Top 16 Phong tục kì lạ dành cho trẻ em trên thế giới

Ran Mori 967 0 Báo lỗi

Trên thế giới có rất nhiều các phong tục kỳ quái dành cho trẻ nhỏ. Những phong tục này thường có từ rất lâu đời và vẫn còn duy trì đến ngày nay bởi mọi người ... xem thêm...

  1. Đây là một truyền thống kỳ lạ vẫn còn được duy trì tại một bộ phận của đất nước Ấn Độ. Những đứa bé mới sinh sẽ được người cha tắm cho trẻ với sữa và đun sôi.


    Phong tục này được tổ chức tại các đền thờ Hindu trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Các thầy tu Hindu sẽ đọc những câu thần chú purohit khi đó sữa của người phụ nữ được đun sôi trong một cái nồi đất. Khi sữa sôi, người cha sẽ mang em bé tới, đặt chân nó vào bên trong chiếc nồi sữa sôi và đổ sữa nóng lên người con. Sau đó người cha sẽ đổ sữa đun sôi vào chính mình.


    Họ cho rằng làm như thế là “để làm hài lòng các vị thần” và những đứa trẻ sẽ gặp may mắn. Chính phủ Ấn Độ không đồng ý với việc làm này và đã cấm phong tục này.

    Tắm trẻ sơ sinh bằng sữa đun sôi
    Tắm trẻ sơ sinh bằng sữa đun sôi

  2. Ở Thụy Điển, bố mẹ thường để con ngủ trưa bên ngoài cho dù nhiệt độ là dưới 0 độ C, bởi họ cho rằng điều đó tốt cho những đứa trẻ, khiến những đứa trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh và chống lại được bệnh tật. Bên cạnh đó, họ cho rằng việc làm này sẽ giúp đứa trẻ ngủ lâu hơn và sâu hơn.


    Không chỉ các bậc cha mẹ mà cả các trung tâm chăm sóc trẻ em cũng làm thế. Một trường mầm non có tên là Forskolan Orren nằm ở ngoại ô Stockholm đã để những đứa trẻ dưới ba tuổi ngủ ngoài trời trong suốt thời gian ngủ trưa. Lý do họ đưa ra là trẻ ngủ ngoài trời “ít bị ho và cảm lạnh hơn”.

    Để trẻ ngủ ngoài trời có nhiệt độ dưới 0 độ C
    Để trẻ ngủ ngoài trời có nhiệt độ dưới 0 độ C
  3. Ở Bali ở Indonesia có phong tục kỳ lạ là cấm không để những đứa trẻ chạm mặt đất trong vòng ba tháng khi đứa trẻ mới sinh ra. Họ cho rằng làm như thế này trong những tháng đầu đời của trẻ con sẽ giúp trẻ kết nối với linh hồn còn nguyên vẹn của trẻ.


    Họ cho rằng nghi lễ này rất linh thiêng. Tất cả mọi người trong làng sẽ giúp đỡ gia đình đảm bảo rằng chân đứa trẻ không chạm xuống đất. Sau 105 ngày, một lễ kỷ niệm đặc biệt là Nyabutan sẽ được tổ chức tại nơi mà đứa trẻ chạm tới Đất Mẹ lần đầu tiên.

    Không để trẻ chạm đất trong 3 tháng
    Không để trẻ chạm đất trong 3 tháng
  4. Trong văn hóa của người Nhật Bản thì dây rốn nối mẹ và bé là rất quan trọng. Chính vì vậy, họ có tục lệ là để các bà mẹ cất giữ trong một chiếc hộp xinh đẹp gọi là Kotobuki Bako.


    Theo truyền thuyết kể rằng phong tục được bắt đầu từ khi một người phụ nữ từ thời cổ đại muốn có một vật đặc biệt làm kỷ niệm cho ngày sinh của con. Trong Kotobuki Bako là một con búp bê nhỏ mặc kimono, tượng trưng cho em bé của cha mẹ một gia đình nào đó. Thường thì dây rốn được đặt bên trong kimono.

    Cất giữ dây rốn
    Cất giữ dây rốn
  5. Ở Guatemala việc tắm cho trẻ bằng nước lạnh rất phổ biến và trở thành phong tục. Các bà mẹ người Maya thường tiến hành nghi lễ này với quan niệm là nó có lợi cho sức khỏe của đứa bé.


    Quan niệm tắm cho bé bằng nước lạnh cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ nhiệt do phát ban và cũng giúp trẻ ngủ tốt hơn. Tuy vậy, việc tắm cho bé có thể khiến em bé khó chịu.

    Tắm trẻ bằng nước lạnh
    Tắm trẻ bằng nước lạnh
  6. Ở Armenia, có một phong tục kỳ lạ tên là “Agra Hadig”. Khi những chiếc răng đầu tiên của đứa trẻ xuất hiện. Trẻ sẽ được đặt trên mặt bàn. Chiếc bàn có bày nhiều đồ vật như bút, dao, sách, kéo,…


    Người ta tin rằng đồ vật đầu tiên mà đứa trẻ sờ vào sẽ quyết định nghề nghiệp tương lai của đứa trẻ đó. Ví dụ như, nếu trẻ sờ vào dao, sau này đứa trẻ đó sẽ là bác sĩ. Nếu chạm vào sách, sau này đứa trẻ sẽ là một mục sư hay linh mục, trong khi nếu chạm vào tiền, đứa trẻ sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng.


    Phức tạp hơn, nếu nghi lễ Agra Hadig diễn ra vào buổi chiều thì chỉ phụ nữ được phép tham gia và họ chỉ được ăn đồ ngọt. Ngược lại, nếu nó diễn ra vào buổi tối thì chỉ đàn ông tham gia và họ được ăn đủ loại đồ ăn.

    Cho trẻ dự đoán tương lai
    Cho trẻ dự đoán tương lai
  7. Ở đất nước Nhật Bản, lễ hội có tên gọi là Nakizumo được tổ chức vào tháng 4 tại đền Sonsoji, Tokyo. Trong lễ hội này, có một cuộc thi luật chơi là ép những đứa trẻ cho tới khóc.


    Các bậc cha mẹ cho con tham gia cuộc thi này họ quan niệm là việc ép trẻ khóc như thế sẽ khiến đứa trẻ khỏe mạnh và xua đuổi tà ma.


    Các em bé được trao cho hai đô vật sumo. Hai đô vật sumo nào làm cho đứa trẻ khóc đầu tiên sẽ chiến thắng. Nếu 2 đứa trẻ khóc cùng một lúc thì ai làm trẻ khóc to hơn sẽ chiến thắng. Một linh mục cũng xuất hiện trong cuộc thi với vai trò vẫy tay để tiếng khóc của những đứa trẻ bay lên thiên đàng.


    Những người theo nghi lễ, phong tục này tin rằng đứa trẻ nào khóc to hơn sẽ may mắn hơn.

    Làm trẻ phải khóc
    Làm trẻ phải khóc
  8. Ở Bulgari, người ta thường giả vờ nhổ lên người đứa trẻ sau khi khen ngợi chúng. Theo dân gian ở Bulgari, “đôi mắt tội ác” sẽ bắt đi bất cứ ai, bất cứ thứ gì nhận được lời ca ngợi hay ngưỡng mộ của mọi người.


    Để “đôi mắt tội ác” không bắt đi những đứa trẻ, các bà mẹ thường làm cho chúng trông như không được ưa thích. Và cách tốt nhất để những đứa trẻ trông khó ưa là nhổ vào chúng, kèm theo những lời nói vô lý như “bọn gà sẽ đi bậy lên người của nhóc”.

    Khạc nhổ lên người trẻ
    Khạc nhổ lên người trẻ
  9. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình có một cuộc sống tốt đẹp nhưng hầu hết đều không dám mạo hiểm cuộc sống của những thiên thần bé nhỏ để đạt được điều đó. Nhưng tại làng Castrillo de Murcia ở Tây Ban Nha, một số bậc cha mẹ lại cho phép một người đàn ông nhảy qua con mình bởi họ quan niệm rằng làm như vậy sẽ đưa đứa trẻ một cuộc sống tốt đẹp.


    Truyền thống này được người dân ở đây được thực hiện từ năm 1621. Khi người đàn ông nhảy qua những đứa trẻ được gọi là El Colacho và người đàn ông này tượng trưng cho quỷ. Bằng cách họ nhảy qua những đứa trẻ, El Colacho sẽ đưa tội ác rời khỏi những đứa trẻ.


    Những đứa trẻ tham gia nghi lễ được đặt trên một tấm thảm ở quảng trường trung tâm thị trấn. El Colacho, mặc trang phục màu vàng, nhảy qua đứa trẻ. Đáng mừng và may mắn là không có ai bị thương kể từ khi phong tục này diễn ra.

    Nhảy qua người những đứa trẻ
    Nhảy qua người những đứa trẻ
  10. Ở Ấn Độ cho phép những đứa con của họ bị ném từ trên mái đền cao hơn 15 mét. Phong tục kỳ lạ và nguy hiểm này bắt đầu từ 500 năm trước và hiện nay mặc dù có một cuộc vận động cấm phong tục đó với những lý do rất rõ ràng. Tuy nhiên, cả người Hồi giáo và Hindu đều tin rằng nghi lễ, phong tục này mang lại điều may mắn và sức khỏe cho đứa trẻ.


    Khi ném những đứa trẻ thì bên dưới sẽ có một tấm ga trải giường do một số người đàn ông nắm giữ. Sau khi đứa trẻ rơi xuống một cách an toàn trên tấm ga thì ngay lập tức được truyền qua đám đông để đưa tới cho bố mẹ những đứa trẻ.


    Những người thực hiện và những người tin vào truyền thống này chứng nhận rằng nó an toàn. Họ cho biết trong thực tế chưa có đứa trẻ nào bị thương kể từ khi nó diễn ra, đó là điều bớt lo ngại cho phong tục nguy hiểm này.

    Ném trẻ từ trên mái đền
    Ném trẻ từ trên mái đền
  11. Người Jamaica có một tục lệ rằng sau khi bà mẹ sinh con, người ta sẽ chôn nhau và dây rốn ở một vị trí đặc biệt rồi trồng một thân cây lên đó. Thân cây sẽ do đích thân bố mẹ, người đỡ đầu hoặc người thân, bạn bè trong gia đình chọn.


    Theo đó, họ quan niệm rằng cây non này là biểu tượng dạy trẻ về trách nhiệm trong cuộc sống. Hầu hết các nước ở Châu Phi đều có một truyền thống đặc trưng đối với nhau rốn.


    Ở nhiều nền văn hóa trên lục địa đen, địa điểm chôn nhau thường là dưới gốc cây. Hầu hết tất cả các ca sinh nở ở Jamaica, nhau thai và dây rốn sẽ được giữ cẩn thận và chôn sâu dưới lòng đất. Sau đó người nhà sẽ đánh dấu bằng cách trồng một cây nhỏ trên khu đất đó.


    Trẻ sau này lớn lên sẽ được dạy về nguồn gốc của mình và phải có nhiệm vụ chăm sóc cây này. Người ta thường xem nhau rốn như anh em sinh đôi của đứa trẻ đang sống và mai táng cho nó một cách cẩn thận.

    Chôn nhau và dây rốn ở một vị trí đặc biệt rồi trồng một thân cây lên
    Chôn nhau và dây rốn ở một vị trí đặc biệt rồi trồng một thân cây lên
  12. Ở Nigeria, sau khi một bé gái chào đời khoảng 7 ngày, và bé trai khoảng 9 ngày, bố mẹ sẽ cho chúng uống nước để cầu mong em bé sau này không có kẻ thù. Ngoài ra, họ cũng cho trẻ dùng dầu cọ để cầu chúc một cuộc sống an lành.


    Bên cạnh đó, người lớn cũng tổ chức một lễ đặt tên cho em bé. Bố mẹ và người thân sẽ đặt nhiều tên cho đứa trẻ để cầu chúc đứa trẻ có một cuộc sống sung túc sau này. Ví dụ như, tên Idowu có nghĩ là “đứa trẻ sinh ra sau một cặp song sinh”; khi một người phụ nữ lớn tuổi sinh được một bé gái và không mau qua đời thì bé gái sẽ được đặt tên là Yetunde;


    Ayoke mang ý nghĩa “người may mắn”; Titilayo “hạnh phúc mãi mãi”. Trước khi thông báo tên của đứa trẻ, họ sẽ thu thập ý kiến của mọi người vào trong một chiếc giỏ. Sau khi tất cả mọi người đã viết lên phiếu tên đặt cho bé, người chủ trì sẽ thu thập tất cả các phiếu tên đó và trao cho cha mẹ của đứa trẻ. Và kết thúc buổi lễ, một đứa trẻ có thể có trên 20 tên gọi khác nhau.

    Một đứa trẻ có thể có trên 20 tên gọi khác nhau.
    Một đứa trẻ có thể có trên 20 tên gọi khác nhau.
  13. Trong 75 năm qua, những bà mẹ tương lai tại Phần Lan luôn được nhận một hộp quà từ Chính phủ. Nó gồm những phần thiết yếu cho một trẻ sơ sinh như quần áo, tã quấn và đồ chơi. Nhiều người cho rằng đó là điều giúp Phần Lan là nước có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới.


    Hộp quà thai kỳ đã thành thông lệ từ những năm 1930 và được gửi đến tất cả trẻ em Phần Lan bất kể em bé xuất thân từ đâu- một khởi đầu bình đẳng trong cuộc sống.

    Với tấm nệm êm được lót phía dưới, chiếc hộp này đồng thời cũng sẽ trở thành chiếc giường đầu tiên của bé. Rất nhiều trẻ em Phần Lan, từ mọi thành phần xã hội, đã ngủ những giấc ngủ đầu tiên của cuộc đời mình trong sự an toàn của 4 “bức tường” làm bằng các tông.


    Các bà mẹ có thể lựa chọn giữa việc nhận chiếc hộp làm quà hoặc một khoản trợ cấp tiền mặt, hiện vào khoảng 140$ (tương đương 3 triệu VND). Tuy nhiên, 95% các bà mẹ đều lựa chọn hộp quà vì những giá trị đặc biệt của nó.

    Để trẻ ngủ trong hộp giấy
    Để trẻ ngủ trong hộp giấy
  14. Tại Ai Cập, sự tồn tại luôn gắn liền với con số 7 may mắn. Sau khi đứa trẻ chào đởi được 7 ngày, người ta sẽ tổ chức một nghi lễ gọi là Sebooth để công nhận sự tồn tại của đứa bé.


    Theo truyền thống, người mẹ sẽ đặt đứa trẻ trong 1 chiếc sàng trùm vải trắng rồi lắc nhẹ với mục đích để trẻ có thể thích nghi tốt với những biến đổi của cuộc sống. Tiếp đó, người ta đặt em bé vào một chiếc chăn trên sàn nhà, cạnh đó đặt một con dao để xua đuổi tà ma, trong khi khách mời sẽ rắc gạo, vàng, quà tặng. Người mẹ cũng bước qua đứa trẻ 7 lần để cầu xin thần thánh ban phước lành cho con.


    Cuối cùng, tên của trẻ được đặt dựa theo ánh sáng của những ngọn nến, mỗi ngọn nến sẽ gắn một tên gọi khác nhau cho bé. Cây nến cháy lâu nhất sẽ trở thành tên gọi cho bé.

    Ai Cập - Đặt trẻ vào trong sàng và lắc
    Ai Cập - Đặt trẻ vào trong sàng và lắc
  15. Một phong tục phổ biến của người Ai-len là sử dụng bánh cưới của bố mẹ để rắc lên đầu của đứa trẻ trong lễ rửa tội. Tầng cao nhất của chiếc bánh cưới được giữ lại để làm lễ rửa tội cho đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng mới cưới, trong khi các tầng còn lại được cắt ra để phục vụ khách khứa.


    Vào lễ rửa tội, các mảnh vụn bánh sẽ được rắc lên đầu đứa trẻ để cầu chúc đứa trẻ sống lâu. Họ tin rằng, khi rắc những mảnh vụn bánh lên đầu đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ sống lâu, khỏe mạnh.


    Ngày nay, người Ai-len có xu hướng thay thế việc sử dụng bánh cưới bằng một chai rượu Champagne trong lễ rửa tội. Cha mẹ thường đặt một tên yêu cho em. Rồi bố mẹ chính thức công bố tên của em bé. Sau đó họ hàng sẽ được mời đến đặt tên thêm cho em nếu họ muốn. Trước khi mỗi người chọn thêm cho em bé một cái tên, họ sẽ phải đặt một khoản tiền đóng góp vào giỏ cho em bé. Cuối cùng, số tiền đóng góp được thu thập để mở tài khoản cho em sau này. Nghi lễ kết thúc bằng cầu nguyện và ăn tiệc.

    Rắc bánh lên đầu trẻ sơ sinh
    Rắc bánh lên đầu trẻ sơ sinh
  16. Brit Milah, hay còn gọi là cắt bao quy đầu, là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng đối với các gia đình và bạn bè người Do thái khi chào đón một thành viên mới trong cộng đồng.


    Người chuyên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh được gọi là mohel. Các mohel thực hiện nghi lễ khi đứa trẻ trai được 8 ngày tuổi. Sau đó, gia đình và bạn bè sẽ tổ chức một bữa ăn mừng. Có bằng chứng cho thấy việc cắt bỏ bao quy đầu ra khỏi dương vật là một phong tục được thực hiện trong các nền văn hóa cổ đại khác cũng như Do Thái giáo. Người Canaan và Ai Cập, ví dụ, cắt bao quy đầu cho con đực của họ.


    Tuy nhiên, trong khi người Do Thái cắt bao quy đầu cho trẻ em thì người Canaan và Ai Cập đã cắt bao quy đầu cho các cậu bé của họ khi bắt đầu dậy thì như một nghi thức khởi xướng họ vào tuổi trưởng thành.

    Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
    Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy