Top 10 Ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay

Trương Thị Thanh Vy 671905 49 Báo lỗi

Ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao là mối quan tâm lớn với rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh, ước tính ở Việt Nam hiện có đến 200.000 cử nhân, thạc sỹ rơi ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngành Sư phạm

    Ngành Sư phạm là luôn nằm trong nhóm ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo báo động đỏ về tình trạng dư thừa nhân lực. Trong báo cáo thống kê mới nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước hiện hiện đang thừa tổng cộng 10.178 giáo viên được phân bổ ở nhiều cấp học khác nhau. Đặc biệt có khoảng trên dưới 40.000 cử nhân sư phạm ra trường chưa tìm được việc làm phù hợp với ngành học. Đến cuối năm học 2022 - 2023, tổng số giáo viên phổ thông trong cả nước là 862.1081 (tăng 10.314 giáo viên so với năm học 2018-2019). Được biết, tình trạng thừa giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là giáo viên dạy các môn tích hợp như môn Địa lý, Lịch sử, Khoa học tự nhiên và các môn học mang tính đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.


    Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” của ngành sư phạm được nhiều chuyên gia giáo dục phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa toàn bộ hệ thống các trường đào tạo ngành sư phạm chưa hợp lý. Bên cạnh đó, chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này rất nhiều. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường xin việc vào ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

    Ngành Sư phạm
    Ngành Sư phạm
    Ngành Sư phạm
    Ngành Sư phạm

  2. Top 2

    Ngành Tâm lý học

    Tâm lý học được coi là một nghề phù hợp với những ai mong muốn được tiếp xúc với nhiều người với những tính cách khác nhau. Đặc biệt với sự phát triển của xã hội, áp lực công việc và học tập ngày càng cao, số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ, người bị trầm cảm, hay chứng rối loạn cảm xúc và hành vi… dần tăng lên, dẫn đến xu hướng phát triển của nghề bác sĩ tâm lý trở thành xu thế tương lai. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2020 của Mai Do, Jennifer McCleary, Diem Nguyen và Keith Winfrey chỉ ra rằng Việt Nam đang có cách hiểu chưa phù hợp về ngành tâm lý học suốt một thời gian dài, dẫn đến cơ hội nghề nghiệp của ngành tâm lý học trở thành một mối lo ngại. Ít ai dám theo đuổi ngành tâm lý học và coi đó là một ngành nuôi sống bản thân vì vẫn còn nghĩ hướng phát triển duy nhất cho những ai theo học tâm lý học là trở thành một “bác sĩ tâm lý”.


    Ngành Tâm lý học hiện nay chưa được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam, điểm đầu vào của ngành này rất thấp, cũng rất ít trường đại học hay cao đẳng đào tạo ngành tâm lý học chất lượng. Những hạn chế trên sẽ khiến người học vấp phải sự hoang mang và cảm thấy tự ti khi bị đưa ra so sánh với sinh viên ở các ngành học khác. Tâm lý học hay các chương trình điều trị cũng như tham vấn tâm lý thật sự chưa phổ biến rộng rãi. Vì vậy, nhiều sinh viên khi ra trường sẽ không có việc làm hoặc sẽ phải làm trái ngành học dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của ngành cao so với những ngành phổ biến khác.

    Ngành Tâm lý học
    Ngành Tâm lý học
    Ngành Tâm lý học
    Ngành Tâm lý học
  3. Top 3

    Ngành Biên tập xuất bản

    Ngành Biên tập xuất bản là ngành chuyên đào tạo những kiến thức cơ bản, cung cấp cho sinh viên hệ thống về lý luận và nghiệp vụ xuất bản, giúp sinh viên có khả năng biên tập được các loại bản thảo thông thường đến nâng cao. Ngành học này đặc biệt tập trung vào việc kiểm duyệt, biên tập, thiết kế, in ấn và quảng bá nội dung. Hiện nay, có rất ít trường đại học, cao đẳng đào tạo chính quy ngành biên tập xuất bản tại Việt Nam. Hiện nay chỉ có 2 trường đại học ở nước ta có đào tạo ngành này là Đại học Văn hóa và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


    Khối lượng kiến thức của ngành Biên tập xuất bản cũng rất nặng so với một số ngành khác. Ngành biên tập xuất bản là ngành không quá nổi và ít trường đào tạo, do đó cơ hội việc làm cũng không nhiều. Tương lai của ngành biên tập xuất bản cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự chuyển đổi từ xuất bản truyền thống sang xuất bản số hóa, đòi hỏi sinh viên theo đuổi ngành phải thích nghi nhanh chóng với công nghệ mới và thay đổi cách thức hoạt động. Nếu không đáp ứng được nhu cầu thay đổi chung, nhiều người theo đuổi ngành này sẽ có khả năng thất nghiệp. Ngoài ra, biên tập xuất bản là một ngành nghề đòi hỏi sự đam mê, sự sáng tạo và lòng tận tụy để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho độc giả.

    Ngành Biên tập xuất bản
    Ngành Biên tập xuất bản
    Ngành Biên tập xuất bản
    Ngành Biên tập xuất bản
  4. Top 4

    Ngành Kỹ sư xây dựng

    Ngành kỹ sư xây dựng là một trong những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng mở ngành đào tạo ra kỹ sư xây dựng như Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thủy lợi,.... Điều này đồng nghĩa với việc, hằng năm con số sinh viên ra tốt nghiệp ngành kỹ sư xây dựng không hề nhỏ, ước tính lên đến hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm, cạnh tranh việc làm rất cao. Đây được coi là những nguyên nhân dẫn đến ngành kỹ sư xây dựng có nguy cơ thất nghiệp cao.


    Một vấn đề còn hạn chế của chương trình giáo dục Việt Nam chính là chú trọng lý thuyết mà quên mất thực tiễn. Do đó, sinh viên ngành kỹ sư xây dựng chỉ giỏi trên sách vở mà khi ra đời lại rất bỡ ngỡ và thiếu thực tế bởi thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và thiếu cả bản lĩnh nghề nghiệp. Sinh viên ngành kỹ sư xây dựng còn nổi tiếng với việc sở hữu lịch học vô cùng dày đặc do phải hoàn thành các đồ án liên tiếp, dẫn tới cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm thực tế đến công trường khá ít ỏi. Mức lương thật sự thấp cũng là một trong những yếu tố khiến nhiều sinh viên không lựa chọn theo nghề. Ngoài ra, thị trường bất động sản "đứng hình" kéo theo không ít đơn vị xây dựng buộc phải cắt giảm tới 90% nhân sự. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái "ngủ đông", không tuyển dụng kỹ sư xây dựng.

    Ngành Kỹ sư xây dựng
    Ngành Kỹ sư xây dựng
    Ngành Kỹ sư xây dựng
    Ngành Kỹ sư xây dựng
  5. Top 5

    Ngành Sân khấu điện ảnh

    Ngành sân khấu điện ảnh là một ngành nghệ thuật đa dạng và thú vị, nơi sinh viên có thể hóa thân thành nhân vật hay tham gia sản xuất các bộ phim, vở kịch sân khấu, và chương trình truyền hình. Sinh viên ngành sân khấu điện ảnh có cơ hội việc làm như đạo diễn, diễn viên, biên kịch, quay phim, chỉ đạo hình ảnh, trang điểm, thiết kế âm thanh và trang phục, dựng phim, và hậu kỳ. Sân khấu điện ảnh được biết đến là một ngành học đặc thù, ngành này có tính chất khác biệt so với những ngành khác, bởi không phải tốt nghiệp loại giỏi thì sinh viên có thể trở thành đạo diễn, diễn viên, quay phim,...


    Việc đào tạo ngành sân khấu điện ảnh diễn ra phổ biến, hàng năm có hàng nghìn cử nhân khác nhau, tuy nhiên, không phải toàn bộ sinh viên tốt nghiệp đều có thể tham gia hoạt động nghệ thuật. Để có thể hoàn thành được ước mơ và làm đúng ngành, sinh viên cần nhiều yếu tố như ngoại hình, khả năng biểu diễn, tài năng bên cạnh tấm bằng cử nhân và niềm yêu thích. Việc theo đuổi một ngành nghề trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh cần sự đam mê và kiên nhẫn. Sinh viên cũng cần chuẩn bị tâm lý cho một môi trường làm việc đầy áp lực và cạnh tranh, và sẵn sàng đối mặt với những thách thức và khó khăn.

    Ngành Sân khấu điện ảnh
    Ngành Sân khấu điện ảnh
    Ngành Sân khấu điện ảnh
    Ngành Sân khấu điện ảnh
  6. Top 6

    Ngành Công nghệ môi trường

    Ngành Công nghệ môi trường có thể nói là ngành học khá đặc thù và đôi khi vẫn khiến nhiều người mơ hồ tương lai không biết sẽ làm công việc gì. Ngành Công nghệ môi trường là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải. Sinh viên ngành công nghệ môi trường có nhiệm vụ đề ra những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Đây là ngành mới, nhiều người thậm chí còn không hiểu sẽ học những gì, ra làm việc gì. Thông tin về công nghệ môi trường chỉ lờ mờ xung quanh khái niệm đó là một ngành ứng dụng những công nghệ mới vào giải quyết những vấn đề về môi trường.


    Mặt khác trong công tác đào tạo ngành Công nghệ môi trường hiện nay vẫn còn đi theo lối mòn với tỷ lệ 90% đào tạo lý thuyết và chỉ thực hành được 10%. Khối lượng kiến thức lớn, luôn được cập nhật liên tục nhưng khi đem vào áp dụng tại Việt Nam lại không phù hợp. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay còn rất nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ môi trường rất ít. Đó là lý do chính khiến rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo sau một thời gian không bám trụ được với nghề.

    Ngành Công nghệ môi trường
    Ngành Công nghệ môi trường
    Ngành Công nghệ môi trường
    Ngành Công nghệ môi trường
  7. Top 7

    Ngành Quản trị kinh doanh

    Quản trị kinh doanh thực sự là một ngành rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Đặc biệt trong giai đoạn có rất nhiều công ty, xí nghiệp được thành lập, chắc chắn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, đồng thời nó cũng đem lại nhiều khó khăn cho các công ty, doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp với định hướng phát triển, nhất là nhóm ngành quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính nhu cầu tuyển dụng của ngành quản trị kinh doanh trở nên phổ biến thì số lượng sinh viên theo học ngành này cũng tỉ lệ thuận với độ “hot” của nó. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh rất cao để vào được công ty, doanh nghiệp tốt.


    Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp quản trị kinh doanh và làm trái ngành lên đến 60%. Con số này đang liên tục tăng lên đã thể hiện một phần nào đó thực trạng tuyển dụng lao động của ngành Quản trị kinh doanh. Số lượng sinh viên Quản trị kinh doanh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề sau khi ra trường là con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, lại có một nghịch lý là số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Qua đó, đủ để thấy điều mà các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân quản trị kinh doanh đã qua đào tạo. Do đó số lượng sinh viên Quản trị kinh doanh bị doanh nghiệp từ chối sẽ tăng lên, từ đó cũng dẫn đến việc mất phương hướng và khó khăn để tìm hướng đi phù hợp trong tương lai.

    Ngành Quản trị kinh doanh
    Ngành Quản trị kinh doanh
    Ngành Quản trị kinh doanh
    Ngành Quản trị kinh doanh
  8. Top 8

    Ngành Kế toán - Kiểm toán

    Theo số liệu thống kế mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta hiện có khoảng 225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán. Nếu như trước đây, Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành rất thu hút sinh viên nhờ vào nguồn thu nhập cao, thì hiện nay chính ngành này đã trở thành một trong ngành dư thừa lao động lớn. Kết quả khảo sát trên địa bàn Hà Nội gần đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán đang có chênh lệch nguồn cung cao gấp 12 lần so với nhu cầu của xã hội.


    Mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tốt nghiệp từ những trường Đại học, cao đẳng trên cả nước, tuy nhiên, trong hàng trăm ngàn sinh viên đó có rất ít sinh viên sớm có khả năng tiếp cận được với công việc của một nhân viên kế toán - kiểm toán. Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán là do việc các trường đào tạo mở ồ ạt ngành trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường thừa nguồn nhân lực, hàng nghìn sinh viên phải chịu cảnh thất nghiệp và phải làm công việc không đúng với chuyên ngành của mình.


    Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán có tỷ lệ thất nghiệp cao là do chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học chưa cao nên đa số cử nhân mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước.

    Ngành Kế toán - Kiểm toán
    Ngành Kế toán - Kiểm toán
    Ngành Kế toán - Kiểm toán
    Ngành Kế toán - Kiểm toán
  9. Top 9

    Ngành Quản trị nhân lực

    Nhân lực là nền tảng thiết yếu định sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Để xây dựng và phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì luôn cần những người quản trị nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm. Các công việc của ngành quản trị nhân lực rất đa dạng và trải rộng trên mọi lĩnh vực nên các kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc cũng đa dạng không kém. Sinh viên quản trị nhân lực rất dễ rơi vào tình quên những kiến thức chuyên môn trước khi được đưa vào thực hành.


    Ngành Quản trị nhân lực yêu cầu sinh viên cần phải có kiến thức khá rộng về quản lý nhân sự, thời gian và nguồn lực để tối ưu hóa việc kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp nên sinh viên có thể cảm thấy hoang mang khi lựa chọn định hướng công việc sau khi ra trường dẫn đến dễ thất nghiệp.


    Ngành Quản trị nhân lực chưa bao giờ giảm nhiệt và đây cũng là ngành được cho có nhiều cơ hội, triển vọng phát triển và thăng tiến trong tương lai cũng như tầm phủ rộng lên mọi lĩnh vực, ngành nghề. Nhưng thực tế, cơ hội việc làm của ngành học này vẫn khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng khi lựa chọn. Mặt khác, học ngành quản trị nhân lực khó có thể đạt được những vị trí cao trong công việc, bởi để đạt được vị trí cao trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.

    Ngành Quản trị nhân lực
    Ngành Quản trị nhân lực
    Ngành Quản trị nhân lực
    Ngành Quản trị nhân lực
  10. Top 10

    Ngành Tài chính - Ngân hàng

    Tài chính ngân hàng là một ngành học liên quan đến tất cả các dịch vụ tài chính, vận hành, giao dịch và lưu thông tiền tệ. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực về ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm ngân hàng cho các ứng viên theo đuổi ngành tài chính - ngân hàng. Theo Số liệu thống kê giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có khoảng 60 trường đại học đào tạo ngành Tài chính- Ngân hàng. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Tài chính- Ngân hàng của các trường đại học là khoảng 20.000- 25.000 sinh viên. Đây chính là thách thức đối với sinh viên vì ngành học có sự cạnh tranh rất cao.


    Ngoài ra, tài chính - ngân hàng là cũng một trong những ngành có nhiều biến động nhân sự khi hàng loạt nhân viên cũ không đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số bị đào thải trong tương lai. Ứng dụng công nghệ số trong ngành ngành tài chính - ngân hàng được coi là lĩnh vực mới, đòi hỏi phải đào tạo chuyên sâu, có hệ thống để quản lý, vận hành, phát triển trong ngân hàng. Theo thống kê từ Navigos Group, tuyển dụng nhân sự mới cho ngành tài chính ngân hàng đáp ứng được chỉ tiêu và yêu cầu liên quan đến công nghệ thông tin rất hiếm, chỉ khoảng 50 – 70%.

    Ngành Tài chính - Ngân hàng
    Ngành Tài chính - Ngân hàng
    Ngành Tài chính - Ngân hàng
    Ngành Tài chính - Ngân hàng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy