Top 10 kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu

Thương Tuyết 92 2 Báo lỗi

Dù là mang thai lần đầu hay lần thứ hai thì các mẹ bầu cũng không tránh khỏi những triệu chứng hay điều bất thường khi trong bụng đang nuôi dưỡng một em bé. ... xem thêm...

  1. Chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng khi mẹ mang thai, quyết định đến sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của chính mẹ. Khi mang bầu, mẹ thường có những biểu hiện chán ăn, buồn nôn khi thai nghén, thói quen ăn uống cũng thay đổi thất thường trong 3 tháng đầu tiên.


    Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi mang thai lần đầu:

    • Rau xanh và các loại hoa quả: Rau xanh và hoa quả rất giàu chất xơ và vitamin. Đặc biệt, những loại rau có màu xanh đậm như diếp cá, rau cải xoăn hay súp lơ xanh,… còn chứa hàm lượng cao axit folic. Đây là những chất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Đồng thời, bổ sung nhiều chất xơ giúp mẹ giảm bớt tình trạng táo bón khi mang bầu.
    • Cá hồi: Cá hồi luôn được đánh giá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất, vì thế, không ngạc nhiên khi chúng cũng được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu. Trong cá hồi chứa hàm lượng DHA và Omega 3 dồi dào, giúp phát triển não bộ của trẻ.
    • Thịt đỏ và gia cầm: Thịt đỏ và gia cầm là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein và sắt cho mẹ bầu khi mang thai. Do đó, mẹ cần bổ sung đều đặn những thực phẩm này để có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
    • Các loại hạt dinh dưỡng: Hạt dinh dưỡng như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia chứa nhiều omega 3, vitamin, protein có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ.
    • Các dòng họ đậu: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng,… đều chứa các dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như protein, chất béo, canxi, sắt, kẽm, các nhóm vitamin B, K,…
    • Sữa và thực phẩm từ sữa: Sữa là một thực phẩm cần thiết cho bà bầu trong khi mang thai. Mẹ có thể chọn các loại sữa dành riêng cho bà bầu để có được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Sữa chua cũng cũng cần thêm vào khẩu phần ăn của mẹ để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.

    Những thực phẩm cần kiêng khi mang thai lần đầu:

    • Đu đủ, rau ngót: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ cần đặc biệt tránh ăn 2 loại thực phẩm này vì chúng có thể gây ra các cơn đau tử cung và thắt bao tử, dẫn đến nguy cơ sảy thai.
    • Thực phẩm tái sống: Thực phẩm tái sống có thể có hương vị rất hấp dẫn nhưng lại thường chứa mầm bệnh, ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mẹ bầu cần phải nấu chín kỹ thực phẩm trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe.
    • Các loại cá chứa thủy ngân: Cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ… thường chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác. Do đó, mẹ cần hạn chế ăn chúng để tránh các dị tật và tổn thương về não cho thai nhi.
    • Sữa tươi, sữa chua chưa được tiệt trùng: Sữa rất tốt cho mẹ bầu, nhưng sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng lại không được khuyên dùng cho mẹ. Chúng có thể mang các vi khuẩn có hại như E.Coli, Salmonella, Listeria,…
    • Không sử dụng các thực phẩm, đồ uống chứa caffeine, cồn, đồ uống có ga: Caffeine và cồn là các chất bị cấm trong khi mang thai. Sử dụng nhiều các chất này sẽ làm thai nhi bị ảnh hưởng về thần kinh, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh Đao.
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet

  2. Mẹ bầu cần phải đến trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn về lịch khám thai của mình. Sau đây là lịch cụ thể mà mẹ có thể tham khảo:


    Lần 1: Vào tuần thứ 5 thai kỳ

    • Siêu âm 2D
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Uống vi chất dinh dưỡng

    Lần 2: Vào tuần thứ 8 của thai kỳ

    • Siêu âm 2D
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Uống vi chất dinh dưỡng

    Lần 3: Vào tuần 12 của thai kỳ

    • Siêu âm 4D ( đo độ mờ da gáy của bé)
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Uống vi chất dinh dưỡng

    Lần 4: Vào tuần 16 của thai kỳ

    • Siêu âm 2D
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra dị tật thai nhi
    • Uống vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, magie B6

    Lần 5: Vào tuần 20 của thai kỳ

    • Siêu âm 2D
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Uống vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, magie B6
    • Kiểm tra thai máy

    Lần 6: Vào tuần 26 của thai kỳ

    • Siêu âm 2D
    • Khám thai, kiểm tra nội tiết
    • Uống vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, magie B6
    • Kiểm tra thai máy

    Lần 7: Vào tuần 30 của thai kỳ

    • Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
    • Làm hồ sơ sinh
    • Tiêm phòng uốn ván
    • Siêu âm 2D
    • Uống canxi, sắt

    Lần 8: Vào tuần 34 của thai kỳ

    • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm 2D
    • Tiêm phòng uốn ván
    • Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

    Lần 9: Vào tuần 36 của thai kỳ

    • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm
    • Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

    Lần 10: Vào tuần 38 của thai kỳ

    • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm
    • Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

    Lần 11: Vào tuần 39

    • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm
    • Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

    Lần 12: vào tuần 40

    • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm
    • Uống vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
  3. Mẹ cần chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ những vaccine nếu như đã sẵn sàng có con.Những loại vaccine nên tiêm ngừa trước khi mang bầu:

    • Rubella: mẹ cần tiêm ngừa ít nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ nhiễm bệnh, thai có nguy cơ bị sảy hoặc bé sinh ra có thể mang dị tật.
    • Viêm gan B: Bạn có thể tiêm ngừa trước hoặc sau khi mang thai đều được.
    • Thủy đậu: Tiêm ngừa thủy đậu rất cần thiết cho mẹ và cần được thực hiện ít nhất 2 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ mắc bệnh khi đã có thai, con sinh ra có thể bị liệt, dị tật bẩm sinh.
    • Cúm: Cúm là bệnh dễ gặp, vì vậy mẹ cần phải tiêm ngừa trước khi mang thai để bảo đảm sức khỏe của mình và em bé. Mẹ có thể tiêm ngừa cúm vào thời gian bất kỳ trước khi có thai.

    Những loại vaccine cần được tiêm ngừa khi mang bầu:

    • Uốn ván, bạch hầu, ho gà: tiêm ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai càng sớm càng tốt giữa tuần thứ 27 và tuần 36. Đây là những căn bệnh gây nguy hiểm cho trẻ và có thể gây ra các biến chứng như này nên mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Lịch tiêm ngừa nên thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế uy tín.
    • Cúm: Tiêm ngừa vaccin cúm tốt nhất được thực hiện trước khi mẹ mang bầu. Tuy nhiên nếu quên, mẹ có thể bổ sung càng sớm càng tốt khi đã được thông báo có thai. Cúm sẽ khiến cho mẹ mệt mỏi, đồng thời, các loại thuốc điều trị cúm cũng được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe của bé.
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
  4. Trong quá trình mang thai các mẹ bầu đều có những triệu chứng bất thường do cơ thể thay đổi, nhưng đừng lo lắng quá nhé:

    • Ốm nghén: Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở hầu hết những phụ nữ mang thai. Triệu chứng phổ biến nhất là buồn nôn và ói mửa, xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu, thậm chí có người còn xuất hiện suốt thai kỳ. Ốm nghén làm cho mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ốm yếu do không ăn được nhiều.
    • Bệnh trĩ, táo bón: Khi mang thai, cơ thể mẹ thường bị áp lực lên trực tràng và vùng đáy chậu, khối lượng máu tăng lên. Do đó, khả năng mắc táo bón, trĩ cũng cao hơn, nhất là vào cuối thai kỳ. Nếu tình trạng bệnh nặng, mẹ có thể tham khảo bác sĩ các loại thuốc phù hợp để hỗ trợ điều trị.
    • Sưng phù, giữ nước: Nhiều phụ nữ khi mang thai thường lo lắng khi bị sưng phù ở tay, chân. Đây là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên, nếu mức độ sưng quá nặng thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để hỏi ý kiến.
    • Đau lưng: Đau lưng xuất hiện do sự mất thăng bằng khi tăng cân, trọng lực bị dồn về trước khiến lưng bị căng, cùng với việc vùng xương chậu bắt đầu nới lỏng để chuẩn bị quá trình sinh. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như Yoga, kéo căng cơ, đi bộ,..
    • Giãn tĩnh mạch: Việc tăng khối lượng và áp lực máu gia tăng làm tĩnh mạch bị giãn và nổi gân, nhất là vùng chân và quanh âm đạo. Mẹ đừng nên quá lo lắng vì hiện tượng này rất hay gặp và thường xuất hiện vào cuối thai kỳ.
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
  5. Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Hầu hết mọi phụ nữ đều lo lắng về việc tăng cân bao nhiêu là hợp lí trong thai kì. Đồng thời, ai cũng mong muốn giảm cân ngay sau khi mang thai. Bạn hãy nhớ rằng, tăng cân bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chỉ số khối (BMI) của bạn trước khi mang thai.


    Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số tình trạng bệnh lý như đái tháo đường thai kì. Thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy, hãy ăn đúng bữa, khoa học và hiều được nhu cầu của bé là ưu tiên hàng đầu.

    Tăng cân trong khi mang thai
    Tăng cân trong khi mang thai
    Tăng cân trong khi mang thai
    Tăng cân trong khi mang thai
  6. Đi du lịch khi mang thai được xem là một hình thức giúp bà bầu có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vận động thể lực phù hợp. Tuy nhiên, thai phụ cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để đảm bảo việc đi du lịch trong thai kỳ là an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.


    Trong giai đoạn đầu của thai kì, du lịch không ảnh hưởng nhiều, hơn nữa du lịch còn đem lại cảm giác thư giãn cho mẹ bầu. Tuy nhiên có thể có những rủi ro khi gần tới ngày dự sanh của bạn. Vì vậy, một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 36 tuần đi máy bay.


    Nếu việc đi lại của bạn là không thể tránh khỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Đôi khi chứng nhận bởi bác sĩ là điều kiện tiên quyết để bạn được đi du lịch.

    Du lịch khi mang thai
    Du lịch khi mang thai
    Du lịch khi mang thai
    Du lịch khi mang thai
  7. Khi ngày dự sanh của bạn đến gần, bạn sẽ bắt đầu trải qua cơn đau chuyển dạ. Việc hiểu và nhận biết được những cơn đau chuyển dạ là rất quan trọng. Bởi nó giúp cho mẹ bầu không bị bỡ ngỡ và vượt qua một cách dễ dàng hơn.


    Cơn đau chuyển dạ là những cơn co thắt mạnh mẽ, gây đau khiến bạn khó chịu, không giảm đau dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Hiếm có cơn chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên cơn đau đẻ khi chuyển dạ xảy ra trong mỗi mẹ đều có sự khác nhau, do sự cảm nhận và mức độ chịu đựng của mỗi người mẹ cao hay thấp. Khi người mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự, cơn đau đẻ tạo ra cho các bà mẹ có cảm giác đau đớn cao độ, có người khả năng chịu đựng tốt thì chỉ có tiếng kêu nhẹ và xuýt xoa. Nhưng ngược lại nếu khả năng chịu đựng của người mẹ kém, khi cơn đau đẻ đến, họ thường la hét, khóc thét và hốt hoảng.

    Tất cả những hiện tượng trên đều do cơn đau đẻ mà ra, biểu hiện sự co cơ tử cung tạo thành một cơn co mạnh để giúp thai nhi lọt xuống tiểu khung, đồng thời sẽ giúp cho thai nhi trong quá trình quay và sổ ra khỏi khung chậu của mẹ để chào đời. Khi xuất hiện co cơ tử cung làm co thắt các dây thần kinh vùng chậu, điều này sẽ tạo ra cơn đau cho mẹ mỗi khi cơn co tử cung xuất hiện. Đi bộ được khuyến khích trong thời gian đầu của quá trình chuyển dạ. Vì nó giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

    Cơn đau chuyển dạ
    Cơn đau chuyển dạ
    Cơn đau chuyển dạ
    Cơn đau chuyển dạ
  8. Lựa chọn nơi sinh an toàn là một việc rất quan trọng. Các mẹ cần lưu tâm đến vấn đề này ngay từ những ngày đầu mang thai. Bạn nên lên kế hoạch lựa chọn bệnh viện để sinh con. Điều quan trọng là chọn bệnh viện nào tốt nhất cho bạn và phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.


    Một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn đó là:

    • Lựa chọn nơi sinh dựa trên cơ sở vật chất: Tiện nghi của nơi sinh ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hoạt động sinh hoạt của mẹ bầu, trẻ và các thành viên đi cùng trong gia đình. Khi lựa chọn nơi sinh, mẹ bầu nên thử tham quan để đánh giá về không gian tại nơi có ý định sinh. Đồng thời, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến cơ sở trang thiết bị thông qua các trang web của bệnh viện và tư vấn của đội ngũ nhân viên tại đây.
    • Kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ: Lựa chọn nơi sinh dựa trên kinh nghiệm đội ngũ y bác sĩ là một việc rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các mẹ an tâm hơn cho quá trình “vượt cạn” của mình. Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin về đội ngũ y bác sĩ thông qua các phương tiện truyền thông và ý kiến đánh giá của những mẹ bỉm.
    • Các phương pháp sinh hiện có: Tùy theo thể trạng của mỗi người mà phương pháp sinh phù hợp sẽ khác nhau. Các mẹ nên có một buổi thảo luận và nhận tư vấn của bác sĩ về cách sinh phù hợp. Sau khi xác định rõ phương pháp sinh mà mình sẽ thực hiện. Từ đó lựa chọn nơi sinh có cách sinh mong muốn. Tuyệt nhiên cần phải đảm bảo nơi được chọn có chất lượng tốt về phương pháp sinh nguyện vọng.
    • Dịch vụ chăm sóc trẻ và mẹ bầu sau sinh: Sau sinh là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm của cả mẹ và bé. Vì vậy, các dịch vụ chăm sóc hậu sản phải đảm bảo chất lượng tốt. Khi lựa chọn nơi sinh, mẹ bầu nên yêu cầu cơ sở tư vấn cụ thể về các loại dịch vụ tại đó. Điều này sẽ giúp các mẹ có sự so sánh, đánh giá chuẩn xác hơn.
    • Lựa chọn nơi sinh thông qua đánh giá của các mẹ đã sinh: Bao nhiêu tài liệu cũng không bằng một câu đánh giá. Những chia sẻ về trải nghiệm của các mẹ đã sinh là thông tin rất hữu ích dành cho mẹ bầu. Dựa vào các review này, các mẹ sẽ có “cái nhìn” rõ hơn về nơi sinh dự định. Từ đó, có thể dễ dàng lựa chọn nơi sinh an toàn, chất lượng cao, phù hợp với bản thân.
    Chọn nơi sinh
    Chọn nơi sinh
    Chọn nơi sinh
    Chọn nơi sinh
  9. Chuẩn bị đồ sơ sinh là công việc tuy vất vả với các mẹ dù bụng bầu đã “to vượt mặt” tuy nhiên mẹ nào cũng rất vui vẻ, thích thú khi làm công việc này, họ đi mua sắm đồ cho bé với một cảm giác hạnh phúc, sắm sửa những món đồ nhỏ xíu của con yêu sẽ là niềm vui không gì so sánh được.


    Hãy lên kế hoạch mua sắm những đồ dùng, quần áo cần thiết cho cả mẹ và bé. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.

    Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé
    Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé
    Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé
    Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé
  10. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa là điều mà mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn có những thông tin chính xác nhất về tình hình sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi.


    Đặc biệt, các chuyên gia sẽ là người giải đáp những thắc mắc về thai kỳ một cách chính xác, chuyên sâu, từ đó đưa ra những lời khuyên để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn những địa chỉ khám thai, quản lý thai tốt nhất, giúp bạn lựa chọn địa chỉ sinh phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Vì thế, các mẹ đang mang thai hãy luôn lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia để vừa tự chăm sóc mình cũng như có được thai kỳ thoải mái nhất nhé.

    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy