Top 10 Loại lá tắm thảo dược tốt cho bé mà mẹ nên biết

Phương Kem 36 0 Báo lỗi

Việc người thân dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh là một việc hết sức quen thuộc, theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta lâu nay. Nhưng không ... xem thêm...

  1. Tía tô là một loại cây thuộc họ bạc hà, rất phổ biến ở các nước châu Á, chủ yếu được dùng làm rau và gia vị trong các bữa ăn. Lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa tốt hơn. Theo kinh nghiệm cha ông để lại thì khi cho lá tía tô và nước tắm cho bé sẽ giúp bé ra nhiều mồ hôi, trị nấm da, ngứa da… Trong các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, tía tô là loại lá phổ biến nhất, được rất nhiều mẹ tìm kiếm trên mạng.


    Hướng dẫn cách tắm:

    • Chuẩn bị: lá tía tô 100g, rửa sạch và một thìa cà phê muối ăn
    • Tiến hành:
      • Đun lá tía tô với 1 lít nước thêm muối ăn vào đun sôi trong khoảng 5-10 phút để nguội. Lấy nước tía tô đã nguội có thể pha thêm nước cho dịch loãng ra.
      • Sau đó tắm cho bé, dùng lá lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé. Khi tắm xong hãy tắm lại cho bé bằng nước sạch và lâu khô bằng khăn mềm.
      • Thực hiện tắm cho trẻ ngày 2 lần để có hiệu quả nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp tía tô với các phụ liệu khác như gừng, chanh.
    Lá tía tô
    Lá tía tô
    Lá tía tô
    Lá tía tô

  2. Lá chè xanh có rất nhiều công dụng như điều trị các bệnh viêm loét, hăm tã, da bị lở loét. Vào mùa đông việc đóng bỉm hàng ngày có thể khiến da trẻ bị hăm, lở loét. Chính vì vậy, tắm lá chè xanh 1 tuần 2 lần hoặc rửa bộ phận sinh dục cho bé bằng lá chè xanh hàng ngày sẽ phòng ngừa được hăm tã cho trẻ.


    Hướng dẫn cách tắm:

    • Chuẩn bị: 100g- 200g lá chè xanh tươi, nước muối sạch hoặc muối ăn. Ngâm lá trà với muối cho làm giảm các chất bụi bẩn và chất độc hại.
    • Tiến hành:
      • Bước 1: Vò nát lá rồi cho vào nồi đun, chế thêm 1 -2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút thì để nguội bớt rồi cho vào chậu tắm cho bé.
      • Bước 2: Các mẹ có thể để nước nguyên chất hoặc hòa loãng với nước cho nhiệt độ từ 35 – 38 độ C.
      • Bước 3: Đặt bé vào rồi tắm rửa nhẹ nhàng, không chà sát mạnh cho bé tắm sạch trong 5 phút.
      • Bước 4: Mẹ có thể tắm trắng lại bằng nước ấm để rửa trôi những lá còn đọng trên da.
      • Bước 5: Sau đó mẹ thấm khô người toàn thân cho bé. Các mẹ có thể tắm cho bé khoảng 2 -3 lần/ tuần để thấy hiệu quả.
    Lá chè xanh
    Lá chè xanh
    Lá chè xanh
    Lá chè xanh
  3. Theo đông y thì trầu không là loài thân leo, vị cay nồng, thơm hắc, tính ấm. Thích hợp khi tắm cho bé vào mùa đông. Trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Trầu không dùng để chữa chàm cho bé rất hiệu quả, chủ yếu là sát khuẩn và giảm ngứa với những bé có cơ địa dị ứng.

      Hướng dẫn cách tắm:

      • Trầu không tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi.
      • Để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé những ngày đông lạnh giá rất phù hợp, giúp cơ thể bé nóng ấm. Ngoài tác dụng kháng khuẩn nước trầu không còn chữa hăm cho bé rất hiệu quả.
      • Tuy nhiên, để phòng tránh các trường hợp bé bị dị ứng mẹ có thể bôi một ít nước trầu không lên tay bé trước khi tắm trực tiếp.
      Lá trầu không
      Lá trầu không
      Lá trầu không
      Lá trầu không
    • Lá khế rất khó tìm và có mùi đặc trưng nên nhiều mẹ sẽ thấy khó chịu trong quá trình làm nước lá tắm bé. Tuy nhiên, hiệu quả mà lá khế đem lại thì không thể phủ nhận. Lá khế được dùng để tắm cho bé nhằm trị ngứa, rôm sảy, mề đay rất hiệu quả.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 100g lá khế tươi bỏ lá sâu, úa, nhặt từng lá, rửa sạch. Chuẩn bị thêm một thìa cà phê muối ăn.
      • Tiến hành:
        • Chuẩn bị 1- 2 lít nước bỏ lá khế vào nồi đun sôi. Khi nước sôi được tầm 5 phút thì tắt bếp và để nước nguội bớt.
        • Sau đó mẹ vớt hết lá khế đi, đợi đến khi nhiệt độ của nước ở mức 35– 37 độ C thì mẹ bắt đầu tắm cho bé. Tiếp đó, mẹ cho bé tắm bằng nước lá khế trong vòng 5-7 phút.
        • Kết thúc thời gian đó, mẹ có thể dùng nước ấm tắm lại cho bé lần nữa để làm sạch nước lá trên người con.
      Lá khế
      Lá khế
      Lá khế
      Lá khế
    • Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả. Tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả và có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: lá ngải cứu 100-200g, 5 lít nước và ít muối ăn
      • Tiến hành:
        • Rửa sạch lá ngải cứu, sau đó thái nhỏ, rồi cho vào nồi nước nấu sôi lên, đến khi nào lá ngải cứu tiết ra nước màu xanh vàng là được.
        • Tiếp theo lấy nước vừa nấu xong, pha với nước tắm, thêm vài hạt muối rồi chuẩn bị tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước tắm là 35 độ C. Khi tắm dùng khăn nhúng ướt vắt nước rồi lau người cho trẻ.
        • Sau khi tắm phần trên cơ thể đã sạch thì tắm đến phần bẹn và nếp gấp. Nhưng phần này dễ bị hăm nên mẹ cần phải tắm kĩ và lau khô.
        • Sau khi tắm nước lá ngải cứu xong, mẹ tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch, rồi lau khô người và mặc quần áo. Tắm lá liên tục nhiều ngày tối đa 2-3 lần/tuần
      Lá ngải cứu
      Lá ngải cứu
      Lá ngải cứu
      Lá ngải cứu
    • Sài đất có vị ngọt chua, tính mát, được dùng để thanh nhiệt, giải độc và chữa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ em hay những viêm tấy ngoài da. Không những thế người ta còn sắc cây sài đất phơi khô để giải cảm, viêm họng, viêm phế quản, ho gà, phòng sởi… Nếu ở thành phố bạn có thể tìm mua lá sài đất tại nhiều chợ lớn, quầy bán lá xông, các vườn thuốc đông y hoặc nhờ người thân gửi từ quê lên.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 100-300g cây sài đất tươi, 1 thìa cà phê muối
      • Tiến hành:
        • Ngâm lá Sài Đất với nước muối loãng rồi rửa sạch với vài lần nước. Sau đó bạn đem vò nát lá Sài Đất hoặc cho vào máy xay sinh tố để ép lấy nước, bỏ phần bã.
        • Đun nước Sài Đất với 2 lít nước sôi, sau 5-7 phút sôi thì tắt bếp và để còn nguội ấm, hoặc hòa loãng với nước mát đến 38 độ rồi tắm cho bé.
        • Dùng khăn nhúng nước tắm lau sạch trên người bé, không cào gãi làm xước da của bé, tránh vùng mắt mũi và lỗ tai. Tắm nhanh khoảng 5 – 7 phút là xong, tắm tại phòng kín gió tránh cảm lạnh cho bé.
        • Sau khi tắm xong bạn nên tráng lại một lần nước sạch để loại bỏ cặn bã thừa, lau khô người và mặc trang phục thoáng mát cho bé
      Sài đất
      Sài đất
      Sài đất
      Sài đất
    • Theo các tài liệu của Đông y, lá dâu tằm có vị ngọt và đắng, tính hàn, có tác dụng bổ phổi và thanh lọc gan rất tốt. Tác dụng chính của lá dâu tằm là làm tản nhiệt, trừ phong, thanh lọc phổi, điều hòa gan, làm sạch gan sáng mắt, lọc máu cầm huyết, trị chóng mặt, nhức đầu, mắt đỏ mờ. Tắm lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh có tác dụng trị chứng mồ hôi trộm, rôm sảy do lá dâu tằm có công dụng tản nhiệt nên giúp hỗ trợ điều trị rôm sảy rất tốt, lại an toàn, ít gây kích ứng da.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 300g lá dâu tươi, chọn lá già nhưng vẫn còn xanh, rửa sạch
      • Tiến hành:
        • Mẹ lấy lá dâu tằm đã chuẩn bị đem rửa thật sạch, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn, sau đó cho vào túi vải, nấu với khoảng 2- 5 lít nước.
        • Sau khi đã nấu xong nước, mẹ dùng nước dâu tằm đang còn ấm để tắm cho trẻ.
        • Có thể sử dụng liên tục cách này 3 – 5 ngày sẽ có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả.
        • Một cách khác sử dụng lá dâu chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả đó là dùng làm gối. Lá dâu rửa sạch phơi khô và làm gối sẽ giúp trẻ ngủ ngon, và ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trộm.
      Lá dâu tằm
      Lá dâu tằm
      Lá dâu tằm
      Lá dâu tằm
    • Tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé ngủ ngon ngủ sâu giấc hơn, khắc phục tình trạng ngủ hay giật mình, trị các chứng bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa… Tuy nhiên, các mẹ cần phải chú ý tắm cho bé đúng cách để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến bé.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 100-200g lá đinh lăng, 1 thìa muối
      • Tiến hành:
        • Rửa sạch lá đinh lăng, ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi bỏ vào nồi đun sôi từ 5-7 phút, vớt lá ra.
        • Sau đó đổ nước lá ra chậu, thêm nước lạnh để nước vừa đủ ấm nhiệt độ từ 35-38 độ C là thích hợp.
        • Dùng khăn tắm cuộn lấy thân bé rồi gội đầu.
        • Sau khi gội đầu thì mẹ thả bé vào chậu nước lá, rồi tráng lại một lần với nước ấm. Dùng khăn mềm lau khô người cho con.
      Lá đinh lăng
      Lá đinh lăng
      Lá đinh lăng
      Lá đinh lăng
    • Tắm lá riềng cho bé giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mụn nhọt, rôm sảy và các bệnh ngoài da như nổi mẩn vì trong lá riềng là loại có tính sát khuẩn nhẹ và cộng với khả năng giải nhiệt vô cùng tốt. Đặc biệt đối với các trẻ bị kê việc tắm lá riềng sẽ giúp điều trị tốt nhất.


      Mặc dù với rất nhiều công dụng và hiệu quả khi sử dụng cho các bé nhưng các ba mẹ cần chú ý sử dụng đúng thời điểm và liều lượng không nên quá lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược gây nguy hiểm tới làn da của trẻ.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 100-200g lá riềng tươi sạch, rửa sạch với muối ăn.
      • Tiến hành:
        • Cho lá đã được rửa sạch vào nồi cho thêm tầm nước sạch đun sôi tầm 10-15 phút cho tới khi nước ngả màu. Vớt lá riềng trong nồi lọc bỏ cặn.
        • Chuẩn bị thêm nước sạch được đun sôi sau đó chế thêm phần dung dịch nước lá riềng vào hòa chung vào chậu tắm cho trẻ. Các mẹ cần chú ý nhiệt độ đủ ấm dành cho bé nhiệt độ nước tắm phù hợp là 35–38 độ C có thể tùy vào thời tiết nên tắm cho bé tầm trưa chiều tránh tắm tối và tắm nơi kín gió.
        • Dùng khăn khô thấm nước tắm lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở khuôn mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên.
        • Chú ý lau nhẹ tay vì da bé còn mỏng dễ bị tổn thương. Sau khi tắm bằng nước lá riềng xong các mẹ chuẩn bị thêm ca nước sạch ấm để tắm tráng lại cho bé. Khi tắm xong cần sử dụng khăn mềm, lau khô cơ thể bé rồi mặc quần áo.
      Lá riềng
      Lá riềng
      Lá riềng
      Lá riềng
    • Tắm lá mướp đắng cho trẻ sơ sinh không còn là điều quá xa lạ với các mẹ. Bởi lá mướp đắng là một trong những phương thuốc dân gian khá hiệu quả trong việc điều trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,…ở trẻ. Lá mướp đắng có tác dụng kháng virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da đồng thời kiểm soát, khống chế bệnh dịch về da rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu mẹ tắm không đúng cách không những không hiệu quả, mà có thể sẽ khiến tình trạng da của bé trở nên tồi tệ hơn. Các mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá mướp đắng hiệu quả, an toàn nhất nhé.


      Hướng dẫn cách tắm:

      • Chuẩn bị: 100-200g lá mướp đắng ngâm với muối ăn, rửa sạch. Nên chọn khổ qua tươi, non và có màu xanh đậm
      • Tiến hành:
        • Sau khi rửa sạch lá khổ qua, mẹ vò nhẹ hoặc để nguyên cả lá. Đun lá cùng nước sạch đun sôi tầm 5-7 phút rồi vớt hết lá trong nồi giữ lại nước.
        • Có thể pha loãng với nước hoặc dùng trực tiếp cho trẻ. Tiếp đó, mẹ tắm cho bé dùng khăn lau khắp người con nhất là vùng bé bị rôm sảy.
        • Sau khi tắm xong mẹ có thể tắm lại cho con bằng nước sạch và lau khô người con bằng khăn bông. Tắm bằng lá khổ qua cho bé 2-3 lần/ tuần là tốt nhất.
      Lá mướp đắng
      Lá mướp đắng
      Lá mướp đắng
      Lá mướp đắng




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy