Top 9 Ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng nhất ở Myanmar
Myanmar là xứ sở huyền bí thu hút nhiều du khách trên thế giới nhờ nét nguyên sơ, cổ kính, cùng hàng nghìn ngôi chùa chứa đựng niềm tin tâm linh sâu sắc. kiến ... xem thêm...trúc thì vô cùng độc đáo. Đằng sau những công trình kiến trúc kỳ vĩ đó còn có nhiều bí ẩn mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là top các ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Myanmar, các bạn cùng tìm hiểu nhé.
-
Chùa Shwedagon
Nằm ở thành phố Yangon, chùa Shwedagon là chùa tháp lớn nhất, đẹp nhất và linh thiêng nhất ở Myanmar. Được xây dựng từ 2500 năm trước. Ngôi chùa này nổi tiếng là có lưu giữ bốn báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo là: Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca, còn Phật Câu Na Hàm thì có máy lọc nước. Về nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc rất tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Cả ngôi chùa được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanmar.
Tương truyền chùa ra đời trước khi Đức Phật Thích Ca qua đời. Các nhà khảo cổ thì cho rằng chùa được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X. Qua bao thăng trầm của lịch sử và những thảm họa do thiên nhiên gây ra, chùa đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa và đến nay vẫn đứng vững trên đỉnh đồi Singuttara của thành phố Yangon - một công trình Phật giáo đẹp và linh thiêng nhất Myanmar. Nếu thánh địa Mecca là nơi người theo đạo Hồi phải tới một lần trong đời thì chùa vàng Shwedagon cũng có ý nghĩa như điểm hành hương thiêng liêng mà các nhà sư, các tín đồ Phật giáo hướng đến. Mỗi ngôi chùa đều là một công trình tôn giáo linh thiêng có ý nghĩa tôn giáo cao nên bạn cần ăn mặc lịch sự khi vào đây. Khi bước vào các đền chùa, bạn cũng cần che vai và đầu gối, bỏ giày và tất ra (Nên mang theo túi riêng để đựng giày và xách theo vì chùa Shwedagon rất rộng, ra, vào ở những cổng khác nhau, mang túi giày theo, bạn sẽ đỡ mất thời gian vòng lại lấy cũng như tiết kiệm chi phí gửi giày).
-
Chùa Kyaikhtiyo
Chùa Kyaikhtiyo hay Chùa Đá Vàng được xây dựng vào năm 574 trước Công Nguyên. Đây được xem là một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Khu đền chùa nằm trên một tảng đá to được dát vàng nằm trên mỏm đá chênh vênh ở độ cao 1.100m, được lưu truyền là do sợi tóc của đức Phật nên mới không bị sụp. Ngôi chùa Kyaikhtiyo có nhiều tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách. Đặc biệt, một số tượng Phật trong đó được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, vài trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Một trong những điểm khiến chùa nổi tiếng là nhờ tọa lạc trên một khối đá nằm chênh vênh bên sườn núi. Từ xa nhìn lại, ai cũng có cảm giác như hòn đá sắp rơi xuống vực. Điểm tiếp xúc của hòn đá khổng lồ và vách núi chỉ khoảng 78 cm2. Tuy nhiên, hòn đá thiêng này vẫn trụ vững hàng nghìn năm qua.
Người Myamar giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Golden Rock khoảng 300m để giữ hòn đá không rơi. Với những ai đã từng đi tour du lịch Myanmar thì việc chiêm ngưỡng một hòn đá và ngôi chùa được phủ bằng vàng lá nằm cheo leo trên đỉnh núi là điều thú vị có một không hai. Theo truyền thuyết kể lại trong lần đức Phật đến đây truyền đạo, ông đưa cho tu sĩ Taik Tha một sợi tóc, tu sĩ giấu sợi tóc trong tóc của mình, sau đó trao cho nhà vua với mơ ước rằng sợi tóc sẽ được cất trong một hòn đá có hình dáng giống như cái đầu của vị tu sĩ. Sau đó nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo.
-
Chùa Shwemawdaw Paya
Đây là ngôi chùa cao nhất của Myanmar với chiều cao lên tới 114m. Sau 1000 năm lịch sử, ngôi chùa đã trở thành công trình ý nghĩa to lớn đặc biệt với người dân. Chùa có kiến trúc đẹp mang đặc trưng Phật giáo với những bảo tháp, kinh Phật cùng rất nhiều di tích Phật. Không chỉ riêng Shwedagon, hầu hết các chùa ở Myanmar đều rất rộng. Trước khi bước vào chùa, bạn phải cởi giày và cả tất cho bao ni lông xách theo, tham quan hết khu này lại đến khu khác mà không cần phải quay lại lấy giày hoặc mất thêm phí gửi giày. Chùa Shwemawdaw nằm ở phía Đông Bắc nhà gà tàu hoả Myanmar. Cái tên Shwemawdaw có nghĩa là "Vị thần vàng vĩ đại". Du khách có thể dễ dàng nhìn ra ngôi chùa này với chiều cao 114m bao quát toàn thành phố Bago. Ngôi chùa có lịch sử từ lâu đời, hơn 1000 năm tuổi, vốn được một vị vua của bang Mon xây dựng làm nơi thờ phụng 2 sợi tóc mà Đức Phật ban tặng. Lúc bấy giờ, chùa chỉ cao khoảng 23m. Đến năm 825, chùa Shwemawdaw được nâng cao 25m và thêm 27m nữa vào năm 840. Trong chùa cũng lưu trữ 2 chiếc răng Phật được được chuyển đến vào năm 982 và 1385.
Những năm tiếp đó, chùa liên tục được nâng cao thêm. Nhưng không may, một trận động đất dữ dội vào năm 1930 đã đánh đổ toàn bộ ngôi chùa, chỉ còn sót lại phần nền. Từ năm 1952 đến 1954, chùa được tu sửa lại toàn bộ, xây cao 114m và giữ nguyên dáng vẻ đó cho đến ngày nay. Phần chóp nhọn bằng vàng trên đỉnh đã đưa chùa trở thành ngôi chùa cao nhất Myanmar, cao hơn 14m so với ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng ở Yangon. Ngôi chùa có kiến trúc mang đặc trưng của Phật giáo với những bảo tháp, kinh phật cùng rất nhiều di tích Phật. Nếu đến du lịch Myanmar, chưa cần đến gần mà chỉ cần nhìn từ xa, du khách đã có thể thấy chùa Shwemawdaw Paya từ khoảng cách khá xa bởi ngôi chùa này luôn lấp lánh ánh sáng vàng phản chiếu. Ngoài ra, bên trong chùa cũng dát vàng từ nhiều ngõ ngách chi tiết sẽ khiến bạn phải choáng ngợp khi đến đây.
-
Chùa Kuthodaw
Chùa Kuthodaw (hay còn gọi là Maha Lawka Marazein Paya) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở chân của Mandalay Hill ở Mandalay, Myanmar (Miến Điện) mà nhà sách lớn nhất thế giới. Chùa Kuthodaw được xây dựng từ thời vua Mindon. Đây là một quần thể bao gồm ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ xung quanh. Điểm đặc biệt thu hút đông khách du lịch tới chùa là sự tồn tại của cuốn sách đá lớn nhất thế giới. Cuốn sách này có 1.460 trang được tạo nên bởi nhiều viên đá quý nhỏ ở các hang động. Để đọc hết và thông hiểu bộ sách này người ta dự tính mất 3600 giờ tương đương khoảng 150 ngày nếu miệt mài không ngưng nghỉ.
Kuthodaw thực chất là một chùa tháp phù đồ chóp nhọn mạ vàng với chiều cao 30m, được xây dựng theo hình mẫu của chùa Shwezigon và Nyaung-U gần Bagan. Chùa vốn được vua Mindon xây để làm ngôi chùa chính thống cho thành phố hoàng gia mới trong thời cai trị của ông. Trên sân chùa có 729 kyauksa - những tháp đá mà bên trong có các phiến cẩm thạch khắc các trang trong kinh Tripitaka hoặc Pali Canon. Chính những tháp đá khắc kinh Phật này đã mang lại cho Kuthodaw biệt danh "cuốn sách lớn nhất trên thế giới". Nếu bạn là người có tâm hướng Phật hay yêu thích tìm tòi, khám phá thì chùa Kuthodaw là một địa điểm thú vị không thể bỏ qua trong hành trình Tour du lịch Myanmar. Đến đây, bạn không chỉ bị choáng ngợp trước bộ Kinh đặc sắc nổi tiếng, độc đáo của tinh hoa Phật giáo hay được chiêm ngưỡng những tòa tháp có kiến trúc cổ kính mà còn được trải lòng thanh thản ở nơi chốn linh thiêng này.
-
Chùa Sule
Tọa lạc ở trung tâm thành phố Yangon, chùa Sule được biết đến là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại Myanmar. Trong khoảng những năm cuối thế kỉ XX, ngôi chùa Sule này từng là trung tâm chính trị của đất nước. Chùa Sule có kiến trúc hình bát giác lên đến đỉnh tháp và đậm chất dân tộc. Các chi tiết nội thất tại ngôi chùa được chạm trổ tinh xảo, lộng lẫy khiến du khách nào đến thăm cũng phải trầm trồ. Tương truyền ngày xưa tồn tại 8 sợi tóc của Đức Phật Tổ và ngôi chùa này đã may mắn cất giữ được một sợi. Sợi tóc này được Đức Phật gửi tặng cho hai thương gia tại Myanmar. Sau này nhờ cơ duyên thì sợi tóc này đã được lưu giữ tại ngôi chùa Sule này. Ngôi chùa có kiến trúc chủ yếu là hình bát giác dưới thì to và trên thì lại càng nhỏ và nhọn. Ngoài có kiến trúc độc đáo ở bên ngoài thì ngôi chùa này còn có kiến trúc vô cùng độc đáo ở cả ngày bên trong. Bên trong ngôi chùa này được trang trí nhiều họa tiết văn hóa độc đáo và trạm trổ một cách tinh xảo, vô cùng lộng lẫy.
Chiều cao của ngôi chùa này tầm khoảng 50 mét và trên mái vòm của tòa nhà này đã được mạ bằng vàng. Kiến trúc tại đây được thiết kế theo kiểu vô cùng độc và lạ với kiến trúc của dân tộc Môn. Xung quanh ngôi chùa này được xây dựng với nhiều những công trình đặc sắc khác và khi nhìn thì bạn có thể hình dung được nơi đây như là một chiếc vương miện quý giá. Tại nơi đây bạn có tới 10 quả chuông lớn được đặt ở nhiều những vị trí khác nhau. Chính vì vậy mà bạn có thể vừa đi thăm thú nhiều cảnh quan thiên nhiên của ngôi chùa vừa có thể nhìn ngắm và khám phá những quả chuông đẹp. Trên mỗi quả chuông này đều có khắc tên và các năm cúng lễ cảu người dân. Và đây chính là nơi để ghi công những người đã có đóng góp to lớn đối với ngôi chùa. -
Chùa Ananda
Ngôi chùa cổ độc đáo Anada được xây dựng dưới thời trị vì của đức vua vĩ đại Tilinman. Chùa Anada nằm giữa vùng đất được bao bọc bởi những hàng cây xanh um tùm khiến ngôi chùa càng trở huyền ảo hơn. Đặc biệt, chùa Anada có lối kiến trúc không giống những ngôi chùa vàng hay đền tháp nào ở Bagan. Điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là bốn bức tượng Phật cao 10m quay mặt ra bốn hướng. Ngoài ra, Anada còn sở hữu những bức phù điêu được chạm khắc vô cùng tinh xảo miêu tả về cuộc đời của Đức Phật. Bagan được xem là thành phố cổ đẹp nhất khi đến du lịch Myanmar với hơn 3000 ngôi chùa tháp Phật giáo. Chùa Ananda được coi như một tuyệt tác của kiến trúc chùa tháp vào thời những năm 1105 triều đại Bagan và gần như vẫn giữ được nguyên vẹn cho đến hiện tại.
Chùa Ananda đẹp và ấn tượng bởi được tạc nên từ những tác phẩm nghệ thuật, những bức phù điêu tinh xảo tráng lệ khiến bạn khi đến du lịch Myanmar sẽ phải kinh ngạc. Những tác phẩm ấn tượng được khắc trên đá, vẽ trên tường, trần, mái của ngôi chùa này, khắc họa lại cuộc đời của Đức Phật từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên, rồi đắc đạo và lên cõi niết bàn. Đặc biệt, 4 bức tượng Phật dát vàng cao 10m hướng về 4 hướng của chùa chính là điểm đặc sắc nhất trong ngôi chùa này. Vào tháng 1 hằng năm, chùa Amanda đều được tổ chức lễ hội và đây cũng được coi là một trong những lễ hội chùa nổi bậc nhất ở xứ Bagan. Vào những ngày lễ hội, dân làng từ khắp nơi trên Bagan đều đến với lễ hội trong xe bò truyền thống và làm trại trong suốt thời gian này. Đây cũng là một trong những thời điểm thu hút nhiều khách đến du lịch Myanmar nhất. Nếu bạn cũng có ý định đến Myanmar thì không nên bỏ qua cơ hội được trải nghiệm đời sống tín ngưỡng, phong tục tổ chức lễ hội của người dân xứ Bagan. -
Chùa Mahamuni
Mahamuni là một trong những ngôi đền Phật giáo lớn được xây dựng kiên cố vào thế kỷ 18, là biểu tượng vàng của Mandalay, cố đô của Miến Điện. Đền Mahamuni sở hữu tượng Phật cao 4m, nặng tới 6,5 tấn và phía bên ngoài tượng được dát một lớp vàng ròng dày 15cm trông vô cùng lấp lánh. Theo truyền thuyết, trong lần đức Phật thăm Arakan lần thứ 4, vua Candrasuriya tại vùng này đã xin phép tạc một bức tượng bằng kích thước của Đức Phật để thờ tại đền Mahamuni trên ngọn đồi Sirigutta. Năm 1784 khi vua Bodawpaya đánh chiếm Arakan, ông đã chuyển bức tượng Phật cùng với chiến lợi phẩm và tù binh về. Ông cho xây chùa dưới chân đồi Mandalay để lưu giữ tượng Phật được cho là linh thiêng nhất vùng, để khẳng định sự mộ đạo của mình.
Trong chánh điện còn lưu giữ bức tượng Phật cao 3,8 m, nặng 6,5 tấn làm bằng vàng và trang trí bằng đá quý, chỉ nam giới mới được tới gần và dát vàng lên tượng. Những Phật tử mộ đạo và khách hành hương đến viếng tiếp tục bao phủ bức tượng Mahamuni bằng các lớp vàng lá chồng lên nhau. Có thể nói, bức tượng vẫn đang được làm lớn hơn mỗi ngày nhờ lớp vàng lá dát lên. Người ta cho rằng độ dày vàng lá được dát lên tượng lên đến 15cm. Tại chùa Mahamuni Buddha còn lưu giữ sáu bức tượng bằng đồng từ thời vương quốc Khmer, trong đó có những con sư tử, 2 bức là những chiến binh nam và một con voi ba đầu Erawan. Người ta đồn rằng, mọi bệnh tật sẽ được chữa nếu bệnh nhân đến sờ vào vùng tương ứng trên tượng đồng. -
Chùa Dhammayangyi
Với lối kiến trúc hình khối kim tự tháp là một trong những ngôi đền có diện tích lớn nhất ở Bagan. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1167 do xưa Narathu xây dựng, sau khi giết vua cha của mình và chiếm ngôi ông đã cho xây dựng nên ngôi đền này. Thường thì những ngôi đền cổ của Myanmar hầu hết đều có chóp nhưng đền Dhammayangyi lại không có, người dân kể rằng do những tội ác của mình mà ngôi đền này vẫn chưa được hoàn thành và không có chóp. Ngôi đền này chỉ được xây dựng bởi đất nung gạch đỏ nên nó không được vữa chắc. Đền Dhammayangyi có hình dáng thiết kế rất độc đáo, khác hẳn với những ngôi chùa cổ khác ở Myanmar. Với mô hình như kim tự tháp, đền Dhammayangyi sáu tầng bậc thang sừng sững giữa một khoảng trời. Dù vậy, ngôi đền này vẫn chưa được hoàn thiện và con dang dở đến tận ngày nay.
Đền Dhammayangyi được vua Narathu cho xây dựng năm năm 1170. Ông vua này nổi tiếng độc ác và tàn nhẫn. Có sự tích kể rằng vua Narathu đã giết cha và anh trai để chiếm đoạt ngai vàng. Sau khi lên ngôi, lo tạo nghiệp xấu, ông đã cho xây dựng ngôi đền này để cúng thờ. Tuy nhiên, ba năm sau khi lên ngôi, đức vua này đã bị sát hại. Xét về độ hoành tráng ở Bagan thì không thể bỏ qua đền Dhammayangyi. Đến tận bây giờ, người dân xứ Bagan vẫn không hiểu vì sao vua Narathu lại chọn lựa kiểu cấu trúc “lạ lùng” này. Trong đó, một cửa đền có 2 bức tượng Phật, được ông đích thân thực hiện, tạo tác như hiện thân của cha và anh trai. Tuy nhiên, có sách giải thích đây là hai đức phật: Phật Thích ca và Phật Di lặc. Người dân Myanmar vẫn truyền tai nhau rằng vua Narathu rất hà khắc. Ông sẵn sàng chặt tay bất cứ nhân công nào nếu việc xây dựng đền không hoàn hảo, các viên gạch phải được đặt khít vào nhau đến mức một cây kim cũng không thể xiên qua. Ba năm sau khi lên ngôi, vua Narathu bị sát hại, công trình Dhammayangyi mãi mãi không thể hoàn thành. Tuy nhiên, chính sự khác biệt này lại là điểm thu hút du khách mỗi khi du lịch Myanmar. -
Chùa Hsinbyume
Là một trong những ngôi chùa linh thiêng để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách khi du lịch đến Myanmar, chùa Hsinbyume mang vẻ đặc trưng, độc đáo với nét kiến trúc khó để nhầm lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào ở Myanmar. Nằm cách thành phố Mandalay 10 km về hướng Tây Bắc, chùa Hsinbyume chỉ sử dụng một màu trắng duy nhất để làm nổi bật đường nét tinh xảo, tỉ mỉ của khung cảnh đồng thời thể hiện sự tinh khiết, thanh bạch của đức Phật. Xây dựng trên một ngọn núi, phần dưới của chùa đại diện cho ngọn núi, 7 quả chuông đồng tâm đại diện cho 7 dãy núi huyền thoại ở Mingun huyền thoại. Các du khách khi ghé thăm Hsinbyume sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc có 1 không hai ở đây cùng các tượng Phật được chạm khắc công phu, lâu đời. Không những vậy, với độ cao lý tưởng của chùa, bạn có thể ngắm toàn cảnh dòng sông cùng không gian bao la bên dưới từ nơi cao nhất nơi đây.
Không chỉ cuốn hút khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo, riêng có của mình, Hsinbyume còn để lại nhiều ấn tượng cho du khách bởi câu chuyện tình yêu hết sức lãng mạn của vị hoàng tử Bagydaw với người vợ Hsinbyume của mình. Nữ hoàng chẳng may đã qua đời trong lần hạ sinh đứa con yêu dấu của mình. Hoàng tử Bagydaw đã mất một thời gian rất dài chìm đắm trong đau khổ, tuyệt vọng vì thế vào năm 1816, ngài đã ra lệnh xây dựng ngôi chùa Hsinbyume dành cho người vợ mà ngài hết sức trân quý. Năm 1836, ngôi chùa đã bị tổn hại nặng nề vì một trận động đất lớn đã xảy ra. Mãi cho tới năm 1874, vua Mindon mới ra lệnh khôi phục lại Hsinbyume và được bảo tồn nguyên vẹn cho tới tận ngày hôm nay. Có thể thấy không đơn thuần là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, chùa Hsinbyume còn là một minh chứng thể hiện lòng chung thủy, sắt son của người dân Myanmar cho tình yêu đôi lứa của mình.