Top 8 Thông tin hữu ích cần biết về loài khỉ đầu chó

Hoàng Thu Thuỷ 665 0 Báo lỗi

Khỉ đầu chó hay gọi tắt là khỉ chó, là một chi động vật có vú thuộc bộ Linh trưởng. Chúng di chuyển bằng cả 4 chân và tập trung theo đàn có số lượng từ 20 đến ... xem thêm...

  1. Khỉ đầu chó – tên tiếng anh là Baboon ( Danh pháp khoa học: Papio ) là tên thường gọi của 5 loài khỉ đầu chó, chúng đã tồn tại ít nhất hai triệu năm.:

    • Khỉ đầu chó Hamadryas (Papio hamadryas), sinh sống từ Từ Biển Đỏ ở Eritrea đến Ethiopia, Djibouti, Somalia, Tây Nam Ả Rập, Yemen và Ả Rập Saudi.
    • Khỉ đầu chó Guinea (Papio papio), sinh sống ở Guinea, Sénégal, Gambia, Nam Mauritania và Tây Mali.
    • Khỉ đầu chó olive (Papio anubis), sinh sống ở xích đạo châu Phi.
    • Khỉ đầu chó vàng (Papio cynocephalus) sinh sống Từ Kenya, Tanzania đến Zimbabwe và Botswana.
    • Khỉ đầu chó Chacma (Papio ursinus) sinh sống ở Bắc Nam Phi đến Angola, Zambia và Mozambique
    Phân loại khỉ đầu chó
    Phân loại khỉ đầu chó
    Phân loại khỉ đầu chó
    Phân loại khỉ đầu chó

  2. Khỉ đầu chó hay khỉ chó là loài động vật thuộc Bộ Linh trưởng, đã phát triển thành 5 loài khác nhau, trải dài từ Rừng xavan Châu Phi tới Trung Đông. Chúng là một trong những loài khỉ lớn nhất thế giới, con đực có thể nặng tới 37 kg và cao 100 cm chưa kể đuôi. Khỉ đầu chó khác nhau về kích thước và trọng lượng tùy vào từng loài.


    Chúng có mõm giống chó, cơ thể nặng nề, cơ hàm khỏe mạnh với các răng nanh sắc nhọn, hai mắt gần nhau. Chúng có bộ lông dày ngoại trừ khuôn mặt và cặp mông trụi lông giúp chúng có thể ngồi một cách thoải mái. Khỉ đực còn xuất hiện cái bờm lớn màu trắng. Loài khỉ đầu chó biểu hiện dị hình về giới tính thông qua kích thước cơ thể, màu sắc và sự phát triển của rằng nanh.

    Mô tả về loài khỉ đầu chó
    Mô tả về loài khỉ đầu chó
    Mô tả về loài khỉ đầu chó
    Mô tả về loài khỉ đầu chó
  3. Mặc dù có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau như rừng mưa nhiệt đới, rừng cây tán to nhưng chúng được phân bố ở các khu vực bán hoang mạc, thảo nguyên khô hay rừng cây bụi. Vì thế phần lớn thời gian trong ngày của khỉ đầu chó là ăn, ngủ và di chuyển trên mặt đất.


    Thông thường loài khỉ này sinh sống trên mặt đất, nhưng một số thì ngủ trên cây vào ban đêm. Chúng thường được tìm thấy ở các vùng thảo nguyên mở, và các khu rừng khắp vùng châu Phi.


    Khỉ đầu chó có tính xã hội rất cao, chúng sống thành bầy đàn và được phân cấp rõ ràng, với những thành viên và kẻ thống trị được xác định qua cách mà chúng giao tiếp. Trong đó khỉ đực trong đàn có thể giao phối với bất kỳ con khỉ cái nào: Thứ tự giao phối này phụ thuộc vào thứ hạng của chúng trong đàn. Khỉ đực đôi khi cố gắng lấy lòng khỉ cái, để làm được điều này, nó có thể giúp khỉ cái chải lông, hoặc cung cấp thức ăn cho khỉ cái…


    Mỗi đàn khỉ đầu chó thường có khoảng hơn 50 thành viên, và tùy vào thời điểm trong năm số lượng thành viên có thể tăng đến tận 250. Khỉ đầu chó có thời gian hoạt động và săn mồi bất thường suốt cả ngày lẫn đêm, chúng có thể lẻn vào nhà của con người để bắt cừu và dê như ở Nam Phi.

    Tập tính của loài khỉ đầu chó
    Tập tính của loài khỉ đầu chó
    Tập tính của loài khỉ đầu chó
    Tập tính của loài khỉ đầu chó
  4. Theo thông tin từ các nhà sinh vật học cung cấp thì khỉ là loài động vật ăn tạp và thức ăn của chúng chính là hoa quả, hạt, côn trùng và ấu trùng. Chuối chính là loại trái cây mà nó thích nhất còn khoai, sắn và ngũ cốc được nó xem là “cao lương mĩ vị”, cũng chính vì vậy mà khỉ rất thường hay quấy phá và “ăn trộm” tại các nương rẫy.


    Tuy nhiên, cũng tùy theo tập tính sinh hoạt và đặc điểm của từng giống loài mà thức ăn của chúng cũng có phần khác biệt. Tại một số nơi, khỉ đột ưa thích ăn dương xỉ và cây dương xỉ, còn loài khỉ đột sống tại các vùng núi thường sẽ ăn măng và cần tây hoang dã.

    Đối với những loài khỉ sống ở rừng nhiệt đới thì ngoài những thức ăn thông thường chúng còn có thể ăn những loài động vật thân mềm, cá, động vật giáp xác, bò sát nhỏ (thằn lằn), chim, động vật có vú nhỏ (động vật gặm nhấm). Nói cách khác, khỉ ăn bất cứ thứ gì không độc, hoặc mọi thứ chúng có thể thu thập hoặc bắt được.

    Thức ăn của Khỉ đầu chó
    Thức ăn của Khỉ đầu chó
    Thức ăn của Khỉ đầu chó
    Thức ăn của Khỉ đầu chó
  5. Hành vi giao phối của khỉ đầu chó cũng khác nhau tùy vào phân tầng trong cấu trúc xã hội. Trong mỗi đàn sẽ có quy luật riêng, con đực có thể giao phối với bất kì con cái nào trong đàn, thậm chí con đực có thể giao chiến với nhau để tìm được bạn tình ưng ý. Bên cạnh đó, để thu hút bạn tình, con đực sẽ tới gần con cái, chăm sóc và đưa thức ăn cho chúng. Khi đồng ý giao phối, con cái sẽ quay phần hậu môn sưng đỏ (Sưng tấy tình dục – vùng da hậu môn sẽ phồng to và tấy đỏ) để biểu hiện sự chấp thuận.


    Con non sẽ được sinh ra sau 6 tháng mang thai, lúc này chúng có màu đen và nặng khoảng 400 gram. Những con cái trong đàn sẽ thay phiên nhau làm nhiệm vụ chăm sóc những con non. Một năm sau, Khỉ đầu chó con sẽ cai sữa và không phụ thuộc vào mẹ chúng. Khỉ đầu chó đạt sự trưởng thành về giới tính trong khoảng 2-8 năm tuổi.

    Sinh sản của Khỉ đầu chó
    Sinh sản của Khỉ đầu chó
    Sinh sản của Khỉ đầu chó
    Sinh sản của Khỉ đầu chó
  6. Kẻ thù của loài khỉ đầu chó là những con cá sấu sông Nile, loài mèo lớn như Sư tử, Báo cheetah và cả Linh cẩu. Tuy nhiên chúng lại được xem là một con mồi khó đối với báo đốm, phần lớn chủ yếu là mối đe dọa đối với khỉ con.


    Trong khi những con khỉ đực lớn sẽ đối đầu với kẻ thù bằng cách nhăn mặt, nhe răng nanh, làm một vài hành động hù dọa đặc trưng rồi đuổi kẻ thù ra khỏi vùng nguy hiểm.

    Kẻ thù của khỉ đầu chó
    Kẻ thù của khỉ đầu chó
    Kẻ thù của khỉ đầu chó
    Kẻ thù của khỉ đầu chó
  7. Loài khỉ đầu chó có tuổi thọ trung bình từ 10 - 46 năm, khỉ được khen là loài khá “văn minh” khi biết “kế hoạch hóa” với việc sinh nở 3-4 năm một lần. Khỉ con được nuôi dưỡng trong 3-4 năm và sau đó sẽ rời xa vòng tay của bố mẹ để hòa nhập vào cuộc sống bầy đàn.


    Cũng giống như hầu hết các loài linh trưởng khác, khỉ đầu chó sống theo bầy với lãnh thổ riêng và rất ít khi xâm phạm lẫn nhau. Nơi sinh sống của hầu hết các loài khỉ là núi đá, hang hốc, cây cao có bóng mát và nhất là cây ăn trái; một số loài đặc biệt lại chọn sinh sống ở nơi có khí hậu khắc nghiệt và địa hình trống trải.

    Tuổi thọ của khỉ đầu chó
    Tuổi thọ của khỉ đầu chó
    Tuổi thọ của khỉ đầu chó
    Tuổi thọ của khỉ đầu chó
  8. Thông thường, sau 3 tháng, những con khỉ đầu chó cái trong đàn mới được phép vệ sinh bộ lông cho con đực. Tuy nhiên, đối với đàn khỉ đầu chó không có thành viên đực cũ, chúng không phải lo lắng về hậu quả và bắt đầu chải chuốt những con đực mới sớm hơn nhiều. Hành vi này khiến các thành viên mới trở nên ôn hòa. Về cơ bản, các thành viên đực mới nhanh chóng hòa hảo với những con đực khác.


    Thậm chí, những con đực cũng chải chuốt cho nhau. Nhìn chung, khỉ đầu chó đực không thích hợp với công việc bắt bọ chét và chải lông hộ con khác, nhưng trong đàn khỉ, tất cả đều là bạn bè.


    Điều thực sự đáng ngạc nhiên là trong suốt thời gian chung sống với nhau, đàn khỉ đầu chó chung sống hòa bình. Chúng loại bỏ những hành vi gây hấn ra khỏi đàn.

    Những con khỉ chung sống hòa bình
    Những con khỉ chung sống hòa bình
    Những con khỉ chung sống hòa bình
    Những con khỉ chung sống hòa bình



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy