Top 8 Người có trí nhớ tốt nhất thế giới
Khả năng con người là không có giới hạn, chúng ta có người có khả năng thành thạo nhiều thứ ngôn ngữ, khả năng sáng tạo ra công nghệ mới,... Và vấn đề bài viết ... xem thêm...này muốn đề cập tới đó chính là khả năng ghi nhớ siêu phàm của những người có trí nhớ hàng đầu thế giới
-
Dương Anh Vũ (sinh năm 1988) được biết đến là người đầu tiên xác lập 4 kỷ lục thế giới về Siêu trí nhớ học thuật và được công nhận là người nhớ được khối lượng dữ liệu khoa học lớn nhất thế giới. Đây là nhân vật đã từng khiến cả thế giới kinh ngạc khi có khả năng nhớ 108 hệ thống dữ liệu thống kê toàn cầu với 22.248 mục, trong đó chứa 41.725 con số, 18.725 hệ thống dữ liệu chữ, nhớ được 1.022 tác phẩm văn chương Việt Nam và thế giới, 2.500 địa danh trên bản đồ thế giới bằng ngôn ngữ quốc tế, 20.000 số pi trong toán học.
Ngày 6/11/2016, Dương Anh Vũ đã vinh dự được các tổ chức kỷ lục thế giới có trụ sở ở Mỹ, Ấn Độ, Hồng Công công nhận 4 kỷ lục liên tiếp về trí nhớ học thuật. Vũ chia sẻ, anh khởi đầu trong hành trình memory (trí nhớ) không phải từ phương pháp “short-term memory” (trí nhớ ngắn hạn/tạm thời) như số đông tín đồ của nó, mà bằng việc đam mê đọc sách, thu nạp dữ liệu chủ động (có nghĩa là không đọc lướt…) và sơ đồ tư duy của Tony Buzan.
-
Stephen Wiltshire (sinh ngày 24.4.1974) là một nghệ sĩ kiến trúc người Anh và là nhà khoa học tự kỷ. Ông được biết đến với khả năng vẽ phong cảnh từ ký ức sau khi nhìn thấy nó chỉ một lần. Nghệ phẩm của ông trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Cuộc đời người nghệ sĩ này tưởng chừng chỉ là những bất hạnh khi mắc bệnh tự kỉ và bị câm ngay từ nhỏ nhưng cuộc sống của ông lại tràn đầy sức sống chỉ với trí nhớ siêu phàm của mình. Hội họa như một mảnh đời riêng ông dùng để vẽ lên cuộc sống. Ông có thể vẽ toàn cảnh thành phố tỉ mỉ đến từng chi tiết với thời gian ngắn ngồi trên máy bay hoặc tàu hỏa. Ông đã từng vẽ quang cảnh nhiều nơi như Rome, Hong Kong, Madrid, Dubai và Luân Đôn chỉ bằng chí nhớ của mình mà không cần bất cứ phương tiện lưu trữ nào.
-
Kim Peek (1951-2009) là một thiên tài người Mỹ có trí nhớ huyền thoại và là nguyên mẫu cho bộ phim Rain Man. Trước khi nổi tiếng nhờ tài năng ghi nhớ siêu phàm, Kim Peek là một cậu bé bất hạnh, sinh ra với những tổn thương nghiêm trọng về não. Các bác sĩ đã nói với bố mẹ ông rằng, thật không may mắn, con trai của ông bà sẽ không thể đi lại, hay nói năng gì, chứ không nói đến việc đọc sách hay đến trường, cậu bé không có tương lai.
Nhưng giống như một phép màu, từ khi mới 16 tháng tuổi, Peek đã bắt đầu đọc và ghi nhớ tất cả những gì xuất hiện trước mắt ông. Đến tuổi trưởng thành, Peek được mệnh danh là “Thư viện sống”, hay theo ngôn ngữ hiện đại, người ta có thể gọi ông là “Google sống”. Sau này ông lại được công nhận là nhà siêu bác học khi có thể thông thạo 15 lĩnh vực khác nhau bao gồm lịch sử, vũ trụ, âm nhạc,thể thao, địa lý,... là người có thể ghi nhớ lại nội dung của ít nhất 12.000 quyển sách không thiếu một chi tiết nào và khả năng đọc song song cùng hai trang giấy chỉ trong 8-10 giây.
-
Shakuntala Devi (1929-2013), một trong những thiên tài tính nhẩm tiêu biểu của thế giới, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1929 tại Bangalore, miền Nam Ấn Độ. Tài năng của bà đã khiến mọi người thán phục ngay từ khi bà còn là một cô bé. Khi mới được 3 tuổi, Shakuntala Devi đã cho thấy khả năng nhớ các con số và tài năng toán học của mình khi chơi bài với cha. Đến 5 tuổi, bà đã trở thành một chuyên gia về giải các đề toán.
Tờ New York Times miêu tả bà như một nhà ảo thuật về số học. Khả năng tính nhẩm của bà đánh bại bộ xử lý của máy tính, cho thấy một bộ óc tính toán siêu thường. Năm 1980, Shakuntala khiến tất cả những người chứng kiến kinh ngạc và phải ngã mũ kính phục khi tại Đại học Hoàng gia London bà chỉ mất 28 giây để tính ra đáp số của phép nhân hai số có 13 chữ số được một máy tính lựa chọn ngẫu nhiên. Lần biểu diễn này đã giúp bà ghi tên vào sách kỷ lục Guinness.
-
John Von Neumann (1903-1957) là một nhà toán học người Mỹ gốc Hungary và là một nhà bác học thông thạo nhiều lĩnh vực đã đóng góp vào vật lý lượng tử, giải tích hàm, lý thuyết tập hợp, kinh tế, khoa học máy tính, giải tích số, động lực học chất lưu, thống kê và nhiều lĩnh vực toán học khác.
Ông được thừa hưởng trí tuệ của người Do Thái và được xưng là cha đẻ của máy tính, John có thể đọc lại được rất nhiều số điện thoại trong cuốn danh bạ điện thoại một cách chính xác qua một lần xem. Vào năm lên sáu tuổi, ông có thể chia hai số với 8-chữ số nhẩm trong đầu và nói chuyện với cha bằng tiếng Hy Lạp cổ. Vào lúc lên tám, ông đã biết rất nhiều về một ngành toán gọi là giải tích; lúc mười hai tuổi ông có thể được xem là ở mức trên đại học.
-
Được giới truyền thông gọi với biệt danh "bộ óc quyền năng", Ben Pridmore (quốc tịch Anh) là một trong những người sở hữu trí nhớ tốt nhất thế giới. Ben Pridmore xác lập kỷ lục thế giới về nhớ một cỗ bài. Với chỉ số IQ là 159 (chỉ số từ 145 trở lên được đánh giá là thiên tài hoặc cận thiên tài và chỉ chiếm tỉ lệ chưa tới 0.1%), ông được xếp vào hàng thiên tài hiếm hoi của thế giới.
Ben Pridmore với khả năng ghi nhớ siêu phàm của mình chia sẻ, tất cả đến từ luyện tập chứ không phải bẩm sinh. Ông dựa trên các phương pháp ghi nhớ nền tảng như phương pháp Loci (hay còn gọi là phương pháp căn phòng La Mã - Roman Room), phương pháp Chính (Major System)... Rồi từ đó xây dựng nên các hình ảnh và phương pháp nhớ cho riêng mình, bằng cách chuyển mọi thứ cần nhớ như lá bài, con số vô nghĩa hay danh sách ngẫu nhiên thành các hình ảnh sống động, sau đó tưởng tượng để gắn kết trên một hành trình đã định trước. -
Eran Katz là kỷ lục gia về trí nhớ, có thể nhớ tới 500 chữ số liên tiếp. Ông còn là một diễn giả nổi tiếng, người đã có hơn 2.000 cuộc nói chuyện trên khắp thế giới với 250.000 khán giả để chia sẻ các bí quyết về trí nhớ và các kỹ năng khác.
GS Dan Ariely, Đại học Duke, Hoa Kỳ - tác giả cuốn sách bán chạy mang tên Phi lý trí (Predictably Irational) nhận xét: "Các bài giảng của Eran Katz rất lôi cuốn. Những thông điệp và phương pháp tích cực của ông sẽ rất có ích cho những ai muốn chạm tới nấc thang mới của thành công". Đồng thời, Eran Katz là tác giả của nhiều cuốn sách về luyện trí nhớ và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đã có hai cuốn sách của ông Bí mật của một trí nhớ siêu phàm và Trí tuệ Do Thái được phát hành tại Việt Nam. -
Nikola Tesla (1856-1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Tất cả các thiết kế của ông - khoảng 300 trong số đó được cấp bằng sáng chế - đều hướng tới tương lai và đó là lý do mọi người gọi ông là "nhà phát minh ra thế kỷ 20".
Ông được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ điện hiện đại với những phát minh làm thay đổi thế giới như 10 phát minh không tưởng: khai thác tia vũ trụ, điện cảm ứng, đốt lạnh, teslascope, máy phát tia chết chóc, điều khiển thời tiết, súng tia X, dòng điện xoay chiều, thắp sáng thế giới, máy giao động của Tesla. Ông tự xưng mình có khả năng “gặp qua cái gì là ghi nhớ.”, có thể đọc thuộc lòng nhiều cuốn sách mà không có khó khăn gì. Nikola tin rằng trí nhớ siêu phàm (eidetic memory) và khả năng sáng tạo vô tận của ông được thừa hưởng từ mẹ, bà Đuka Tesla (nhũ danh Mandić), một phụ nữ tài năng, bà tạo ra những công cụ thủ công, thiết bị cơ khí trong nhà và có khả năng nhớ các tác phẩm thơ dài tiếng Serbia.