Top 10 Siêu thực phẩm giúp sữa mẹ dồi dào
Các mẹ đang cho con bú cần phải đặc biệt cẩn thận cân nhắc chế độ ăn uống của mình để đảm bảo sữa về nhiều và giàu dinh dưỡng. Vậy các mẹ đã biết siêu thực ... xem thêm...phẩm nào giúp sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng chưa, nếu chưa thì tham khảo bài viết sau đây của Toplist nhé!
-
Bột yến mạch
Bột yến mạch là 1 loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao chỉ phát triển được tại những vùng có khí hậu ôn đới như Mỹ, Cannada, Ba Lan, Nga, Đức, Úc…chính vì vậy sản phẩm chỉ có thể nhập khẩu từ các nước này chứ Việt Nam không thể trồng được. Trong bột yến mạch nguyên chất có chứa hàm lượng dưỡng chất cao như 66% Cardbohydrate, 11, 2% Protein, 9,2% chất béo, 7,1% chất xơ hoàn tan cùng các thành phần khoáng chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể như: Natri, Canxi, Kali, Sắt, Magie, Photpho, Kẽm, Đồng, Crôm, Mangan, Selenium (1 loại chất chống oxy hóa)… Các loại Vitamin: Vita B (Thiamin, Niacin, Riboflavin), Vita B6, Vita E,… chiếm 4.5%.
Bột yến mạch có thể giúp các mẹ đang cho con bú tăng cả về chất và lượng sữa. Nó kích thích sản xuất oxytocin, một hoocmon giúp quá trình sinh nở dễ dàng và kích thích sản sinh sữa. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.Một bát cháo yến mạch ấm nóng cũng là món ăn giúp nhiều phụ nữ giảm tỉ lệ căng thẳng và trầm cảm sau sinh. Loại thực phẩm có nhiều chất xơ tự nhiên này rất dễ chế biến và tiêu hóa. Nhưng chú ý tránh dùng bột yến mạch ăn liền đóng gói, do chúng thường chứa quá nhiều muối và đường.
-
Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân là một trong những loại thực phẩm siêu tốt cho các mẹ đang cho con bú. Trong hạt hạnh nhân chứa rất nhiều chất đạm, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của người mẹ cũng như trẻ sơ sinh.
Để đảm bảo lượng sữa về nhiều và đều đặn thì các mẹ nên ăn khoảng từ 5 đến 6 hạt hạnh nhân mỗi ngày. Để đảm bảo sức khỏe thì các mẹ nên tự tay chế biến hạt hạnh nhân, tránh xa những loại hạt đã rang sẵn hoặc cho thêm muối sẽ không tốt cho sức khỏe. Các mẹ cũng nên chú ý đừng nên ăn hạt hạnh nhân nếu như bạn đang có tiền sử bị dị ứng với các loại hạt nhé.
-
Cam, quýt
Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và hàm lượng canxi tương đối lớn. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.
Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.
Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.
Hàm lượng vitamin C trong cam rất quan trọng trong việc sản sinh sữa mẹ. Trong thời kỳ cho bé bú, các mẹ nên uống khoảng 2 ly nước cam mỗi ngày. Để có được kết quả tốt hơn, hãy thử nước cam ép bổ sung canxi. Lưu ý: Tránh uống quá nhiều nước cam, vì axit xitric trong đó có thể khiến bé đầy bụng và quấy khóc.
-
Dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất hay tinh dầu dừa có thành phần chính được cấu tạo bởi acid béo chuỗi trung bình, viết tắt là ABctb và cũng được gọi là Triglycerides chuỗi trung bình viết tắt là Tctb. Khi chúng ta ăn chất béo này của tinh dầu dừa, cơ thể sẽ biến đổi Tctb thành những Glyceride đơn và các axít béo chuỗi trung bình ABctb, cả hai đều mang những đặc tính kháng vi sinh vật rất mạnh. Qua so sánh, chúng ta thấy giống như sữa mẹ, tinh dầu dừa có chứa toàn chất Tctb. Các chất Tctb trong tinh dầu dừa giống như Tctb trong sữa mẹ và có cùng một khả năng kháng sinh chống vi rút một cách mạnh mẽ. Chính vì công dụng của tinh dầu dừa giống sữa mẹ nên các nhà sản xuất từ nhiều năm nay thêm tinh dầu dừa vào công thức pha chế chính để chế biến sữa cho trẻ em, nhằm tăng cường khả năng chống bệnh tật cho trẻ giống như sữa mẹ. Khi nuôi con bằng sữa từ công thức này, các Mẹ đang cho con uống tinh dầu dừa một cách gián tiếp.
Uống trực tiếp vào cơ thể hoặc Mẹ thêm tinh dầu dừa nguyên chất tinh khiết vào thức ăn hay nước uống của Mẹ. Mỗi ngày Mẹ dùng 03 lần, mỗi lần 01 muỗng canh tinh dầu dừa nguyên chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi dùng 3 muỗng canh tinh dầu dừa nguyên chất, sữa mẹ sẽ tăng lượng acid lauric từ 3,9% lên 9,6% sau 14 tiếng. Nếu Mẹ dùng tinh dầu dừa tinh khiết mỗi ngày, sau một thời gian thì sữa mẹ sẽ tăng ABctb lên 18% điều này giúp cho bé có lượng sữa tốt nhất và bé mau phát triển, khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Tùy theo cơ địa của mỗi Mẹ mà dùng tinh dầu dừa với thời gian nhanh hay chậm.
Tốt nhất là các Mẹ nên kiên trì sử dụng tinh dầu dừa lâu dài bởi vì tinh dầu dừa được chiết xuất từ thiên nhiên và có thành phần vô hại đối với cơ thể chúng ta. Ngoài ra các Mẹ có thể thấy tác dụng của tinh dầu dừa còn dùng để giảm cân hiệu quả, giảm các vết rạn ở bụng cho Mẹ, dưỡng ẩm cho da, chống nắng cho da, tẩy trang, tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm tiêu diệt các virut ngăn ngừa bệnh tật… Điều này thật tuyệt vời cho sức khỏe cộng đồng, các mẹ hãy cho tinh dầu dừa nguyên chất 10 điểm.
-
Cỏ cà ri
Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.
Cả hạt và lá của cỏ cà ri đều là những thực phẩm lợi sữa tuyệt vời, kích thích tiết sữa mẹ. Chất choline trong loại cây này còn đảm bảo sự phát triển thích hợp của trẻ sơ sinh. Các bà mẹ nên uống một tách trà cỏ cà ri mỗi ngày. Để pha trà, hãy ngâm 1 thìa canh hạt cỏ vào một cốc nước qua đêm và đun sôi hỗn hợp này vào sáng hôm sau. Bạn cũng có thể thêm một ít bột hạt hay lá cỏ cà ri tươi vào canh, súp hoặc sinh tố.
Chú ý: Không nên dùng cỏ cà ri nếu bạn bị tiểu đường hoặc dị ứng đậu phộng. Loại cỏ này cũng không được khuyến cáo dùng trong thời kỳ mang thai.
-
Rong biển
Rong biển là món ăn mà sản phụ thích “mê mẩn” nhất vì không chỉ dễ ăn, món ăn này còn chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt là sắt. Sản phụ sau sinh thường bị mất nhiều máu nên cần bổ sung sắt. Thêm nữa, món ăn này còn giúp sản phụ nhiều sữa và nhanh phục hồi sức khỏe. Đặc biệt trong rong biển có chứa hàm lượng i-ốt rất cao, giúp tăng tỉ lệ trao đổi chất và giúp bà đẻ đốt cháy nhiều ca-lo, vì vậy đây cũng là món ăn giảm cân hiệu quả sau sinh.
Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả. Sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.
-
Quả sung
Quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng và giàu vitamin (calo, kali, phốt pho, vitamin C, B...) có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Đặc biệt chất xơ trong quả sung rất tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Quả sung và lá non giúp lợi sữa, tăng tiết sữa cho mẹ mới sinh con. Mẹ có thể ăn sống kèm rau, hầm với xương thành canh, sắc lấy nước uống.Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo…
-
Thì là
Không quá phổ biến nhưng thì là lại có công dụng tuyệt vời trong việc tăng tiết sữa. Theo một báo cáo năm 1980, các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole trong thì là khả năng kích thích sản xuất ra estrogen và prolactin – là những chất rất cần thiết để sản xuất sữa mẹ.
Trong thực phẩm, thìa là được sử dụng như một loại gia vị trong canh, bánh, chả hoặc ăn sống hay nấu nước uống đều được. Thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thì là trong một tuần, đó là khuyến cáo của các chuyên gia. Thìa là là một vị thuốc quý giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ đang cho con bú một cách hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên qua nhiều cuộc khảo sát trên những phụ nữ đang cho con bú, và họ đã đạt hiệu quả như mong đợi trong việc tăng tiết sữa.
Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.
-
Trứng
Người mẹ ăn nhiều trứng gà sẽ có lợi cho việc nuôi con bằng sữa và sự phục hồi công năng của các tổ chức, bé bú sữa mẹ giúp các tế bào não của bé tăng trưởng, giúp bé càng thông minh, khoẻ mạnh. Sau khi ăn trứng gà có thể thúc đẩy lượng sữa tiết ra.
Trứng là loại thực phẩm ngon và rất giàu dinh dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú. Trứng có nhiều protein, lutein, vitamin B12 và D, riboflavin, folate và choline, nhiều dưỡng chất giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều khuyết tật liên quan đến não.
Chuyên gia khuyên rằng phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên thêm vài quả trứng trong chế độ ăn hằng ngày của mình. Lòng trắng trứng còn là một trong số ít nguồn tự nhiên cung cấp vitamin D, một loại dinh dưỡng thiết yếu giúp cho xương của mẹ khỏe mạnh và xương bé phát triển. Ngoài ra, trứng nó còn cung cấp lượng protein mà cơ thể cần hằng ngày.
-
Cá hồi
Các loại cá, đặc biệt là cá hồi, nên được đưa vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai cũng như các bà mẹ đang cho con bú. Cá hồi rất bổ dưỡng, cung cấp protein và DHA, một loại axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé. Cá hồi là thực phẩm bổ sung omega-3 rất tốt. Trong khoảng 113gr cá hồi có ít nhất 2gr chất béo omega-3 (nhiều hơn lượng omega-3 con người nhận được từ các thực phẩm khác trong ngày).
Ngoài ra, cá hồi còn chứa các vitamin như B3, B5, B7, B12 và các khoáng chất quý khác. Hấp thụ cá hồi khi mang thai giúp chất lượng sữa mẹ được cải thiện đáng kể trong thời kỳ cho sữa đầu. Phụ nữ nên ăn 2 phần cá hồi mỗi tuần trong thời kỳ mang thai, giúp cung cấp axit béo quan trọng cho trẻ sơ sinh. Nên chọn cá hồi hoang dã, do cá hồi nuôi có thể có nhiều thủy ngân.