Top 14 Sự thật thú vị nhất về loài nhện

Hoàng Thu Thuỷ 459 0 Báo lỗi

Nhện là những kẻ săn mồi 8 chân đầy bí ẩn của tự nhiên. Sự kỳ lạ đó đã thu hút rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về chúng và đưa ra những kết quả cũng kỳ lạ ... xem thêm...

  1. Trước khi một con nhện có thể ăn mồi, nó phải biến bữa ăn thành dạng lỏng. Con nhện tiết ra các enzym tiêu hóa từ dạ dày của chúng vào cơ thể của nạn nhân. Các enzym phá vỡ các mô làm cơ thể con mồi mềm ra, nó hút hết phần hóa lỏng cùng với các enzyme tiêu hóa. Các bữa ăn sau đó đi đến ruột của nhện, nơi diễn ra sự hấp thụ chất dinh dưỡng.


    Một số loài tích cực nhử mồi và có thể bắt con mồi với một quả bóng tơ dính; Những loài khác,hay là chờ ở khu vực hay qua lại của con mồi và trực tiếp tấn công chúng từ nơi phục kích.


    Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lập tức hành động ngay:

    • Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc
    • Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
    • Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
    • Hút dịch lỏng ở con mồi
    Nhện không thể tiêu hóa thực phẩm ở dạng rắn.
    Nhện không thể tiêu hóa thực phẩm ở dạng rắn.
    Nhện không thể tiêu hóa thực phẩm ở dạng rắn.
    Nhện không thể tiêu hóa thực phẩm ở dạng rắn.

  2. Nhện không chỉ sử dụng cơ để di chuyển, mà chúng còn biết cách kết hợp với huyết áp để đi bộ hoặc nhảy, tùy từng loài khác nhau. Loài nhện sẽ co các bó cơ ở phần đầu ngực và làm tăng áp suất hemolymph ở chân, điều này khiến chúng dễ dàng mở rộng khu vực di chuyển. Sự gia tăng áp suất đột ngột này cũng khiến các chân của chúng có thể nhảy vọt được theo nhiều hướng khác nhau.


    Nhện dựa vào sự kết hợp của cơ và nén huyết áp (máu) để di chuyển các chân của chúng. Một số khớp ở chân nhện thiếu cơ bắp giãn hoàn toàn. Bằng cách co thắt cơ bắp ở phần đầu ngực, một con nhện có thể làm tăng áp lực huyết áp ở chân, và mở rộng chân ở các khớp này một cách hiệu quả.

    Nhện có thể kiểm soát huyết áp của chúng khi di chuyển.
    Nhện có thể kiểm soát huyết áp của chúng khi di chuyển.
    Nhện có thể kiểm soát huyết áp của chúng khi di chuyển.
    Nhện có thể kiểm soát huyết áp của chúng khi di chuyển.
  3. Nhện thực sự không có xương. Chúng chỉ có một bộ màng cứng bao quanh các cơ quan và máu. Điều này khiến chúng được phân loại vào nhóm những động vật không xương sống hoặc không có cột sống. Tuy nhiên, nhện không phải là loài duy nhất có bộ màng cứng.


    Trên thực tế tất cả các loài côn trùng và chim nhện đều có bộ màng cứng đó. Việc có một bộ màng cứng khiến cho các sinh vật này có thể phát triển được nhiều hơn và định kỳ chúng cần phải “ lột bỏ ” hoặc thay thế vỏ ngoài của mình. Chúng cũng có thể phát triển lại cơ thể như cũ trong thời gian ngắn. Tất cả động vật không xương sống (thậm chí cả nhện) đều rất dễ bị tổn thương trước khi bộ màng cứng của chúng kịp cứng lại.

    Nhện không có xương sống.
    Nhện không có xương sống.
    Nhện không có xương sống.
    Nhện không có xương sống.
  4. Khi tơ nhện không còn đủ độ kết dính hoặc trở nên quá bẩn, những con nhện thường ăn luôn nó và sử dụng các chất dinh dưỡng từ tơ cũ để tạo ra một mạng nhện mới. Bạn thấy không ? Những con nhện sẽ tái chế chúng… theo cách của riêng của mình.


    Mạng nhện là một cấu trúc được tạo ra bởi một con nhện từ tơ nhện được ép ra từ những con nhện gọi là dịch tơ nhện, nói chung, cấu trúc mạng nhện là để giăng ra bắt con mồi khi chẳng may sa vào mạng nhện. Nhiều loài nhện xây dựng mạng lưới đặc biệt để bắt côn trùng ăn. Tuy nhiên, không phải loài nhện nào cũng bắt được con mồi trong mạng lưới kiểu này và một số loài hoàn toàn không sử dụng mạng nhện. Nhện xe tơ dệt lưới cân bằng giữa hai phương pháp chạy và quay mạng trong thói quen kiếm ăn của nó.

    Nhện sẽ ăn lại những tơ nhện cũ của mình.
    Nhện sẽ ăn lại những tơ nhện cũ của mình.
    Nhện sẽ ăn lại những tơ nhện cũ của mình.
    Nhện sẽ ăn lại những tơ nhện cũ của mình.
  5. Có một loài nhện có khả năng thích nghi để sống dưới nước hay còn được gọi là nhện “Diving Bell“. Những sợi lông mềm đặc biệt bao quanh cơ thể chúng theo hình dạng là những bong bóng khí giúp cung cấp oxy trong môi trường sống đặc biệt này.


    Đây là loài nhện duy nhất dành hầu hết thời gian dưới nước, cả lúc nghỉ, bắt và ăn mồi, giao phối, đẻ trứng. Chúng chỉ ngoi lên lúc lấy hơi và (thỉnh thoảng) mang con mồi lên cạn. Chúng sống trong môi trường nước ngọt sạch với cây thủy sinh, như hồ, ao, lạch, đầm và suối chảy chậm.[6][13] Nó có mặt ở gần khắp châu Âu lục địa quần đảo Anh và mạn bắc châu Á.


    Có một số loài nhện khác sống bán thủy sinh. Ví dụ, một số loài trong chi Desis, vào lúc triều cường, trốn trong bọc tơ chứa khí dưới nước, và hay mò mẫm kiếm ăn ở vùng gian triều lúc triều kém. Những loài nhện sống trong vùng ngập nước thường xuyên có thể sống sót trong một khoảng thời gian khá dài dưới nước bằng việc rơi vào trạng thái giống hôn mê.

    Có một loài nhện thực sự sống trong nước
    Có một loài nhện thực sự sống trong nước
    Có một loài nhện thực sự sống trong nước
    Có một loài nhện thực sự sống trong nước
  6. Nam Cực là nơi không có loài nhện sinh sống trên cạn. Chỉ đơn giản đây là nơi có khí hậu cực kỳ lạnh đến nỗi chúng không thể thực hiện được các quá trình trao đổi chất thông thường.


    Tuy nhiên, những con nhện biển lại cực kỳ phát triển ở Nam Cực. Với 8 chiếc chân dài và cái vòi tương xứng, những con nhện biển khổng lồ ở vùng Nam Cực có kích thước lớn hơn loài nhện ở mọi nơi khác trên thế giới. Những con nhện biển Nam Cực thuộc lớp động vật chân khớp ở biển. Nhện biển có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Trong khi ở các nơi khác, chúng thường có kích thước nhỏ, loài nhện biển ở Nam Cực có sải chân lên đến gần 25cm.


    Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đưa ra giả thuyết kích thước của nhện biển Nam Cực lớn như vậy là do mật độ oxy hòa tan trong nước lạnh cao hơn. Lượng oxy cao kết hợp với quá trình trao đổi chất chậm do nhiệt độ lạnh, tạo điều kiện cho nhện biển phát triển cơ thể ngoại cỡ. Các nhà khoa học tiến hành thu thập những con nhện ở vùng đáy biển Nam Cực có nhiệt độ từ -1.5 đến -1.8 ºC. Họ kiểm tra chúng ở các nhiệt độ với lượng oxy hòa tan khác nhau. Kết quả phù hợp với giả thuyết họ đưa ra. Những con nhện biển chịu ảnh hưởng tiêu cực từ lượng oxy thấp.

    Nam Cực không có nhện.
    Nam Cực không có nhện.
    Nam Cực không có nhện.
    Nam Cực không có nhện.
  7. Nhện Bagheera Kiplingi (Nhện Kipling) được phát hiện vào những năm 1800 , thức ăn chủ yếu của chúng là chồi cây keo và thực vật. Đôi khi loài nhện này cũng ăn ấu trùng. Nó cũng là loài nhện ăn chay duy nhất trên thế giới.


    Đây là loài nhện được đặt theo tên của nhà văn Rudyard Kipling. Tên chi của chúng xuất phát từ Bagheera, con báo đen trong tác phẩm: "Sách của rừng xanh". Đây là loài nhện duy nhất trên trái đất chỉ ăn thực vật. Loài nhện duy nhất "ăn chay" trên Trái đất được phát hiện vào đầu thế kỉ thứ 19.


    Chúng sống chủ yếu trên những cây keo và ăn một loại thực thể được gọi là Beltian trên cây, vốn chứa nhiều protein. Những con nhện Bagheera kiplingi đực thường giúp chăm sóc trứng và nhện con, một điều hoàn toàn chưa từng xảy ra trong thế giới loài nhện. Chúng là loài nhện nhanh nhẹn và có sức nhảy tốt.

    Nhện cũng là một kẻ ăn chay.
    Nhện cũng là một kẻ ăn chay.
    Nhện cũng là một kẻ ăn chay.
    Nhện cũng là một kẻ ăn chay.
  8. Có lẽ phải đi sâu về cấu tạo cơ thể, đặc tính của loài nhện để hiểu hơn về chúng. Nhện nằm trong lớp động vật chân khớp cùng với bọ ve, bọ cạp… chúng không có xương sống, không có hàm, cơ thể chia làm hai phần và sở hữu 8 chân. Toàn bộ cơ thể của loài động vật săn mồi này được tiến hóa để chiến đấu với các loài động vật lớn hơn, ngoài ra săn mồi và tiêu diệt các loài động vật không xương sống khác. Phó Giáo sư Chris Buddle thuộc khoa Sinh thái côn trùng tại Đại học McGill, Canada đã chỉ ra rằng:” Trong số gần 40,000 loài nhện trên thế giới, chỉ có khoảng 10 loài có thể gây ra nguy hiểm với con người. Ngay cả những loài có nọc độc cũng rất khó có khả năng tiếp xúc với con người chứ đừng nói là có thể tấn công chúng ta.”


    Các nhà khoa học đã chứng minh việc nhện không hề cắn con người thông qua nhiều thí nghiệm của các tình nguyện viên. Họ đặt con người và một số loài nhện hung hăng nhất cùng một môi trường rồi để chúng tự do hoạt động. Tuy nhiên, kết quả là không tình nguyện viên nào bị nhện cắn. Một thí nghiệm khác, khi thả chung các loài côn trùng là bọ cánh cứng, nhện sẽ cảm nhận rung động trong môi trường để phát hiện ra chúng rồi tấn công. Vì vậy những trường hợp nhện chủ động cắn người là do quá trình tiếp xúc ở khoảng cách gần, bạn đã vô tình khiến chúng cảm thấy nguy hiểm.

    Cấu tạo của Loài Nhện
    Cấu tạo của Loài Nhện
    Cấu tạo của Loài Nhện
    Cấu tạo của Loài Nhện
  9. Tuy nhiên bạn vẫn nên biết một số loài nhện với cú cắn mang theo nọc độc vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Nhện lưng đỏ ở Úc có nọc độc gây hại thần kinh cho con người trong 24 giờ. Nhện góa phụ đen nổi tiếng với cú cắn kịch độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh tương đối mạnh, tuy nhiên khó có thể khiến con người tử vong. Nhện túi vàng khi cắn lại khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiễm trùng máu và hoại tử. Nhện đen lớn Tarantula tại rừng mưa nhiệt đới sẽ khiến con người rơi vào trạng thái hôn mê ngay lập tức. Nhện cát 6 mắt sẽ khiến đông máu cục bộ và hoại tử vết thương.


    Vì vậy, nếu không có kiến thức, chúng ta sẽ rất dễ bị nhầm lẫn những vết cắn từ nhện với loài côn trùng khác như: bọ chét, ve, rệp, muỗi… Việc con người bị kích ứng da cũng có thể do tiếp xúc với hóa chất, cây cối (có thể có độc), dấu hiệu nhận biết vô cùng đa dạng vì vậy mà chúng ta nên có biện pháp phòng tránh một cách chủ động nếu bắt gặp nhện hoặc các loài côn trùng trong tự nhiên

    Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
    Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
    Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
    Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
  10. Nhện đen thường dệt thành những tấm lưới lớn, trong đó có treo một chiếc kén và hàng trăm quả trứng. Nhện con sẽ thoát ra khỏi trứng và ngay lập tức rời đi, lúc này nhện mẹ sẽ dùng mạng nhện này để bắt mồi. Như đã nói ở trên, thức ăn của nhện Góa phụ đen có thể là ruồi, muỗi, châu chấu, bọ cánh cứng và sâu bướm…


    Nhện Góa phụ đen là loài có lông chải, tức là lông ở phía chân sau của nhện sẽ được dùng để giữ con mồi bị mắc kẹt lại trong lưới, chúng đâm thủng cơ thể nạn nhân rất nhanh sau đó tiêm enzyme tiêu hóa vào xác chết. Bằng cách này, cơ thể con mồi sẽ hóa lỏng và nhện Góa phụ đen chỉ việc hút sạch các chất dinh dưỡng có trong nó.

    Có loài nhện ăn thịt
    Có loài nhện ăn thịt "bạn tình" của mình
    Có loài nhện ăn thịt
    Có loài nhện ăn thịt "bạn tình" của mình
  11. Phần lớn các loài côn trùng thân mình có ba phần: đầu, ngực và bụng. Nhện khác biệt ở chỗ chỉ có hai phần: đầu-ngực vào một phần, phần kia là bụng. Cuối phần đầu-ngực là một đoạn nối để nhện có khả năng chuyển phần bụng khắp hướng.


    Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động, âm thanh và mùi hương. Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.


    Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng - có loài chỉ phân biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ. Đa số nhện có 8 mắt. Loài Haplogynae có 6 mắt, Tetrablemma có 4 mắt và Caponiidae có 2 mắt. Một số nhện có hai mắt phát triển to hơn những mắt kia. Một số khác không có mắt.


    Nhện thường có tám mắt, bố trí theo nhiều hình thức khác nhau và hiện tượng này thường được sử dụng trong ngành phân loại các nòi giống khác nhau.

    Đặc điểm ngoại hình của loài nhện
    Đặc điểm ngoại hình của loài nhện
    Đặc điểm ngoại hình của loài nhện
    Đặc điểm ngoại hình của loài nhện
  12. Nhện săn và bắt con mồi. Thức ăn chính của chúng là các loại côn trùng và các động vật không xương sống khác, nhưng một số loài nhện lớn nhất có thể săn các động vật có xương sống như chim. Những con nhện của bộ Araneae là những loài ăn thịt lớn nhất trên trái đất.


    Nhện sử dụng nọc độc để săn con mồi. Các tuyến nọc độc nằm gần hàm hoặc răng nanh, được kết nối với răng nanh bằng ống dẫn. Khi một con nhện cắn con mồi, các cơ xung quanh các tuyến nọc độc đẩy nọc độc qua nanh và vào cơ thể nạn nhân. Hầu hết nhện độc đều làm tê liệt con mồi, họ nhện Uloboridae được biết đến là ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc này. Các thành viên của họ này không có tuyến nọc độc.

    Tất cả nhện đều là kẻ săn mồi
    Tất cả nhện đều là kẻ săn mồi
    Tất cả nhện đều là kẻ săn mồi
    Tất cả nhện đều là kẻ săn mồi
  13. Hầu hết mọi người nghĩ nhện thường làm mạng nhện. Nhưng một số loài nhện không làm điều này. Ví dụ như nhện sói, đuổi theo và bắt kịp con mồi của chúng mà không cần sự trợ giúp của mạng nhện. Nhện nhảy, có thị lực khá tốt và di chuyển nhanh chóng, cũng không cần mạng nhện. Chúng chỉ đơn giản là chụp lấy con mồi!


    Một số loài nhện không sử dụng mạng để bắt trực tiếp con mồi, thay vào đó nó lao ra từ nơi ẩn náu (ví dụ như nhện cửa sập) hoặc chúng chạy theo mồi trong cuộc rượt đuổi mở (ví dụ như nhện sói). Loài nhện này đan một tấm lưới nhỏ gắn vào hai chân trước. Sau đó, nó ẩn nấp để chờ đợi con mồi tiềm năng và khi con mồi như vậy đến, lao về phía trước để quấn nạn nhân trong lưới, cắn và làm tê liệt nó. Do đó, loài nhện này tiêu tốn ít năng lượng hơn khi bắt mồi so với những kẻ săn mồi nguyên thủy như nhện sói. Nó cũng tránh mất năng lượng khi dệt một mạng lớn. Một số con nhện quay những sợi tơ để đón gió và sau đó đi theo gió đến một địa điểm mới.

    Không phải tất cả nhện đều làm mạng nhện
    Không phải tất cả nhện đều làm mạng nhện
    Không phải tất cả nhện đều làm mạng nhện
    Không phải tất cả nhện đều làm mạng nhện
  14. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng loài nhện không thực sự có máu. Những gì chúng có được gọi là “Hemolymph“. Trên thực tế, máu của chúng ta dựa vào phân tử Hemoglobin có chứa sắt nên vì thế chúng có màu đỏ. Tuy nhiên, máu của loài nhện lại dựa vào chất đạm Hemocyanin có nguồn gốc từ đồng. Chất Hemocyanin này có màu khá trong, nhưng khi tiếp xúc với oxy nó sẽ biến thành màu xanh đậm.

    Máu của nhện có màu xanh
    Máu của nhện có màu xanh
    Máu của nhện có màu xanh
    Máu của nhện có màu xanh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy