Top 10 Kinh nghiệm giúp mẹ bầu vừa đỡ đau vừa sinh con nhanh
Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Niềm mong ... xem thêm...ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Theo các bác sĩ khoa sản, hầu hết khi các chị em đi sinh nở đặc biệt những người lần đầu mang thai đều có chung tâm lý hồi hộp và lo sợ. Tâm lý cũng như sức khỏe của các sản phụ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuyển dạ. Tâm lý và sức khỏe kém gây trở ngại cho ca sinh nở khiến ca sinh nở trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian. Bài viết sau đây của Toplist sẽ giúp các mẹ bầu vượt cạn một cách nhẹ nhàng hơn. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
-
Thực tế cho thấy, việc ăn uống quá nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng hay tâm lý “ăn cho hai người” trong thời gian bầu bí là hoàn toàn không tốt. Cân nặng của em bé tăng lên thường xuất phát từ việc mẹ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất béo trong thời kỳ mang thai mà ít vận động, luyện tập cơ thể. Khi một người phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, nó sẽ làm tăng nguy cơ đứa trẻ sinh ra quá lớn và có thể góp phần gây béo phì sau này ở trẻ cũng như các biến chứng khi sinh như rách âm đạo, chảy máu quá nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể khó giảm cân thừa đã tăng trong thời kỳ mang thai, điều này có thể khiến mẹ có nguy cơ béo phì cao hơn.
Theo Viện Y học, phụ nữ có BMI dưới 18,5 nên tăng 28 đến 40 pound trong thời kỳ mang thai. Những người bắt đầu ở mức cân nặng bình thường, tức là mức BMI từ 18,5-24,9 nên tăng 25 đến 35 pound. Những người thừa cân (BMI 25-29,9) nên tăng từ 15 đến 25 pound. Những người béo phì (BMI 30 trở lên) nên tăng 11 đến 20 pound. Cao hơn ngưỡng khuyến nghị vài pound thì có thể được coi là ổn, nhưng tăng quá nhiều cân thì có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Mang thai không đồng nghĩa với việc bạn phải ăn cho 2 người. Trên thực tế, nhu cầu calo bổ sung là tương đối nhỏ. Vì vậy, bạn cần kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng và cân nặng khi mang thai nhé.
-
Mẹ bầu nên có những bài tập thở trước khi sinh. Khi bắt đầu đau, có các cơn co thắt xuất hiện, mẹ bầu nên tập trung vào hơi thở để có thể thở nhanh dần.Thở bằng miệng và hít vào bằng mũi. Cơn đau càng tăng thì nhịp thở càng nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Đến khi cảm thấy bớt đau thì thở chậm lại và nên thở sâu hơn, tần suất nhịp thở cũng giảm dần.
Chuyển dạ là một quá trình bởi thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12 giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học, đã có phương pháp gây tê “Đẻ không đau”. Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ nào cũng đều được sử dụng phương pháp này. Và mặc dù áp dụng phương pháp “Đẻ không đau” nhưng nếu sản phụ biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.
-
Một việc làm tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng tích cực trong quá trình sinh nở là đi bộ. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ làm bạn trở nên thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Nhiều phụ nữ cho biết rằng họ đã từng đi bộ cùng chồng quanh bãi đỗ xe, vòng quanh hành lang bệnh viện, dạo phố trong đêm khuya… để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút hoặc 15 phút hai lần/ngày với năm ngày mỗi tuần. Đi bộ nhanh hoặc đi bộ lên dốc được coi là một hoạt động vừa phải. Mỗi ngày đi bộ một chút sẽ dễ chịu hơn đi bộ nhiều nhưng chỉ vài ngày một lần.
Mặc dù tập thể dục vừa phải là an toàn và có lợi trong thai kỳ, nhưng bạn nên điều chỉnh bài tập sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Tuỳ thuộc vào từng tam cá nguyệt mà bạn nên điều chỉnh thời lượng đi bộ phù hợp. Nếu thời tiết nóng và ẩm, bạn nên đi bộ chậm hoặc chọn những hình thức tập thể dục khác, chẳng hạn như bơi lội nhẹ nhàng nhé. Khi gần đến ngày sinh, cần tránh những lối đi dốc và không bằng phẳng. Bạn có thể đeo đai nịt bụng để nâng đỡ bụng. Thay vì đi bộ đường dài, bạn nên đi bộ một quãng đường ngắn hai lần một ngày. Khi sắp đến ngày dự sinh, bạn nên đi dạo cùng người thân để được hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp.
-
Hành trình vượt cạn của mỗi phụ nữ không giống nhau, nên kế hoạch sinh nở chắc chắn sẽ khác nhau ở mỗi người. Dù mọi việc trên thực tế có thể diễn ra không theo kế hoạch, nhưng bạn vẫn nên hoạch định trong đầu về những gì mình sắp trải qua. Mình sẽ sinh bé ở đâu, bác sĩ nào đỡ sinh cho mình, ai đưa mình đi sinh, cách chăm sóc bản thân và em bé sau sinh thế nào? Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời chi tiết để giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi chúng thực sự xảy đến... Các mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước sinh khoảng 1 tháng để đảm bảo mẹ tròn, con vuông nha.
Các mẹ bầu nên đóng gói dụng cụ cần thiết dùng trong quá trình sinh nở trước khi sinh 1 tháng để không bị bất ngờ, phòng trường hợp xảy ra quá nhanh cần phải đến bệnh viện ngay. Hầu như mẹ bầu nào cũng háo hức khi được tự tay chọn đồ cho con yêu. Thế nhưng, bạn chỉ cần mua vừa đủ dùng vì trẻ lớn rất nhanh, sắm quá nhiều sẽ gây ra lãng phí. Những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh của mẹ là tã giấy/tã vải, áo sơ sinh, bình sữa, khăn sữa, bao tay, bao chân, chăn, khăn tắm… Khi bé về nhà, bạn cần trang bị thêm nôi, chậu tắm bé, gel tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, máy hút sữa…
-
Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu tỏ ra khá lo lắng bởi vì họ không thể biết chính xác thời điểm chuyển dạ. Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất để chào mừng thiên thần nhỏ đến với thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sắp sinh để biết được khoảng thời gian chuẩn bị vượt cạn. Một vấn đề được rất nhiều thai phụ quan tâm đó là khi nào thì các tín hiệu thông báo thời điểm chuyển dạ sắp tới? Thông thường, những dấu hiệu này bắt đầu xuất hiện từ tuần 37 của thai kỳ. Các mẹ bầu hãy lưu ý biểu hiện lạ và sẵn sàng tinh thần đi sinh.
Nếu bạn thấy những tín hiệu sắp sinh xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ, hãy tới bệnh viện để kiểm tra và theo dõi nhé! Đó có thể là dấu hiệu thông báo bạn có khả năng sinh non và cần được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Lúc này, bạn cần ít nhất một người thân như bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Cô ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn. -
Chế độ ăn uống cũng góp phần giúp cho quá trình sinh tự nhiên dễ dàng hơn. Vì vậy các mẹ bầu nên ăn các chất dinh dưỡng dễ hấp thu, có tác dụng giãn nở cổ tử cung để em bé chào đời dễ dàng hơn. Vào tháng cuối thai kỳ mẹ bầu có thể ăn hoặc uống nước ép dứa, nước lá tía tô để cơn chuyển dạ thuận lợi giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và mất sức khi rặn đẻ. Một lưu ý cần nhắc nhở các mẹ bầu là không nên ăn trước giờ sinh nở khoảng 4 giờ đặc biệt là với mẹ sinh mổ để đảm bảo hệ tiêu hóa được sạch sẽ. Tuy nhiên nếu đói, mẹ cũng đừng cố gắng nhịn bởi hầu hết các ca sinh mổ ngày nay đều được uống thuốc sổ trước khi bước vào phòng đẻ mổ.
Trong thời gian diễn ra những cơn đau chuyển dạ, thật khó có thể ăn uống bất cứ thứ gì nhưng mẹ cần biết rằng thời gian này là khá dài. Với những mẹ lần đầu sinh nở, cơn đau chuyển dạ có thể kéo dài từ 12-24 giờ, còn với những người sinh nở lần 2, lần 3 thì ngắn hơn, khoảng 6-8 giờ. Nếu không ăn uống, mẹ có thể không đủ sức để “chiến đấu” với những cơn đau. Thai phụ trước sinh nên chọn các thực phẩm giàu carbohydrate tổng hợp như là: bánh mì, bánh bột gạo, bánh quy giòn, mì, gạo nâu, trái cây sấy khô và bột yến mạch. Đây là những thực phẩm giải phóng năng lượng chậm và có thể giúp thỏa mãn nhu cầu ăn uống đồ ngọt của bạn, đồng thời cung cấp cho cơ thể chất sắt, kali và magie. Các thực phẩm kể trên nếu kết hợp với protein sẽ tạo ra một bữa ăn bổ dưỡng. -
Tham gia lớp học hoặc câu lạc bộ tiền sinh sản giúp bạn tìm hiểu những kiến thức trước sinh và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhất để vượt qua sự đau đớn và sợ hãi khi sinh. Ngoài các mẹ bầu các ông bố tương lai cũng nên tham gia lớp học này để giúp vợ mình ổn định tâm lý cũng như sẵn sàng chăm sóc các thiên thần nhỏ chào đời. Nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia lớp học tiền sản, nhưng điều này cực kỳ cần thiết.
Tại lớp học, bạn sẽ được truyền đạt kinh nghiệm về cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách thở khi sinh, nhận biết khi nào cần nhập viện… Đừng quên rủ bạn đời tham gia cùng, vì anh ấy sẽ được học cách chăm sóc vợ và em bé trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn hậu sản. Sau khi được trang bị kiến thức sinh nở vững vàng từ lớp học tiền sản, vợ chồng bạn sẽ giảm bớt nỗi lo để sẵn sàng bước sang một chặng đường mới: chặng đường làm cha mẹ đầy thú vị.
-
Tập yoga khi mang bầu chưa có nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng nhìn chung nó được coi như một chế độ luyện tập an toàn và có lợi cho hầu hết thai phụ và thai nhi. Nếu thai kỳ của bạn có nguy cơ cao hoặc có các biến chứng khác thì hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc trực tiếp trước khi bạn muốn bắt đầu tập yoga. Ngay cả khi bạn không mắc các tình trạng sức khỏe đặc biệt nào, bạn cũng sẽ cần phải thích nghi với chế độ luyện tập yoga khi thai nhi lớn lên.
Cơ thể bạn sản xuất một loại hormone - relaxin trong suốt thai kỳ, giúp tạo chỗ cho thai nhi lớn lên và chuẩn bị cho việc sinh nở. Sự hiện diện của relaxin có thể khiến bạn cảm thấy linh hoạt hơn bình thường, nhưng hãy cẩn thận đừng quá căng thẳng, hợp chất này cũng có thể làm mất ổn định các khớp và dây chằng trong thời gian này. Tập Yoga vừa có tác dụng giảm đau lưng, thư giãn cơ thể vừa giúp mẹ sinh con dễ hơn. Mẹ bầu cũng nên thực hành kỹ thuật thở sâu và ép cơ gần xương chậu để em bé thoải mái hơn. -
Massage cũng là một biện pháp tích cực giúp các mẹ bầu dễ dàng trong việc sinh nở hơn. Massage làm bạn cảm thấy thoải mái, giúp cơ thể điều hòa hơn. Bên cạnh việc massage trơn, bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ. Mang thai là một hành trình mà cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi lớn, khiến mẹ có cảm giác nặng nề, mệt mỏi và đau nhức, nhất là khi bước vào tam cá nguyệt cuối cùng.
Massage trước khi sinh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn: Làm dịu cơn đau, nhức mỏi, giảm căng cơ, chuột rút và tạo cho bạn cảm giác thư thái hoàn toàn. Không chỉ vậy, massage cho mẹ còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Việc chọn hình thức massage rất quan trọng đối với thai phụ, đặc biệt là massage bụng bầu. Bạn cần chọn liệu trình dành riêng cho bà bầu, được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm. Dừng ngay việc massage nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu…
-
Chuyển dạ là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy đau đớn nhưng lại là khoảnh khắc khó quên của các bà mẹ. Để vượt qua quá trình chuyển dạ kéo dài 8 - 10 giờ, đôi lúc tới vài ngày, đòi hỏi mẹ phải có đủ sức khỏe và tinh thần. Vì thế càng cận kề ngày sinh, bạn càng cần chuẩn bị tâm lý để không bỡ ngỡ với những gì sắp trải qua. Đây là tiền đề để phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh mà nhiều sản phụ gặp phải. Nếu được, hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước về cơn gò chuyển dạ, cách đối phó và vượt qua cơn đau.
Bên cạnh đó, đừng quên bạn sắp bước sang giai đoạn làm mẹ. Việc chăm sóc một đứa trẻ sẽ chiếm gần hết thời gian và tâm trí của bạn. Cuộc sống vợ chồng bạn gần như đảo lộn hoàn toàn. Nếu không chuẩn bị kỹ về tâm lý, bạn rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm sau sinh. Nếu cảm thấy khó lòng xoay xở một mình, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của người thân trong vài tháng đầu sau sinh. Tự tin rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh cũng có tác dụng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Sự thư giãn và niềm tin của mẹ sẽ sản sinh nhiều ralaxin trong các mô của người mẹ, hormone này làm co giãn xương chậu và các mô âm đạo, giúp sinh con dễ dàng hơn.