Top 5 Lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ

Yến Mun 28 0 Báo lỗi

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã lên kế hoạch và thực hiện triển khai tiếp vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, quý ... xem thêm...

  1. Bất kì độ tuổi nào khi tiêm vắc xin chống Covid-19 cũng cần tìm hiểu kỹ về thông tin vắc xin được tiêm, không riêng gì trẻ em. Việc tìm hiểu thông tin về các loại vắc xin giúp phụ huynh hiểu và nắm bắt được cho chế hoạt động cơ bản của các loại vắc xin. Đồng thời, việc tìm hiểu kỹ thông tin về vắc xin covid cho trẻ em sẽ giúp phụ huynh kiểm soát được những tác dụng phụ của vắc xin.


    Thực tế, nhiều phụ huynh hiện nay cũng đang rất băn khoăn không biết vắc xin nào phù hợp, liều lượng bao nhiêu, tỉ lệ trẻ gặp biến chứng sau tiêm có cao không? Những thông tin này đã được Bộ Y tế và nhiều chuyên gia thông tin tới công chúng trong những ngày gần đây.


    Cụ thể, vắc xin được tiêm cho trẻ hiện nay là vắc xin Pfizer, đây là loại vắc xin an toàn và hiệu quả khi tiêm cho trẻ em, tạo ra được kháng thể bảo vệ tốt. Trong khi đó, cũng chưa ghi nhận phản ứng bất lợi hay quá nguy hại tại quốc gia nào dùng Pfizer tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Trẻ em trước khi tiêm đều được sàng lọc kĩ, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sức khỏe của trẻ nhỏ phải tốt nhất trước khi tiêm chủng.


    Thông thường, trước khi tiêm chủng cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề về sức khỏe của trẻ như:

    • Trẻ em có sinh hoạt, ăn uống, ngủ, chơi bình thường không?
    • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị trước khi được tiêm chủng hay không? Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không? Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?

    Nếu trẻ có một trong những vấn đề sức khỏe này trước khi tiêm chủng vắc xin Covid, bố mẹ cần tham vấn bác sĩ thật kỹ trước khi quyết định có để trẻ tiêm chủng hay không. Nếu thực sự không phù hợp, bố mẹ nên chờ cơ chế vắc xin phù hợp với tình hình sức khỏe của bé hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ ngủ, chế độ sinh hoạt đều giữ đủ nước cho cơ thể trẻ để cơ thể dễ dàng loại bỏ độc tố.


    Việc tiêm vắc xin là quan trọng, tuy nhiên, không nên vội vàng, bởi trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiêm bất kỳ một loại vắc xin nào, trong đó có vắc xin phòng Covid 19.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Vấn đề dinh dưỡng là một trong những lưu ý quan trọng cho trẻ trước, và sau khi tiêm vắc xin. Việc đảm bảo dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ nhỏ thích ứng với vắc xin và còn bổ dung dưỡng chất cho trẻ.


    Các chuyên gia khuyến cáo trước khi tiêm, cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm. Nên cho trẻ ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn. Không để bụng đói trước khi tiêm nhưng cũng không nên cho trẻ ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.


    Sau khi tiêm vắc xin xong sẽ có phản ứng nôn, mệt mỏi nên cần chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm dễ tiêu hóa như súp rau củ, súp khoai tây, cháo đậu xanh... tránh các loại thức ăn khó tiêu như phô mai, thịt, thức ăn có nhiều đường.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Tâm lý chính là một trong những yêu tố cản trở rất lớn đến việc tiêm chủng ở trẻ nhỏ. Ngoài việc phụ huynh đảm bảo tâm lý tốt, không hoang mang, lo sợ thì cũng nên chuẩn bị điều này cho con bạn. Trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị trước tinh thần cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước khi đến buổi tiêm về những gì sẽ xảy ra. Phụ huynh cần cho trẻ biết những lợi ích của việc tiêm vắc xin, như việc có thể bảo vệ sức khỏe của mình, được tham gia vui chơi nhòa nhập cùng cộng đồng, được đến trường, được tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch,… Những điều này sẽ “trấn áp” tâm lý nỗi sợ tiêm của trẻ. Bạn cũng có thể cân nhắc đan xen việc những điều trẻ không được làm nếu không được tiêm chủng đầy đủ. Nên nhớ rằng, việc chuẩn bị tâm lý để giúp trẻ có động lực, không nên gây áp lực cho trẻ là phải tiêm. Điều đó khiến nỗi sợ của trẻ nhỏ càng lớn hơn, gây ra những xung đột tâm lý trước và sau khi tiêm ở trẻ nhỏ.

    Chuẩn bị tâm lý cho trẻ.
    Chuẩn bị tâm lý cho trẻ.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, trẻ sẽ được yêu cầu ở lại trong 15 - 30 phút để theo dõi sức khỏe, trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, phụ huynh cần thông báo để cán bộ y tế sẽ xử trí ngay lập tức.


    Khi về nhà, bố mẹ cần phải chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 3 - 4 tuần sau khi tiêm. Trẻ có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ thông thường có thể gặp như: Đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm; có trẻ sẽ xảy ra tình trạng toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Nếu triệu chứng kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm, bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng. Ngoài ra, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn mặc thoáng.


    Đối với tiêm vắc xin phòng covid cho trẻ, các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng covid-19 là hiếm gặp, thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm như: Tê quanh môi, lưỡi; phát ban, mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da; ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc; nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho; mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã… Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên như: sốt cao ≥ 39 độ C; sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp; đau cơ dữ dội…Nếu gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

    Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng
    Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy