Top 10 Kiểu sinh viên dễ thất nghiệp ngay sau khi ra trường
Khi bước chân ra khỏi cổng trường đại học có thể bạn là người có kĩ năng, hoặc có năng lực, có thái độ cầu thị nhưng vẫn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp. ... xem thêm...Liệu rằng bạn có thuộc những trường hợp như dưới đây không. Hãy cùng Toplist.vn điểm qua top 10 Kiểu sinh viên dễ thất nghiệp ngay sau khi ra trường để bản thân không mắc phải những trường hợp đáng tiếc như trong bài viết đề cập đến.
-
Rất nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường ảo tưởng rất nhiều về tấm bằng mình cầm trên tay, các bạn cho rằng một công việc phải phù hợp với tấm bằng của trường danh tiếng hoặc trường thuộc top đầu. Khi ra trường phải kiếm một công việc thu nhập nghìn đô để tương xứng với mác đại học danh giá.
Nhưng thực tế các công ti, doanh nghiệp hay các tổ chức tư nhân họ trả tiền theo năng lực thực sự chứ không căn cứ và quan trọng bạn đã từng là sinh viên của trường nào, bạn ra trường tốt nghiệp loại khá hay giỏi, các nhà tuyển dụng quan tâm là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc thực tế.
-
Tư duy hạn hẹp: “Mình vất vả bao nhiêu năm để kiếm một tấm bằng đẹp, tốt nghiệp tại một trường đại học danh giá, phải làm một công việc cao sang chứ không thể bằng vai phải lứa với các bạn thất học”. Chính suy nghĩ ấy đã ăn mòn tư duy của chính các bạn. Các bạn quá kén chọn công việc, không bắt đầu từ việc nhỏ thì làm sao có thể làm được việc lớn, muốn vươn tới thành công phải trải qua giông bão, sóng gió để tích lũy kinh nghiệm và vươn tới thành công.
Thậm chí giám đốc các tập đoàn lớn như tập đoàn Yahoo!, Marissa Mayer thời chưa phát triển và trở thành doanh nhân họ đã từng bán hàng tạp hóa để bây giờ có thể phát triển, các thiên tài và doanh nhân tài ba ngày xưa họ còn không biết mình sẽ thành công như bây giờ nhưng họ luôn cố gắng, các bạn cũng vậy chưa biết ngày mai mình là ai thì hôm nay mình vẫn phải lao động và làm những công việc từ nhỏ đến lớn đã. Thành công chỉ đến với những người lao động thực sự.
-
Thế giới luôn luôn vận động và tồn tại, trong khi đó bạn luôn luôn tìm kiếm một cơ hội có một không hai để sống ổn định. Thời đại bây giờ không có gì gọi là ổn định hay vững chắc quá mức cả.
Công chức nhà nước cũng còn có cắt giảm biên chế. Không nên vì mãi mãi tìm kiếm một công việc ổn định và lâu dài mà sau khi học xong lại ăn bám bố mẹ tiếp tục để chờ đợi một cơ hội hay thời cơ ổn định cả, hãy đứng lên và tìm kiếm ngay một công việc phù hợp để lao động và cống hiến.
-
Đừng bao giờ bao biện cho bản thân mình với lí do: “Tôi không làm được là vì... Tôi không hoàn thành doanh số được là vì... Tôi đã cố gắng hét sức nhưng...”. Đừng giải thích với nhà tuyển rằng bạn có khả năng nhưng vì một số lí do bạn chưa phát huy hết được khả năng của mình, điều công ti/doanh nghiệp quan tâm là kết quả công việc bạn làm được chứ không phải ngồi mất thời gian nghe bạn giải thích lí do bạn không hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những người luôn lấy hoàn cảnh để bao biện cho sự yếu kém của bản thân sẽ rất khó để tiến bộ. Công ti cần một người làm được việc, biết chịu trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc chư không phải là một người hay giải thích và lí do cho sự yếu kém của bản thân.
-
Những người kiểu này tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm ít, nhưng luôn muốn tìm những công việc ổn định, thu nhập cao ngất ngưởng. Họ sẽ cho rằng mình bị bóc lột nếu phải ở lại làm thêm hoặc đi làm vào cuối tuần. Nếu chúng ta còn trẻ đừng bao giờ thắc mắc hay kêu ca tại sao lại phải làm thêm giờ hoặc đi làm chủ nhật. Bởi nếu chưa có kinh nghiệm và chưa va vấp nhiều lại luôn mong muốn tìm một công việc ổn định lương cao thì không bao giờ là có.
Xã hội không có chỗ cho những người lười biếng. Hiện nay nhiều người cho rằng chúng ta có rất nhiều cơ hội việc làm, nghỉ chỗ này lại làm chỗ khác, chưa hết tháng thử việc đã ra đi. Không phải ai cũng là nhân tài xuất chúng nên cần phải lao động chăm chỉ và tích cực hơn, có câu “cần cù bù thông minh”.
-
Tài ăn nói là một trong những yếu tố quan trọng và hàng đầu để bạn đi đến thành công nhưng cần phải thiết thực với hành động thực tế. Các dự án, các cải tiến của bạn rất hay nhưng chúng mãi không được thực thi ra thực tế hoặc ra thực tế rất kém hiệu quả.
Vậy bạn cần cân nhắc lại bản thân mình, đã nói được là phải làm được, tránh trường hợp các ý tưởng mãi chỉ là câu nói, mà câu nói thì gió thoảng mây bay. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp cho nghỉ việc sớm thì nên tập trung vào não bộ và đôi tay thay vì suốt ngày ba hoa như thể biết tất cả mọi thứ.
-
Kiểu người bảo thủ là một trong những kiểu người bị ghét bỏ nhất tại môi trường công sở, và là kẻ thù đáng sợ của các công ti, một người không biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến và tiếp nhận cái mới thì không thể tiến bộ được, mà chỉ tụt lùi đi.
Xã hội ngày càng phát triển bạn cũng phải cải tiến để bắt kịp xu thế hãy luôn lắng nghe và quan sát chứ không thể suốt ngày cho mình là đúng là số một được, không ai có thể vượt mình hoặc nói lại mình. Mọi người có thể chờ đợi sự thay đổi từ bạn nhưng không quá lâu và không quá nhiều, hãy suy nghĩ lại khi còn có thể.
-
Không tự giác trong công việc, cứ phải đợi có người bảo rồi mới làm hoặc cứ ì ra không chịu chủ động làm việc và tìm kiếm công việc, mọi thứ xung quanh dường như không ảnh hưởng đến bạn. Bạn luôn có mặt mọi lúc để chém gió trên Facebook. Vì quá thụ động trong tất cả moi việc nên không bao giờ tiến bộ được.
Cam đoan thời gian làm việc của kiểu người như vậy trong các doanh nghiệp là không quá lâu, sẽ bị đào thải do không đáp ứng được nhu cầu công việc. Nhưng luôn tỏ ra mình là người cống hiến rất nhiều cho doanh nghiệp mà không được đền đáp xứng đáng, khi mải mê trong khen chê, công việc thì thụ động, nhìn lại những bạn bè đồng trang lứa đã thăng tiến hết cả rồi.
-
Nhiều bạn hay mang những suy nghĩ cá nhân hoặc những cảm xúc cá nhân vào công việc, có thể hôm nay bạn có chuyện vui bạn làm việc rất tốt rất hiệu quả, nhưng ngày mai bạn buồn, bạn hờn cả thế giới, bạn cáu gắt với khách hàng, thái độ không tốt với đồng nghiệp.
Người giấu cảm xúc vào bên trong mới thực sự là người giỏi, người biết tiết chế cảm xúc để luôn chuẩn mực, chứ không phải một người luôn luôn mơ mộng trong đống cảm xúc cá nhân để chúng ảnh hưởng đến công việc và sự phát triển của bản thân. Nên nhớ khi bạn muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp chính bản thân các bạn cũng cần phải chuyên nghiệp.
-
Có thể bạn là một người sở hữu các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú nhưng lại không biết quản trị và lên kế hoạch cho sự phát triển tương lai sự nghiệp của chính bản thân mình. Kiểu người này các công ti không bao giờ muốn tuyển, bởi lẽ bạn luôn hài lòng với những gì mình đang có, không muốn vươn lên hay thử tiếp cận một công việc khác.
Hoặc bạn càng làm lâu cho công ti thì công ti càng phải trả cho các bạn nhiều, bạn có thể làm rất tốt ở vị tri đó nhưng nguồn nhân lực trẻ luôn dồi dào và ngày càng cập nhật và dám nghĩ dám làm hơn, nghiễm nhiên bạn bị đá văng ra khỏi vị trí mình bỏ ra tâm huyết và gắn bó. Bởi lẽ các ứng viên mới và trẻ là người năng nổ, dám liều và số tiền mà công ti/doanh nghiệp trả cho họ sẽ ít hơn số tiền mà họ cần phải trả cho bạn.