Top 14 Sự thật thú vị nhất về loài muỗi
Muỗi có lẽ là kẻ thù của rất nhiều người trên thế giới. Loài côn trùng này gây ra dịch bệnh qua đường máu mà chúng hút đi từ cơ thể của mỗi vật thể sống. Dân ... xem thêm...gian ta có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng!”. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài côn trùng và những sự thật về chúng nhé.
-
Muỗi là loài mang đến nhiều ca tử vong hơn bất kỳ động vật nào khác trong hệ sinh thái. Chúng mang trong mình nhiều loài bệnh nghiêm trọng có thể gây chết người như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, và viêm não. Trong cơ thể của mỗi con muỗi còn chứa cả giun tim – một loại ký sinh trùng có thể khiến chú chó của bạn tử vong sau khi bị lây sang từ vết cắn của muỗi.
Những nguyên nhân khiến muỗi bị liệt vào loài động vật nguy hiểm nhất thế giới:
- Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết
- Muỗi lây lan bệnh sốt vàng da
- Muỗi gây ra bệnh sốt chikungunya
- Muỗi biến trường hợp cá biệt thành dịch bệnh
- Muỗi khiến con người cũng mắc các căn bệnh gia cầm
- Muỗi không công bằng chút nào, một số người hay bị muỗi đốt hơn những người khác?
- Muỗi lây lan cơn sốt Rift Valley, có thể gây mù mắt
- Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
- Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em
- Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
- Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn
-
Không phải cá thể muỗi nào cũng đốt con người. Muỗi cái cần protein để nuôi trứng của chúng, điều này cũng khiến loài này phải hút một lượng máu nhất định để lấy sức sinh sản. Vì con đực không phải sinh đẻ nên chúng hoàn toàn không hề có ý định hút máu từ con người mà thay vào đó, thức ăn của chúng là những loài hoa và mật hoa. Đây cũng là món ăn yêu thích của muỗi cái khi chúng không trong mùa sinh sản.
Muỗi đực và muỗi cái đều hút nhựa cây và hoa quả để sống nhưng muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm màu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu nên chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Do đó, việc đốt người thường là muỗi cái thực hiện để duy trì việc sinh sản. Chúng dùng máu người không phải để nuôi cơ thể mà để nạp protein phục vụ cho việc sinh sản của chúng. Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các Amino Acid và dùng nó để tạo ra trứng.
-
Không phải tất cả các loài muỗi đều hút máu từ con người. Một số loài muỗi chỉ chuyên cắn các loài động vật và chúng hầu như không gây hại gì cho chúng ta cả.
Một số loài muỗi không hề hút máu người:
- Muỗi tuyết: Tuy có tên là muỗi nhưng thật ra chúng là một loài côn trùng không hề thích hút máu người. Muỗi tuyết sinh trưởng rất yếu ớt, đôi khi ăn ấu trùng của các loài muỗi, hoặc hầu như không ăn gì mà chỉ duy trì sự sống bằng cách uống nước có trong băng và tuyết. Đó là lý do mà chúng được các nhà khoa học tặng cho cái tên hết sức mỹ miều - muỗi tuyết.
- Muỗi vằn Midge: Với mắt thường, trông muỗi vằn Midge rất giống với những con muỗi đáng ghét đốt chúng ta hàng ngày, tuy nhiên Midge lại không hề thích đốt người và cũng không truyền nhiễm bệnh tật. Muỗi vằn Midge có xu hướng sống theo bầy đàn và cực kỳ bị thu hút bởi ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng của… đèn bẫy côn trùng. Có thể bạn không biết điều này nhưng đa phần những chú muỗi bạn nhìn thấy đã hy sinh trong đèn bắt muỗi đều là muỗi vằn Midge và chúng hoàn toàn vô hại với chúng ta.
- Muỗi nước: Khi còn là ấu trùng, loài muỗi nước có tên khoa học là Pontomyia này sống ẩn mình trong những vùng nước mặn tù đọng, ăn tảo và cả mảnh gỗ mục nát. Đây cũng chính là loài côn trùng duy nhất trên hành tinh có thể sống trong nước mặn. Khi trưởng thành, muỗi nước đực di chuyển trên mặt nước bằng cách đứng thẳng trên 2 chân sau và dùng 2 chân trước như 2 mái chèo nhỏ xíu giúp chúng lướt về phía trước.
- Muỗi Culiseta: Đây là loài muỗi có khả năng thích nghi với môi trường lạnh và chỉ xuất hiện ở những thời điểm nhiệt độ xuống thấp trong năm. Ấu trùng của muỗi Culiseta thường được tìm thấy trong những đầm lầy, ao hồ, mương rãnh, nhưng một số loài Culiseta ở châu Phi thì lại đẻ trong các hốc cây. Loài muỗi này có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng lại không thể chịu được nhiệt độ và môi trường Nam Mỹ.
-
Tốc độ bay trung bình của muỗi là 1.5 đến 2km/giờ. Tốc độ này đối với một chú côn trùng có vẻ khá nhanh nhưng sự thật là tốc độ bay của muỗi không thể so bì được với bất kỳ loài côn trùng nào khác. Nếu một cuộc đua được tổ chức giữa tất cả các loài côn trùng bay, gần như mọi thí sinh như bướm, châu chấu và ong đều sẽ đánh bại muỗi ngay.
Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. -
Thông thường, các loài biết bay khác như ruồi giấm hay chim sẻ, bay bằng cách nhảy lên cao. Khi đã ở trên không trung, chúng mới bắt đầu vỗ cánh. Muỗi thì hoàn toàn ngược lại.
Chúng bắt đầu đập cánh khoảng 30 mili giây trước khi nhảy lên. Tốc độ đập cánh của chúng cũng cực kỳ nhanh, có thể lên đến 800 lần mỗi giây, trong khi phần lớn côn trùng cùng kích cỡ chỉ là 200 lần. Với tần suất đập cánh nhiều như vậy, đây cũng là lý do mà bạn đều nghe thấy tiếng ù ù bên tai mỗi khi một con muỗi đến gần.
-
Các nhà khoa học đã từng cho rằng chỉ có muỗi đực mới có thể nghe thấy tiếng bạn tình của chúng đập cánh, nhưng nghiên cứu gần đây về muỗi Aedes aegypti đã chứng minh rằng, con cái cũng có thể làm được điều tương tự. Khi muỗi đực và muỗi cái gặp nhau, tần suất đập cánh của chúng cũng giống nhau như để thể hiện sự yêu mến của loài này với bạn tình của mình.
-
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Dù ở một nơi có ít hay nhiều nước, muỗi cái đều có thể đẻ trứng. Vì vậy, ta có thể tìm thấy những chú ấu trùng muỗi phát triển nhanh chóng trong bồn tắm, trên máng xối mái nhà, và cả trong những chiếc vỏ lốp xe cũ. Một số loài còn có thể sinh sản trong vũng nước sau khi có mưa bão. Vì vậy, nếu không muốn muỗi sinh sản ngay tại khuôn viên nhà bạn, bạn cần lau sạch tất cả các vũng nước đọng lại ở bất kỳ ngóc ngách trong và ngoài nhà bạn.
-
Khí cacbonic – thứ mà mỗi con người và các loài động vật thở ra, chính là là dấu hiệu quan trọng báo cho loài muỗi biết rằng bữa ăn của chúng đang ở gần. Muỗi khá nhạy cảm với khí CO2 trong không khí. Nhờ đó, một khi muỗi cái cảm nhận được luồng khí này ở nơi nào đó, chúng sẽ ngay lập tức bay đến để hút máu từ nạn nhân xấu số.
Khí carbon dioxide (CO2) mà con người thở ra kích thích và thu hút muỗi. Nhưng chúng ta không thể ngừng thở để ngăn chặn các cuộc tấn công của chúng, theo Mother Nature Network.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số mùi hương nhất định như bạc hà, trái cây, chocolate caramel, có thể làm vô hiệu hóa bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi, khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm "bữa tối" của mình.
-
Khi cơ thể đổ mồ hôi, sẽ sản sinh ra một lượng khí cacbon dioxit nhất định, loại khí này rất thu hút muỗi. Vì vậy nếu bạn thức dậy với cơ thể đầy nốt muỗi đốt , không hẳn vì bạn có loại máu 'ngọt' như nhiều người vẫn nghĩ, hãy đảm bảo là mình đã tắm sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon đioxyt trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
-
Loài muỗi sẽ mất khoảng 1,2 triệu lần cắn để có thể rút toàn bộ máu trong cơ thể con người. Vì vậy, cực kì khó để con người chết vì mất máu do muỗi cắn, nhưng con người lại chết vì những bệnh mà chúng lây truyền.
Một phép tính cực kỳ đơn giản với tất cả mọi người, nhưng chẳng phải ai trong chúng ta cũng đủ tò mò muốn tìm hiểu. Ta hãy dùng loài muỗi cọp Châu Á, một trong những loài muỗi phổ biến và đông đảo nhất hiện đang tồn tại. Trong một lần hút máu, một con muỗi cái loài muỗi cọp có thể hút được tối đa 5 micro-lít máu. Một micro-lít tương đương với 1/1000000 lít. Phép tính cho thấy, ta cần... 1,2 triệu lần để một con muỗi để rút cạn khô lượng máu trong cơ thể trung bình của một người.
-
Muỗi là những sinh vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào nhiệt độ bên ngoài để bay ra ngoài. Khi nhiệt độ xuống dưới 50 độ Fahrenheit (khoảng 10 độ C) chúng sẽ tìm một nơi nào đó để ở cho đến khi thời tiết trở nên tốt hơn.
Nếu nhiệt độ, độ ẩm và thời tiết thuận lợi thì muỗi sinh sôi và nảy nở rất nhanh. Muỗi đẻ trứng trong vũng nước đọng. Vì vậy, giữa lượng mưa và nhiệt độ có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Vậy tại sao muỗi xuất hiện vào mùa hè và mùa xuân. Trứng muỗi sẽ không nở cho đến khi nhiệt độ trung bình đạt khoảng 50 độ. Nóng hơn nhiệt độ ngoài trời muỗi hoàn thành chu kỳ tăng trưởng nhanh hơn.
Muỗi đáp lại cái lạnh mùa đông bằng một trong hai cách. Chúng sẽ ngủ đông như những chú gấu hoặc đẻ trứng mùa đông và sau đó chết. Dùng để giải thích tại sao vào mùa hè và mùa xuân muỗi xuất hiện nhiều đến thế. Nhanh chóng chuyển tiếp sang mùa hè. Khi nhiệt độ bắt đầu ấm trở lại, những con muỗi ngủ đông xuất hiện. Từ những nơi tối tăm, nơi chúng đã ngủ đông và bắt đầu ăn, sinh sản và đẻ trứng. Những lớp trứng đã được sinh ra trước đó nhiệt ngoài trời kích thích trứng nở.
-
Muỗi có tuổi thọ rất ngắn. Muỗi đực chỉ sống được khoảng mười ngày. Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực.
4 giai đoạn phát triển của muỗi đó là trứng, ấu trùng thường được gọi là bọ gậy, thanh trùng thường được gọi là lăng quăng và muỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và lăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.
- Giai đoạn đầu tiên: Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứng và nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên.
- Giai đoạn 2: Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 - 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau.
- Giai đoạn 3: Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay con gọi là lăng quăng. Lăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở.
- Giai đoạn 4: muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
-
Muỗi xuất hiện từ kỷ Jura (khoảng 210 triệu năm trước). Chúng đã gây ra nhiều phiền nhiễu trong lịch sử, vì vậy chúng đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học, lịch sử, bao gồm cả các tác phẩm của Aristotle vào những năm 300 trước Công nguyên.
Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 210 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,...