Top 13 điều cần biết về bệnh trầm cảm sau khi sinh

Thủy Tinh 140 0 Báo lỗi

Postnatal Depression - PND - hội chứng trầm cảm sau khi sinh là một dạng trầm cảm mà nhiều người mẹ mắc phải sau khi sinh con. Tuy nhiên có đôi khi, người cha ... xem thêm...

  1. Khi xuất hiện triệu chứng này, phần lớn thời gian người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau buồn không rõ nguyên nhân và rất hay khóc. Vào buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trở ngại về tinh thần khiến cho bà mẹ sau khi sinh tâm tính thay đổi, hay phiền muộn, đứng ngồi không yên. Ngoài ra, người bị trầm uất sẽ mất hưng phấn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, suốt ngày cau có, ưu phiền không cởi mở như trước mà thu mình lại một góc. Dần dần, nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ khiến cho họ cảm thấy sống chẳng có ý nghĩa gì, tuyệt vọng, một ngày dài như một năm quá mệt mỏi. Nặng hơn nữa có thể khiến bệnh nhân tìm đến cái chết, sớm kết thúc cuộc đời để được giải thoát.
    Trầm uất, cáu gắt, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của người mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Trầm uất, cáu gắt, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của người mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet

  2. Mất ngủ hoặc là ngủ quá nhiều so với bình thường cũng là một trong những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Bạn sẽ không tài nào ngủ được mặc dù đang rất mệt mỏi. Càng cố gắng đi vào giấc ngủ bao nhiêu thì lại càng không thể ngủ một cách dễ dàng bởi lẽ, bạn có thể nằm đó thao thức và lo lắng về mọi thứ. Giữa đêm khuya vắng lặng, mọi người đều đi ngủ hết cả rồi chỉ có bạn vẫn còn thức và tỉnh táo. Trước khi đứa trẻ tỉnh giấc thì bạn đã thức giấc rồi. Trường hợp thứ hai đó là bạn ngủ quá nhiều so với bình thường, cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, đuối sức, dễ chìm vào giấc ngủ tuy dài nhưng không sâu.
    Mất ngủ/ ngủ quá nhiều là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Mất ngủ/ ngủ quá nhiều là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  3. Khi bị mắc chứng trầm cảm sau khi sinh, bạn có thể mất khẩu vị và thậm chí là quên hẳn việc ăn uống. Một số khác thì dùng cách ăn thật nhiều để có thể giải tỏa căng thẳng thế nhưng họ sẽ cảm thấy tệ hay lo lắng việc mình tăng cân. Mất đi cảm giác hứng thú, không muốn hưởng thụ hay là không thích thú với bất kỳ thứ gì. Không chỉ có vậy, bạn có thể cảm thấy không vui khi ở chung với đứa con của mình. Thêm vào đó, người bị trầm cảm sau khi sinh còn xuất hiện tình trạng mất hứng thú với tình dục. Nguyên nhân có thể là do bạn quá đau hoặc mệt mỏi. Hội chứng này sẽ khiến bạn mất đi bất cứ hứng thú nào, lâu dần sẽ khiến cho chồng bạn cảm thấy bị bỏ rơi.
    Người mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh không chỉ mất khẩu vị mà còn mất đi hứng thú của bản thân.
    Người mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh không chỉ mất khẩu vị mà còn mất đi hứng thú của bản thân.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  4. Việc bị mắc trầm cảm sau khi sinh làm bạn thay đổi tâm tính, dẫn đến việc thay đổi suy nghĩ của bạn. Người mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh có suy nghĩ theo hướng tiêu cực, xu hướng muốn tổn thương bản thân mình. Trong đầu người mẹ sẽ cảm thấy “mình không phải là người mẹ tốt” hay "chồng mình không thương mình", "con mình không thương mình, suốt ngày quậy phá" chẳng hạn. Thế rồi tất cả những điều tiêu cực đó bạn đều đổ lỗi cho bản thân, là tại mình, mình không tốt, mình không phải là một người mẹ tốt, một người vợ tốt, dễ khóc, dễ cáu giận.
    Hay suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tội lỗi.
    Hay suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tội lỗi.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  5. Khi bạn mắc phải hội chứng trầm cảm sau khi sinh, bạn có thể đặc biệt lo lắng cho con của mình, nỗi lo đó có thể trở nên quá mức chịu đựng. Những nỗi lo thường xuất hiện trong suy nghĩ của người mẹ đó là con cái rất yếu, cân nặng không đủ, đứa trẻ khóc quá nhiều hay là đứa bé quá im ắng cũng khiến bạn thấy lo lắng nó có thể ngừng thở. Người mẹ khi ấy thực sự sợ hãi lúc ở cùng con một mình, cần sự trấn an từ chồng cũng như gia đình, bác sĩ.
    Một số biểu hiện: mạch đập nhanh, không thở được mồ hôi ra nhiều hay là có cảm giác sắp ngất xỉu hoặc bị trụy tim. Luôn tìm cách tránh né gặp gỡ người khác, đôi lần thấy tuyệt vọng, cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa. Còn có cả suy nghĩ ngớ ngẩn hơn đó là: "liệu gia đình bạn có tốt hơn khi bạn bạn biến mất?". Hay có ý định tự tử.
    Thường xuyên lo lắng.
    Thường xuyên lo lắng.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  6. Đa số mọi người thường lầm tưởng rằng so với những rối loạn khác thì hội trầm cảm sau khi sinh ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên sự thật là nó cũng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nặng lên người mắc bệnh.
    Lầm tưởng: Sự thay đổi nội tiết (hormone) là nguyên nhân gây ra sự rối loạn trầm cảm sau khi sinh
    Sự thật: Không chỉ riêng mỗi sự thay đổi hóc môn mà còn rất nhiều yếu tố khác gây nên như hoàn cảnh gia đình, sự thấu hiểu, chăm sóc và giúp đỡ của chồng hoặc gia đình…
    Lầm tưởng: Hội chứng trầm cảm sau khi sinh sẽ biến mất sau một thời gian.
    Sự thật: Khác với (baby blues), buồn chán sau khi sinh thì hội chứng trầm cảm sau khi sinh có thể kéo dài hàng tháng nếu như không được chữa trị. Nó sẽ trở thành vấn đề lâu dài trong một số trường hợp đặc biệt.
    Lầm tưởng: Chỉ có phụ nữ sau khi sinh mới gặp phải vấn đề này.
    Sự thật: Một số nghiên cứu đã chỉ ra ý kiến này không hề đúng khi có 25 người mới làm cha thì sẽ có một người mắc hội chứng trầm cảm sau khi có con.
    Mọi người thường lầm tưởng về hội chứng trầm cảm sau khi sinh con.
    Mọi người thường lầm tưởng về hội chứng trầm cảm sau khi sinh con.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  7. Baby blues, hội chứng buồn chán sau khi sinh là một thuật ngữ dùng để mô tả về cảm giác lo lắng, ưu tư, không tìm thấy niềm vui và thường xuyên mệt mỏi mà một số người phụ nữ phải trải qua sau khi có con. Người mẹ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi khi chăm sóc trẻ sơ sinh là điều bình thường vì chúng đòi hỏi được chăm sóc kĩ lưỡng, cẩn thận.

    Đây là một hội chứng có ảnh hưởng đến 80% các bà mẹ và sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần. Thế nhưng đối với hội chứng trầm cảm sau khi sinh thì cảm giác buồn bã và lo lắng có thể trở nên quá mức, thời gian kéo dài lâu, hơn thế nữa hậu quả của nó để lại sẽ gây trở ngại tới khả năng tự chăm sóc bản thân, con cái và gia đình của người phụ nữ. Nếu như hội chứng buồn chán sau khi sinh không quá nghiêm trọng thì hội chứng trầm cảm sau khi sinh lại nghiêm trọng vô cùng, những triệu chứng ấy có thể bắt đầu từ khoảng thời gian sau khi sinh ít lâu nhưng thường phổ biến từ tuần đầu tiên cho đến tháng đầu tiên sau khi sinh.

    Hội chứng trầm cảm sau khi sinh khác với hội chứng buồn chán sau khi sinh,
    Hội chứng trầm cảm sau khi sinh khác với hội chứng buồn chán sau khi sinh,
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  8. Nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm sau khi sinh được tổng hợp từ các yếu tố thể chất và tâm lý của con người. Đối với người phụ nữ thì sau khi sinh em bé, nồng độ của các hóc môn trong cơ thể họ (progesterone và estrogen) giảm nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi về mặt hóa học trong não bộ của người phụ nữ, làm giảm kích thích cảm xúc ở mức dao động lớn. Ngoài ra, nhiều bà mẹ thường không nghỉ ngơi đủ sau khi sinh để có thể hồi phục lại sức khỏe.


    Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm cho cơ thể khó chịu, mệt mỏi, gây ra một số triệu chứng trầm cảm sau khi sinh. Đối với những người phụ nữ từng có những biểu hiện của hội chứng trầm cảm sau khi sinh của lần mang thai trước đó sẽ càng dễ mắc phải hội chứng này. Hoặc là trong gia đình đã từng được chẩn đoán mắc trầm cảm, hay trải qua một sự việc nghiêm trọng trong khi đang mang thai hoặc ngay sau khi sinh (người thân qua đời, bạo lực gia đình, mất việc, bệnh tật cá nhân, sinh non hoặc con sinh ra có vấn đề về sức khỏe) cũng là những nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh.


    Còn phải kể đến việc cảm xúc của bạn khi có con, dù là theo dự định hay vô tình, thiếu sự hỗ trợ, quan tâm nhiệt tình về mặt tình cảm từ chồng, gia đình cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn. Điều đáng chú ý nhất có lẽ chính là vấn đề lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác trong thời kì mang thai không chỉ ảnh hưởng đến đứa trẻ mà còn ảnh hưởng tới người mẹ. Việc chăm sóc trẻ nhỏ rất vất vả, căng thẳng và kiệt sức cho nên hội chứng trầm cảm sau khi sinh có ảnh hưởng đối với bất kì người phụ nữ nào không quan trọng về tuổi tác, chủng tộc, hay hoàn cảnh gia đình.

    Một số lí do khiến bạn mắc phải hội chứng này.
    Một số lí do khiến bạn mắc phải hội chứng này.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  9. Hội chứng trầm cảm sau khi sinh thường phát triển dần dần và khó nhận ra vì đa số mọi người đều có những lầm tưởng về nó, nhầm lẫn nó với hội chứng buồn chán sau khi sinh. Thường thì người bị mắc hội chứng này sẽ tránh nói với người thân, gia đình và bạn bè vì họ nghĩ họ có thể tự mình giải quyết. Nếu thấy những dấu hiệu sau xuất hiện ở người vợ của mình, các ông chồng cần phải chú ý đến ngay:


    • Người phụ nữ thường xuyên khóc mà không rõ lý do, nguyên nhân.
    • Người mẹ cảm thấy chăm sóc con thật nặng nề, giống như là nghĩa vụ, gặp khó khăn trong mối quan hệ với con cái, chẳng muốn chơi với con.
    • Họ có xu hướng không muốn việc liên lạc với những người khác. Cách nói chuyện mang hơi hướng tiêu cực và chia sẻ là họ cảm thấy không hạnh phúc, tuyệt vọng hay là thờ ơ với chính bản thân mình, bỏ mặc bản thân chẳng hạn như không tắm rửa cũng chẳng buồn thay quần áo. Mất đi khái niệm về thời gian, chẳng hạn như không ý thức được khoảng thời gian vừa mới trôi qua
    • Liên tục lo lắng những chuyện không hay sẽ xảy ra với con của họ, mặc dù đã được chồng, người thân trấn an.
    Hãy ghi nhớ những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Hãy ghi nhớ những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau khi sinh.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  10. Đừng sốc hay hoảng loạn khi vợ bạn nói rằng cô ấy bị trầm cảm sau khi sinh. Đây là một trong những hội chứng phổ biến thường xảy ra với phụ nữ sau khi sinh và có thể được giải quyết một cách hiệu quả. Trước hết, các ông chồng nên tìm hiểu hội chứng này là như thế nào. Bạn có thể nhờ bác sỹ tư vấn, tra cứu các thông tin cần thiết để biết thêm về những gì mà vợ bạn đang trải qua. Rất tốt nếu như bạn dành thời gian để lắng nghe, đưa ra lời động viên, trò chuyện và hỗ trợ cho vợ của mình.


    Hãy trấn an cô ấy rằng, mọi chuyện sẽ không sao đâu, cô ấy sẽ cảm thấy khá hơn. Nếu như vợ bạn có ý định tự tử, đừng coi nó là chuyện đùa giỡn, mà nghĩ rằng đó là chuyện nghiêm túc, hãy đưa cô ấy đến gặp bác sĩ tư vấn để điều trị, chăm lo và để ý đến cô ấy hơn. Nếu như bạn có băn khoăn, lo lắng, sợ hãi gì đó thì về các phương pháp điều trị, thảo luận với bác sĩ. Hãy san sẻ gánh nặng với cô ấy, bao gồm những việc cho con ăn, chăm con, thay tã, nấu ăn, đi chợ hay làm việc nhà. Cố gắng không tức giận với vợ, mà hãy thấu hiểu chia sẻ, trò chuyện, tâm sự cùng cô ấy, bởi lẽ lúc này cô ấy rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ bạn.

    Sự quan tâm của người chồng có ảnh hưởng rất lớn đến người vợ.
    Sự quan tâm của người chồng có ảnh hưởng rất lớn đến người vợ.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  11. Ngoài hội chứng trầm cảm sau khi sinh ra thì có một số vấn đề tâm lí khác liên quan đến sinh nở bao gồm:
    Rối loạn lo âu: có rối loạn lo âu toàn thân thể, rối loạn stress sau sang chấn, sợ giao tiếp với xã hội, rối loạn hoảng loạn.
    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Những hình ảnh và suy nghĩ hay sự thôi thúc không mong muốn, không dễ chịu liên tục xuất hiện trong tâm trí, phát sinh những lo âu và các hành động lặp đi lặp lại nhiều lần.
    Loạn thần sau khi sinh: Đây có lẽ là vấn đề tâm lý nghiêm trọng nhất sau khi sinh nở, bắt đầu chỉ trong vài ngày hay vài tuần từ lúc người phụ nữ sinh con. Tâm trạng của người phụ nữ dễ thay đổi, xuất hiện ảo giác.
    Người phụ nữ có thể gặp một số vấn đề về tâm lí sau khi sinh.
    Người phụ nữ có thể gặp một số vấn đề về tâm lí sau khi sinh.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  12. Trầm cảm sau sinh (PPD) là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh tương tự như những điều xảy ra bình thường sau khi sinh con, gồm khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó. Vì vậy, để hạn chế bị trầm cảm sau sinh, các mẹ hãy áp dụng những cách sau đây:


    • Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
    • Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
    • Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
    • Sãn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
    • Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
    • Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
    • Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
    • Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
    • Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ!
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  13. Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:

    • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần.
    • Không thể làm các hoạt động bình thường.
    • Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật.
    • Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con.
    • Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy