Top 11 Thông tin hữu ích cần biết về loài gà tre

Hoàng Thu Thuỷ 1035 0 Báo lỗi

Gà tre là giống gà bản địa xuất hiện phổ biến tại khu vực miền Nam của Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Tây Nam Bộ. Gà tre thu hút người nhìn bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nguồn gốc tên gọi gà tre

    Gà tre (chính xác là "gà che" theo tiếng Khmer là mon-che) là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Là giống gà có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh.


    Tuy nhiên giống gà này dường như chưa được giới khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, chưa thấy có tư liệu chính thức nào viết về loài này. Tên gọi của nó là "Gà Che" theo cách gọi của người Khmer, về sau, khi giống gà này phổ biến khắp Việt Nam, người Việt ta lại tưởng cái tên "Che" là do dân miền Tây Nam Bộ phát âm sai nên sửa lại là Gà Tre. Cái tên gà tre bắt đầu xuất hiện và phổ biến từ đó.

    Nguồn gốc tên gọi gà tre
    Nguồn gốc tên gọi gà tre
    Nguồn gốc tên gọi gà tre
    Nguồn gốc tên gọi gà tre

  2. Top 2

    Đặc điểm ngoại hình

    Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác. Căn cứ vào sự thống kê không chính thức các ý kiến của những người đã sống vào những thập niên 40, 50 thế kỉ trước ở miền Tây Nam Bộ thì gà tre có ba sắc lông chính.


    Đặc điểm các bộ phận chính của gà tre:

    • Lông gà bóng mượt, khá dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay.
    • Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi.Mỏ xinh xinh như hình tam giác.
    • Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mồng gà rừng.
    • Đuôi: Đuôi gà nghiêng một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm.
    • Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất,kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại
    • Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, tiếng gáy thanh, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh.
      Đặc điểm hình dáng của gà tre
      Đặc điểm hình dáng của gà tre
      Đặc điểm hình dáng của gà tre
      Đặc điểm hình dáng của gà tre
    • Top 3

      Đặc điểm tính cách của gà tre

      Gà tre trống rất hiếu chiến và có tính bảo vệ lãnh thổ rất cao đối với những đối thủ cạnh tranh nhưng sẵn sàng bỏ qua cho những con trống cùng bầy nếu như những con này chịu phục tùng nó, tức là không được gáy trước mặt nó và dĩ nhiên là không được tranh giành gà mái với nó.


      Gà tre trống đá rất giỏi và lì đòn, nhất là các con gà được hai năm tuổi trở lên (nếu nhỏ hơn tuổi này chúng rất dễ bỏ chạy khi đang đá để rồi sau đó quay lại đá tiếp rồi lại bỏ chạy cứ thế lặp đi lặp lại vài lần rồi chạy hẳn), khi đó chúng có thể đánh bại những đối thủ nặng ký hơn gấp ba, bốn lần thuộc các giống gà thịt, thậm chí gà chọi (gà nòi) tơ cũng không phải là đối thủ. Một trận đấu của hai con gà tre trưởng thành kéo dài vài tiếng đồng hồ là thường. Nhiều người cho rằng chúng đá tới chết là hơi phóng đại, tuy nhiên một trong hai con có thể chết sau đó do bị thương quá nặng hoặc không thể nào phục hồi lại thể lực là có thật.

      Đặc điểm tính cách của gà tre
      Đặc điểm tính cách của gà tre
      Đặc điểm tính cách của gà tre
      Đặc điểm tính cách của gà tre
    • Top 4

      Các giống gà tre

      Dựa vào màu sắc của sự lai tạo với các giống gà khác, gà tre gồm 3 giống với 3 sắc lông chính như sau:

      • Gà chuối tre: con trống có lông màu trắng - đỏ - đen với phần lông cổ và lông mã ở lưng có màu trắng cùng vài điểm sọc đen hơi mờ ở giữa; lông bụng, lông ngực, lông đuôi có màu đen tuyền; con mái có lông màu trắng-đen
      • Gà điều tre: con trống có lông phần lưng và phần đuôi giống gà chuối tre nhưng lông mã ở lưng lại có màu đỏ tía hoặc đỏ lửa; con mái có màu lông pha giữa màu nâu và đen
      • Một số giống gà tre khác với nhiều màu sắc đa dạng và bắt mắt như đỏ tía, trắng-đỏ, vàng-trắng muốt, đen, xám, trắng, vàng,…

      Ngoài ra, tại Việt Nam còn sở hữu các giống gà tre đặc trưng gồm: gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ và gà tre Serama có giá trị kinh tế khá cao, được nuôi làm cảnh hoặc thi chọi tại các cuộc thi trên cả nước.

      Các giống gà tre
      Các giống gà tre
      Các giống gà tre
      Các giống gà tre
    • Top 5

      Thức ăn của gà tre

      Thức ăn cho gà tre không quá khác biệt với các loại gà khác nhưng cần chuẩn bị và cho ăn một cách cẩn thận. Gà tre thường nhạy cảm thức ăn hơn nên chế độ dinh dưỡng ѕẽ phải cầu kỳ hơn. Đối với gà tre thương phẩm và gà tre cảnh, gà tre đá chọi lại có chế độ chăm sóc tương đối khác nhau để phù hợp với đặc điểm của nó.


      Để đảm bảo cho gà tre sống khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì cần cho ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại thức ăn chủ yếu cho gà tre bao gồm:

      • Thóc lúa: Thóc lúa là thành phần chủ yếu của gà tre cũng như các loại gà khác. Trong thóc lúa sẽ có các thành phần giúp thịt gà săn chắc, các cơ khỏe mạnh giúp gà tăng sức đề kháng, có thể chịu được đòn khi đá chọi. Đối với gà đẻ thì nó không thể thiếu để tạo nên lớp vỏ trứng cứng cáp.
      • Rau xanh: Thành phần rau xanh cung cấp chất xơ tất nhiên đồng thời có cả vitamin K giúp gà thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng trong ngày hè nắng nóng. Rau xanh có thể cho gà ăn trực tiếp hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn để gà ăn được nhiều hơn.
      • Mồi: loại mồi sẽ cung сấp cho gà trе chất đạm, protein gіúp cho gà hồi phục sức khỏe. Сhính vì vậу, khі nuôi bất kỳ loại gà nào thì đều không thể thiếυ thành phần này.
      • Thức ăn công nghiệp
      • Nước
      Thức ăn của gà tre
      Thức ăn của gà tre
      Thức ăn của gà tre
      Thức ăn của gà tre
    • Top 6

      Chăm sóc gà tre đúng cách

      Trước đây gà tre được nuôi thả trong vườn nhà và gần như không thể thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, cụ thể là chúng rất khó sinh sản nếu nhốt trong chuồng hẹp, khoảng thập niên tám mươi người viết bài này đã thử nhốt chung một cặp gà trưởng thành vào chuồng có kích thước 80x80x80mm. Gà mái vẫn đẻ trứng nhưng không có trống do gà trống không đạp mái. Dưới đây là cách chăm sóc gà tre đúng cách:

      • Gà tre là giống gà khá dễ nuôi, tốn ít diện tích cho chuồng trại, chủ yếu được nuôi thả trong vườn nhà, ở góc sân hay dưới mái hiên.
      • Chúng có khả năng miễn dịch khá cao nên rất ít bị bệnh tật. Tuy nhiên, người nuôi cũng cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở gà tre, nhất là những tháng đầu tiên sau sinh nở như: bệnh đậu gà, cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng gà, bệnh marek, bệnh hô hấp mãn tính,…
      • Vì đặc điểm kích thước cơ thể giống gà tre khá nhỏ nên khi nuôi nhốt, không nên để gà tre chung chuồng với giống gà khác có kích thước lớn hơn.
      • Chuồng nuôi, máng cho ăn, cho uống phải được khử trùng sạch sẽ, khô ráo, đảm bảo mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm, tránh gió lùa. Có thể dùng trấu, bột cưa độn chuồng và phun sát trùng trước khi nuôi.
      Chăm sóc gà tre đúng cách
      Chăm sóc gà tre đúng cách
      Chăm sóc gà tre đúng cách
      Chăm sóc gà tre đúng cách
    • Top 7

      Đặc điểm sinh sản của gà tre

      Gà có thể trưởng thành sau sáu tháng nuôi tuy nhiên để thật sự thành thục thì phải sau tám tháng với gà mái và một năm đối với gà trống. Khả năng đẻ trứng của gà mái có sự thay đổi tùy theo cá thể. Nếu để sinh sản tự nhiên gà đẻ khoảng ba đến bốn lứa một năm. Nếu ta lấy trứng không cho gà ấp thì mỗi lứa trứng sẽ cách nhau từ hai mươi đến ba mươi ngày.


      Số lượng trứng mỗi lúa thường trên dưới mười quả, một số cá thể có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lứa. Tuy nhiên đây là giống gà ít được nuôi phổ biến nên một số trường hợp bị thoái hóa do cận huyết số trứng mỗi lứa có khi chỉ là năm sáu quả mà thôi, thậm chí gà đẻ không liên tục.

      Đặc điểm sinh sản của gà tre
      Đặc điểm sinh sản của gà tre
      Đặc điểm sinh sản của gà tre
      Đặc điểm sinh sản của gà tre
    • Top 8

      Giá bán gà tre

      Giá gà tre cảnh hay gà tre chọi cao hay thấp chủ yếu dựa vào tổng quan hình dáng cơ thể và màu sắc của bộ lông. Được biết, giống gà Tân Châu có giá bán khoảng từ 1 triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con; giống gà Serama có giá khoảng từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con


      Gà tre thịt giá bao nhiêu?

      • Giá gà tre thịt từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.
      • Giá gà tre con từ 1 tuần tuổi có giá 25.000 – 35.000 đồng/con.
      • Giá trứng gà tre từ 2500 – 3000 đồng/quả.
      Giá bán gà tre
      Giá bán gà tre
      Giá bán gà tre
      Giá bán gà tre
    • Top 9

      Trọng lượng

      Có thể nói đây là giống gà nhỏ nhất Việt Nam nếu không tính đến các giống gà cảnh ngoại nhập. Gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 800 gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400 gram mà thôi.


      Gà Tre có khối lượng cơ thể:

      • Gà con lúc mới nở là 16,5 – 21,2 g.
      • Lúc 8 tuần tuổi:
        • Gà trống 371,2 – 420,3 g/con
        • Gà mái 337,30 – 368,7 g.
      • Đến 20 tuần tuổi
        • Gà trống 857,22 – 910,8 g/con
        • Gà mái 565,3 – 586,6 g/con.
      Trọng lượng
      Trọng lượng
      Trọng lượng
      Trọng lượng
    • Top 10

      Tình trạng bảo tồn

      Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, gà Tre Nam Bộ bị suy giảm số lượng nghiêm trọng do các nguyên nhân sau:

      • Không mang lại hiệu quả kinh tế nên không được nuôi.
      • Bị lai tạo với các giống gà thịt khác để tăng trọng lượng rồi bán về thành thị làm món đặc sản vì thịt gà tre vốn có tiếng là ngon.
      • Bị lai tạo với gà chọi (gà nòi lông), gà Mỹ, Asil, Pêru, Mã Lai nhằm cải thiện tầm vóc, thể lực và khả năng dùng cựa sắt phục vụ cho giới chọi gà.
      • Cơn sốt các giống gà cảnh khác như gà tre Tân Châu mà thực ra là một sản phẩm lai tạo từ gà tre Nam Bộ với các giống gà khác của những người nuôi gà cảnh vùng An Giang, gà tre Thái Lan, Malaisia, Nhật Bản... đã thúc đẩy những người nuôi gà cảnh ít ỏi còn lại từ bỏ giống gà tre nguyên thủy hoặc lai tạo chúng với các giống gà trên càng làm cho gà tre Nam Bộ tiến nhanh đến nguy cơ tuyệt chủng.
      Tình trạng bảo tồn
      Tình trạng bảo tồn
      Tình trạng bảo tồn
      Tình trạng bảo tồn
    • Top 11

      Một số thông tin thú vị khác

      Một số thông tin thú vị khác về loài gà tre:

      • Xuất hiện giống gà Tân Châu tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có chiếc đuôi dài gần 1m với giá bán hàng nghìn đô
      • Gà tre sở hữu một nguồn gen độc đáo của Việt Nam nhưng do không được nuôi phổ biến, cộng với việc nhiều chủ nuôi áp dụng lai tạo với nhiều giống gà khác để cải thiện vóc dáng, thể chất ngày càng cao nên nguy cơ mai mọt giống, tuyệt chủng là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
      Một số thông tin thú vị khác
      Một số thông tin thú vị khác
      Một số thông tin thú vị khác
      Một số thông tin thú vị khác



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy