, và được ứng dụng rộng rãi trong việc phát hiện, chẩn đoán và cả theo dõi các bất thường ở vú. Tuy nhiên, nhược điểm của siêu âm là nó sẽ phụ thuộc và người thực hiện siêu âm có nhiều kinh nghiệm và có khả năng đọc tổn thương đến đâu. Do vậy việc tầm soát ung thư vú thông qua siêu âm cần được tiến hành ở các cơ sở y tế tin cậy.


    Chụp X - quang tuyến vú: Chụp nhũ ảnh, hay chụp X - quang tuyến vú là kỹ thuật sử dụng phương tiện phát tia X chuyên biệt cho việc chụp mô vú. Việc chụp X - quang diễn ra tương đối nhanh chóng, tuy nhiên do cần đè ép mô vú sát lại để có được hình ảnh toàn diện của mô vú nên có thể sẽ đem lại một số khó chịu cho chị em. Chụp nhũ ảnh không nên được tiến hành trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt, vì lúc này nồng độ hormone tăng cao tuyến vú sẽ căng tức hơn bình thường, chụp vào thời điểm này không chỉ gây ra nhầm lẫn các tổn thương trên phim mà còn tăng sự khó chịu khi chụp cho người chụp. Do vậy, tốt nhất chị em nên chụp X quang tuyến vú vào một tuần sau khi sạch kinh.


    Phương tiện tầm soát thứ ba - xét nghiệm gen: Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 là hai gen liên quan mật thiết tới việc phát triển ung thư vú. Do vậy việc tầm soát phát hiện ra mang gen đột biến đóng một vai trò mang tính đột phá trong việc chẩn đoán sớm, đánh giá đúng nguy cơ của bệnh ung thư vú.

    Siêu âm vú
    Siêu âm vú
    Chụp Xquang tuyến vú
    Chụp Xquang tuyến vú
  7. Các cách điều trị ung thư vú có thể thay đổi một chút, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tất cả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, tế bào ung thư, tuổi, sức khỏe và tiền sử bệnh của bệnh nhân và các yếu tố khác, như kích thước khối u và sự phát triển của nó. Nhiều phụ nữ bị ung thư vú có thể bỏ qua hóa trị. Đây là những gì bạn nên biết về các cách điều trị hiện nay mà không cần hoá trị. Thay vì các phương pháp điều trị tiêu chuẩn như hoá trị, một số nghiên cứu được gọi là thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm các liệu pháp mới. Có hàng trăm thử nghiệm ung thư vú đang diễn ra trên khắp Thế giới liên quan đến các loại thuốc mới, sự kết hợp thuốc, quy trình và kỹ thuật mới.


    • Phẫu thuật: Đó là phương pháp chính trong điều trị ung thư vú. Phẫu thuật mới nhất hiện nay chính là phẫu thuật bỏ tồn vú, được gọi là cắt bỏ khối u. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u và một số mô xung quanh ít làm tổn hại đến hình dán của vú nhất có thể. Cắt bỏ vú cắt bỏ toàn bộ vú là ít phổ biến hơn. Biến thể của phẫu thuật này là cắt bỏ một phần vú, Khi cả hai vú được loại bỏ, nó được gọi là cắt bỏ vú hai bên hoặc đôi. Như với bất kỳ phẫu thuật, cắt bỏ khối u và cắt bỏ vú có nguy cơ tiềm tàng cho chảy máu và nhiễm trùng. Nhiều phụ nữ bị ung thư vú cũng trải qua những gì được gọi là sinh thiết hạch bạch huyết (Hạch bạch huyết là một hạch bạch huyết đầu tiên. Một tuyến của hệ thống miễn dịch có khả năng cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư). Sinh thiết hạch bạch huyết có thể được thực hiện trong khi phẫu thuật ung thư vú hoặc trong một thủ tục riêng biệt, để xem liệu ung thư đã lan rộng từ khối u vào hệ thống bạch huyết.
    • Bức xạ: Là phương pháp điều trị năng lượng cao làm hỏng DNA tế bào ung thư. Để các tế bào có hại không thể nhân đôi hoặc tự sửa chữa. Nó thường được sử dụng sau phẫu thuật cắt bướu và đôi khi sau phẫu thuật cắt bỏ vú và ở bệnh nhân ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc mô gần đó. Trong một số ít trường hợp, nó có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ một khối u lớn. Mệt mỏi là một tác dụng phụ phổ biến sau quá trình bức xạ. Ngoài ra bạn có thể có một số phản trên ứng da. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể nhận thấy sạm da hoặc bỏng do phóng xạ, nhưng nó sẽ biến mất vài tháng sau khi điều trị. Có một số lựa chọn xạ trị liên quan đến các phương pháp phân phối và lịch trình dùng thuốc khác nhau. Một lựa chọn tương đối mới được gọi là xạ trị trong phẫu thuật. Bệnh nhân nhận được một liều phóng xạ bên trong cơ thể trong khi phẫu thuật đến khu vực ung thư cư trú. Một loại khác, được gọi là brachytherou, liên quan đến việc đặt ống thông mang bức xạ đến khu vực nơi ung thư được loại bỏ.
    • Hóa trị: Hóa trị là một loại thuốc điều trị được áp dụng cho các đặc tính tiêu diệt ung thư nhưng đáng sợ vì tác dụng phụ tạm thời của nó, như buồn nôn, nôn, mệt mỏi và rụng tóc. Nhiều loại thuốc hóa trị và kết hợp thuốc khác nhau có thể được sử dụng cho ung thư vú. Một số bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch, một số khác thì sử dụng dạng thuốc viên. Mặc dù hóa trị vẫn là một công cụ mạnh mẽ trong kho vũ khí điều trị ung thư vú, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết.
    • Liệu pháp hormone: Hai trong ba bệnh ung thư vú được cung cấp năng lượng bởi các hormone trong máu. Phụ nữ mắc các loại ung thư này được cho dùng các loại thuốc gọi là liệu pháp hormone để làm chậm hoặc ngừng phát triển khối u, hay còn gọi là liệu pháp hống hormone. Các khối u nhạy cảm với hormone có các thụ thể gắn với estrogen, progesterone hoặc cả hai. Để xác định xem bạn có dương tính với thụ thể estrogen (ER dương tính) hoặc progesterone dương tính (PR dương tính) hay không, một mẫu mô sẽ được loại bỏ và kiểm tra. Dùng liệu pháp hormone có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư. Phụ nữ bị ung thư đã tái phát hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể được hưởng lợi từ việc dùng các loại thuốc này.
    • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Danh mục điều trị này bao gồm các loại thuốc nhắm đến các đặc điểm tế bào ung thư cụ thể. Liệu pháp hormon là liệu pháp nhắm mục tiêu đầu tiên. Dưới đây là một số mục tiêu ung thư vú và phương pháp điều trị: HER2; CDK4 và CDK6; PARP.
    • Liệu pháp miễn dịch: Điều gì xảy ra nếu có một cách để kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn khởi động giúp chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Đó là liệu pháp miễn dịch (còn được gọi là liệu pháp sinh học).
    Phẫu thuật vú
    Phẫu thuật vú
    Các dấu hiệu nhận biết ung thư vú
    Các dấu hiệu nhận biết ung thư vú
  8. Ung thư vú là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ - đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đừng để khi các tế bào ung thư đã phát triển thì bạn mới bắt đầu điều trị, như thế đã quá muộn. Hãy lưu ngay những biện pháp phòng ngừa ung thư vú để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh hiểm nghèo này.

    • Thường xuyên kiểm tra ngực: Thường xuyên kiểm tra ngực là biện pháp được nhiều bác sĩ khuyên để kịp phát hiện dấu hiệu của ung thư vú ngay tại nhà. Đặc biệt, đối với những bạn có vòng 1 to thì các mô mỡ ở ngực thường khiến chúng ta khó phát hiện các khối u bất thường. Cách thủ công nhất là dùng tay sờ, nắn để xem có những dấu hiệu lạ như tiết dịch, sự co kéo, lõm da hay những thay đổi màu sắc trên vùng ngực. Ngoài ra, hãy dùng tay kiểm tra sâu xuống vùng hõm nách và xương đòn để phát hiện xem có những cục u nhô lên hay da bị dày, cứng hay không. Chắc chắn hơn, bạn hãy thường xuyên đến phòng khám siêu âm, chụp X - quang để kịp phát hiện những dấu hiệu lạ bên trong vú và kịp chữa trị.
    • Quan sát các dấu hiệu lạ ở ngực: Triệu chứng rõ nhất của ung thu vú là vùng da phần này có xuất hiện những đốm đỏ, có vảy và gây ngứa ngáy, nóng rát. Ngoài ra, chúng còn làm bạn cảm thấy đau và sưng vô cùng khó chịu. Nếu các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ ngăn chặn mạch máu, khi ấy lượng máu cung cấp cho phần ngực sẽ bị giảm làm da vùng này bị lõm vào như lúm đồng tiền.Nhũ hoa cũng là một trong những nơi khối u phát triển mạnh nhất. Khi khối u ở gần khu vực này thì có thể làm biến dạng và xuất hiện những chất dịch, rỉ máu... Bạn hãy thường xuyên quan sát xem nhũ hoa có bị đổi màu bất thường hay tự dưng phẳng, teo lại hay thụt vào trong hay không.Do những dấu hiệu này tương tự như những vấn đề trong kì kinh nguyệt nên nhiều bạn phớt lờ và bỏ qua. Nhưng đừng chủ quan khi có những hiện tượng lạ này, hãy đến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
    • Tập thể dục: Tập thể dục là một cách giúp bảo vệ và phòng ngừa ung thư vú rất hiệu quả. Bởi vì những bài tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu của ACS cho thấy những phụ nữ thường xuyên tăng cân thì có nguy cơ phát triển ung thư vú đến 40% so với bình thường. Bởi vì khi tăng cân, sự gia tăng đột biến estrogen có thể kích thích sự phát triển của tế bào, và trong đó có ung thư vú.
    • Kiểm tra lịch sử bệnh của gia đình: Khoảng 5 - 10% các trường hợp mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú, xuất phát do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các gen đột biến. Những gen bất thường như BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 80%, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết. Hãy xem lại lịch sử bệnh tình của gia đình đã có trường hợp nào từng mắc bệnh ung thư không.
    • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú rất cao. Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng những phụ nữ có nồng độ carotenoid trong máu cao sẽ ít có nguy cơ ung thư vú hơn những người bị thiếu hụt chúng. Carotenoid là các sắc tố hoạt động như chất chống oxi hóa, được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả như rau lá xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua và ớt đỏ...Các chất dinh dưỡng thực vật khác, bao gồm sulforaphane, được tìm thấy trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, cũng có thể bảo vệ cơ thể và chống lại căn bệnh đầy nguy hiểm này.
    • Hạn chế stress: Lo âu, căng thẳng được xem là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư gây hại. Nếu bạn cứ để cơ thể mệt mỏi và stress sẽ vô tình giúp cho các tác nhân gây hại phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng giữa công việc và thư giãn để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
    • Tránh xa những thói quen xấu: Thức khuya không chỉ làm làn da trở nên mau già, lão hóa mà còn phá vỡ đồng hồ sinh học, dẫn đến rối loại nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi ấy, hệ miễn dịch sẽ suy giảm, mất khả năng chống lại các tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó, thói quen bấm điện thoại còn khiến cho các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Những nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Hãy ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
    Hạn chế stress
    Hạn chế stress
    Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
    Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy