Top 10 Loại thực phẩm nguy hiểm nhất đối với con bạn

Nguyen Thanh Hà Thanh 780 2 Báo lỗi

Từ trước đến nay, các bà mẹ mới chỉ tập trung vào việc cho con ăn gì thì đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tăng cân nhanh mà hiếm ai để ý tới một vấn đề vô cùng quan ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bim Bim

    Bim bim là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ. Nhưng ít ai biết trong bim bim chứa khá chiều chất gây ung thư acrylamide. Chất này có trong một số nguyên liệu có lượng lớn carbohydrates và phát tác khi thực phẩm bị làm nóng trên 120 độ.

    Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng, bim bim được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm 5-10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp.

    Trong thành phần của bim bim còn chứa nhiều muối và đường. Lượng muối gây ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường lại có nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2. Trẻ em ăn nhiều bim bim và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn nhiều bim bim dẫn đến suy dinh dưỡng thể béo phì và không tốt cho sức khỏe.

    Bim Bim
    Bim Bim

  2. Top 2

    Khoai tây chiên

    Khoai tây chiên là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai tây chiên có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


    Trong khoai tây chiên có lượng acrylamide lớn. Hoá chất acrylamide này hình thành trong nhiều loại thực phẩm khi chúng được làm nóng trên 120 độ C.


    Chất gây ung thư acrylamide có trong khoai tây chiên thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. Dù là khoai tây chiên ở nhà hay ở ngoài cửa hàng ăn uống đều có chứa chất này. Nên hạn chế tối đa lượng sử dụng và tần suất cho trẻ ăn loại thực phẩm này.


    Ngoài ra, Khoai tây vốn là một trong những thực phẩm chứa nhiều calorie. Quá trình chế biến khoai tây chiên sẽ nạp thêm rất nhiều calorie vào thực phẩm này. Điều này có thể làm tăng nguy cơ béo phì và dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người ít vận động.

    Khoai tây chiên
    Khoai tây chiên
  3. Top 3

    Bánh ngọt

    Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim hay khoai tây chiên. Hơn nữa, bánh ngọt cũng chứa rất nhiều đường tinh chế - loại đường có xu hướng làm tăng vọt mức insulin và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.


    Nhưng đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp, ít đường lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất các Mẹ nên hạn chế tần suất cho trẻ ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

    Bánh ngọt
    Bánh ngọt
  4. Top 4

    Bắp rang bơ - bỏng ngô

    Chắc hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy bị "thôi miên" bởi hương thơm ngọt ngào của bỏng ngô, nhưng thực chất trong đó có chứa nhiều hóa chất. Mỗi lần bạn mở 1 túi bỏng ngô cũng đồng nghĩa gia tăng nguy cơ bị bệnh cho bản thân.


    Bắp rang bơ là món ăn được nhiều trẻ yêu thích, tuy nhiên nếu trẻ ăn quá nhiều chất này, con người dễ bị nhiễm độc chì. Hàm lượng chì trong bắp rang bơ chiếm tới 10 mg/500 g. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của trẻ.


    Đây không phải là món ăn tốt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Chúng có thể bị nghẹn và mắc trong họng dẫn đến nghẹt thở.

    Bắp rang bơ - bỏng ngô
    Bắp rang bơ - bỏng ngô
  5. Top 5

    Xúc xích

    Xúc xích hay những món ăn từ thịt đỏ rất được ưa chuộng. Nhưng theo các chuyên gia, việc ăn một cái xúc xích mỗi ngày vô cùng gây hại cho trẻ. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, và các loại ung thư…

    Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh vẫn coi xúc xích là món ăn nhẹ, tiện lợi. Vì món này được nhiều trẻ yêu thích, không cần phải ép ăn, cha mẹ vẫn thường dùng để thay thế bữa ăn chơi, ăn nhanh, hoặc ăn thêm ngoài bữa ăn chính.

    Theo các chuyên gia, xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.


    Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

    Xúc xích
    Xúc xích
  6. Top 6

    Thạch

    Thành phần chủ yếu của thạch là carrageenan – một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng. Ngoài ra còn có nước, đường, chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, hương liệu… Sodium alginate và agar thuộc loại chất xơ nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein đối với cơ thể.

    Thạch
    vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi ăn mọi người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều bé bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt. Thạch mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu.

    Để phòng ngừa, tốt nhất không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn thạch vì phản xạ đường thở của bé chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Với bé lớn hơn, nếu cho ăn thì dùng thìa dằm nhỏ miếng thạch, bón cho bé ăn từ từ. Khi bé bị hóc thạch, tuyệt đối không dùng tay móc họng bé, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến bé khó thở hơn.

    Trong trường hợp bé tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu bé xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, bé sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.

    Thạch
    Thạch
  7. Top 7

    Kẹo cao su

    Các Mẹ có biết trong kẹo cao su có chứa chất làm ngọt sorbitol cực kỳ nguy hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.


    Trẻ nhỏ rất dễ nuốt khi nhai kẹo cao su. Thành phần của loại kẹo này có gôm nên không tiêu hóa được và ở lại mãi mãi trong dạ dày, có thể bị tắc ruột, nguy hiểm tính mạng của trẻ.

    Để xử lý khi lỡ nuốt kẹo cao su, đặc biệt là đối với trẻ em thì hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn cháo với rau cắt nhỏ nhằm tránh cho bé bị táo bón và tắc ruột.
    Kẹo cao su
    Kẹo cao su
  8. Top 8

    Kem

    Được làm từ sữa nên kem cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị… không hề an toàn với bé. Kem được mua từ các cửa hàng khử trùng thì bạn có thể yên tâm, nhưng bán ở các xe bán hàng rong rất có thể bị nhiễm khuẩn khiến bé bị tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc khi ăn.


    Bé chỉ nên ăn kem khi đã tròn 4 tuổi. Nếu bé dưới một tuổi thì bạn tuyệt đối không cho ăn, bởi hệ miễn dịch của bé còn yếu, một miếng kem lạnh cũng có thể khiến bé bị viêm họng. Ngoài ra, kem có thể dính vào lưỡi và tan chảy lâu bên trong miệng sẽ khiến bé rất khó chịu, dễ trớ.


    Ăn kem lạnh không tốt cho răng của các bé. Thói quen mút của đa số các bé khi ăn kem có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.

    Kem
    Kem
  9. Top 9

    Kẹo mút

    Vừa ngọt vừa giống một món đồ chơi sặc sỡ nên kẹo mút đặc biệt hấp dẫn các bé. Nhưng hãy nhìn vào thành phần làm nên chiếc kẹo, bạn sẽ thấy đó chỉ là các chất làm ngọt, phẩm màu, hương liệu và không kèm vitamin, không khoáng chất, không canxi, không sắt… gần như không có giá trị dinh dưỡng.


    Cũng như các loại kẹo khác, kẹo mút vốn nhiều đường, rất có hại cho răng, bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Nếu ăn kẹo trước bữa ăn, bé sẽ bị ngang dạ, không còn cảm giác thèm ăn nên khó hoàn thành bữa chính.


    Ngoài ra, rất nhiều bé vừa ngậm kẹo mút, vừa chạy nhảy nô đùa, rất nguy hiểm vì cái que nhựa có thể trượt bất cứ lúc nào và đâm vào thịt bé. Vì thế khi cho con ăn kẹo mút, cha mẹ cần phải luôn để mắt tới bé.

    Kẹo mút
    Kẹo mút
  10. Top 10

    Mật ong

    Phần lớn các bà, các mẹ ngày xưa khi nuôi con đều cho rằng mật ong rất an toàn cho trẻ nhỏ và thường dùng nó cho trẻ bị tưa lưỡi hay húng hắng ho. Thực ra, mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum – thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.


    Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.

    Mật ong
    Mật ong



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy