Top 11 Sự thật thú vị nhất về loài Kangaroo

Hoàng Thu Thuỷ 119 0 Báo lỗi

Hình ảnh những chú chuột túi Kangaroo từ lâu đã là biểu tượng đặc trưng của nước Úc với vẻ ngoài mong manh dễ thương. Tuy vậy, trong thế giới loài vật, ... xem thêm...

  1. Chuột túi có đôi chân sau mạnh mẽ, cái đuôi dài, chắc khỏe cùng phần chân trước nhỏ hơn. Chúng thuộc chi Macropus, dịch ra có nghĩa là “chân to“. Nhờ đôi bàn chân có kích thước khủng này mà chuột túi có thể nhảy tới khoảng cách 9 mét chỉ với 1 lần bật chân và di chuyển với vận tốc 48km/giờ. Cái đuôi của loài này hỗ trợ việc cân bằng cơ thể khi nhảy. Chúng cũng là loài có chiều cao lớn nhất trong những loài có túi với chiều cao hơn 2 mét.


    Vì là động vật ăn cỏ nên chuột túi phát triển cho mình một bộ hàm riêng biệt. Răng cửa của nó có thể nhai cỏ gần mặt đất, còn răng hàm làm nhiệm vụ cắt và nghiền cỏ làm nhiều mảnh. Chất hóa học có tên “điôxít silic” trong cỏ có khả năng mài mòn nên sau một thời gian, hàm răng của chuột túi sẽ dần dần rụng ra và được thay thế bởi những cái răng mới mọc. Quá trình thay răng này được gọi là “polyphyodonty” và chỉ xuất hiện trong các loài động vật có vú như voi biển và lợn biển.

    Đặc điểm
    Đặc điểm
    Đặc điểm
    Đặc điểm

  2. Chuột túi chủ yếu phát triển ở miền Đông nước Úc. Loài này sống theo bầy đàn khoảng từ 50 cá thể trở lên. Nếu bị đe dọa, chuột túi sẽ dậm mạnh chân mình xuống đất để cảnh báo đối phương. Chúng chiến đấu với kẻ thù bằng cách đá và đôi khi còn cắn vào người đối thủ.


    Bên cạnh con người và những chú chó dingo, chuột túi còn có một vài kẻ thù đến từ tự nhiên như nhiệt độ nóng bức, hạn hán, khan hiếm thức ăn, hay môi trường sống biến mất.


    Chuột túi có thói quen dành cả ngày để nghỉ ngơi trong những bóng râm, chỉ đến đêm và sáng sớm chúng mới di chuyển và kiếm ăn.

    Tập tính
    Tập tính
    Tập tính
    Tập tính
  3. Thông thường, chuột túi chỉ đẻ 1 con mỗi lứa. Chuột túi cái có một chiếc túi trên bụng của mình, đó cũng là nơi mà chúng nuôi con non. Những “bé” chuột túi con mới sinh ra dài khoảng 2,5 cm, chỉ tương đương với một quả nho nhỏ. Nhờ phần lông túi dày và an toàn, con non chỉ việc nằm trong bụng mẹ nó và đi du ngoạn khắp nơi, chẳng phải lo nghĩ gì. Vì không thể bú hoặc nuốt nên chuột túi mẹ phải bơm sữa xuống cổ họng của con non.


    Sau khoảng 4 tháng, thỉnh thoảng, những con non mới dám bước ra khỏi túi, bắt đầu gặm cỏ và ăn các cây bụi nhỏ. 10 tháng tuổi qua đi, chúng sẽ đủ chín chắn và trưởng thành để tự sống một mình mà không cần tới sự chăm sóc của mẹ mình.


    Tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên là 6 năm nhưng khi được nuôi nhốt có thể lên tới 20 năm tùy theo từng loài.

    Sinh sản
    Sinh sản
    Sinh sản
    Sinh sản
  4. Các loài chuột túi khác nhau có chế độ ăn khác nhau, tuy nhiên, tất cả cá thể đều ăn thực vật. Ví dụ như chuột túi xám phía Đông ăn được đa số các loại cỏ. Những con non mới chập chững vào đời tiêu thụ một lượng nấm có tên “hypogeal“. Trong khi một số loài khác như chuột túi đỏ thì lại chủ yếu chỉ ăn các bụi cây.


    Chuột túi là loài động vật kiếm ăn, hoạt động vào ban đêm – nhất là vào mùa hè nóng nực. Chúng có thể kiếm ăn vào cả buổi sáng trong những ngày trời mát mẻ. Chuột túi Úc, thức ăn thường là thực vật như nấm, lá cây … cũng có thể là các loài côn trùng khác như sâu bọ.


    Hệ tiêu hóa của chuột túi thường có cấu tạo gần giống với gia súc như cừu bò, trâu. Chính vì vậy, lượng thức ăn đã ăn rồi chúng vẫn có thể nôn ra để nhai lại và thực hiện tiêu hóa thêm lần nữa.

    Chế độ ăn
    Chế độ ăn
    Chế độ ăn
    Chế độ ăn
  5. Chuột túi chủ yếu sinh sống, phát triển mạnh ở miền Đông nước Úc hay tại các sa mạc của đất nước Úc. Từ đó, chúng được coi là linh vật, hình ảnh biểu tượng của văn hóa, đất nước Úc.


    Loài này thường sống theo bầy đàn khoảng từ 50 cá thể trở lên. Nếu bị đe dọa, để cánh báo đối phương chuột túi sẽ dậm mạnh chân mình xuống đất. Chúng chiến đấu với kẻ thù bằng cách cắn vào người đối thủ hoặc đá.


    Kẻ thù của chuột túi bên cạnh con người hay những chú chó dingo thì chuột túi còn có một vài kẻ thù đến từ tự nhiên như hạn hán, nhiệt độ nóng bức, khan hiếm thức ăn, hay môi trường sống biến mất.


    Kangaroo là một số loài động vật dễ thích nghi với mọi môi trường sống, có sức khỏe tốt. Chuột túi thường có thói quen dành cả ngày để nghỉ ngơi trong những bóng râm, chỉ đến đêm và sáng sớm chúng mới di chuyển và đi kiếm ăn.

    Môi trường sống của chuột túi Úc
    Môi trường sống của chuột túi Úc
    Môi trường sống của chuột túi Úc
    Môi trường sống của chuột túi Úc
  6. Chuột túi có rất nhiều loại phổ biến, tuy nhiên bài viết này Toplist sẽ đưa ra 3 loài chuột túi phổ biến nhất:


    Chuột túi đỏ: Tên khoa học của chuột túi đỏ là Macropus rufus – trong tất cả các dòng đây được xem là loài chuột túi lớn nhất. Năm 1822 chuột túi đỏ được đặt tên và miêu tả bởi Desmarest. Môi trường sống của chuột túi đỏ khá đa dạng, chúng phân bố ở nhiều khu vực khác nhau. Chúng chuyên sinh sống ở các vùng đất bán khô cằn và khô cằn. Chuột túi đỏ thường được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía tây New South Wales phía đông nam nước Úc. So với chuột túi đỏ đực, chuột túi đỏ cái có kích thước nhỏ. Kích cỡ cơ thể của một con chuột túi đực trưởng thành chiều cao khoảng 2m và cân nặng có thể lên đến 90kg. Chuột túi cái thường có màu nâu đỏ và màu xám xanh – phần bụng có màu xám nhạt, màu lông chuột túi đực màu đỏ hoàn toàn.


    Chuột túi xám miền tây: Chuột túi xám miền tây có tên gọi là Macropus fuliginosus. Ngoài tên gọi là chuột túi xám tây, chúng còn được gọi là chuột túi mallee, kangaroo đen mặt hay chuột túi muội. Chuột túi xám tây được đặt tên và miêu tả bởi Desmarest vào năm 1817. Chuột túi xám tây được tìm thấy nhiều nhất ở lưu vực sông Murray và khu vực tây Úc . Chuột túi xám tây sống thành từng đàn, mỗi đàn có khoảng 15 con. Khi trưởng thành chuột túi xám tây cơ thể nặng khoảng 54kg, chiều cao của chúng vào khoảng 1m. Bộ lông của loài này khá thô ráp và dày. Cơ thể chúng, toàn bộ có màu nâu hoặc màu xám, phần cổ ngực – họng – bụng màu nhạt hơn, mặt của chúng có màu đen.


    Chuột túi antilopinus: Tên khoa học của loài chuột túi này là Macropus antilopinus. Loài này có rất nhiều tên gọi khác như antilopine wallaby hay antilopine wallaroo. Loài chuột túi antilopinus được đặt tên và miêu tả bởi Gould vào năm 1842. Chuột túi antilopinus được xếp vào danh sách một trong những loài chuột túi sơ hữu kích thước lớn. Kích cỡ cơ thể của chúng chỉ nhẹ hơn một chút so với dòng chuột túi xám đông và chuột túi đỏ. Loài chuột túi antilopinus tương tự với loài linh dương. Con đực trưởng thành thường phần vai có màu đỏ, con cái so với con đực thường có màu xám đậm hơn.

    Phân loại chuột túi
    Phân loại chuột túi
    Phân loại chuột túi
    Phân loại chuột túi
  7. Nhìn bên ngoài, chiếc túi của kangaroo trông giống như một chiếc đai nâng đỡ em bé chứ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, cấu tạo của nó phức tạp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Kangaroo con khi mới chào đời chỉ bé bằng hạt đậu đen, thậm chí có những con chỉ bé bằng hạt gạo. Với kích cỡ như vậy, chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sinh tồn tự nhiên. Vì vậy, ngay khi chào đời, kangaroo con sẽ phải tìm đường chui vào trong chiếc túi của mẹ. Đây là cuộc hành trình gian khổ đầu tiên của chúng, nếu thất bại và rơi khỏi túi, chúng sẽ bị bỏ rơi và chết ngoài môi trường.


    Nếu thành công, kangaroo con sẽ ở lại trong túi của mẹ ít nhất 4 tháng trước khi bước ra môi trường bên ngoài, đối mặt với thế giới hoang dã khắc nghiệt. Thậm chí ở một số loài kangaroo, thời gian này còn kéo dài lâu hơn. Ví dụ kangaroo đỏ thời gian thú con ở trong túi chỉ mất từ 8- 11 tháng, còn loài kangaroo xám là hơn 18 tháng, thậm chí ở một số loài thời gian có thể lên đến 2-4 năm.


    Lúc này chiếc túi của Kangaroo sẽ hoạt động như tử cung thứ 2 và cũng có khả năng biến đổi kích thước để tăng thêm không gian khi thú con phát triển. Trong khoảng thời gian ở trong túi, thú con sẽ được nuôi nấng và phát triển từ kích thước bằng hạt đậu đạt đến kích thước của một con mèo lớn. Trong túi của kangaroo mẹ có tới 4 núm vú cung cấp sữa có chứa các kháng thể chống mầm bệnh và tăng sức đề kháng cho thú con. Nhằm đáp ứng được dinh dưỡng tăng lên của thú con, kangaroo mẹ có thể sản xuất cùng lúc nhiều loại sữa, mỗi núm vú sẽ tiết ra một loại. Điều này giúp thú mẹ có thể cùng lúc chăm 2 em thú con ở độ tuổi khác nhau.


    Trong khoảng thời gian sống trong túi, mọi hoạt động của kangaroo con đều diễn ra tại đây, bao gồm cả bài tiết. Chất thải của thú con sẽ được hấp thụ một phần bởi lớp lót trong túi, phần còn lại được thú mẹ làm sạch bằng chiếc lưỡi của mình. Khi thú mẹ dọn vệ sinh túi, những con thú lớn sẽ phải tạm dọn ra ngoài, còn những con thú nhỏ vẫn sẽ được phép ở lại trong túi.

    Kangaroo – loài thú có túi lớn nhất
    Kangaroo – loài thú có túi lớn nhất
    Kangaroo – loài thú có túi lớn nhất
    Kangaroo – loài thú có túi lớn nhất
  8. Mặc dù nghe có vẻ giống như một trò đùa, nhưng kangaroo thực sự có chiếc chân thứ năm chính là cái đuôi mạnh mẽ sau lưng nó. Với mục đích chủ yếu để giúp cơ thể cân bằng trong khi nhảy, đôi khi chiếc chân thứ năm cũng dùng để đi bộ. Thậm chí, nó cũng là một trợ thủ đắc lực giúp kangaroo cân bằng khi tung ra những cú đá phía trước.


    Tất cả các loài kangaroo đều có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp. Chúng ngồi trên những đôi chân này và đuôi xù to vững chắc. Nếu kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả bốn chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy. Khi có giao tranh giữa hai con đực, chúng có thể đứng trên đuôi và dùng hai chân sau để tự vệ.

    Kangaroo – Kỷ lục nhảy xa
    Kangaroo – Kỷ lục nhảy xa
    Kangaroo – Kỷ lục nhảy xa
    Kangaroo – Kỷ lục nhảy xa
  9. Mặc dù có những đôi chân mạnh mẽ nhưng kangaroo lại không thể đi lùi. Vì lý do này, Úc đã đặt một con kangaroo làm huy hiệu trên cánh tay áo khoác quân đội để cho thấy rằng họ luôn luôn tiến về phía trước và hướng đến sự tiến bộ.


    Kangaroo không thể di chuyển một cách bình thường bằng chuyển động chân trước chân sau. Nó luôn luôn phải di chuyển hai chân cùng một lúc như thể cả hai chân được gắn với nhau, chính vì thế chúng chỉ có thể nhảy để di chuyển. Nhưng bằng cách nào đó, đôi chân này sẽ vận động một cách độc lập khi bơi lội.


    Khi cần thể hiện sức mạnh để lấy lòng chị em, những chú Kangaroo sẽ thi triển cước pháp, dùng 2 chân đạp thẳng vào đối phương. Đây được gọi là đòn chí mạng không thua gì hồi mã thương.

    Kangaroo – Không đi lùi
    Kangaroo – Không đi lùi
    Kangaroo – Không đi lùi
    Kangaroo – Không đi lùi
  10. Do không có tuyến mồ hôi nên Kangaroo không thể tiết mồ hôi giúp làm mát cơ thể. Thay vào đó, để làm công việc này, chúng thường liếm các chi cho đến khi ướt sũng hoặc dạo chơi, thư giãn trong các bóng râm hoặc thời tiết mát mẻ.


    Ngoài ra, khi hoảng sợ, Kangaroo thường chạy về phía có nước. Khi gặp nguy hiểm, Kangaroo có thói quen chạy về phía có nước ở gần nhất. Nếu trong trường hợp không còn đường lui, chúng sẽ quay lại tấn công và với những cú đá cực mạnh của mình, loài thú có túi này đủ sức giết chết một người trưởng thành.

    Kangaroo không đổ mồ hôi.
    Kangaroo không đổ mồ hôi.
    Kangaroo không đổ mồ hôi.
    Kangaroo không đổ mồ hôi.
  11. Kangaroo là biểu tượng của nước Úc và chúng cũng được xuất hiện trên huy hiệu liên bang, hãng hàng không quốc gia Úc: Quantas, không quân Hoàng gia Úc và cả một số đơn vị tiền tệ khác. Chuột túi cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và là hình ảnh tiêu biểu của nơi đây.


    Chuột túi hoang dã bị săn bắn để lấy thịt, da và để ngăn chặn chúng ăn cỏ trên những cánh đồng. Mặc dù gây tranh cãi nhưng thịt loài này được chứng minh là tốt cho con người hơn so với các loại thịt truyền thống khác vì có lượng chất béo thấp.


    Kangaroo là một loài động vật phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, để tránh sự cân bằng sinh thái bị mất đi, người dân nước Úc sử dụng chúng để làm vật dụng và thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày:

    • Thịt: Phần thịt của chuột túi được xem như là nguồn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân bản địa Úc. Thịt của chuột túi chứa rất nhiều lượng chất béo, Protein chỉ khoảng 2%, khoáng chất và vitamin vô cùng phong phú. Cho nên, việc sử dụng thịt chuột túi sẽ giúp giảm thiểu và ngăn chặn hiện tượng xơ vữa động mạch và chứng bệnh béo phì. Hiện nay, thịt của chuột túi còn được xuất khẩu sang rất nhiều đất nước khác trên thế giới.
    • Xương: Kangaroo sở hữu bộ xương rất chắc khỏe, chính vì thế thường được sử dụng làm các đồ vật chuyên về thủ công – mỹ nghệ rất đẹp.
    • Da: Phần da của chuột túi rất dai và khá dày, chính vì thế chúng được sử dụng nhiều để làm bóng bầu dục và bóng đá.
    Vai trò của chuột túi trong đời sống
    Vai trò của chuột túi trong đời sống
    Vai trò của chuột túi trong đời sống
    Vai trò của chuột túi trong đời sống



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy