Top 10 thói quen đơn giản nhất giúp bạn học mọi thứ nhanh chóng gấp đôi

Hai Yen Pham 6349 0 Báo lỗi

Bạn có trí nhớ không được tốt, việc học một thứ mới làm mất khá nhiều thời gian của bạn. Đừng lo, hãy thử những thói quen mà Toplist giới thiệu sau đây, biết ... xem thêm...

  1. Trên thế giới, bạn có thể dễ dàng bắt gặp vô số doanh nhân thành đạt về tài sản theo kèm địa vị xã hội. Hầu hết họ đều có một điểm chung là họ đọc rất nhiều sách, và họ duy trì thói quen đọc sách của họ hàng ngày. Không một ai có thể phủ nhận được tác dụng của việc đọc sách đối với con người.


    Tuy nhiên, đọc sách như thế nào cho đúng, cho hiệu quả cũng là một vấn đề mà không phải ai cũng biết. Đọc sách nhanh không có nghĩa là chỉ đọc qua loa, đọc thoáng qua để rồi quên hết mọi thứ ngày sau đó. Đọc sách nhanh bao gồm rất nhiều kỹ năng khác như là: phân cụm bài đọc. không đọc thành tiếng, đọc lướt để lấy được nội dung cơ bản, sử dụng một số công cụ để note như là bút màu, giấy nhớ,... Bạn có thể tìm kiếm ứng dụng giúp rèn luyện đọc nhanh như Spreeder.

    "Đọc sách hay là chết' - trang Facebook về sách rất hay và ý nghĩa
    Luyện kỹ năng đọc nhanh
    Luyện kỹ năng đọc nhanh

  2. Về địa điểm: Mỗi người sẽ có một mức độ tập trung khác nhau. Chẳng hạn như: bạn có mức độ tập trung cao và không thích những không gian quá chật hẹp, hãy đầu tư một khoản nhỏ để ra quán coffee có không gian rộng rãi và thoáng đãng. Còn nếu như là một người có khả năng tập trung không cao, dễ bị phân tán tư tưởng, thư viện sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn.


    Về thời gian: Theo đồng hồ sinh học của từng người, mỗi người sẽ có một khả năng tập trung riêng. Đó có thể là sáng sớm, có thể là đêm khuya hay là buổi sáng. Vì vậy nên bạn hãy cố gắng quan sát lại thời gian phù hợp với bản thân.


    Về tâm trạng: Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất. Bạn nhất thiết cần phải có một cảm giác thoải mái và muốn tập trung khi làm việc thì mới thu được hiệu quả cao. Vậy nên, hãy tạo ra sự thoải mái bằng nhiều cách khác nhau: tắm trước khi học, nghe nhạc,...

    Kiểm soát môi trường học
    Kiểm soát môi trường học
    Kiểm soát môi trường học
    Kiểm soát môi trường học
  3. Hoạt động ghi chép giúp não bộ phân tích và tổng hợp lại những thứ chúng ta đang học. Việc ghi chép cũng giúp não bộ hồi tưởng lại các thông tin đã tiếp nhận, yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học bất cứ thứ gì.


    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ghi chép bằng tay có tác dụng vượt trội hơn so với ghi chép theo cách đánh máy tính. Viết tay giúp bạn đánh giá một cách chậm rãi và hiệu quả hơn về các thông tin vừa được nghe. Như vậy, để tăng tốc độ học, bạn hãy cố gắng viết tay những điều quan trọng ra giấy.


    Những ứng dụng ghi chú đám mây như Evernote (miễn phí với gói cơ bản) rất hữu ích trong trường hợp này. Evernote không chỉ cho phép bạn đồng bộ các nội dung gõ máy lên tất cả các thiết bị và nền tảng mà còn có thể scan các bản viết tay để lưu trữ lâu dài.

    Ghi chép tay hiệu quả
    Ghi chép tay hiệu quả
    Ghi chép
    Ghi chép
  4. Bạn có thể rút ngắn thời gian học bằng cách tạo ra những hình ảnh liên tưởng những thứ mới học đến những thứ bạn đã biết. Kỹ thuật này bao gồm cả việc sử dụng từ viết tắt, từ đồng âm hay những sự vật liên quan có thể giúp bạn nhớ được các thông tin vừa tiếp thu được. Việc liên tưởng những thứ đang học với những gì thú vị cũng sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn.

    Vẽ với cũng là một cách để bạn tăng trí nhớ cùng trí tưởng tượng
    Vẽ với cũng là một cách để bạn tăng trí nhớ cùng trí tưởng tượng
    Tạo ra các hình ảnh liên tưởng trong đầu
    Tạo ra các hình ảnh liên tưởng trong đầu
  5. Não bộ của bạn cũng như cơ thể thôi – luyện tập nhiều mới khỏe và hiệu quả. Hãy học những thứ mới, thậm chí cả những thứ từng rất xa lạ với bạn, đặt ra những thách thức mới cho chính mình hay thậm chí là chơi những game trí tuệ


    Học một ngôn ngữ mới, học những thứ mà bạn chưa từng thử, học những trào lưu mới, những gì xa lạ với bạn. Đặt ra những thách thức mới cho bản thân hay chơi những trò chơi trí tuệ để có thể nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ, tư duy logic. Càng luyện tập nhiều, não bộ của bạn sẽ càng tiếp thu nhanh hơn.

    Rèn luyện bộ não
    Rèn luyện bộ não
    Thường xuyên luyện tập cho bộ não
    Thường xuyên luyện tập cho bộ não
  6. Con người có 4 loại sóng não là alpha, beta, theta và delta. Trong số này, trạng thái alpha (thường dao động trong khoảng 8-13 Hz) chính là lúc sự tập trung và khả năng học tập của chúng ta dễ đạt đến đỉnh điểm nhất.


    Trạng thái Alpha được coi là trạng thái tập trung tuyệt vời dành cho não bộ của con người. Bạn có thể dẫn dắt não bộ của mình đến trạng thái Alpha bằng cách nghe những bản nhạc có beat rơi vào khoảng 8 - 13 Hz. Cố gắng không nghe nhạc có lời, nó sẽ có thể làm bạn phân tâm.

    Nghe nhạc để kích thích não bộ
    Nghe nhạc để kích thích não bộ
    Nghe nhạc để kích thích trạng thái Alpha trong não
    Nghe nhạc để kích thích trạng thái Alpha trong não
  7. Đây là một phương pháp có thể giúp bạn ghi nhớ những gì bạn đã được học một cách vô cùng hiệu quả. Khi đi dạy cho người khác, bạn có thể giữ lại được trong đầu bạn từ 85 - 95% những gì bạn được tiếp thu từ trên lớp hay ngoài đời, đặc biệt là bạn nên dạy cho người khác những gì bạn tự học được.


    Chia sẻ kiến thức với người khác không chỉ giúp họ học được những thứ mới mà chính xác là bạn cũng đang tự giúp mình ngấm mọi thứ nhanh hơn bởi hoạt động này khiến não phải hồi tưởng, hệ thống lại và tìm cách diễn đạt trôi chảy mọi thứ vừa được học.

    Dạy học rèn luyện trí nhớ
    Dạy học rèn luyện trí nhớ
    Đi dạy người khác những gì bạn học được
    Đi dạy người khác những gì bạn học được
  8. Không gì có thể đánh bật lại được việc bắt tay trực tiếp làm thứ gì đó. Kiến thức sách vở chỉ có thể có giá trị khi được ứng dụng vào thực tế. Ví dụ việc bạn có thể đọc rất nhiều sách về đầu tư chứng khoán nhưng chỉ đến khi bạn chính thức bắt tay mua những cổ phiếu đầu tiên bằng tiền của mình, bạn mới có thể hiểu rõ tất cả quá trình này đòi hỏi những gì.


    Một phương pháp khác là khiến bản thân mình đắm chìm trong trải nghiệm học. Ví dụ nếu bạn đang học tiếng Tây Ban Nha thì hãy dành vài tháng sống ở Mexico, cố gắng chỉ dùng tiếng Tây Ban Nha trong giao tiếp hàng ngày hay nói chuyện thật nhiều với người nói tiếng Tây Ban Nha ở nơi bạn sống. Chắc chắn trong vài tháng này bạn sẽ học được nhiều hơn cả vài năm ngồi cày ở nhà.

    Trải nghiệm thực tế
    Trải nghiệm thực tế
    Trải nghiệm thực tế
    Trải nghiệm thực tế
  9. Kết hợp đa dạng nhiều phương pháp học (như hình ảnh, đọc, viết và cảm xúc/vận động – hay còn gọi là mô hình VARK) nhau có thể thúc đẩy hứng thú của người học. Nếu bạn là người học thiên về thị giác, hãy vẽ thật nhiều hình ảnh, sơ đồ tư duy hay PowerPoint để kích thích bản thân. Nếu bạn thích học kiểu tiếp xúc, vận động trực tiếp thì còn chờ gì mà không nhúng tay làm thứ gì đó mới học (hoặc đôi khi là tìm hiểu những thứ liên quan)?


    Một khi đã hiểu rõ phương thức có thể khiến mình học tốt nhất, bạn có thể tăng tốc độ học của bản thân bằng cách áp dụng chúng nhiều hơn. Thế nhưng tốt nhất là hãy kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp lại với nhau. Chẳng hạn nếu bạn đang học kỹ năng code qua một bài viết, hãy đọc to nó ra và tưởng tượng trong đầu sơ bộ cách bạn sẽ làm nó ra sao rồi áp dụng ngay vào xây dựng website/ứng dụng của chính mình.

    Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau
    Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau
    Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau
    Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau
  10. Tác giả Malcolm Gladwell của cuốn sách bán chạy Outliers: The Story of Success từng đưa ra nguyên lý nổi tiếng về nỗ lực “luyện tập có chủ đích” (deliberate practice). Luyện tập có chủ đích là khi bạn tập trung hết sức vào cải thiện một kỹ năng nào đó và sẵn sàng vượt thoát khỏi “vùng an toàn” thông thường của mình. Đây cũng là thứ khiến nhiều vận động viên và nhạc công nâng cao trình độ của mình một cách nhanh chóng hơn những người khác rất nhiều.


    Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng bằng cách thay đổi cách luyện tập ít nhiều (chẳng hạn như tăng thêm áp lực về thời gian, độ khó,…) bạn có thể tăng tốc độ học của mình rất nhiều. Lý do là bởi thay đổi cách luyện tập cũ có thể khiến não của bạn củng cố lại những gì đã biết. Thời gian lý tưởng để bạn thay đổi phương pháp rèn luyện là sau mỗi 6 tiếng luyện tập một phương pháp nào đó.

    Chuyển cách học sau mỗi 6 tiếng
    Chuyển cách học sau mỗi 6 tiếng
    Chuyển cách học sau mỗi 6 tiếng
    Chuyển cách học sau mỗi 6 tiếng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy