Top 4 So sánh việc học Đại Học và Cao Đẳng
Cùng với việc chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, câu hỏi nên xét tuyển Đại học hay Cao đẳng là thắc mắc được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra trước thềm ... xem thêm...kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đại học có phải là con đường duy nhất để thăng tiến và thành công? Bằng Cao đẳng liệu có thể tìm kiếm việc làm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
-
Xét tuyển cao đẳng và đại học
Để vào được đại học, thí sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển gắt gao. Và thật đáng tiếc, dù phải ôn luyện rất nhiều và từ rất sớm, nhiều thí sinh không thể vượt qua kỳ thi này. Ngoài ra, thời gian đào tạo đại học thường kéo dài từ 4 -7 năm nên có thể ảnh hưởng khá đến điều kiện tài chính gia đình bạn. Vậy muốn rút ngắn thời gian học để giảm bớt gánh nặng gia đình thì còn lựa chọn nào khác không?
Xét tuyển cao đẳng chính là giải pháp tốt nhất với rất nhiều ưu điểm:
- Phù hợp với năng lực của đa số học sinh.
- Thời gian đào tạo ngắn chỉ hai đến ba năm. Sau khi tốt nghiệp nếu có nhu cầu, sinh viên có thể lên đại học, thậm chí là cao hơn nữa.
- Cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài vẫn luôn mở rộng.
Hiện tại, có khá nhiều trường cao đẳng để các bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú trọng đặc biệt đến các trường có đào tạo theo thiên hướng thực hành, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tích lũy kiến thức, kỹ năng cũng như được hỗ trợ việc làm, chẳng hạn như Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic.
-
Chương trình đào tạo
Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất đến cả năm trời để học những môn đại cương, hàn lâm. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức, bao gồm: Kiến thức chung (Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…) có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Như vậy thực chất hiện nay đào tạo đại học 4 năm thì học vào chuyên ngành và chuẩn bị cho tốt nghiệp chỉ có 3 năm.
Khác với Đại học, chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng luôn đề cao yếu tố thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.
-
Chi phí học tập
Học Đại học là một lựa chọn tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Để có tấm bằng ĐH, sinh viên cần 4 đến 7 năm. Kèm theo quảng thời gian ấy là chi phí về tiền bạc. Trong khi đó học CĐ và CĐ nghề thường chỉ mất một nửa thời gian so với học ĐH, và chi phí cũng rẻ hơn.
Học sinh tốt nghiệp phổ thông ra nhiều khi không biết mình thích hợp với ngành nghề nào. Vì thế việc chọn trường ĐH để học với nhiều em là do mang tính phong trào, do phụ huynh yêu cầu, hoặc đơn giản là chỉ tìm được trường nào đủ điểm đỗ ĐH để vào học cho có.Ở các nước phát triển, việc học ĐH hay CĐ là một lựa chọn hết sức nghiêm túc của học sinh. Nó không phụ thuộc vào việc nhập học ở đâu khó hơn. Mỗi lựa chọn có lợi thế riêng, và tùy điều kiện và bối cảnh riêng của mỗi người mà lựa chọn nào trở nên tối ưu.
-
Cơ hội việc làm và thăng tiến
Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế lương khởi điểm của họ cao hơn. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học CĐ.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn. Thí dụ như trường hợp của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic.