Top 10 lưu ý khi đi ứng tuyển mà bạn cần nắm vững
Bạn mới ra trường, bạn mong muốn lập nghiệp, thử sức mình trong nhiều lĩnh vực, bạn lao vào tìm kiếm công việc trên các trang mạng xã hội, có rất nhiều cơ hội ... xem thêm...cho bạn lựa chọn, nhưng bạn cần hết sức tỉnh táo hãy tham khảo qua top những lưu ý khi đi ứng tuyển. Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp.
-
Công ty rất nhiều nhân viên mới
Một công ty có rất nhiều nhân viên mới, nguyên nhân này bạn cũng nên lưu ý. Trong tình huống này có hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Đây là công ty mới thành lập
- Trường hợp thứ hai: Công ty có chế độ đãi ngộ hoặc tiền lương không thỏa đáng cho nhân viên nên không ai muốn gắn bó lâu dài, mọi người chỉ đến làm tạm một thời gian với công ty rồi ra đi. Vậy nên bạn cần cân nhắc xem mình có thực sự muốn làm việc trong một môi trường như vậy.
-
Phân chia công việc không rõ ràng
Một vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng không nêu rõ yêu cầu cũng như phân công công việc về vị trí công việc ứng tuyển một cách cụ thể. Bạn có thể sẽ phải ôm cả những công việc trời ơi đất hỡi mà mình không cần thiết phải làm. Hoặc có thể công ty ứng tuyển vị trí công việc đó nhưng những công việc và vị trí sau này bạn làm lại thực tế không phải công việc bạn ứng tuyển, bạn gặp nhiều khó khăn và rắc rối hơn trong công việc. -
Nhà tuyển dụng tâng bốc quá cao về công ty
Nhà tuyển dụng đề cao công ty một cách quá mức, họ liên tục vẽ ra những viễn cảnh huy hoàng của bạn khi làm việc tại công ty cũng như các chế độ đãi ngộ tốt bất thường. Đây cũng là một trong những lưu ý hàng đầu khi bạn ứng tuyển đấy. Ví dụ như thu nhập một tháng 100 triệu, bao ăn bao ở, tháng đi du lịch 2 lần, ngồi điều hòa, việc nhẹ lương cao làm gì có chế độ làm ít hưởng nhiều như vậy, hoặc mức lương quá so với thực tế rất nhiều lần, nên lường trước tình huống để tránh thất vọng sau này.
-
Yêu cầu đóng phí đào tạo và tuyển dụng
Yêu cầu đóng phí đào tạo và tuyển dụng là một trong những lưu ý hàng đầu trong vấn đề đi xin việc, một nhà tuyển dụng chân chính sẽ không thu bất kì khoản phí đào tạo và tuyển dụng nào, bạn được hoàn toàn miễn phí. Còn nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đóng phí thì bạn nên xem xét lại đây là công ty tuyển nhân viên để làm việc, hay tuyển người để lấy phí đào tạo để mở lớp học kiếm tiền. Các bạn nên tỉnh táo và từ chối luôn trường hợp này để tránh tiền mất tật mang.
-
Thái độ thờ ơ của nhân viên với công việc và công ty
Một môi trường năng động, chế độ hấp dẫn thì sẽ không có một nhân viên nào thờ ơ với công việc hiện tại phải không các bạn. Nếu các nhân viên trong công ty thờ ơ với công việc của chính mình, không có nhiệt huyết để làm việc thì bạn nên suy nghĩ xem bạn có thực sự mong muốn làm việc trong một môi trường như vậy không. Bạn làm tốt cũng không ai khen, bạn mắc lỗi cũng chỉ bị khiển trách nhẹ, không ai quan tâm xem trong giờ làm việc bạn làm những gì và cái thực sự bạn làm được ở công ty đó là gì.
-
Lựa chọn vị trí công việc bạn mong muốn
Để có thể lựa chọn được vị trí công việc để nộp đơn xin việc, ứng viên cần xem xét những yêu cầu của bản thân để có thể lựa chọn những công việc phù hợp với năng lực của chính mình. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có thể xác đinh công việc phù hợp:
- Xem xét lĩnh vực nghề nghiệp. Dù bạn đang tìm việc làm trong một lĩnh vực mới hoặc tìm công việc trong lĩnh vực bạn đã có kinh nghiệm thì việc biết được bản thân muốn gì và không muốn gì sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp.
- Xem xét kỹ năng của bản thân có phù hợp với vị trí muốn tuyển dụng cụ thể không. Cảm thấy những kỹ năng bạn đang có phù hợp và giúp hoàn thành tốt công việc và giúp bạn thành công trong vị trí công việc muốn ứng tuyển.
- Xem xét các yêu cầu về lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc và các quyền lợi bạn nhận được khi ứng tuyển vào vị trí này. Hãy thực tế và nhìn nhận một cách đúng đắn.
-
Hãy tìm hiểu kỹ các công ty bạn muốn đăng ký việc làm trước khi gửi hồ sơ và thư xin việc
- Để có thể đánh giá giá trị của công ty có phù hợp với bản thân hay không hãy xem các thông tin của công ty như các tuyên bố sứ mệnh, các đường lối phát triển của công ty. Các thông tin này sẽ rất hữu ích khi viết thư xin việc và trong tình huống phỏng vấn.
- Tìm hiểu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mới của công ty đang cung cấp. Thường những thông tin này sẽ nằm trên website trong phần “tin tức” của công ty. Ngoài ra, còn có các thông tin về các hoạt động cộng đồng mà công ty tham gia.
- Xem xét các mô tả công việc hoặc các định hướng nghề nghiệp trên website của công ty để biết thêm chi tiết về việc bạn sẽ làm. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều việc làm ở các phòng ban và địa điểm khác của công ty.
-
Viết sơ yếu lý lịch
Khi ứng tuyển việc làm dù công việc bạn muốn ứng tuyển không yêu cầu một bản sơ yếu lý lịch, thì việc có một bản lý lịch rõ ràng được cập nhật luôn được khuyến khích. Hồ sơ không chỉ cho thấy được quá trình học tập và công việc bạn đã làm, mà còn giúp nhà tuyển dụng có thể biết được các dự án cụ thể mà bạn đã làm và những hiệu quả, giải thưởng bạn đạt được trong quá trình làm việc. Tạo CV xin việc, những thông tin bạn có thể đưa vào hồ sơ xin việc bao gồm:
- Các thông tin liên hệ hiện tại của bạn bao gồm họ tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ gửi thư và địa chỉ email của bạn.
- Nền tảng giáo dục của bạn. Hãy liệt kê các trường đại học bạn theo học (bắt đầu với trường đại học gần đây nhất), năm bạn theo học, bất kỳ bằng cấp hoặc chứng chỉ nào kiếm được.
- Lịch sử công việc bạn đã làm trong nhiều năm qua. Lưu ý những khoảng trống lớn về việc làm hoặc những công việc bạn đã làm trong thời gian ngắn, sẽ là những điều có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng có đầy đủ thông tin về những việc làm này, tên công ty và mô tả về các hoạt động này của bạn.
- Các kỹ năng liên quan của bạn. Đây là cơ hội của bạn để liệt kê tất cả các kỹ năng bạn đã có qua nhiều năm làm việc. Kiến thức và kinh nghiệm về các thiết bị văn phòng, các chương trình phần mềm…
-
Viết thư xin việc, nếu cần
Hãy chắc chắn rằng thư xin việc cụ thể đúng tên công ty và công việc. Nếu có thể, hãy gửi thư liên lạc cho một người liên lạc cụ thể. Điều này chứng minh rằng bạn đã dành thời gian nghiên cứu thông tin và không chỉ đơn giản là gửi email hàng loạt cho những nhà tuyển dụng mà bạn tìm thấy. Xem xét trình bày các chủ đề sau trong thư giới thiệu của bạn:
- Sứ mệnh công ty phù hợp với các giá trị của riêng bạn.
- Các kinh nghiệm bạn có sẽ rất phù hợp và đóng góp to lớn cho công ty.
- Các hy vọng và mục tiêu bạn mong muốn đạt được khi làm việc trong vai trò này
- Bạn sẽ mang đến những kỹ năng độc đáo nào cho vị trí này
- Những điều bạn đặc biệt quan tâm về vị trí này.
-
Chờ đợi và Theo dõi
Hãy kiểm tra trạng thái đơn đăng ký hoặc Email để đảm bảo được đơn xin việc của bạn đến đúng địa chỉ, đúng người cần nhận. Các vấn đề cần lưu ý :
- Chú ý đến thời hạn công việc đăng tuyển. Hầu hết các công việc được đăng tuyển trực tuyến sẽ có ngày đăng và hạn cuối nộp đơn.
- Nếu không có hạn nộp đơn, một nguyên tắc tốt là liên lạc một tuần sau khi nộp đơn.
- Khi bạn gọi điện hoặc gửi email cho người quản lý tuyển dụng hoặc nhân sự, hãy cố gắng thể hiện sự thận thiện và chuyên nghiệp. Tránh các nhận xét đòi hỏi như “Tôi chưa được liên lạc.” Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi như “Đã có quyết định nào chưa?” hoặc “Bạn có thể cho tôi biết thêm một chút về khung thời gian tuyển dụng không?” Hỏi xem bạn có thể liên lạc lại với họ trong một tuần nếu không có từ nào được đưa ra là một cách lịch sự để chủ động.