Top 10 Thảo dược tốt nhất cho hệ tiêu hóa mà bạn nên biết

Phương Kem 42 0 Báo lỗi

Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Vậy bạn đã biết loại thảo dược nào rất tốt ... xem thêm...

  1. Bạc hà lục là một loại thảo mộc, lá và dầu được sử dụng để làm thuốc. Bạc hà lục được sử dụng cho các rối loạn tiêu hóa bao gồm khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt đường tiêu hóa trên, đường mật và sưng túi mật (viêm) và sỏi mật.


    Cây bạc hà lục (Spearmint) thường được sử dụng rộng rãi để giúp làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, và nôn mửa. Trong cây bạc hà lục có chứa carvone- một chất đã được chính minh là có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế các cơn co thắt cơ bắp trong hệ thống tiêu hóa. Đây chính là lý do vì sao loại thảo dược này lại có khả năng cải thiện các rối loạn tiêu hóa.


    Trong một cuộc nghiên cứu kéo dài 8 tuần với 32 người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) đã tham gia thử nghiệm, trong đó một nhóm được cung cấp sử dụng các sản phẩm có chứa bạc hà, dầu chanh và rau mùi cùng với loperamide cho tình trạng tiêu chảy, hoặc psyllium cho chứng táo bón.Kết quả của cuộc nghiên cứu đã cho thấy, những người sử dụng chất bổ sung có chứa bạc hà lục đã cải thiện được các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó chịu so với nhóm người sử dụng thuốc giả dược. Ngoài ra, cây bạc hà lục cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa do điều trị hóa trị.


    Một hoặc hai giọt tinh dầu bạc hà nhỏ vào một cốc nước ấm, cho thêm một viên đường, hoặc 1 thìa mật ong. Uống sau bữa ăn sẽ giúp làm giảm co thắt dạ dày. Lưu ý, các loại tinh dầu dùng để uống cần được xử lý cẩn thận. Trước khi dùng, tốt nhất nên được tư vấn bởi chuyên gia y tế.

    Bạc Hà lục
    Bạc Hà lục
    Bạc Hà lục
    Bạc Hà lục

  2. Top 2

    Gừng

    Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có 2 - 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.


    Đầy hơi khó tiêu đơn thuần (không kèm triệu chứng toàn thân như sốt, tiêu chảy cấp…) không cần dùng thuốc uống, có nhiều mẹo vặt hướng dẫn để xứ trí triệu chứng đầy hơi khó tiêu như ăn chậm nhai kỹ, ăn thêm rau xanh, chườm túi nước ấm hoặc khăn ấm vào vùng bụng hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, dùng các thực phẩm giúp dễ tiêu như ăn đu đủ chín hoặc dứa, uống dấm táo hoặc chanh pha nước ấm, … Trong đó các thực phẩm được khuyến nghị thì Gừng chính là thực phẩm phổ biến nhất vừa phòng vừa trị chứng đầy hơi khó tiêu giúp kích thích tiêu hóa.


    Trong Y học cổ truyền, Gừng tươi còn được gọi là Sinh khương là vị thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, thông mạch, ôn phế, hóa ẩm vừa công hiệu vừa dễ tìm vừa rẻ tiền, chữa hiệu quả các chứng thức ăn không tiêu, đau lạnh vùng bụng. Đồng thời, gừng cũng là loại thuốc chống buồn nôn tuyệt vời. Tác giả Isabelle Pacchioni của cuốn sách "Tinh dầu, dầu thực vật và nước chưng cất" (NXB. Aroma Thera) đưa ra lời khuyên, nên xoa bụng với 3 giọt tinh dầu gừng tươi trộn với 8 giọt dầu thực vật hạnh nhân sẽ rất tốt cho tiêu hóa.

    Gừng
    Gừng
    Gừng
    Gừng
  3. Tía tô đất còn được gọi là cây bạc hà chanh, có nguồn gốc từ Châu Âu và Trung Á. Hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài công dụng làm gia vị, tía tô đất còn được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ rất lâu đời.


    Tía tô đất là một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng như đầy hơi khó tiêu, nôn mửa, đau bụng... Dùng kết hợp với lá bạc hà hay một số loại cây khác còn có thể làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày.Tía tô đất có tính chất chống co thắt nhẹ và an thần (giúp tống khí ra ngoài). Bạn có thể sử dụng lá tía tô đất dưới dạng trà thảo mộc, uống ba lần một ngày. Hoặc dùng dạng chưng cất với tỷ lệ 20 đến 30 giọt, hai đến ba lần một ngày.


    Một số lưu ý khi dùng tía tô đất:

    • Nên chỉ dùng một lượng nhỏ trong khoảng 1 tháng, tránh dùng liều cao và kéo dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nhịp tim, buồn nôn, đau đầu...
    • Chú ý, cây này có thể tương tác với thuốc an thần khiến bạn buồn ngủ quá mức. Một số trường hợp có tương tác với thuốc trị tăng nhãn áp, tuyến giáp nên cần lưu ý khi dùng chung.
    • Hãy cẩn thận vì tía tô đất có thể làm giảm tập trung (đặc biệt là khi lái xe) và tương tác với các loại thuốc thần kinh khác.
    Tía tô đất
    Tía tô đất
    Tía tô đất
    Tía tô đất
  4. Húng tây là loại rau thơm quen thuộc thường được sử dụng trong các món ăn của người Việt và các quốc gia khác trên thế giới. Húng tây (tên tiếng anh: Basil) là một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế và là họ hàng xa với cây bạc hà. Loài cây này sinh trưởng, phát triển mạnh nhất vào mùa hè nhưng lại khó sống khi gặp điều kiện bất lợi. Lá của húng tây thường trơn, có hình bầu, màu xanh, vị hơi cay cay và có mùi thơm đặc trưng khó cưỡng. Chính vì vậy, trong ẩm thực, húng tây được sử dụng phổ biến để ăn sống cùng các món ăn, hoặc là nguyên liệu giúp tăng thêm hương vị cho các món súp, xốt, pizza hay salad hoặc các món bánh.


    Húng tây có tác dụng chống co thắt ruột, dạ dày, ngăn ngừa đầy hơi, chống buồn nôn. Nhỏ 10 đến 15 giọt tinh dầu húng tây vào một cốc nước lớn ấm, uống sau bữa ăn sẽ cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng sôi bụng.

    Húng tây
    Húng tây
    Húng tây
    Húng tây
  5. Mọi người thường biết đến hạt hồi như một loại gia vị để sử dụng trong các món ăn. Tuy nhiên trên thực tế, hạt hồi có rất nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe. Cây hồi hay Pimpinella anisum, là một loại cây có cùng họ với cà rốt, cần tây và rau mùi tây. Nó có thể cao tới 3 feet (1 mét) và tạo ra hoa cùng một quả nhỏ màu trắng được gọi là hạt hồi. Hoa hồi có hương vị riêng biệt, giống như cam thảo và thường được sử dụng để thêm hương vị cho món tráng miệng và đồ uống. Hoa hồi cũng được biết đến với các đặc tính giúp tăng cường sức khỏe và có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa nhiều loại bệnh.


    Đại hồi xanh đặc biệt giàu hoạt chất tiêu thũng, chống đầy bụng, khó tiêu, đau bụng kinh. Đây là lý do tại sao hạt hồi được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp bị đau dạ dày. Mặc dù phương pháp điều trị truyền thống thường bao gồm việc sử dụng thuốc để giảm lượng axit trong dạ dày, nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy hạt hồi có thể giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng loét dạ dày.


    Chẳng hạn, một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng hạt hồi làm giảm bài tiết axit dạ dày, giúp ngăn ngừa sự loét dạ dày và bảo vệ các tế bào khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của hạt hồi đối với bệnh loét dạ dày vẫn còn rất hạn chế. Cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để hiểu làm thế nào hạt hồi có thể có tác dụng giúp ngăn ngừa loét dạ dày ở người.

    Hạt hồi
    Hạt hồi
    Hạt hồi
    Hạt hồi
  6. Cam thảo là một loại thảo dược thường được dùng trong cả Đông y và Tây y để điều trị các căn bệnh về dạ dày vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, vì có vị ngọt thanh, thơm nhẹ nên cam thảo còn được dùng để đun nấu các loại trà, đồ uống giải nhiệt từ thời xa xưa.


    Trong Đông Y, cam thảo là một trong những thảo dược thường thấy trong các bài thuốc trị khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, giúp làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Đây là bài thuốc được biết đến từ rất lâu trong dân gian. Uống cam thảo là cách để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh được chứng khó tiêu. Ngoài ra, trong rễ cam thảo có chứa glycyrizin có tác dụng tốt hỗ trợ và làm lành những tổn thương do loét dạ dày, tá tràng cực tốt. Các thành phần này còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột, dạ dày.


    Tuy cam thảo tính bình và an toàn với sức khỏe con người, nhưng vẫn phải được sử dụng đúng cách với liều lượng nhất định. Nếu dùng quá liều hoặc kết hợp không đúng sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, chúng ta không nên dùng cam thảo quá thường xuyên hoặc chế biến cam thảo thành trà, nước giải khát để uống hàng ngày.

    Cam thảo
    Cam thảo
    Cam thảo
    Cam thảo
  7. Thoạt đầu ai cũng nghĩ thì là chỉ là một loại gia vị thông thường được sử dụng nhiều trong nấu ăn, nhưng thật ra thì là còn là một loại thảo dược có tác dụng tích cực trong việc chữa trị một số loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Từ xa xưa, ông cha ta đã áp dụng thì là trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo Y Học Cổ Truyền, thì là có tác dụng đào thải khí độc ra ngoài và giảm ngứa khi cơ thể tiêu hoá thức ăn. Sử dụng thì là một cách thường xuyên có thể khắc phục có triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, giảm co thắt đường ruột,...


    Theo Health, hạt cây thì là có tác dụng giảm cơn đau dạ dày, đồng thời giảm các triệu chứng liên quan đến đường ruột như đầy hơi, chướng bụng. Ngâm một thìa nhỏ hạt thì là trong 20 phút với nước nóng và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ mang lại những hiệu quả tích cực đối với hệ tiêu hóa. Sở dĩ vì hạt thì là rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ các gốc tự do. Trong loại thảo dược này cũng chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn có khả năng chống viêm hiệu quả.

    Thì là
    Thì là
    Hạt thì là
    Hạt thì là
  8. Hoa cúc, với hương thơm dịu nhẹ và tác dụng làm dịu tự nhiên, không chỉ được yêu thích trong việc làm đẹp và chăm sóc da mà còn là một loại thảo dược có tác dụng lớn đối với hệ tiêu hóa. Với các tính chất chống viêm và làm dịu, hoa cúc đã từ lâu được sử dụng để giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột.


    Hoa cúc chứa các hợp chất có tên là flavonoids và bisabolol, những chất này có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm. Điều này giúp giảm cảm giác đau rát, đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, hoa cúc còn có tác dụng giúp giảm căng thẳng và lo lắng, những yếu tố có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như loét dạ dày và triệu chứng IBS (Hội chứng ruột kích thích).


    Việc sử dụng hoa cúc như một loại thảo dược để điều trị các căn bệnh về đường tiêu hóa có thể được thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm uống trà hoa cúc, sử dụng dầu hoa cúc trong aromatherapy hoặc thậm chí là sử dụng nước hoa cúc trong một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa hoa cúc, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng không có tác dụng phụ nào không mong muốn và rằng nó phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

    Hoa cúc
    Hoa cúc
    Hoa cúc
    Hoa cúc
  9. Hành tây không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong bếp ăn mà còn là một trong những loại thảo dược mang rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Trong hành tây rất giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit (chất xơ FOS). Các chất xơ hòa tan này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột và cải thiện chức năng miễn dịch.


    Đặc biệt, hành tây còn chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxy hóa, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm. Các enzyme có trong hành tây cũng có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phân giải protein và carbohydrate. Hành tây cũng có thể giúp kiểm soát vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng vi sinh vật. Việc thường xuyên tiêu thụ hành tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đầy bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng mỗi người có cơ địa khác nhau, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình nhé.

    Hành tây
    Hành tây
    Hành tây
    Hành tây
  10. Cây cỏ ba lá đỏ hay còn được gọi là Diệp Tam Thảo đỏ, là một loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến trong Đông Y và là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc quý với các tác dụng hữu ích cho sức khỏe đường tiêu hóa.


    Cỏ ba lá đỏ chứa một lượng chất xơ vô cùng phong phú, giúp tăng cường và kích thích các chức năng của ruột và khuyến khích sự lưu thông chất thải, giúp ngăn ngừa các tình trạng táo bón và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột. Hơn nữa, các chất chống viêm và chất chống oxy hóa trong cỏ ba lá còn có tác dụng làm dịu niêm mạc ruột và giảm viêm.


    Ngoài ra, cỏ ba lá đỏ còn có tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tạo môi trường cho vi khuẩn có ích phát triển. Việc thường xuyên sử dụng cây cỏ ba lá đỏ trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện sự tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, do thành phần dinh dưỡng chứa nhiều đạm (protein - nhiều hơn cả trong đậu tương), nên loại thảo dược này được khuyến cáo không nên ăn sống. Để sử dụng cỏ ba lá đỏ, các bạn ăn nên luộc kỹ từ 5 - 10 phút. Thân lá hoa phơi khô nghiền nhỏ được coi là loại bột giàu dinh dưỡng, dùng bổ sung cho trẻ em, người già, người ốm dậy. Hoa khô hãm uống như chè, có tác dụng thải độc, dưỡng da rất tốt.


    Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thảo dược nào khác, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng cỏ ba lá để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

    Cỏ ba lá đỏ
    Cỏ ba lá đỏ
    Cỏ ba lá đỏ
    Cỏ ba lá đỏ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy