Top 11 điều cần biết về kì thi và tuyển sinh năm 2018
Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 đang bắt đầu. Về cơ bản, năm 2018, Bộ GD-ĐT dự kiến giữ nguyên phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, không quy ... xem thêm...định điểm sàn chung cho các trường đại học, cao đẳng, không hạn chế số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh. Nhăm giúp các thí sinh có cái nhìn bao quát nhất về kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học cao đẳng, Toplist.vn xin giới thiệu những điều cần biết về kì thi và tuyển sinh năm 2018.
-
Quy chế thi THPT Quốc gia năm 2018 vẫn giữ ổn định như năm 2017, theo đó thời gian đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018 bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh sẽ đăng ký dự thi và xét tuyển ở nơi theo học.
Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Chứng minh nhân dân. Các sở GDĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu ĐKDT. Trong trường hợp không có Chứng minh nhân dân thì phần mềm QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi ĐKDT (lưu ý thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng Chứng minh nhân dân thống nhất khi ĐKDT và đăng ký sơ tuyển). Sau ngày 20/4/2017, thí sinh không được thay đổi Điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
-
Điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm nay là không chỉ có nội dung kiến thức nằm trong chương trình lớp 12 như năm trước, mà có thêm phần kiến thức của chương trình lớp 11. Đây là lộ trình đã được Bộ GD-DT công bố cách đây 1 năm. Bộ GD-ĐT cũng đã công bố đề thi minh họa để thí sinh và thầy cô yên tâm ôn tập. Nhìn chung, đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2018 được công bố khá bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao hơn các năm trước. Vì vậy, học sinh cần cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
-
Năm 2018 thí sinh được đăng ký nguyện vọng theo mong muốn. Học sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 cao nhất).
Trong đợt 1, đối với các trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.
Đối với mỗi thí sinh, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách những nguyện vọng đã đăng ký.
Ví dụ, ngành A có điểm chuẩn 20, tất cả thí sinh đã đăng ký vào ngành này đạt điểm từ 20 trở lên được xếp vào danh sách trúng tuyển, dù đăng ký bất kỳ nguyện vọng nào.
Nếu trúng tuyển nguyện vọng 3 vào trường X, nguyện vọng 5 vào trường Y, nguyện vọng 6 vào trường Z, thí sinh chỉ được báo trúng tuyển vào duy nhất trường X (có nguyện vọng cao nhất).
-
Việc Bộ GD-ĐT áp dụng kỳ thi THPT quốc gia lên tới 9 môn, trong đó có cả môn như: Giáo dục Công dân để làm căn cứ tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ khiến cho công tác xét tuyển có nhiều thay đổi so với những năm trước đây.
Để đảm bảo nguồn tuyển cũng như chất lượng thí sinh phù hợp với các ngành đào tạo, nhiều trường ĐH, CĐ đã xây dựng tổ hợp môn hoàn toàn khác biệt so với các khối thi “truyền thống”.
Tăng cơ hội xét tuyển, không giới hạn số lượng nguyện vọng, đa dạng hình thức đào tạo nhằm mở rộng cửa cho thí sinh có nguyện vọng học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT là chủ trương chung của các trường trong mùa tuyển sinh năm nay.
-
Theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ đại học vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, có trên 100 ngành mới, tăng khoảng 40% so với danh mục năm 2010. Thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, lần đầu tiên, việc đào tạo giáo viên có thêm nhiều ngành mới như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như: Tiếng Khmer, Jrai, X’đăng... và có thêm ngôn ngữ Ả Rập bên cạnh các ngành sư phạm ngoại ngữ truyền thống khác. Từ năm 2018, các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành khác cũng có nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như: du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, du lịch, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình…
-
Trong bản sửa đổi, bổ sung những quy định về quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, khoản 1 điều 25 được sửa đổi và bổ sung mới với nội dung như sau: Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
-
Về quy định kỷ luật, hủy bài thi được sửa đổi bổ sung. Huỷ kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
-
Để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội đỗ hơn, Bộ GD&ĐT đã đưa ra quy định thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng của mình ngay sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018. Đây là cơ hội để thí sinh thay đổi nguyện vọng phù hợp với điểm thi thực tế của mình.
Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, nếu có nguyện vọng, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) một lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh.
Nếu sử dụng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số đăng ký ban đầu trong Phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.
Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào dữ liệu Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục.
Thí sinh phải ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Nơi thu nhận hồ sơ phải yêu cầu thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời gian quy định và đề nghị điều chỉnh sai sót, nếu có.Điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến thì thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện. Phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu đăng ký dự thi.
-
Về điểm thi, chậm nhất ngày 10/7, các hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi ra đĩa lưu trữ. Một đĩa được lưu lại sở theo chế độ bảo và một đĩa được gửi về Cục quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT theo chế độ mật để cập nhật kết quả thi vào phần mềm. Sau khi có kết quả trên phần mềm, địa phương phải đối chiếu, kiểm tra sai sót nếu có mới công bố kết quả thi. Theo quy chế, năm nay, điểm thi sẽ được công bố vào ngày 11/7.
Chậm nhất ngày 15/7, các Sở GD&ĐT cập nhật danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT vào phần mềm quản lý thi và 2 ngày sau đó (tức 17/7), phải công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp để thí sinh được biết.