Top 5 Tác dụng của cá ngựa và cách dùng đúng cách nhất
Cá ngựa (hải mã) là động vật nước mặt, có hình dạng lạ mắt và độc đáo, thường sống ở đại dương. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác biệt so với các loại cá ... xem thêm...thông thường khác. Trong đông y, cá ngựa có vị mặn, ngọt, tính ôn và không có độc. Dược liệu được quy vào hai kinh Can và Thận. Với tính vị đó, sử dụng hải mã có tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí, tán kết tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu báng hòn. Hiện nay, với nhiều nghiên cứu bài bản hơn, lợi ích cũng như cách dùng cá ngựa để trị bệnh đã được khẳng định và hướng dẫn cụ thể. Hãy cùng Toplist tìm hiểu tác dụng của cá ngựa qua bài viết dưới đây nhé!
-
Chữa liệt dương, yếu sinh lý
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, lượng enzym được tìm thấy bên trong cá ngựa có khả năng tổng hợp Prostaglandin. Prostaglandin là một chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hệ miễn dịch và hormon. Ngoài ra chất này còn có tác dụng kích thích sự cường dương và sự tiết hormon oxytocin ở nam giới. Prostaglandin là một chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hệ miễn dịch và hormon. Ngoài ra chất này và tiền chất của nó còn có tác dụng kích thích sự cường dương và sự tiết hormon oxytocin ở nam giới. Tác dụng này được hình thành là do Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng tác động vào vùng điều khiển tình dục của tuyến yên được xác định trong não người. Hơn thế chất Prostaglandin còn có tác dụng kích thích sự sản xuất oxytocin. Đây là một loại hormon có khả năng chi phối các hoạt động tình dục bên trong não bộ.
Docosahexaenoic acid (DHA) là một chất có khả năng kích thích sự sản xuất tinh trùng của quý ông. Chất Peptid hoạt động như những chất kháng khuẩn tự nhiên. Chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tế bào ngoại lai. Trong Y học cổ truyền, cá ngựa mang trong mình tính ấm, vị ngọt mặn, không độc. Qui vào can thận. Nhờ đặc tính này, cá ngựa có khả năng kích thích sự lưu thông khí huyết, chữa suy nhược thần kinh chống di tinh, cải thiện khả năng sinh sản. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, cá ngựa còn có tác dụng cường dương, bổ thận, ôn trung hành khí. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và chức năng sinh lý cho nam giới. Hơn thế cá ngựa còn giúp điều trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý, ôn thận tráng dương, chữa chấn thương bầm dập, nam giới bất lực về sinh lý.
Nguyên liệu:
- 1 đôi cá ngựa.
- 1 con gà sống non.
- 10 gram nấm hương.
- Hành củ, hành hoa, gừng tươi, rượu, nấm hương, gia vị...
Cách thực hiện:
- Nấm hương mang đi rửa sạch và ngâm nước cho nở.
- Mang cá ngựa rửa sạch, làm sạch lông và rửa sạch gà.
- Gừng cạo bỏ vỏ và mang đi rửa sạch, thái gừng thành từng lát mỏng. Hành củ loại bỏ phần vỏ và rửa sạch, thái lát.
- Cho gà vào nồi, luộc chín và rút bỏ xương.
- Đặt nấm hương, cá ngựa, hành hoa, gừng tươi và hành củ đã thái lát lên trên và xung quanh gà. Thêm muối, rượu và các gia vị cần thiết.
- Thực hiện hầm nhừ trong 30 phút
- Nêm nếm sao cho vừa ăn, tắt bếp. Ăn ngay khi còn ấm.
- 1 đôi cá ngựa.
-
Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy
Từ xa xưa, cá ngựa là một trong những dược liệu quý được dâng vào triều đình để bồi bổ cơ thể cho vua chúa. Hiện nay, với công dụng của cá ngựa, ngày càng có nhiều người tin dùng dược liệu này để điều trị bệnh. Cá ngựa (hải mã) là động vật nước mặt, có hình dạng lạ mắt và độc đáo, thường sống ở đại dương. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác biệt so với các loại cá thông thường khác. Cá ngựa có tính ôn, vị ngọt, mặn, mùi tanh (nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục, giảm đau, trị huyết khí thông, phụ nữ khó đẻ.
Bài thuốc từ cá ngựa chữa yếu sinh lý, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy là sự kết hợp giữa những dưỡng chất có trong cá ngựa, long nhãn, cốt toái bổ và nhân sâm. Bài thuốc này có khả năng kích thích sự hưng phấn và tăng ham muốn tình dục ở cả nam giới và phụ nữ. Đồng thời giúp điều trị bệnh yếu sinh lý, giúp quan hệ lâu ra, làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng. Ngoài ra bài thuốc từ cá ngựa chữa yếu sinh lý, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy còn có tác dụng chữa bệnh liệt dương, cải thiện sự cương cứng của dương vật, phụ nữ dễ mang thai và dễ sinh nở.
Nguyên liệu:
- 30 gram cá ngựa.
- 30 gram nhân sâm.
- 20 gram long nhãn.
- 20 gram cốt toái bổ.
- 1 lít rượu 30 - 45 độ.
Cách thực hiện:
- Mang cá ngựa, nhân sâm, long nhãn và cốt toái bổ rửa sạch, để ráo nước.
- Dùng dao thái các vị thuốc thành từng miếng nhỏ.
- Cho các vị thuốc vào bình thủy tinh có nắp đậy.
- Rót rượu vào thuốc, sau đó đậy kín nắp và bảo quản ở những nơi khô ráo.
- Ngâm thuốc trong rượu càng lâu càng tốt, ngâm từ 7 - 10 ngày là có thể dùng được.
- Uống 20 - 40ml rượu thuốc/ngày. Có thể pha thêm một ít mật ong nguyên chất cho dễ uống và tăng hiệu quả chữa bệnh.
- 30 gram cá ngựa.
-
Chữa ho suyễn, thở khò khè
Đã từ lâu, cá ngựa luôn được xem là vị “cứu tinh” của các quý ông. Bởi công dụng bổ thận tráng dương, điều hòa khí huyết nên cá ngựa được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y để điều trị các bệnh lý yếu sinh lý, liệt dương, chống di tinh, chữa suy nhược thần kinh, cải thiện và nâng cao chức năng sinh sản phái mạnh. Không chỉ thế, cá ngựa còn được biết đến với khả năng điều trị vô sinh hoặc sinh nở khó khăn, thai ra khó ở nữ giới. Hiện nay, không tìm thấy nhiều tài liệu nghiên cứu về công dụng chữa ho suyễn của cá ngựa.
Tuy nhiên, theo đông y, cá ngựa có tác dụng làm ôn ấm và khai thông mạch nhâm. Sách đông y vẫn có một số bài thuốc hướng dẫn sử dụng cá ngựa để chữa chứng hen suyễn lâu ngày, khó thở, thở khò khè. Theo chia sẻ của Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Cá ngựa còn có tên gọi khác là Thủy mã, có vị ngọt mặn, tính ấm; quy vào can thận; tác dụng bổ thận, điều hòa khí huyết, cường dường. Công dụng đặc biệt nhất là trị liệt dương, di tinh, thận hư, xuất tinh sớm…và trong nhiều trường hợp còn “có thể” điều trị căn bệnh hen suyễn.”
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị 2 con cá ngựa, 1 đực, 1 cái.
- Cá ngựa làm sạch, bỏ ruột rồi đem phơi khô.
- Tẩm rượu rồi sao vàng lên, hoặc bạn cũng có thể đem nướng chín/ sấy khô cá ngựa.
- Nghiền thành bột mịn.
Cách thực hiện:
- Pha 4 - 12g bột cá ngựa với nước nóng hoặc rượu (nên chọn loại rượu thấp độ để đạt hiệu quả tốt nhất) để uống.
- Uống 4-6 h/lần. Ngày uống 1 - 2 lần.
- Chuẩn bị 2 con cá ngựa, 1 đực, 1 cái.
-
Chữa sưng thận kinh niên
Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus sp hay còn được gọi với cái tên Hải Mã, Hải Long hoặc Thủy Mã. Đây là một loại sinh vật độc đáo từ biển cả. Chúng có diện mạo giống với con ngựa, mình dẹt, cổ cong, dài, mõm và đuôi có hình dáng khác lạ. Về đặc điểm sinh học, cá ngựa thường có chiều dài từ 15 - 20cm. Đường kính thân từ 2 - 4cm với nhiều gai nhọn trên cơ thể. Cá ngựa có rất nhiều xương nhưng không hề có vảy. Tuy nhiên nó có một lớp da mỏng, cứng và dai bao bọc bên ngoài các đốt xương và xếp thành vòng tròn bên trong cơ thể.
Cá ngựa bơi theo kiểu thẳng đứng, tốc độ bơi khá chậm với một chiếc cổ linh hoạt cùng một cái ngạnh giống như đội vương miện trên đầu. Ngoài ra nó còn có một cái miệng thuôn dài để hút thức ăn và một đôi mắt có thể di chuyển độc lập. Cá ngựa thường được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới hoặc ôn đới. Chúng ẩn náu trong các thảm cỏ biển, rạn san hô hoặc rừng ngập mặn. Theo y học cổ truyền thì tác dụng của cá ngựa rất đa dạng, đây là phương thuốc quý hiếm giúp tăng cường sinh lực ở nam giới. Người ta cho rằng các protein, lipid, acid amin, acid béo trong cá ngựa có tác dụng chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa, chống khối u, giải độc, tiêu viêm, tái tạo tế bào hồng cầu và chữa được chứng sưng thận kinh niên.Nguyên liệu:
- 1 con cá ngựa to.
- 1 quả cật lợn.
Cách thực hiện:
- Rang cá ngựa chín vàng và nghiền thành bột mịn.
- Cật lợn cắt đôi, bóp muối chanh và rửa sạch.
- Sau đó cho bột cá ngựa và bên trong cật lợn, buộc chặt chỗ hở lại.
- Đem hấp cách thủy đến khi chín và ăn hết trong một lần.
- Ăn liên tục trong 15 ngày sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
-
Chữa khó đẻ ở sản phụ
Cá ngựa còn gọi là Hải mã - Tên gọi “hải mã” được bắt nguồn bởi hình dáng bên ngoài, cá ngựa có phần đầu giống đầu của ngựa và sinh sống ở vùng nước mặn nên được đặt tên như vậy. Với Y học cổ truyền thì cá ngựa khô là dược liệu quý, được ghi chép trong nhiều tài liệu sách cổ. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về cá ngựa khô và nhận định, trong dược liệu có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể con người như omega-3, acid amin, các loại enzyme, protein và nguyên tố vi lượng.
Bất kỳ loại cá ngựa nào, to hay nhỏ, màu gì đều có thể dùng làm dược liệu được, nhưng nhiều người tin rằng, loại có màu trắng và vàng là loại tốt nhất. Dược liệu này cũng được nhiều công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Với nam giới: Tăng cường chức năng sinh lý nam giới, chữa liệt dương, chữa rối loạn cương dương, chữa xuất tinh sớm, chữa chứng di tinh di niệu, cải thiện chức năng sinh sản. Với phụ nữ: Chữa vô sinh hiếm muộn, dùng cho sản phụ khó đẻ.
Nguyên liệu:
- 1cặp cá ngựa.
- 1 chiếc chảo.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 con cá ngựa, đốt trực tiếp hoặc áp lên chảo nóng sao cho chỉ cháy 70% lớp ngoài cùng, trở đều cho cháy sém hai mặt, khi lửa bắt đầu bén tàn thì dừng lại, lấy ra và để cho nguội.
- Sau đó tán thành bột mịn và đồng nhất.
- Lấy 10g bột cho sản phụ uống, đồng thời tay cầm con cá ngựa còn lại trong cùng một cặp.