Top 10 Họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới thế kỉ 20

N.H.T Thảo 1192 0 Báo lỗi

Hội họa là một bộ nghệ thuật yêu cầu tính thẩm mỹ và kĩ năng cao. Không phải ai sinh ra cũng vẽ được và không phải ai học vẽ cũng vẽ đẹp. Lịch sử hội họa thế ... xem thêm...

  1. Pablo Picasso (1881 - 1973) - một họa sĩ tài giỏi người Tây Ban Nha. Ông có một bức tranh nổi tiếng mà tất cả các nhà phê bình đều phải trầm trồ khen ngợi đó chính là bức tranh mang tên "Les Demoiselles d'Avignon". Tuy sinh ra ở Tây Ban Nha nhưng ông lại rất gắn bó với đất nước Pháp xinh đẹp. Picasso được cả thế giới coi là cha đẻ của trường phái "Lập thể" trong điêu khắc và hội họa cùng với họa sĩ Georges Braque. Không chỉ hội họa, Picasso còn cho ra đời hơn 50.000 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, kí phác thảo, đồ gốm... trước khi ông qua đời.


    Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.

    Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm. Năm 1900, Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.

    Hoạ sĩ Pablo Picasso
    Hoạ sĩ Pablo Picasso
    Pablo Picasso - Hoạ sĩ thiên tài của Thế kỷ 20
    Pablo Picasso - Hoạ sĩ thiên tài của Thế kỷ 20

  2. Paul Cezanne (1906 - 1939) - một họa sĩ với cuộc đời trẻ. Mặc dù chỉ sống trong thế kỉ 20 đúng 6 năm nhưng Paul Cezanne được bình chọn là một trong mười họa sĩ vĩ đại nhất thế kỉ 20 theo tạp chí Times, Anh công bố với 21.098 phiếu bầu chỉ sau danh họa đại tài Pablo Picasso. Ông là họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng, Ông được coi là người nối nhịp cầu giữa Hội họa Ấn tượng thế kỷ 19 với Hội họa Lập thể, Dã Thú, Lập thể và Thể hiện Expressionism thế kỷ 20. Sức ảnh hưởng to lớn của Cezanne đã đảm bảo cho tên ông luôn xuất hiện trong danh sách những cây cọ vĩ đại nhất thế kỷ này. Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo trong thiết kế, màu sắc, pha trộn.

    Paul Cezanne
    là một người khá rụt rè và nhút nhát, ông đã trải qua rất nhiều công việc khi còn ở Aix- en Provence, ông đã chuyển đến Paris lúc vẫn còn là một cậu thanh niên trẻ và bất chấp nguyện vọng của cha muốn ông trở thành một luật sư ông vẫn kiên trì theo đuổi con đường nghệ thuật.Con đường trở thành họa sĩ của ông cũng không phải trải toàn hoa hồng, các tác phẩm của ông trong thế kỉ 19 bị rất nhiều người thời đó hiểu sai. Ông không nhận được sự hoan nghênh của những nhà phê bình tranh cho đến tận gần những năm cuối của cuộc đời và sau buổi triển lãm riêng của mình. Trong những năm đầu ông thường sử dụng kỹ thuật brush- stroke và vẽ chồng trên vải. Brush- stroke là kỹ thuật sử dụng các nét vẽ, các dải màu sắc một cách trừu tượng.

    Ông không có nhiều mối quan hệ trong giới họa sĩ nhưng lại có rất nhiều người quan tâm và ảnh hưởng bởi phong cách của ông. Trước khi gặp Camille Pissarro, Cezanne thường chỉ sáng tác trong xưởng tranh của mình và vẽ theo trí tưởng tượng, những bức họa của ông lúc đó được cho là quá "hung bạo, tối tăm" do ông thường sử dụng màu tối cộng với những nét cọ vẽ khá to, dày, chồng lên nhau cảm giác nặng nề, chất chứa nhiều cảm xúc. Nhờ Pissarro mà Cezanne dần thoát khỏi "tổ kén" của mình và bắt đầu nhìn ra thế giới xung quanh vì thế mà ông bắt đầu vẽ tranh phong cảnh.

    Tự họa của Paul Cezanne
    Tự họa của Paul Cezanne
    Họa sĩ Paul Cezanne
    Họa sĩ Paul Cezanne
  3. Gustav Klimt (1862 - 1918) - một họa sĩ nổi tiếng người Áo theo trường phái "Tượng trưng" đầy huyễn hoặc và mờ ảo. Ông rất thích khai thác vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ cho dù họ mặc kín đáo hay không. Từng bức tranh của ông khiến người nhìn có cảm giác tất cả mọi người phụ nữ đều có vẻ đẹp riêng và điều quan trọng nhất đó là họ đều đẹp. Một tác phẩm nổi tiếng của ông cũng được rất nhiều người biết đến đó là bức tranh "The Kiss".


    Họa sĩ Gustav Klimt có rất nhiều sáng tạo. Ông vẫn được nhớ đến như một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20; đồng thời cũng sáng tác một trong những tác phẩm nghệ thuật gợi cảm quan trọng nhất của thế kỷ. Ban đầu thành công trong lĩnh vực kiến trúc nghệ thuật; cuộc gặp gỡ của ông với xu hướng hiện đại hơn trong nghệ thuật châu Âu đã khuyến khích ông phát triển phong cách riêng của mình.

    Là người đồng sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Vienna Secession, Gustav Klimt cũng đảm bảo rằng phong trào này sẽ trở nên có ảnh hưởng rộng lớn. Klimt không bao giờ dính vào các vụ bê bố; nhưng vấn đề gây nhiều tranh cãi về công việc của ông trong một trung tâm nghệ thuật truyền thống rất bảo thủ đối với sự nghiệp của ông. Mặc dù ông chưa bao giờ kết hôn, Klimt vẫn có liên hệ lãng mạn với một số người tình, ông được cho là đã làm cha cho mười bốn đứa con.

    Họa sĩ Gustav Klimt
    Họa sĩ Gustav Klimt
    Họa sĩ Gustav Klimt
    Họa sĩ Gustav Klimt
  4. Claude Monet (1840 -1926) được mệnh danh là “người cha của hội họa ấn tượng”, là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời. Gia đình ông chuyển về Havre vùng Normandie khi ông được năm tuổi. Bố của Monet muốn ông tiếp tục nghề buôn bán thực phẩm khô của gia đình, nhưng Monet chỉ thích vẽ. Eugène Boudin, một nghệ sĩ thường vẽ trên bãi biển Normandie đã dạy Monet một vài kỹ thuật vẽ đầu tiên vào năm 1856.

    Năm 1862, Monet theo học về nghệ thuật với Charles Gleyre ở Paris. Ông gặp Pierre-Auguste Renoir, người cùng ông sẽ sáng lập ra trường phái ấn tượng. Họ cùng nhau vẽ và tình bạn của họ kéo dài tới tận cuối đời. Trường phái ấn tượng bắt đầu khi một số họa sĩ bài xích những quy chuẩn cứng nhắc đã được học ở trường mỹ thuật. Họ vẽ tranh ngoài trời bằng những nét vẽ nhanh, nhấn mạnh đến sự chuyển động của ánh sáng trong tranh nhằm ghi lại chính xác tổng quan khung cảnh thông qua cái nhìn tươi mới về thế giới.


    Claude Monet còn được coi là “Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du”, “nhà biểu tượng của màu sắc”. Tranh của ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối. Ông thường vẽ về đống rơm, về nhà thờ, về hoa súng, hoa trên cánh đồng, về cầu Waterloo và trong loạt tranh vẽ ở những khu vườn. Những bức tranh về khu vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích.

    Hoạ sĩ Claude Monet
    Hoạ sĩ Claude Monet
    Tự hoạ của Claude Monet
    Tự hoạ của Claude Monet
  5. Marcel Duchamp (1887 - 1968), là một họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp, sau này trở thành người Mỹ. Các tác phẩm của ông có liên kết với phong trào Dada và nghệ thuật ấn tượng, mặc dù ông rất cẩn thận không để các tác phẩm của mình liên quan đến Dada hoặc có giao tế với các nhóm Dada. Duchamp đã có một ảnh hưởng to lớn tới nghệ thuật của thế kỷ 20 và 21. Khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã chối bỏ công việc của rất nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp của mình (như Henri Matisse) là nghệ thuật "võng mạc", mục đích chỉ để làm hài lòng mắt. Thay vào đó, Duchamp muốn đưa nghệ thuật trở lại phục vụ tâm trí.


    Marcel Duchamp được biết đến là một người hoạ sĩ khác biệt theo trường phái "Siêu thực". Những bức tranh của ông ra đời với sự phá cách trong từng nét vẽ khiến người ta cảm thấy vui vẻ hoặc khó hiểu một cách kì lạ. Không phải tự nhiên mà người ta cho rằng Marcel Duchamp là một hoạ sĩ "nghịch ngợm", ông chính là người đã vẽ thêm ria và râu vào tác phẩm "Mona Lisa" của họa sĩ nổi tiếng Leonardo da Vinci. Và cũng chính ông đã mở ra phong trào biến tấu tác phẩm sau này. Ông nói: "Nghệ thuật là trò chơi giữa mọi người và ở mọi thời đại".


    Không đi theo con đường nghệ thuật thông thường, các tác phẩm của Duchamp thường là các thực thể dị hợm, tranh và các vật quái quỷ, kỳ lạ. Ông còn biến tấu các bức họa của các họa sĩ khác như một thú vui. Duchamp thực sự lên ngôi nửa thế kỷ sau, tuy số lượng tác phẩm của ông tạo ra rất ít, nhưng tầm ảnh hưởng giờ đây tràn khắp nghệ thuật đương đại và hậu hiện đại. Từ những năm 1920, Duchamp tuyên bố từ bỏ nghệ thuật, đúng hơn, ông từ bỏ cái mà ông gọi là “nghệ thuật giác mạc” để chơi cờ, nhưng suốt hơn 20 năm phần đời còn lại này ông vẫn kín đáo làm nghệ thuật.

    Họa sĩ Marcel Duchamp
    Họa sĩ Marcel Duchamp
    Marcel Duchamp
    Marcel Duchamp
  6. Henri Matisse (1869 - 1954), là một hoạ sĩ theo trường phái "Dã thú" và mỗi bức tranh của ông đều mang nhiều màu sắc. Nhưng chúng không hề làm người xem rối mắt mà lại rất hài hòa, đẹp đẽ khiến người ta cảm thấy thích thú vô cùng khi nhìn vào. Ông có bức tranh "Woman with a Hat" rất nổi tiếng bởi màu sắc bắt mắt. Có thể nói Henri chính là bậc thầy trong sử dụng màu sắc. Matisse vẫn luôn tìm tòi sáng tạo, quyết không đánh đổi lý tưởng nghệ thuật của mình để vẽ những tác phẩm rẻ tiền. Ông tập trung nghiên cứu những tác phẩm của các nhân vật đại biểu cho trường phái "ấn tượng", như Cezanne, Van Gogh, tiếp thụ những tinh túy của những tác phẩm đó và phát sinh sức mạnh sáng tạo mới.


    Khi còn trẻ, vì gia đình muốn Matisse trở thành luật sư nên ông phải theo học luật. Quá say mê hội họa, năm 1891 Matisse đã bỏ dở môn Luật và tự đăng ký học vẽ tại trường Mỹ thuật, trong xưởng vẽ của họa sĩ Gustave Moreau. Thời gian đầu, các tác phẩm trong bảo tàng Louvre cuốn hút Matisse, ông thường xuyên có mặt tại đây để ngắm nghía và chép tranh của các họa sĩ bậc thầy. Matisse cùng một số bạn tổ chức cuộc bày tranh gây tiếng vang dữ dội ở phòng triển lãm Mùa thu và cái tên “Dã thú” ra đời tại đây. Nhà văn Mỹ Gertrude-Stein và Sergei-Shekukin đã đưa danh tiếng của Matisse vang xa bởi việc sưu tầm tranh và các bài bình luận tán dương về ông.


    Nhìn chung, các tác phẩm của Matisse luôn mạnh mẽ về đường nét, rực rỡ về sắc màu. Hầu hết bảng màu ông sử dụng tươi rói, có cường độ di chuyển cao tới mắt nhìn, nó được ví như cung bậc của dây đàn, gợi cảm, làm xúc động lòng người. Đặc biệt nhất trong phong cách vẽ của Matisse là sử dụng nhiều yếu tố phương Đông. Ngôn ngữ tạo hình ông dùng giản dị, mộc mạc nhưng trong sáng, hồn nhiên. Ngắm nhìn tranh Matisse, người xem luôn thấy sự thư giãn, thoải mái, tràn ngập niềm vui, không chút lo âu hay căng thẳng. Đúng như quan điểm của Matisse: “Nghệ thuật như một cái ghế bành êm ái, trong đó người ta nghỉ ngơi khi thân thể mệt mỏi”.

    Họa sĩ Henri Matisse
    Họa sĩ Henri Matisse
    Tác phẩm của Henri Matisse
    Tác phẩm của Henri Matisse
  7. Jackson Pollock (1912 - 1956), ông là một họa sĩ nổi tiếng với bức tranh "Mặt trăng - người đàn bà cắt vòng tròn" (Moon - Woman cuts the circle). Chính bức tranh nổi tiếng này đã khẳng định tên tuổi của ông. Tuy vậy ông lại là một người "đa tài nhưng lắm tật". Ngoài đời ông là một con người hung hãn, cục tính và là một người nghiện rượu nặng. Cũng vì rượu, ông đã mất trong một tai nạn năm 44 tuổi. Mặc dù vậy, ông vẫn được đánh giá là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới thế kỹ 20.


    Jackson Pollock là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái nghệ thuật trừu tượng. Thuật ngữ "trừu tượng" được hiểu là "không thể hiện rõ ràng các vật thể dễ nhận biết trong thế giới khách quan" còn trong hội họa thì tranh trừu tượng là tranh mà họa sĩ tạo ra một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối, mà không nhằm diễn tả hay mô phỏng bất cứ một vật nào từ thế giới khách quan. Hiểu theo cách chính xác thì lối vẽ trừu tượng ngẫu hứng trong các bức vẽ của Jackson Pollock hầu hết được coi là trừu tượng phi khách thể hay còn được gọi là trừu tượng phi biểu hình tức là nó không đưa ra đối tượng có thể cảm nhận bằng thị giác được. Thời tiền chiến, cũng giống như Picasso, các yếu tố phi khách thể trong các bức vẽ của Pollock nằm ở ranh giới giữa trừu tượng phi khách thể và trừu tượng Color Field.


    Những bức tranh của Jackson sống động và thu hút. Mặc dù khó có thể hiểu được chủ đề tác phẩm nhưng mỗi một bức vẽ đều có tính tương tác rất cao đối với người xem. Chúng ta có thể hình dung ra những chuyển động, cử chỉ ngẫu hứng của Jackson khi sáng tác. Trong một vài bức bạn có thể nhìn rõ dấu tay in trên tấm vải của ông. Lối vẽ ngẫu hứng này phần nào đối lập với những người cố gắng tối thiểu hóa các nét chổi cọ trên tranh sơn dầu theo chủ nghĩa hiện thực xã hội. Thay vì sử dụng các giá vẽ truyền thống, ông dán vải bố vẽ tranh lên sàn hoặc tường nhà và tiếp đến cứ vung tóe sơn của mình lên trên đó. Sàn trong phòng vẽ của Pollock đầy những vết sơn vương vãi, và hiểu theo một khía cạnh hài hước thì có thể coi đây là một bức tranh đẹp đẽ "không may được sinh ra" nhờ một bức tranh khác.

    Jackson Pollock là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái nghệ thuật trừu tượng
    Jackson Pollock là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái nghệ thuật trừu tượng
    Họa sĩ Jackson Pollock
    Họa sĩ Jackson Pollock
  8. Andy Warhol (1928 - 1987), một người họa sĩ đa tài, ngoài vẽ ra, ông còn làm phim và viết sách. Ông theo trường phái "Nghệ thuật Đại chúng Pop Art" đầy màu sắc gòm những gam màu neon nổi trội. Những tác phẩm của ông đều vẽ về chân dung các nhân vật nổi tiếng như phu nhân Jacquelin Kennedy, chủ tịch Mao Trạch Đông hay nữ diễn viên nổi tiếng Marilyn Monroe... là một họa sĩ người Mỹ gốc Rusyn nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng. Ông thường sơn tranh hậu hiện đại và thương mại và viết phim tiền phong. Tác phẩm của ông khám phá mối quan hệ giữa nghệ thuật biểu hiện, văn hóa của những người nổi tiếng, và thời kỳ quảng cáo nở rộ của những năm 1960.

    Sau một sự nghiệp thành công với tư cách một họa sĩ minh họa thương mại, Warhol đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và đôi khi gây nhiều tranh cãi. Nghệ thuật của ông đã sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông, bao gồm cả bản vẽ tay, tranh vẽ, tranh in, nhiếp ảnh, ảnh lụa, điêu khắc, điện ảnh và âm nhạc. Studio của ông, The Factory, là nơi tụ tập nổi tiếng quy tụ trí thức có tiếng, trai giả gái, nhà viết kịch, người sống theo phong cách Bohemian, người nổi tiếng Hollywood, và các nhân vật giàu có.


    Ông quản lý và sản xuất cho ban nhạc The Velvet Underground, một ban nhạc rock đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhạc punk rock. Ông thành lập tạp chí Interview và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có The Philosophy of Andy Warhol và Popism: The Warhol Sixties. Ông cũng nổi tiếng là một người đàn ông đồng tính đã sống một cách công khai như vậy trước khi có phong trào giải phóng người đồng tính, và ông được ghi nhận với khái niệm danh xưng được sử dụng rộng rãi "15 phút huy hoàng".

    Họa sĩ Andy Warhol
    Họa sĩ Andy Warhol
    Họa sĩ Andy Warhol - một người họa sĩ đa tài, ngoài vẽ ra, ông còn làm phim và viết sách
    Họa sĩ Andy Warhol - một người họa sĩ đa tài, ngoài vẽ ra, ông còn làm phim và viết sách
  9. Willem De Kooning (1904 - 1997), một họa sĩ người Hà Lan nổi tiếng với trường phái "Biểu hiện trừu tượng". Khác với Gustav Klimt, khai thác từng vẻ đẹp, từng góc cạnh của người phụ nữ thì Kooningm lại khiến cho người xem phải "sởn gai óc" với những bức tranh người đàn bà to béo. Tiêu biểu cho phong cách của ông đó là bức tranh "Woman III". Tên tuổi của Knooing được sánh ngang với những họa sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 như Picasso, Monet, Dali và Duchamp. Cùng nhìn lại sự nghiệp của Knooing để xem tại sao ông ấy lại được coi là một trong 10 họa sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20.


    Willem de Knooing sinh ra tại cảng biển lớn nổi tiếng thế giới Rotterdam. Ông là con út trong một gia đình có 5 anh chị em, cha ông là một nhà buôn rượu còn mẹ ông làm công việc phục vụ tại quán rượu. Năm 1916, ông đã bắt đầu học thiết kế đồ họa và đến năm 1920, khi ấy mới bước sang tuổi 16, Willem trở thành nhà thiết kế nội thất cho Cohn & Donay tại quê nhà. Một thời gian sau, nhờ ảnh hưởng bởi De Stijl và Piet Mondrian, ông quyết định tham gia các lớp nghệ thuật mà sau này chính thức thành một trường nghệ thuật và vinh dự đặt theo tên ông trở thành Học viện Willem de Knooing.


    Trong suốt sự nghiệp, mặc dù ông được so sánh ngang hàng với Jackson Pollock cả về tài năng lẫn thành tích đạt được nhưng có vẻ, danh tiếng của ông ít nổi bật hơn. Tuy vậy không thể phủ nhận sức hút của Willem de Knooing trong giới mỹ thuật, cho tận đến ngày nay, dù ông đã qua đời nhưng phong cách và kỹ thuật của ông vẫn nhận được sự quan tâm của các nghệ sĩ trẻ. Điển hình tác phẩm trừu tượng và gợi tình của Cecily Brown nổi lên như một hiện tượng phi thường cũng chịu sức ảnh hưởng của Willem de Knooing. Vậy nên không khó để có thể nói ông chính là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20.

    Họa sĩ Willem De Kooning
    Họa sĩ Willem De Kooning
    Tác phẩm của Willem De Kooning
    Tác phẩm của Willem De Kooning
  10. Piet Mondrian (1872 - 1944) là một họa sĩ điển trai với phong cách vẽ tranh trừu tượng đặc sắc. Sinh ra và lớn lên tại Amersfoort, Hà Lan, Piet Mondrian bước chân vào nghệ thuật với sự phản đối của gia đình. Năm 1907, ông cho ra đời tác phẩm đầu tiên của sự nghiệp. Mondrian đã không bắt đầu sự nghiệp bằng việc sử dụng hình vuông hay hình chữ nhật do ông lớn lên trong thời kì suy tàn của chủ nghĩa Ấn tượng. Bức tranh đầu tiên của Piet Mondrian đã phù hợp với giai đoạn đó, cũng tương tự như các tác phẩm Hậu Ấn tượng của họa sĩ tài ba Van Gogh.


    Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng của họa sĩ Hà Lan Jan Toorop, ông bắt đầu thử nghiệm màu sắc tươi sáng hơn, điều này khởi đầu cho những nỗ lực vượt qua ranh giới trừu tượng vốn có. Thông qua đơn giản hóa triệt để các thành phần và màu sắc, ông đã tìm cách phơi bày những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho tất cả những thể hiện sau này. Trong nghệ thuật đồ họa, các tác phẩm thuộc phong cách Neoplasticism - De Stijl tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng. Bên cạnh sự giới hạn về yếu tố hình học còn giới hạn về màu sắc, chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, xanh, đỏ) làm màu chủ đạo cùng với màu vô sắc (đen, trắng, xám) bổ sung cho các màu cơ bản. Đây chính là đặc điểm khác biệt chỉ có thể có ở Neoplasticism - De Stijl.


    Phong cách Neoplasticism - De Stijl chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng cách giảm lược tối đa các yếu tố về hình thức và màu sắc - một yếu tố chủ chốt của xu hướng thiết kế tối giản hiện đại đang hướng đến. Không chỉ có kiến trúc, phong cách Neoplasticism còn cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến làng thời trang. Váy Mondrian của Yves Saint Laurent được coi là một trong những chiếc váy kinh điển trong lịch sử thời trang, xuất hiện trong bộ sưu tập thu/đông 1965 của YSL. Họa tiết những ô màu nổi bật trên váy được lấy cảm hứng từ bức tranh của họa sĩ Hà Lan Piet Mondrian. Ngay lập tức, nó được sao ra hàng triệu bản, xuất hiện trên khắp các phố phường và trở thành biểu tượng của thập niên 60.

    Họa sĩ Piet Mondrian
    Họa sĩ Piet Mondrian
    Tác phẩm của Piet Mondrian
    Tác phẩm của Piet Mondrian



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy