Top 10 Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ các bà mẹ nên tránh

Nguyễn Daisy 176 0 Báo lỗi

Tắm nắng cho trẻ là thói quen của hầu hết các mẹ bởi việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết tắm nắng ... xem thêm...

  1. Rõ ràng, tắm nắng cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng bởi việc làm này giúp trẻ hấp thu được nhiều vitamin D tự nhiên giúp hệ xương của bé phát triển tốt hơn. Vì cho rằng tắm nắng là hữu ích, nhiều bà mẹ đã nghĩ cho các bé yêu tắm nắng càng sớm càng tốt nên đã cho trẻ tắm nắng ngay từ khi mới chỉ lọt lòng dù mới được 3 ngày sinh.


    Tuy nhiên theo khuyến cáo các bác sĩ, mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sớm quá vì tuần đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian trẻ đang tập thích nghi với môi trường sống bên ngoài khác hẳn so với môi trường trong bào thai của mẹ. Lúc này, da trẻ sơ sinh còn rất non nên việc tắm nắng sớm có thể khiến trẻ bị dị ứng, viêm da, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ. Vì vậy, khoảng 10 ngày sau sinh, các mẹ bắt đầu tắm nắng cho trẻ là thời gian hợp lý nhất.

    Tắm nắng cho trẻ quá sớm
    Tắm nắng cho trẻ quá sớm
    Tắm nắng cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng
    Tắm nắng cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng

  2. Khoảng 1 - 2 tuần sau khi sinh, trẻ đã có thể được cho tắm nắng nhằm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé.


    Do đó, cho trẻ sơ sinh ra ngoài tắm nắng từ 20 - 30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen. Người ta vẫn thường nói “cái gì quá cũng không tốt”, việc này cũng hoàn toàn đúng với trường hợp tắm nắng cho trẻ. Thực tế, việc tắm nắng cho trẻ quá lâu không hề tốt như các mẹ vẫn quan niệm bởi tắm nắng lâu có thể khiến trẻ bị bỏng da, bị cảm nắng, thậm chí nếu ánh nắng gay gắt cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Tắm nắng quá lâu
    Tắm nắng quá lâu
    Cho trẻ sơ sinh ra ngoài tắm nắng từ 20 - 30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện.
    Cho trẻ sơ sinh ra ngoài tắm nắng từ 20 - 30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện.
  3. Không phải cứ cho trẻ ra nắng thì được gọi là tắm nắng. Thực tế, việc xác định thời gian tắm nắng cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu tắm vào giữa lúc trời nắng gay gắt sẽ rất có hại cho con, làn da non nớt của trẻ có thể bị tổn thương, trẻ sẽ bị cảm nắng hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng ung thư da. Giờ tắm tốt nhất cho trẻ là 7 - 9 giờ sáng và tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng - 4 giờ chiều vì lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất nên dễ gây tổn thương cho da bé.


    Mùa hè, nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6 - 7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó không nên bế bé ra ngoài nữa. Mùa thu, trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng. Mùa đông, điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

    Tắm nắng không đúng giờ
    Tắm nắng không đúng giờ
    Việc xác định thời gian tắm nắng cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng
    Việc xác định thời gian tắm nắng cho trẻ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng
  4. Tất cả chúng ta đều không phủ nhận vai trò của việc tắm nắng đối với trẻ là cần thiết nhưng không phải trẻ nào cũng cho ra tắm nắng được. Với trường hợp những trẻ đang ốm, dị ứng cơ địa, trẻ có làn da nhạy cảm… thì mẹ không được mang trẻ ra tắm nắng vì như thế sẽ càng khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn.


    Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho em bé sơ sinh, đặc biệt là trong việc phòng tránh bệnh còi xương và biến dạng xương. Quá trình bế bé phơi nắng trông có vẻ đơn giản nhưng để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách đòi hỏi các ông bố bà mẹ phải nắm rõ một vài nguyên tắc tối thiểu. Trong đó, lựa chọn khoảng thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp bé tổng hợp tối đa tiền tố vitamin D và tránh được những rủi ro từ các loại tia có hại từ mặt trời.

    Bất kỳ trẻ nào cũng có thể tắm nắng
    Bất kỳ trẻ nào cũng có thể tắm nắng
    Không phủ nhận vai trò của việc tắm nắng đối với trẻ là cần thiết nhưng không phải trẻ nào cũng cho ra tắm nắng được
    Không phủ nhận vai trò của việc tắm nắng đối với trẻ là cần thiết nhưng không phải trẻ nào cũng cho ra tắm nắng được
  5. Nhiều mẹ vẫn nghĩ cho trẻ tắm nắng trong bộ dạng “nuy” là tốt nhưng kỳ thực như thế chẳng hề có lợi cho trẻ chút nào. Khi tắm nắng, nếu trẻ không mặc bất kỳ đồ gì trên người có thể sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị cảm nắng và gây ra những tổn thương nhất định đối với những bộ phận nhạy cảm của cơ thể.


    Vì vậy, để đảm bảo an toàn và giúp trẻ hấp thu được nguồn vitamin D tự nhiên tốt nhất, khi tắm nắng, mẹ hãy mặc cho bé một bộ quần áo mỏng, từ từ vén hoặc cởi quần áo khi trẻ quen với ánh nắng, cho trẻ tắm chủ yếu phần bụng trở xuống và phần mông. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt và mắt trẻ khi tắm nắng nhé.

    Cởi hết quần áo khi cho trẻ tắm nắng
    Cởi hết quần áo khi cho trẻ tắm nắng
    khi tắm nắng, mẹ hãy mặc cho bé một bộ quần áo mỏng
    khi tắm nắng, mẹ hãy mặc cho bé một bộ quần áo mỏng
  6. Việc tắm nắng đúng cách không chỉ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giảm thiểu những nguy cơ tác động xấu của tia UV lên cơ thể trẻ. Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia UV bao gồm tia UVA, UVB và UVC, trong đó tia UVC có nguy cơ gây hại cho da nhất, nhưng gần như đã bị hấp thụ bởi tầng ozone. Còn tia UVA có thể xuyên qua mây, tầng ozone, quần áo, kính để tác động đến cơ thể là nguyên nhân gây lão hóa da, nhưng nó không có tác dụng kích thích tiền tố vitamin D3 trên da. Chỉ có tia UVB có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cho cơ thể, nhưng khác với tia UVA tia UVB không thể xuyên qua các lớp như mây, quần áo, kính, nước...


    Như vậy, với mục đích chính của việc phơi nắng để giúp cho trẻ tổng hợp vitamin D thì chúng ta không phơi qua cửa kính. Bởi tia UVB không thể xuyên qua được cửa kính sẽ không tổng hợp được lượng vitamin cần thiết, nhưng tia UVA lại có thể xuyên qua và tác động không tốt đến làn da mỏng manh của trẻ. Ngoài ra, cũng nên cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp từng phần với ánh nắng mặt trời do tia UVB cũng không thể xuyên qua quần áo được.

    Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính
    Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính
    Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính
    Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính
  7. Vào mùa đông, khí hậu lạnh khiến bé dễ bị cảm lạnh, do đó, mẹ cần phải giữ ấm tay chân và cổ cho trẻ. Các bộ phận có thể được tắm nắng là cánh tay, bụng và lưng. Khi tắm nắng cho bé trong mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm, không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra. Nếu chúng ta đột ngột cởi bỏ hết quần áo của trẻ cùng một lúc rất nguy hiểm, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.


    Vì thế khi tắm nắng cho con các mẹ cần chú ý cởi quần áo của bé từng phần một, ví dụ, tắm nắng ở lưng thì nên vén áo của bé. Làm tương tự khi các mẹ phơi chân, tay hay bụng cho bé. Khi thời tiết se lạnh, nhiều bậc phụ huynh đưa bé đi tắm nắng nhưng vẫn ủ bé trong một tấm khăn. Trong quá trình tắm nắng, dù ít dù nhiều bé cũng sẽ ra mồ hôi. Nếu ủ chúng trong một chiếc khăn sẽ khiến mồ hôi thấm ngược vào trong, gây cảm sốt.

    Vừa tắm nắng, vừa ủ bé
    Vừa tắm nắng, vừa ủ bé
    Việc tắm nắng đúng cách không chỉ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giảm thiểu những nguy cơ tác động xấu của tia UV lên cơ thể trẻ
    Việc tắm nắng đúng cách không chỉ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giảm thiểu những nguy cơ tác động xấu của tia UV lên cơ thể trẻ
  8. Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương, đặc biệt đối với xương chân. Vì vậy việc tắm nắng cho bé là rất cần thiết. Bạn nên tắm nắng cho bé theo từng đợt để da bé được nghỉ ngơi và hấp thụ vitamin D tốt hơn.


    Cha mẹ có thể bắt đầu tắm nắng cho con từ 7 - 10 ngày sau khi sinh. Thời điểm tốt trong ngày để cho trẻ tắm nắng là 6 - 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy vào từng mùa trong năm. Vào những thời điểm này, ánh nắng sẽ không quá gắt, tia hồng ngoại và tia cực tím khá yếu nên sẽ thích hợp và đủ an toàn để giúp bé hấp thụ tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, vào sau 5 giờ chiều thì tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể một cách tốt. Đây là hai thành phần này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển xương.

    Tắm nắng cho bé liên tục trong vài tháng
    Tắm nắng cho bé liên tục trong vài tháng
    Bạn nên tắm nắng cho bé theo từng đợt để da bé được nghỉ ngơi và hấp thụ vitamin D tốt hơn
    Bạn nên tắm nắng cho bé theo từng đợt để da bé được nghỉ ngơi và hấp thụ vitamin D tốt hơn
  9. Thời tiết vào lúc chuyển mùa sẽ có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường, cơ thể bé sẽ khó thích nghi với những biến chuyển này. Ngoài ra, thời tiết chuyển mùa còn là điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Đây là thời kỳ chúng ta hay mắc các loại bệnh “vặt” như viêm họng, cảm cúm, đau mắt, dị ứng… Chính vì vậy, bạn không nên tắm nắng cho trẻ vào lúc này.


    Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng là những thời điểm mẹ cần tránh cho bé tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật. Khi thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ bị bệnh nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Do đó, mẹ nên hạn chế cho con tắm nắng vào thời điểm này.

    Tranh thủ tắm nắng cho trẻ khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa
    Tranh thủ tắm nắng cho trẻ khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa
    Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng là những thời điểm mẹ cần tránh cho bé tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật
    Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng là những thời điểm mẹ cần tránh cho bé tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật
  10. Sự thật là làn da của bé rất nhạy cảm. Do vậy, tốt nhất bạn hãy cho bé tập quen dần bằng cách tăng điểm tiếp xúc với ánh nắng. Bạn nên cho bé chơi ở trong bóng râm trước, sau đó hãy mặc quần áo kín cho bé và để lộ bàn chân. Những ngày sau bạn cho bé mặc hở dần từ chân đến đầu gối, hai tay rồi dần tới ngực và bụng.


    Trẻ sơ sinh đầy 3 ngày tuổi, nếu như không gặp vấn đề bất thường gì, sinh đủ tháng đủ ngày, thì cha mẹ đã có thể tập cho con quen dần với ánh nắng mặt trời phơi nắng sáng khoảng 15 phút. Nếu cẩn thận, có thể đợi con ổn định, khoảng tầm 7 - 10 ngày sau sinh, mẹ có thể bắt đầu cho con tắm nắng, cha mẹ cũng đừng quá lo ngại con cảm lạnh, bởi nhiệt lượng từ mặt trời sẽ đủ để sưởi ấm cho con. Hơn nữa, tránh việc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh chủ yếu dựa vào cách mẹ tắm nắng đúng cho con.

    Tắm nắng cho con ngay từ lần đầu ra nắng
    Tắm nắng cho con ngay từ lần đầu ra nắng
    Sự thật là làn da của bé rất nhạy cảm. Do vậy, tốt nhất bạn hãy cho bé tập quen dần bằng cách tăng điểm tiếp xúc với ánh nắng
    Sự thật là làn da của bé rất nhạy cảm. Do vậy, tốt nhất bạn hãy cho bé tập quen dần bằng cách tăng điểm tiếp xúc với ánh nắng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy