Top 12 Hành vi của cha mẹ kìm hãm trẻ nhỏ tìm kiếm thành công

Trịnh Ngân 373 0 Báo lỗi

Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Tim Elmore - chuyên gia và là tác giả của cuốn sách tâm lý học bán chạy nhất nước Mỹ, đã phát hiện ra một số sai lầm lớn mà ... xem thêm...

  1. Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn có đầy rẫy những cảnh báo nguy hiểm ở khắp nơi. Chính vì thế, các bậc cha mẹ luôn đặt tiêu chí "an toàn" lên hàng đầu khi nuôi dạy con cái mình, họ làm tất cả để bảo vệ chúng. Tuy nhiên, việc tách trẻ em ra khỏi những rủi ro về sức khỏe có thể đem lại hiệu quả xấu.


    Những nhà tâm lý học Châu Âu đã phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ không được chơi các trò chơi ngoài trời và không bao giờ được phép trải nghiệm trượt patin, thì sẽ dần hình thành những nỗi sợ hãi như chính bạn vậy. Những em bé cần vấp ngã vài lần để học được cách đứng lên, cũng như những cô cậu tuổi teen cũng cần có những lần tan vỡ trái tim trong tình yêu, từ đó sẽ giúp các em trưởng thành hơn trong chuyện tình cảm và biết cách gìn giữ mối quan hệ lâu dài hơn trước.


    Nếu những bậc cha mẹ xóa bỏ hoàn toàn rủi ro ra khỏi đời sống của trẻ nhỏ, những em bé đó có thể sẽ lớn lên với lòng kiêu ngạo cao nhưng sự tự tin lại thấp, đây là những đức tính hình thành dần dần khi thiếu đi sự trải nghiệm. Đôi khi các bậc cha mẹ nên "nới lỏng vòng tay" để các thiên thần của mình có một tuổi thơ thật đúng nghĩa.

    Hãy để trẻ nhỏ được trải nghiệm và khám phá
    Hãy để trẻ nhỏ được trải nghiệm và khám phá

  2. Thế hệ trẻ ngày nay đã không phát triển được một vài kỹ năng sống mà đáng nhẽ ra phải có từ khi còn là một đứa trẻ của 30 năm về trước. Mỗi khi chúng "vấp ngã", người lớn đã vội vàng chăm sóc "từng li từng tí" một cho con. Chúng ta đã giải thoát trẻ ra khỏi tình huống khó khăn đó quá nhanh, sự nuông chiều con cái như thế đã vô tình cản trở cách chúng học xử lý những tình huống khó và giải quyết vấn đề do chính chúng gây ra. Thói quen "cứu giúp" này của bạn không hề giúp cho con mình trang bị kỹ năng thực hiện công việc mà không cần sự giúp đỡ, bởi vì khi trưởng thành chúng sẽ phải chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời nó!


    Sớm hay muộn, những đứa trẻ sẽ quen với việc một ai đó sẽ "giải cứu" chúng: "Nếu tôi mà ngã, chắc chắn một người lớn nào đó sẽ dang rộng vòng tay xoa dịu nỗi đau của tôi, và bất kể tôi đã làm gì thì những sai trái đó cũng không hề thuộc về tôi!" Điều đứa trẻ này hình thành trong đầu sẽ hoàn toàn khác xa so với thực tế, thậm chí xa rời cách thế giới vận động, do đó chúng sẽ khó có thể trở thành một người rắn rỏi trong cuộc sống.

    Trẻ sẽ trở nên nhõng nhẽo và hay hờn dỗi
    Trẻ sẽ trở nên nhõng nhẽo và hay hờn dỗi
  3. Trong giai đoạn những năm 1980 ở Mỹ, phong trào các ông bố bà mẹ đua nhau khen con cái của chính mình nở rộ trong hệ thống các trường học. Trong một cuộc chơi bóng chày, bạn sẽ thấy đứa trẻ nào cũng là một người chiến thắng. Việc "tất cả mọi người đều có một danh hiệu" khiến những đứa trẻ cảm thấy mình đặc biệt, nhưng theo nghiên cứu cho thấy phương pháp này đem lại những kết quả ngoài ý muốn. Trẻ con cuối cùng sẽ nhận ra rằng chỉ có mỗi mẹ và bố của mình nghĩ rằng chúng tuyệt vời khi không hề có một ai khác nói điều đó. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ mình; cảm giác được khen ngợi thật tuyệt vời trong phút chốc nhưng lại không kết nối được với thực tế.


    Khi chúng ta khen ngợi chúng quá dễ dàng và coi nhẹ hành vi kém, trẻ em cuối cùng sẽ học được cách ăn gian, thổi phồng, nói dối và né tránh thực tế khó khăn. Vì thế chúng đã không có điều kiện đối mặt với những khó khăn, thất bại đó và thường nghĩ rằng mình đã giỏi rồi... cho đến khi đối diện với thực tế không đơn giản như việc "Con hát mẹ khen hay"...

    Hãy khen ngợi sự nỗ lực của trẻ chứ đừng
    Hãy khen ngợi sự nỗ lực của trẻ chứ đừng "bất kỳ" điều gì con làm cũng "hay quá"!
  4. Những đứa trẻ được đáp ứng mọi sự đòi hỏi sẽ không yêu bạn từng phút. Chúng có thể vượt qua được sự thất vọng, nhưng lại khó ngoan ngoãn khi đã trở nên hư hỏng. Vì thế, đừng ngại nói "không" hoặc "không phải bây giờ" với con của mình, hãy để chúng cố gắng cho những gì thật sự đáng giá và cần thiết.


    Nhiều bậc cha mẹ thưởng cho con cái bất kỳ cái gì chúng muốn, đặc biệt là với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ. Khi một đứa làm rất tốt, thật không công bằng khi khen ngợi và thưởng cho đứa này còn đứa kia thì không được. Điều này làm chúng bỏ lỡ cơ hội thành công bằng sự cố gắng từ nội tại. Và hãy cẩn thận nếu bạn treo phần thưởng là một chuyến đi ra trung tâm thương mại nhé!


    Nếu mối quan hệ mẹ con của bạn được gây dựng trên những phần quà vật chất thì...? Những đứa trẻ này sẽ không được trải nghiệm sự cố gắng từ bản thân chúng, trẻ con nghĩ rằng nó làm tốt điều này điều kia là tốt cho bố mẹ, còn mình thì được nhận phần thưởng... Và việc này không đem lại một tình yêu vô điều kiện giữa bố mẹ và con cái. Đừng quá nuông chiều con mình.

    Để con cái chúng ta cố gắng cho những gì chúng muốn!
    Để con cái chúng ta cố gắng cho những gì chúng muốn!
  5. Những cô cậu bé tràn đầy sức sống này sẽ luôn muốn dang rộng đôi cánh và thử mọi thứ theo cách riêng mình. Và... chúng ta nên để họ tự trải nghiệm, nhưng điều đó không có nghĩa rằng cha mẹ không thể giúp chúng nhìn nhận được con đường đi. Hãy chia sẻ với con mình những sai lầm bạn từng phạm phải khi bằng tuổi chúng để giúp trẻ có những lựa chọn tốt hơn. (Cảnh báo: Hãy tránh những "bài học" tiêu cực như phải sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy như thế nào...)


    Và tất nhiên, trẻ em phải chuẩn bị đối mặt với những hậu quả từ quyết định của mình. Những lúc như thế, có thể bạn nên chia sẻ cảm giác của mình trước đây khi trải qua sự việc tương tự, điều gì khiến bạn hành động như vậy và những bài học đạt được là rất cần thiết. Bởi vì bố mẹ không những ảnh hưởng đến con cái mà còn là người có tác động nhiều nhất đến chúng.

    Chia sẻ với con cái đem lại hiệu quả bất ngờ
    Chia sẻ với con cái đem lại hiệu quả bất ngờ
  6. Thông minh thường được dùng như sự đo lường qua quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, và kết quả là các bậc cha mẹ cho rằng một đứa trẻ thông minh đã sẵn sàng cho thế giới. Điều đó không đúng, những vận động viên chuyên nghiệp và ngôi sao điện ảnh Hollywood, hay ví dụ, những nhân tài vẫn bị bắt bởi vụ bê bối nào đó. Như vậy có nghĩa rằng thông minh nhưng chưa thực sự trưởng thành.


    Năng khiếu là món quà của thượng đế trong một lĩnh vực nào đó của trẻ, nhưng đừng bắt trẻ chỉ tập trung vào thứ nó giỏi. Con bạn cần sự tự do của riêng mình, hãy quan sát những đứa trẻ khác cùng tuổi với nó, nếu bạn nhận thấy rằng chúng đã làm được nhiều hơn con bạn thì có thể bạn đang trì hoãn sự độc lập của trẻ. Đừng bắt nó phải tập luyện "năng khiếu" quá nhiều, điều đó không giúp trẻ thực sự trưởng thành. Trẻ em cần nhiều thời gian để học những thứ khác.

    Hãy để trẻ được phát triển toàn diện
    Hãy để trẻ được phát triển toàn diện
  7. Cha mẹ luôn là người dạy dỗ con cái mình đầu tiên, người có tác động nhiều nhất đến với chúng. Người khác nói có thể trẻ không nghe, nhưng cha mẹ lại biết cách làm chúng ngoan ngoãn trở lại. Tuy nhiên, một số ông bố bà mẹ chỉ rao giảng những gì họ muốn đứa trẻ làm, còn mình thì làm những điều ngược lại. Như vậy bạn không thể giúp chúng kiểm soát cuộc sống đúng cách và khó mà trở thành người đáng tin cậy, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.


    Việc bạn không noi gương cho con cái sẽ khiến chúng nhận ra những lời răn dạy này không đúng và mình chẳng cần làm theo, điều đó ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý trẻ nhỏ. Nếu ba mẹ bất hiếu với ông bà, vậy đứa con liệu có nghe lời rao giảng hàng ngày rằng phải ngoan ngoãn với cha mẹ không?... Hãy đặt chính bạn trong những hành động đó đã, trẻ em sẽ để ý và làm tương tự.

    Đừng chỉ nói những lời răn dạy sáo rỗng!
    Đừng chỉ nói những lời răn dạy sáo rỗng!
  8. Nhiều người sau khi làm bố mẹ đã thấm nhuần tư tưởng “thương cho roi cho vọt”, vậy nên họ cũng thường xuyên tỏ ra nghiêm khắc để chỉnh đốn con cái, một số trường hợp còn rơi vào tình trạng nghiêm khắc quá đà khi khiển trách con quá thường xuyên.


    Tuy nhiên, điều này không hẳn tốt như bố mẹ vẫn nghĩ, bởi những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng sẽ dễ dàng nảy sinh tâm lý tự ti, chán nản bản thân và luôn cảm thấy mệt mỏi. Hệ lụy của việc “thương cho roi cho vọt” của bố mẹ hoàn toàn có thể khiến con trẻ gặp vấn đề trong hệ thần kinh, khiến não bộ của trẻ phản ứng chậm hơn so với những đứa trẻ khác.


    Có thể bố mẹ cho rằng một vài lần vô tâm vô tình thốt ra câu: “Sao con dốt thế?”, “Sao con ngu thế?”, “Sao con lười thế?”… trước mặt con là chuyện bình thường. Nhưng đối với trẻ, câu nói của bạn cùng những từ ngữ gay gắt kể trên có thể khiến con bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Một khi bố mẹ bắt đầu thốt ra câu “sao con dốt thế?”, đứa trẻ sẽ dần có suy nghĩ mình thật sự là một đứa trẻ kém cỏi và ngu dốt, trẻ sẽ chấp nhận rằng mình “dốt” thật. Theo thời gian, con trở nên nghi ngờ chính mình và không còn muốn cố gắng nữa.



    Những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng sẽ dễ dàng nảy sinh tâm lý tự ti, chán nản bản thân và luôn cảm thấy mệt mỏi.
    Những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng sẽ dễ dàng nảy sinh tâm lý tự ti, chán nản bản thân và luôn cảm thấy mệt mỏi.
  9. Có không ít các bậc phụ huynh không bao giờ nói câu "xin lỗi" đối với con trẻ. Họ cho rằng, người lớn không có nghĩa vụ phải xin lỗi trẻ con, dù cho đó là lỗi của mình. Bố mẹ thường xuyên dạy con cái phải biết nhận sai lầm, dũng cảm gánh trách nhiệm khi bản thân mình làm sai điều gì đó. Thế nhưng cũng không ít lần trong cuộc sống bản thân bố mẹ làm sai mà lại đổ oan cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy đau khổ và tổn thương vì bị bố mẹ trách móc oan uổng.


    Bản thân phạm sai lầm nhưng lại không có can đảm để thừa nhận, thậm chí tìm cách đổ lỗi cho người khác. Hành động này của cha mẹ hoàn toàn có thể tác động tới nhận thức của con cái, biến trẻ trở thành người thiếu trách nhiệm.

    Không ít lần trong cuộc sống bản thân bố mẹ làm sai mà lại đổ oan cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy đau khổ và tổn thương vì bị bố mẹ trách móc oan uổng.
    Không ít lần trong cuộc sống bản thân bố mẹ làm sai mà lại đổ oan cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy đau khổ và tổn thương vì bị bố mẹ trách móc oan uổng.
  10. Một trong những hành vi xấu nhất của cha mẹ là so sánh con mình với anh chị em hoặc bạn bè, với “con nhà người ta”, hy vọng rằng con sẽ thể hiện hành vi tốt tương tự.


    Điều quan trọng nhất khi bạn so sánh con bạn với người khác đó nghĩa là bạn đang bốc con bạn vào một chiếc hộp và đậy nó lại. Bạn những tưởng việc mình đem tấm gương của người này, người kia để con mình tỉnh táo noi theo, đó là một việc có ích. Nhưng không, bố mẹ đã sai lầm, việc này khiến cho con bạn luôn luôn bị nhốt trong chiếc hộp đấy. Đồng thời, việc làm này luôn thể hiện một cái gì đấy được gọi là sự sắp đặt sẵn. Nó khiến cho các con không thể hiện được sự sáng tạo của mình.


    Tuy nhiên theo chia sẻ của Tiến sĩ Greenberg, thay vào việc so sánh, cha mẹ nên tôn vinh cá tính của mỗi đứa trẻ; so sánh chỉ làm tổn hại lòng tự trọng và không đóng vai trò là động lực phát triển cho trẻ. Cha mẹ coi việc so sánh con mình với người khác là điều bình thường, nhưng hậu quả để lại cho con lại thật khôn lường.

    Cha mẹ coi việc so sánh con mình với người khác là điều bình thường, nhưng hậu quả để lại cho con lại thật khôn lường.
    Cha mẹ coi việc so sánh con mình với người khác là điều bình thường, nhưng hậu quả để lại cho con lại thật khôn lường.
  11. Cha mẹ thường tự trách móc bản thân vì những vấn đề rất nhỏ như cân nặng hay ngoại hình. Trong khi trẻ em luôn quan sát cha mẹ và lấy đó làm tấm gương, bao gồm cả vấn đề lòng tự trọng.


    Tự làm xấu bản thân trước mặt con thực ra là một kiểu giao tiếp không hiệu quả. Nếu bạn tự nhận mình là ngu ngốc hay béo phì thì thử tưởng tượng xem, con bạn cũng có khả năng làm điều tương tự. Tốt nhất là giữ trong im lặng những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thay vào đó bằng ví dụ tích cực cho chúng thấy bạn biết cách chăm sóc bản thân bằng tập thể dục đều đặn hoặc có chế độ ăn hợp lý.

    Trẻ em luôn quan sát cha mẹ và lấy đó làm tấm gương
    Trẻ em luôn quan sát cha mẹ và lấy đó làm tấm gương
  12. Trẻ em cần cha mẹ làm cha mẹ. Nếu cha mẹ cố gắng biến thành bạn của con thì điều đó thành tai hại. Ví dụ điển hình của cha mẹ xấu chính là mặc quần áo giống con, kết bạn với bạn bè của con (ở mức độ không phù hợp), thậm chí tiết lộ nhiều thông tin cá nhân của mình cho con.


    Sự ràng buộc giữa cha mẹ và con cái theo kiểu này sẽ tạo nên một cơ chế không lành mạnh trong đó trẻ cảm thấy có lỗi khi phát triển vượt trội hơn cha mẹ (một điều vốn tự nhiên và bình thường) còn cha mẹ lại bỏ lỡ mất cơ hội kết bạn với những người khác cùng lứa tuổi của mình.


    Rõ ràng, vai trò của cha mẹ và trẻ em cần được giữ vững với các ranh giới rõ ràng để trẻ cảm thấy thoải mái và phát triển thành một người trưởng thành khỏe mạnh về tinh thần.

    Trẻ em cần cha mẹ làm cha mẹ.
    Trẻ em cần cha mẹ làm cha mẹ.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy