Top 15 Đội tuyển bóng đá quốc gia mạnh nhất Châu Á hiện nay

Anh Đinh 23742 1 Báo lỗi

Liên đoàn bóng đá châu Á là cơ quan chủ quản của các liên đoàn bóng đá quốc gia ở châu Á và Úc. AFC bao gồm 47 thành viên ở châu Á, chủ yếu nằm trên lục địa ... xem thêm...

  1. Top 1

    Iran

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Iran do Liên đoàn bóng đá Iran quản lý. Là một trong những đội tuyển bóng đá hàng đầu châu Á, Iran đã có tổng cộng ba lần vô địch Asian Cup vào các năm 1968, 1972 và 1976, số lần vô địch bằng với Ả Rập Xê Út và chỉ kém Nhật Bản. Đội cũng từng ba lần đoạt tấm huy chương vàng Asiad các năm 1974, 1990 và 1998. Theo bảng xếp hạng FIFA từ tháng 12 năm 2014 cho đến tháng 10 năm 2018, Iran duy trì thứ hạng cao nhất trong các đội tuyển bóng đá nam thuộc AFC, qua đó trở thành đội giữ vị trí số 1 châu Á trong thời gian lâu nhất. Trước khi chuyển sang liên đoàn bóng đá Trung Á thì Iran cũng từng 4 lần vô địch giải khu vực Tây Á vào các năm 2000, 2004, 2007 và 2008. Trong cả năm lần tham dự vòng chung kết World Cup, đội đều không vượt qua được vòng bảng và chỉ có hai trận thắng trước Mỹ năm 1998 và Maroc năm 2018. Đội hình 27 cầu thủ được triệu tập cho Vòng loại World Cup 2022 lần lượt gặp Syria lần lượt vào các ngày 11 và 16 tháng 11 năm 2021.


    Năm 1978, Iran lần đầu góp mặt ở World Cup sau khi đánh bại Úc trên sân nhà tại Tehran. Iran thua hai trong ba trận vòng bảng và có trận hòa gây bất ngờ trước đội tuyển Scotland để có một điểm. Kể từ đó, thành tích tốt nhất của Iran tại một kỳ World Cup là việc giành được 4 điểm ở kỳ World Cup gần nhất năm 2018 với trận ra quân thắng Maroc cùng trận hòa Bồ Đào Nha. Thành tích tốt thứ hai của đội là ở kỳ World Cup 1998 khi đội có trận thắng Hoa Kỳ để có 3 điểm chung cuộc. Iran liên tục tham dự các vòng chung kết kể từ năm 1968, là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất tại Cúp bóng đá châu Á với ba lần vô địch liên tiếp (1968, 1972 và 1976) với 2 lần trong đó đóng vai trò chủ nhà. Ngoài ra, đội từng 4 lần giành hạng ba, chỉ một lần dừng bước ở vòng bảng năm 1992 còn những kỳ khác thì đều vào đến tứ kết hoặc xa hơn.


    Thông tin cơ bản:

    • Huấn luyện viên trưởng: Dragan Skočić.
    • Sân/sân vận động: Azadi Soccer Field.
    • Đội trưởng: Ehsan Hajsafi.
    • Thi đấu nhiều nhất: Javad Nekounam (151).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Ali Daei (109).
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    Đội tuyển bóng đán quốc gia Iran
    Đội tuyển bóng đán quốc gia Iran
    Đội tuyển bóng đán quốc gia Iran
    Đội tuyển bóng đán quốc gia Iran

  2. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản là đại diện của Nhật Bản trong môn bóng đá được điều hành bởi Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA). Nhật Bản là một trong những đội tuyển bóng đá thành công nhất châu Á cho đến thời điểm hiện tại, khi đã có 6 lần liên tiếp gần đây tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới, trong đó có ba lần lọt vào vòng 2 các năm 2002, 2010 và 2018. Đội cũng đang nắm giữ kỷ lục vô địch Cúp bóng đá châu Á với 4 lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. Nhật Bản từng giành ngôi Á quân tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2001 và là một trong ba đội tuyển châu Á bên cạnh Úc và Ả Rập Xê Út từng lọt vào chung kết một giải đấu FIFA dành cho đội tuyển quốc gia. Ở cấp độ khu vực, đội từng có bốn lần vô địch Cúp bóng đá Đông Á (1992, 1995, 1998, 2013). Đối thủ chính của Nhật Bản tại đấu trường châu lục là nước láng giềng Hàn Quốc, Iran và gần đây là Úc. Ngoài ra, đội cũng phát triển sự kình địch với Ả Rập Xê Út ở Tây Á. Nhật Bản là đội đầu tiên bên ngoài châu Mỹ tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ với tư cách là khách mời, họ đã được mời vào các giải 1999, 2011, 2015, và 2019, mặc dù họ chỉ tham gia giải năm 1999 và 2019.


    Nhật Bản tham dự Asian Cup 2019 với đội hình được trẻ hóa đáng kể, khi nhiều trụ cột đã đánh mất phong độ như Kagawa Shinji hay Okazaki Shinji không được triệu tập, thay vào đó là những nhân tố mới như Minamino Takumi, Doan Ritsu hay Tomiyasu Takehiro. Đội thi đấu suôn sẻ trong bảng đấu có Turkmenistan, Oman và Uzbekistan khi toàn thắng cả ba trận. Tuy nhiên, lối chơi của đội ở vòng loại trực tiếp đã bị chỉ trích vì quá thực dụng, với những chiến thắng suýt sao trước Ả Rập Xê Út và Việt Nam. Dù vậy, Nhật Bản bất ngờ thi đấu thuyết phục khi gặp ứng cử viên vô địch Iran ở bán kết, trận đấu mà họ đánh bại đối thủ này đến ba bàn không gỡ. Gặp Qatar ở chung kết, tuy nhiên, Nhật Bản đã không thể có chức vô địch châu Á lần thứ năm khi để thua 1-3, trong một trận đấu mà hàng phòng ngự của họ liên tiếp mắc sai lầm. Vào tháng 12 năm 2019, Nhật Bản đã tham dự Cúp bóng đá Đông Á 2019 tổ chức tại Hàn Quốc. HLV Moriyasu triệu tập đội hình trẻ và thiếu kinh nghiệm đến thi đấu. Với đội hình trẻ trung, Nhật Bản chỉ thắng được Trung Quốc và Hồng Kông, còn lại để thua đối thủ Hàn Quốc và xếp nhì chung cuộc. Ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, Nhật Bản rơi vào bảng đấu có Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Oman và Việt Nam.


    Thông tin cơ bản:

    • Người quản lý: Moriyasu Hajime.
    • Đội trưởng: Maya Yoshida.
    • Biệt danh: Samurai Blue từ ngày 19 tháng 10 năm 2009.
    • Cao nhất: 9 (3/1998).
    • Thi đấu nhiều nhất: Endō Yasuhito (152).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Kamamoto Kunishige (75).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản
  3. Đội tuyển bóng đá quốc gia Úc (Australia) là đội tuyển bóng đá nam đại diện Úc tham gia thi đấu quốc tế. Từng là một thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương nhưng đến năm 2006, Úc đã xin kết nạp làm thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á. Trong số những thống kê thành tích của đội cho đến năm 2006 có 4 chức vô địch Cúp bóng đá châu Đại Dương giành được ở các năm 1980, 1996, 2000, 2004, hạng 4 Thế vận hội Mùa hè 1992, lọt vào vòng 2 World Cup 2006 và ngôi vị á quân Cúp Liên đoàn các châu lục 1997. Khi chuyển sang châu Á, Úc trở thành đối trọng mới của những nhà cựu vô địch Asian Cup như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Với việc đăng quang kỳ Asian Cup 2015 mà họ là chủ nhà, Úc trở thành đội tuyển duy nhất từng vô địch ở hai châu lục khác nhau. Đội tuyển này đã xuất sắc đứng đầu Bảng xếp hạng FIFA dù chỉ dừng lại ở vòng bảng tại các kỳ World Cup nhờ có Harry Souttar, Awer Mabil và 11 trận toàn thắng liên tiếp tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022.


    Khi còn là một thành viên của OFC cho đến năm 2006, Úc chỉ có hai lần tham dự vòng chung kết World Cup vào các năm 1974 và 2006 do các đội tuyển ở khu vực châu Đại Dương chỉ được FIFA trao nửa suất tham dự giải, qua đó phải thi đấu vòng play-off liên lục địa với các đội tuyển mạnh hơn đến từ các châu lục khác. Tuy nhiên, sau khi gia nhập khu vực châu Á - nơi được FIFA trao đến 4,5 suất, Úc đã có ba lần liên tiếp tham dự World Cup từ năm 2010 cho đến nay. Bộ quần áo bóng đá đầu tiên của Australia có màu xanh da trời với vòng hạt dẻ trên tất, màu sắc đại diện cho các bang New South Wales và Queensland, trông gợi nhớ đến các dải của đội bóng bầu dục quốc gia Australia trong thời kỳ đó. Họ mặc bộ chủ yếu là màu xanh nhạt cho đến năm 1924 khi họ đổi sang màu xanh lá cây và vàng. Đội hình cầu thủ tham dự vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á từ ngày 11-16 tháng 11 năm 2021 là 24 cầu thủ.


    Thông tin cơ bản:

    • Huấn luyện viên trưởng: Graham Arnold.
    • Đội trưởng: Mathew Ryan.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Thi đấu nhiều nhất: Mark Schwarzer (109).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Tim Cahill (50).
    • Biệt danhSocceroos.
    • Hiệp hội: FFA (Úc).
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Australia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Australia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Australia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Australia
  4. Đội tuyển bóng đá quốc gia Đại Hàn Dân Quốc là đội tuyển bóng đá nam cấp quốc gia đại diện cho Hàn Quốc trong các trận đấu, giải thi đấu trên bình diện quốc tế và do Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) quản lý. Sân nhà của đội tuyển Hàn Quốc hiện nay là Sân vận động World Cup Seoul. Đội tuyển Hàn Quốc là một trong những đội tuyển thành công nhất trong lịch sử bóng đá châu Á. Tính đến World Cup 2018, đội tuyển Hàn Quốc đã có 10 lần giành quyền tham dự các kỳ World Cup, trong đó có tới 9 lần liên tiếp - con số này nhiều hơn bất kỳ đội tuyển châu Á nào khác. Thành tích tốt nhất của tuyển Hàn Quốc ở đấu trường thế giới là đạt vị trí hạng tư ở kỳ World Cup năm 2002 - giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại châu Á nơi họ là đồng chủ nhà cùng với Nhật Bản, cho đến nay, thành công này vẫn là bước tiến xa nhất của một đội bóng châu Á tại các kỳ World Cup; ngoài ra, họ cũng lọt vào vòng 16 đội ở World Cup 2010 tại Nam Phi. Ở đấu trường châu lục, đội tuyển Hàn Quốc đã có 2 lần giành chức vô địch, 4 lần giành ngôi á quân và 4 lần đạt hạng 3 ở Asian Cup. Ngoài ra, đội cũng đoạt 3 huy chương vàng tại Asian Games vào các năm 1970, 1978 và 1986. Bên cạnh đó, đội cũng xếp hạng tư khi làm khách mời tham dự giải đấu CONCACAF năm 2002 tổ chức tại Mỹ. Ở cấp độ khu vực, Hàn Quốc có 6 lần vô địch Cúp bóng đá Đông Á và đang giữ kỷ lục về số lần vô địch khu vực.


    Đội tuyển Hàn Quốc được gọi với các biệt danh như "Chiến binh Thái Cực" hay "Hổ châu Á", linh vật của đội là Hổ Siberia. Hàn Quốc là đội có số lần tham dự các vòng chung kết World Cup nhiều nhất châu Á. Hai thành tích cao nhất của đội tuyển Hàn Quốc trong các giải vô địch bóng đá thế giới là hạng 4 ở World Cup 2002 và lọt vào vòng 1/8 ở World Cup 2010. Hàn Quốc là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất tại Cúp bóng đá châu Á với tư cách là "nhà vô địch đầu tiên của giải đấu" (năm 1956) và lần thứ 2 vào năm 1960. Ngoài ra, đội có 4 lần giành hạng nhì và 4 lần giành hạng ba. Hàn Quốc tham gia Siêu cúp bóng đá Đông Nam Á - Đông Á 2 lần vào các năm 2017 và 2019 sau khi đánh bại đội tuyển Nhật Bản để giành quyền tham dự. Hàn Quốc có 6 lần vô địch Đông Á, kể từ năm 2003 thì họ được đặc cách vào thẳng vòng chung kết và hiện đang là đội nắm giữ kỷ lục về số lần vô địch. Đội hình triệu tập cho Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á là 24 cầu thủ.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Hổ châu Á, chiến binh Thái Cực.
    • Hiệp hội: Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA).
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Liên đoàn khu vực: EAFF (Đông Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Paulo Bento.
    • Đội trưởng: Son Heung-min.
    • Thi đấu nhiều nhất: Cha Bum-kunHong Myung-bo (136).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Cha Bum-kun (58).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc
  5. Top 5

    Qatar

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar là đội tuyển cấp quốc gia của Qatar do Hiệp hội bóng đá Qatar quản lý. Thành tích của tuyển Qatar bao gồm chức vô địch Asian Cup 2019, chức vô địch Tây Á 2014 và 3 chức vô địch vùng Vịnh vào các năm 1992, 2004 và 2014. Qatar là đội bóng thứ hai của châu Á và là đội bóng Ả Rập đầu tiên được tham dự Copa América 2019 với tư cách là khách mời. Đây là đội tuyển chủ nhà của World Cup 2022. Qatar chơi trận vòng loại World Cup đầu tiên năm 1977 hạ Bahrain 2 - 0 trên sân nhà Doha. Qatar không thành công với những cố gắng vượt qua vòng loại World Cup. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2010, họ trở thành chủ nhà World Cup cho kỳ 2022, trở thành đội đầu tiên ở khu vực Trung Đông đăng cai sự kiện này. Lần đầu tiên của Qatar ở Asian Cup là vào năm 1980 sau khi vượt qua vòng loại ở cùng bảng đấu với Bangladesh và Afghanistan. Họ dừng bước ở vòng bảng vòng chung kết, thua hai, hòa một và thắng một.

    Đội dừng bước ở vòng bảng Asian Cup 1988 nhưng có chiến thắng gây chú ý trước Nhật Bản với tỷ số 3 - 0. Đội lọt vào tứ kết Asian Cup 2000 dù chỉ đứng thứ ba vòng bảng, thua Trung Quốc ở tứ kết. Qatar khép lại thế kỷ XX bằng việc kết thúc ở trong tốp 10 tất cả các kỳ Asian Cup. Sau đó, đội bóng vùng Vịnh lại có dấu hiệu chững lại, chỉ kết thúc ở vị trí thứ 14 cả hai kỳ 2004 và 2007. Năm 2011 với tư cách chủ nhà, Qatar lập lại thành tích vào tứ kết châu lục, lần này đứng thứ 7 chung cuộc, thành tích tốt nhất của đội trước khi lột xác và đột phá ở Asian Cup 2019. Hiện tại, có 23 cầu thủ được triệu tập tham dự cúp bóng đá Ả Rập 2021. Qatar là chủ nhà đăng cai Cúp vùng Vịnh các năm 1976, 1992 và 2004. Đội vô địch giải đấu này trên sân nhà các năm 1992, 2004 và có lần thứ ba nâng cúp sau khi đánh bại chủ nhà Ả Rập Xê Út trận chung kết năm 2014.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Annabi (Màu hạt dẻ).
    • Hiệp hội: QFA.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Felix Sanchez Bas.
    • Đội trưởng: Bilal Mohammed.
    • Thi đấu nhiều nhất: Wesam Rizik (111).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Mansoor Muftah (53).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar
  6. Đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia) là đội tuyển bóng đá đại diện cho Ả Rập Xê Út và do Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út (SAFF) quản lý. Được xem là một trong những đội tuyển bóng đá thành công nhất châu Á, Ả Rập Xê Út bắt đầu nổi lên thống trị đấu trường Asian Cup vào cuối thế kỷ 20 khi vô địch châu lục vào các năm 1984, 1988 và 1996, cân bằng với thành tích vô địch của Iran trước khi bị Nhật Bản vượt lên vào năm 2011. Đội còn nắm giữ kỷ lục về số lần lọt vào chung kết Asian Cup nhiều nhất trong lịch sử giải đấu (6 lần).


    Ở cấp độ thế giới, đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Út đã lọt vào vòng 2 World Cup ngay trong lần đầu tham dự năm 1994 và từ đó có thêm bốn lần góp mặt, nhưng đều không vượt qua được vòng bảng. Ả Rập Xê Út là đội tuyển châu Á đầu tiên lọt vào trận chung kết một giải đấu cấp cao của FIFA khi giành được ngôi Á quân giải Cúp Nhà vua Fahd 1992, giải đấu tiền thân của Cúp Liên đoàn các châu lục. Trang phục thi đấu thứ nhất của đội tuyển Ả Rập Xê Út là màu trắng truyền thống và trang phục thứ hai của đội là màu xanh lá cây (màu cờ).


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Chim ưng xanh lá.
    • Hiệp hội: SAFF.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Hervé Renard.
    • Đội trưởng: Salman Al-Faraj.
    • Thi đấu nhiều nhất: Mohamed Al-Deayea(178).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Majed Abdullah (72).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Saudi Arabia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Saudi Arabia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Saudi Arabia
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Saudi Arabia
  7. Top 7

    UAE

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đại diện Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong bóng đá. Đội từng dự Cúp thế giới vào năm 1990 và toàn thua trước Tây Đức, Colombia và Nam Tư và dừng bước từ vòng bảng. Đội lần đầu lọt vào bán kết Cúp châu Á tại Cúp châu Á 1992. Đội đạt ngôi á quân tại Cúp châu Á 1996 với tư cách chủ nhà, và 2 chức vô địch Cúp vùng Vịnh vào các năm 2007 và 2013. Đội đứng thứ 3 tại Cúp châu Á 2015. Với những bước phát triển của quốc gia dưới đầu cầu lãnh đạo Sheikh Zayed, đội bóng đá quốc gia cũng tiến bước theo mà không bị bỏ lại. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (gọi tắt là UAE) khi du đấu đã sử dụng bộ màu đỏ cho đến khi có sự thay đổi với màu đen pha xanh vào năm 2019. Khởi đầu vào những năm 1970 bao gồm giai đoạn Don Revie, đội bắt đầu với các giải đấu ví dụ như Cúp vùng Vịnh 1979. Những năm 80 sau đó bắt đầu cho thấy sự thay đổi trong định hướng.


    Tại sân vận động đã hoàn thành khi ấy Zayed Sports City, chủ nhà UAE dưới quyền huấn luyện viên người Iran Heshmat Mohajerani thắng Qatar với tỷ số tối thiểu trong 1 trận đấu Cúp vùng Vịnh 1984 mà Sheikh Zayed dự khán. Tại các kỳ Cúp vùng Vịnh, UAE không giành được cúp vô địch cho đến năm 2007 trên sân nhà và lần thứ 2 giành danh hiệu tương tự vào năm 2013 tại Bahrain. UAE dự Cúp châu Á lần đầu năm 1980 tổ chức tại Kuwait, kể từ đó đã tham gia ít nhất 10 kỳ Asian Cup với thành tích cao nhất lọt vào chung kết năm 1996 trên sân nhà và dừng bước trước Ả Rập Xê Út sau loạt luân lưu. Năm 1984, 1 người Brasil, Carlos Alberto Parreira bị mời về phụ trách 1 UAE đang chưa có chút kinh nhiệm nào tại vòng loại World Cup; Parreira hướng mục tiêu World Cup 1986 tại México. Bàn thua phút bút giờ trước Iraq đã phá hủy mục tiêu này. Chiến dịch vòng loại kỳ 1990 bắt đầu, Parreira đã đi, thay bởi 1 người Brasil khác là Mário Zagalo. Lần này đội đối đầu Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Qatar, Triều Tiên và Trung Quốc. 1 trận ngược dòng trước Trung Quốc đã làm câu chuyện nào đó thay đổi. Ở bảng D vòng chung kết tại Ý, với Tây Đức, Nam Tư và Colombia, đội toàn thua, thua 11 bàn và thắng 2 bàn với bàn đầu tiên ghi vào lưới Tây Đức do công của Khalid Ismail.


    Thông tin cơ bản:

    • Hiệp hội: UAEFA.
    • Liên đoàn châu lụ: cAFC (châu Á).
    • Huấn luyện trưởng: Bert van Marwijk.
    • Thi đấu nhiều nhất: Adnan Al Talyani (161).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Ali Mabkhout (77).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia UAE
    Đội tuyển bóng đá quốc gia UAE
    Đội tuyển bóng đá quốc gia UAE
    Đội tuyển bóng đá quốc gia UAE
  8. Top 8

    Iraq

    Cộng hoà Iraq là một quốc gia ở khu vực Trung Đông. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran (Tỉnh Kurdistan) về phía đông. Thủ đô Bagdad là trung tâm của đất nước này. Quốc gia này có khoảng 36-37 triệu người, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd. Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng 58 km (36 mi) ở phía bắc Vịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagrosm, và phần phía đông của hoang mạc Syria. Hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này.


    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq là đội tuyển cấp quốc gia của Iraq do Hiệp hội bóng đá Iraq quản lý. Từ 1964 đến 1988, Iraq giành được 3 chiếc Cúp Vịnh Ả Rập, 4 Cúp các Quốc gia Ả Rập và huy chương vàng Đại hội Thể thao Ả Rập. Đội đã 1 lần dự World Cup vào năm 1986. Iraq đã 1 lần lên ngôi vô địch Asian Cup vào năm 2007, nhờ đó được tham dự FIFA Confederations Cup 2009. Đội Olympic của Iraq giành huy chương vàng Á vận hội 1982 và vào đến bán kết Thế vận hội Mùa hè 2004. Đội hình triệu tập 27 cầu thủ cho Vòng loại World Cup 2022 (Vòng 3).


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Sư tử Lưỡng Hà.
    • Hiệp hội: Hiệp hội bóng đá Iraq.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Željko Petrović.
    • Đội trưởng: Alaa Abdul-Zahra.
    • Thi đấu nhiều nhất: Younis Mahmoud (148).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Hussein Saeed (78).
    • Sân nhà: Sân vận động Quốc tế Basra.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Iraq
  9. Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc là đội tuyển bóng đá chịu sự quản trị của hiệp hội bóng đá trực thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đội từng dự World Cup 2002. Tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á, đội đã 12 lần liên tiếp dự vòng chung kết từ năm 1976 trong đó có 2 lần lọt vào trận chung kết vào các năm 1984 và 2004 và đều giành ngôi Á quân. Trung Quốc có 2 khu vực có đội tuyển bóng đá quốc gia riêng là Hồng Kông và Ma Cao dù 2 lãnh thổ này đã lần lượt trở về lại là chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1997 và 1999. Tuyển túc cầu Trung Quốc đầu tiên hậu phong kiến ra đời vào năm 1913 để đi tham dự Đại hội Thể thao Cực Đông năm đó diễn ra tại Philippines. Đến năm 1924, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc thành lập dưới thời Trung Hoa Dân Quốc và gia nhập FIFA vào năm 1931. Sau Nội chiến Trung Quốc, 1 tổ chức khác cũng tên là Hiệp hội bóng đá Trung Quốc mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho thành lập là thành viên của FIFA cho đến năm 1958. Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa có trận quốc tế đầu tiên với Phần Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1952.

    Đội dự vòng loại World Cup 1958 trước khi rút lui khỏi đấu trường quốc tế và chỉ gia nhập lại vào năm 1979. Trong vòng 30 năm, Trung Quốc đa phần chỉ đấu giao hữu với các đội như Albania, Miến Điện, Campuchia, Guinée, Hungary, Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pakistan, Sudan, Liên Xô và Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Đội dự Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới năm 1958 và thua Indonesia ở hiệu số bàn thắng. Trung Quốc dự vòng loại World Cup năm 1980 và thua New Zealand trong trận play-off. Ở vòng loại World Cup năm 1986, Trung Quốc gặp Hồng Kông ở sân nhà trong trận đấu cuối cùng của vòng loại đầu tiên ngày 19 tháng 8 năm 1985, trận mà Trung Quốc cần phải hòa nếu muốn đi tiếp. Hồng Kông đã thắng 2-1 và dẫn đến 1 cuộc ẩu đả giữa cổ động viên 2 bên. Ở vòng loại năm 1990, Trung Quốc lần nữa lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại và thua Qatar trong trận cuối cùng của vòng bảng. Ở vòng loại năm 1994, đội lại mất cơ hội lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại khi xếp thứ 2 sau Iraq. Trung Quốc đứng trước cơ hội tham gia vòng loại năm 1998 và thua các trận đấu trên sân nhà trước Qatar và Iran. Đội hình triệu tập 32 cầu thủ cho Vòng loại World Cup 2022 (Vòng 3).


    Thông tin cơ bản:

    • Hiệp hội: CFA.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Liên đoàn khu vực: EAFF (Đông Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Li Xiaopeng.
    • Đội trưởng: Ngô Hy.
    • Thi đấu nhiều nhất: Lý Vĩ Phong (112).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Hác Hải Đông (41).
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc
  10. Top 10

    Oman

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Oman là đội tuyển cấp quốc gia của Oman do Hiệp hội bóng đá Oman quản lý. Đội từng vào 4 kì Cúp bóng đá châu Á là 2004, 2007, 2015 và 2019 trong đó thành tích tốt nhất là lọt vào vòng 16 đội giải năm 2019. Đội từng vô địch Cúp bóng đá vùng Vịnh năm 2009 khi là chủ nhà. Oman từng giành ngôi á quân Cúp bóng đá vùng Vịnh 2007 ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất khi thua đội chủ nhà trong trận chung kết với tỉ số 0-1. Ở cấp độ khu vực, thành tích cao nhất của đội cho đến nay là vị trí thứ ba của giải vô địch bóng đá Tây Á 2012. Với dân số khoảng 5,1 triệu người, Oman là quốc gia ít dân nhất trong những gương mặt có tên tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. Song điều ấy không ảnh hưởng tới tiềm lực của đội tuyển này. Bằng chứng là sau 3 lượt trận, Oman đã đánh bại cả Nhật Bản để đứng thứ 4 tại bảng B. Trong 5 năm qua, Oman đã thăng hạng từ 129 lên 78 trên bảng xếp hạng FIFA.


    Bóng đá thực tế là môn thể thao được ưa chuộng nhất tại Oman. Những sân bóng có ở mọi nơi, dù độ phủ dân số của quốc gia này không cao (diện tích gần bằng Việt Nam nhưng dân số bằng 10%). Giải vô địch quốc gia (VĐQG) Oman được thành lập sớm khi ra đời vào năm 1976. Điều này kéo theo việc bóng đá ở quốc gia này được phát triển tương đối đồng bộ, và cho ra vài kết quả không dễ thấy ở những quốc gia có tiềm lực trung bình. Kế hoạch làm mới bóng đá Oman bắt đầu từ năm 2010, thời điểm LĐBĐ Oman (OFA) nhận đầu tư 6,7 triệu USD trong 5 năm để phát triển giải đấu, đào tạo bóng đá trẻ. Nguồn tiền này là khởi đầu cho việc giải VĐQG Oman bắt đầu thu hút những nhà tài trợ danh tiếng như Nissan để tự nuôi sống chính mình bằng cách bán bản quyền truyền hình. Quãng thời gian thăng tiến của Oman những năm qua trùng khớp với thời điểm giải VĐQG Oman vào guồng và hệ thống đào tạo trẻ bắt đầu hưởng lợi từ nguồn đầu tư. Hiện nay, Oman là một trong những đội tuyển bóng đá quốc gia tốt nhất châu Á.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Al-Ahmar(Màu đỏ).
    • Hiệp hội: OFA.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Branko Ivankovic.
    • Đội trưởng: Ali Al-Habsi.
    • Thi đấu nhiều nhất: Fawzi Bashir (143).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Hani Al-Dhabit (42).
    • Sân nhà: Khu liên hợp thể thao Sultan Qaboos.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Oman
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Oman
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Oman
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Oman
  11. Top 11

    Syria

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria là đội tuyển cấp quốc gia của Syria do Liên đoàn bóng đá Syria quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Syria là trận gặp đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1949. Đội đã từng 6 lần tham dự cúp bóng đá châu Á là vào các năm 1980, 1984, 1988, 1996, 2011 và 2019, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng. Tuy chưa có thành tích nào thật sự ấn tượng, nhưng tuyển Syria là một trong đội bóng có lịch sử thi đấu quốc tế lâu đời nhất của châu Á. Tham dự vòng loại World Cup ngay từ giải năm 1950, trận đấu chính thức đầu tiên của đội chính là trận thuộc khuôn khổ vòng loại năm đó khi Syria thất thủ trước Thổ Nhĩ Kỳ với tỉ số 0-7 vào ngày 20 tháng 11 năm 1949.


    Đội vẫn chưa một lần tham dự vòng chung kết một Giải vô địch bóng đá thế giới, lần đội tiến tới gần đích nhất là tại vòng loại World Cup 1986 khi Syria thua Iraq ở vòng đấu loại trực tiếp cuối cùng. Tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á, tuyển Syria đã sáu lần được tham dự vòng chung kết. Lần gần nhất là tại Cúp bóng đá châu Á 2019. Thành tích nổi bật khác của bóng đá Syria còn phải kể đến chức vô địch giải trẻ châu Á mà các cầu thủ trẻ nước này giành được vào năm 1994. Đội tuyển trẻ Syria cũng đã hai lần góp mặt tại vòng chung kết Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới vào các năm 1995 và 2005.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Đại bàng Qasioun.
    • Hiệp hội: Liên đoàn bóng đá Syria.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Nizar Mahrous.
    • Đội trưởng: Omar Al-Somah.
    • Thi đấu nhiều nhất: Maher Al-Sayed (109).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Firas Al-Khatib (36).
    • Sân nhà: Sân vận động Abbasiyyin. Sân vận động Quốc tế Aleppo.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria
  12. Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan là đội tuyển cấp quốc gia của Uzbekistan do Hiệp hội bóng đá Uzbekistan quản lý. Uzbekistan chưa một lần dự World Cup. Đội đã có 2 lần tiến gần World Cup nhất là ở vòng loại World Cup 2006 và vòng loại World Cup 2014, lúc đó không thể giành vé đá trận play-off liên lục địa sau khi thua những Bahrain (2006), Jordan (2014) ở vòng loại thứ tư và Hàn Quốc (2018) ở vòng loại cuối cùng. Lần đầu tiên trong lịch sử tham dự các vòng loại World Cup, đội tuyển Uzbekistan dừng bước ở vòng loại thứ hai. Trận thua 0-3 trước Saudi Arabia ở lượt cuối bảng D hôm 15/6 đã khép lại hành trình của tuyển Uzbekistan tại vòng loại World Cup. Thầy trò HLV Vadim Abramov cán đích ở vị trí nhì bảng, nhưng không trụ lại nổi nhóm 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.


    Uzbekistan kết thúc vòng loại thứ hai World Cup 2022 với kết quả không đến nỗi nào khi giành 5 chiến thắng và đứng nhì bảng. Đội bóng có biệt danh "Bầy sói trắng" từng nằm trong nhóm 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, nhưng lại rơi xuống vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng chung cuộc bởi sự vùng lên của những đối thủ cạnh tranh ở các bảng đấu khác. Điển hình như ở bảng C, Iran đã đánh bại Iraq ở lượt đấu cuối, cướp ngôi đầu và đẩy đối thủ xuống nhì bảng. Điều tương tự xảy ra ở bảng G khi UAE chiếm ngôi đầu bảng của tuyển Việt Nam. Thất bại cay đắng này có lẽ là cú đấm cần thiết để làm thức tỉnh tuyển Uzbekistan. Mặc dù vậy, đội tuyển quốc gia Uzbekistan vẫn là một trong những đội bóng đá quốc gia mạnh nhất khu vực châu Á hiện nay.


    Thông tin cơ bản:

    • Hiệp hội: UFA (Uzbekistan).
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Liên đoàn khu vực: CAFA (Trung Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Srečko Katanec.
    • Đội trưởng: Odil Ahmedov.
    • Thi đấu nhiều nhất: Server Djeparov (128).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Maksim Shatskikh (34).
    • Sân nhà: Sân vận động Trung tâm Pakhtakor. Sân vận động Milliy.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan
  13. Top 13

    Bahrain

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain là đội tuyển cấp quốc gia của Bahrain do Hiệp hội bóng đá Bahrain quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Bahrain là trận gặp đội tuyển Kuwait vào năm 1966. Đội từng lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất Asian Cup và đăng quang ngôi vô địch Tây Á năm 2019. Đội tuyển Bahrain chưa lần nào lọt vào vòng chung kết một giải vô địch thế giới. Lần tiến đến gần sát vòng chung kết nhất là năm 2010. Họ đứng thứ 5 châu Á và giành quyền tranh vé vớt với đại diện của châu Đại Dương là New Zealand. Tuy được đánh giá cao hơn nhưng sau hai lượt trận, Bahrain thua với tổng tỉ số 0 - 1, nhường tấm vé dự vòng chung kết cho đối thủ.


    Đội tuyển Bahrain chưa lần nào lọt vào vòng chung kết một giải vô địch thế giới. Lần tiến đến gần sát vòng chung kết nhất là năm 2010. Họ đứng thứ 5 châu Á và giành quyền tranh vé vớt với đại diện của châu Đại Dương là New Zealand. Tuy được đánh giá cao hơn nhưng sau hai lượt trận, Bahrain thua với tổng tỉ số 0 - 1, nhường tấm vé dự vòng chung kết cho đối thủ. Tại giải đấu tháng 8 năm 2019, Bahrain đã vượt qua chủ nhà Iraq trong trận chung kết với tỷ số tối thiểu để lần đầu tiên giành được chiếc cúp vô địch Tây Á.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Al-Ahmar, Màu đỏ.
    • Hiệp hội: Hiệp hội bóng đá Bahrain.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Liên đoàn khu vực: WAFF (Tây Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Hélio Sousa.
    • Đội trưởng: Abdulwahab Al-Safi.
    • Thi đấu nhiều nhất: Salman Isa (156).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Ismail Abdul-Latif (41).
    • Sân nhà: Sân vận động Quốc gia Bahrain.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain
  14. Top 14

    Jordan

    Jordan là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba. Nó có chung biên giới với Syria ở phía bắc, Iraq ở phía đông bắc, Israel và lãnh thổ của người Palestine về phía tây và nam. Jordan cùng với Israel phân chia Biển Chết, và bờ biển Vịnh Aqaba với Israel, Ả Rập Xê Út, và Ai Cập. Phần lớn lãnh thổ Jordan bị bao phủ bởi sa mạc, đặc biệt là sa mạc Arabia; tuy nhiên vùng tây bắc, với sông Jordan, được coi là vùng đất rất màu mỡ. Thủ đô của Jordan là Amman, nằm ở phía tây bắc.


    Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan là đội tuyển cấp quốc gia của Jordan do Hiệp hội bóng đá Jordan quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Jordan là trận gặp đội tuyển Syria vào năm 1953. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là 3 ngôi vị á quân của khu vực Tây Á giành được vào các năm 2002, 2008 và 2014. Đội đã 4 lần tham dự Asian Cup là vào các năm 2004, 2011, 2015 và 2019, trong đó thành tích cao nhất là lọt vào tứ kết (2 lần vào các năm 2004, 2011).


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Hiệp sĩ.
    • Hiệp hội: Hiệp hội bóng đá Jordan.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Vital Borkelmans
    • Đội trưởng: Amer Shafi.
    • Thi đấu nhiều nhất: Amer Shafi.
    • Ghi bàn nhiều nhất: Hassan Abdel-Fattah (30).
    • Sân nhà: Sân vận động Quốc tế Amman.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan
  15. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá nam đại diện cho Việt Nam và được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), cơ quan quản lý bóng đá tại Việt Nam. Bóng đá theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, do nhiều xung đột xảy ra trong nước suốt thế kỷ 20, sự phát triển của bóng đá Việt Nam đã bị cản trở đáng kể. Trong khi Việt Nam bị chia thành hai vùng tập kết quân sự ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1954, hai đội tuyển quốc gia đã tồn tại và đều được kiểm soát bởi các cơ quan quản lý riêng biệt với Hội Bóng đá Việt Nam ở miền Bắc và Hội Túc cầu giáo ở miền Nam. Sau khi hai miền thống nhất vào năm 1976, Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân của Hội bóng đá Việt Nam. Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã hội nhập trở lại với nền bóng đá thế giới, và môn thể thao này sớm trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Cổ động viên Việt Nam được mệnh danh là một trong những cổ động viên cuồng nhiệt nhất, nổi tiếng với những màn ăn mừng rầm rộ trước thành tích của đội, kể cả đội trẻ.


    Ở AFF Cup 2018, với nòng cốt đội tuyển là những cầu thủ đã đoạt huy chương bạc U-23 châu Á 2018 và đứng hạng tư ASIAD 2018 như Văn Hậu, Quang Hải, Văn Đức, Đức Chinh... cùng các cựu binh như Huy Hùng, Văn Quyết, Anh Đức và Trọng Hoàng... Việt Nam giành được 3 chiến thắng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa với Myanmar, đứng đầu bảng A và vào bán kết; hạ gục Philippines cùng với tỷ số 2-1 hai lượt trận; vào chung kết hòa 2-2 Malaysia ở lượt đi trên sân khách. Lượt về trên sân nhà Mỹ Đình, Anh Đức ghi bàn duy nhất, đội thắng chung cuộc 3-2 để lần thứ hai vô địch AFF Cup. Vòng loại World Cup 2022 giai đoạn hai, Đội tuyển Việt Nam được Tim Cahill bốc thăm vào bảng G - bảng đấu có thể nói là kì lạ khi cùng bảng với những người hàng xóm quen thuộc của khu vực Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Đội duy nhất không thuộc Đông Nam Á vào bảng này là UAE, cũng là một đối thủ có duyên nợ với Đội tuyển Việt Nam. Trải qua tất cả 8 trận, Đội tuyển Việt Nam thắng 5 - hòa 2 - thua 1, được 17 điểm và đứng thứ hai sau UAE. Xét các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sau khi loại kết quả với đội cuối bảng (trừ 6 điểm), Đội tuyển Việt Nam được 11 điểm, đứng thứ tư trong 8 đội nhì bảng, giành quyền vào vòng loại World Cup 2022 giai đoạn ba, đồng thời sớm đoạt vé tham dự Asian Cup 2023.


    Thông tin cơ bản:

    • Biệt danh: Những Chiến Binh Sao Vàng.
    • Hiệp hội: VFF.
    • Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á).
    • Liên đoàn khu vực: AFF (Đông Nam Á).
    • Huấn luyện viên trưởng: Park Hang-seo.
    • Thi đấu nhiều nhất: Lê Công Vinh (83).
    • Ghi bàn nhiều nhất: Lê Công Vinh (51).
    • Sân nhà: SVĐ Mỹ Đình.
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
    Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy