Top 8 Ngành nghề thí sinh nên chọn khi đi lao động Nhật Bản
Việc lựa chọn ngành nghề để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là một trong những việc hết sức cần thiết, nếu bạn có kinh nghiệm trong một nghề nào đó thì có thể ... xem thêm...dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì sẽ phải làm thế nào? Toplist này sẽ gợi ý cho bạn những ngành nghề nên chọn khi đi lao động Nhật Bản.
-
Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới với nền công nghiệp hết sức phát triển trong đó cơ khí chính là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, mức độ già hóa của người dân Nhật trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, dẫn đến tình trạng nhân lực ngành cơ khí khan hiếm, điều đó đặt ra vấn đề yêu cầu nguồn lao động cơ khí lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế.
Hiện nay các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm cơ khí luôn được rất nhiều lao động Việt Nam lựa chọn, bởi sang Nhật làm cơ khí không chỉ giúp người lao động nâng cao chuyên môn tay nghề mà khi hết hợp đồng về nước lại có cơ hội rất lớn làm việc tại các công ty liên doanh Việt Nhật. Những công việc phổ biến trong ngành cơ khí phải kể đến như: Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử…Trong những ngành này thì hàn và tiện luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh nhất.
-
Ngành thủy sản tại Nhật Bản có vai trò trụ cột trong nền kinh tế Nhật Bản. Bởi đã từ lâu, quốc gia mặt trời mọc này đã có thói quen ăn thủy sản bởi bao quanh quốc gia này đều là biển. Việc đánh bắt thủy, hải sản đã trở nên công nghiệp hóa hiện đại rất nhiều. Dự báo trong những năm tới đây nước này sẽ cần thêm khoảng 2000 lao động mỗi năm cho ngành này.
Cũng chính vì thế mà ngành này được nhiều lao động quan tâm khi đi Nhật làm việc.Mọi công đoạn trong quá trình chế thủy sản đều được áp dụng máy móc tiên tiến. Các xí nghiệp chế biến thủy sản ở Nhật Bản đều sử dụng dây chuyền xử lý các loại thủy sản tự động, đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn cho thực phẩm. Tất cả các trang thiết bị đều cần vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, người lao động được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ chuyên dụng. Tất cả nhưng lao động nếu không mặc đầy đủ và đúng quy cách sẽ không được vào làm việc.
-
Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, động đất, sóng thần... hằng năm nên việc phục hồi, sửa chữa, xây mới công trình luôn cần thiết để khôi phục lại cuộc sống của người dân nơi đây. Ngành xây dựng ở Nhật lượng công việc khá đa dạng, có đến 70% đơn hàng xây dựng Nhật Bản là làm việc ngoài trời như giàn giáo, bê tông, buộc thép...30% còn lại làm việc trong nhà như thi công nội thất, đường nước, điện, bả sơn,….
Cũng chính vì lẽ đó, xây dựng là trở thành một ngành nghề “hot” được nhiều lao động Việt Nam tham gia nhiều nhất và cũng là ngành được các doanh nghiệp xây dựng của Nhật Bản tuyển lựa nhiều. Công nhân làm trong ngành xây dựng tại Nhật không phải làm việc liên tục trong vòng 8 tiếng như ở Việt Nam và có nhiều thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm hơn, nhưng đổi lại công việc không sạch sẽ như trong các công xưởng mà thường tiếp xúc với nhiều khói bụi, vật liệu xây dựng, máy móc... Công nhân khi tham gia lao động cũng không phải lo lắng vì sẽ được trang bị bảo hộ, chống khói bụi đầy đủ an toàn cùng nhiều phúc lợi khác kèm theo.
-
Đối với ngành chế biến thực phẩm, hiện tại Nhật Bản đang cần hơn 900 lao động/năm cho việc chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, chế biến và đóng gói các thực phẩm gia nhiệt, thức ăn nhanh và bánh ngọt…Trong đó, làm bánh ngọt và chế biến, đóng gói các thực phẩm gia nhiệt là cần nhiều lao động nhất. Cùng với xây dựng thì thực phẩm cũng là một ngành quan trọng và đang gặp phải khó khăn thiếu nguồn nhân lực, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu buộc chính phủ Nhật phải đưa ra nhiều biện pháp xử lý. Trong đó thiết thực nhất là thu hút lao động có tay nghề ngoài nước đến làm việc để giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Lao động Việt Nam làm việc trong ngành này chiếm số lượng lớn.
Với nền khoa học công nghệ hiện đại, nên ngành chế biến thực phẩm Nhật Bản đều được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, do đó, công việc của lao động sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều, vì đã có máy hỗ trợ 60% đến 80% công việc, còn lại các công việc yêu cầu sự tỉ mỉ như sơ chế thực phẩm, xếp hàng...phải xử lý bằng tay. Mặc dù, đã được sự hỗ trợ nhiều từ máy móc, thiết bị nhưng thể lực của người lao động đối với ngành nghề này luôn được các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý nên tỉ lệ cạnh tranh khá cao.
-
Là quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời, nhưng sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2011, tỉ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh, người trẻ không có mấy hứng thú với ngành nghề này, do đó nhu cầu tiếp nhận lao động nước khác trong nông nghiệp đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Những công việc chính yếu trong ngành nông nghiệp ở Nhật bao gồm: làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông phẩm...
Hiện tại hầu hết các trang trại tại Nhật Bản đều được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại do vậy thực tập sinh không chỉ được tích lũy thêm kinh nghiệm vẫn hành những hệ thống máy móc này, mà còn có thể phát triển hệ thống nuôi trồng của Nhật Bản sau khi về nước. Các nhà tuyển dụng nhân lực ngành nông nghiệp thường không có các yêu cầu quá khắt khe, không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng mà chỉ cần sự chăm chỉ, nên các lao động từ 19 đến 37 tuổi kể cả không có bằng cấp vẫn dễ dàng tham gia.
-
Hầu hết, các lao động nữ của có tay nghề may hay lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may. Bởi lý do, Nhật Bản là một nước có ngành dệt may phát triển nhất châu Á, chi phí đi đơn hàng may rẻ nhất, làm may có công việc ổn định và nhiều việc làm thêm. Ngoài ra, xí nghiệp may mặc Nhật rất thích các lao động Việt, bởi sự cần cù, khéo léo vốn có của người Việt.
Đa số các đơn hàng tuyển lao động nữ đều không yêu cầu kinh nghiệm, ngoại trừ các đơn hàng như hàn, điều khiển, chế tạo,... và may mặc là một trong những đơn hàng yêu cầu tay nghề. Để có thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật đơn hàng may thì bắt buộc người lao động phải có tay nghề may và sẽ phải thi tuyển tay nghề trước các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp nhận lao động. Do những yêu cầu về kinh nghiệm khác cao nên chi phí tham gia đơn hàng may mặc này cũng thấp nhất trong các ngành tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Độ tuổi tham gia các đơn hàng may mặc cũng được mở rộng rất nhiều, từ 20 - 35 tuổi, thậm chí có những đơn hàng may còn lấy đến 36, 37 tuổi. Vì thường những người phụ nữ nhiều tuổi thì kinh nghiệm và khả năng làm việc, trách nhiệm sẽ cao hơn những người trẻ rất nhiều.
-
Không chỉ Nhật Bản, điều dưỡng, hộ lý là những ngành nghề thiếu hụt người lao động nghiêm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Đức, Mỹ, Cannada...Đặc biệt sau đại dịch Covid 19, tình trạng thiếu hụt này càng đặc biệt nghiêm trọng hơn, đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp, chính sách kịp thời để thu hút người lao động làm việc trong ngành nghề này. Và biện pháp thu hút nguồn nhân lực ở các quốc gia đang phát triển được đặt lên hàng đầu.
Tháng 12/2022 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam thông báo tiếp tục nhận hồ sơ đợt 2 khóa 11 năm 2022 đối với các ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản với 240 chỉ tiêu, đủ để chứng minh độ hot của ngành nghề này trong những năm gần đây. Nhiệm vụ chính của một hộ lý viên hay điều dưỡng là làm vệ sinh sạch sẽ, xếp sắp phòng khoa cho ngắn nắp, phục vụ bệnh nhân được phân công, thu gom chất thải, bảo quản tài sản...Đặc thù công việc này là làm trong viện dưỡng lão hay bệnh viện, thường xuyên phải chăm sóc người già nên khi tuyển dụng người sử dụng lao động sẽ ưu tiên phụ nữ tỉ mỉ, có kinh nghiệm.
-
Nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và bậc nhất thế giới, cùng vô vàn các công trình đền, chùa, miếu...đặc sắc, hằng năm Nhật Bản thu về cho mình một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá nét đặc trưng của nơi đây. Với truyền thống hiếu khách, những lễ nghi, quy tắc ứng xử đối với du khách được quốc gia này đặt lên hàng đầu. Do đó, những năm trở lại đây, nhân lực trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn ở Nhật Bản ngày càng đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm hơn, sự tỉ mỉ, cẩn trọng cao đổi lại phúc lợi đi kèm cũng nhiều hơn tùy thuộc vào công việc, vị trí tuyển dụng.
Để tham gia xuất khẩu lao động ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, người lao động ứng tuyển có thể không cần có quá nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên họ phải biết giao tiếp tiếng Nhật cơ bản để trao đổi, trò chuyện với khách hàng. Một số vị trí liên quan hiện nay đã được ưu tiên tuyển dụng như nhân viên lễ tân, nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn viên du lịch...