Top 9 Trường hợp hợp đồng vô hiệu và bản án minh họa

Trịnh Ngân 938 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống của bất kỳ ai, chúng ta cũng có thể đã từng xác lập quan hệ hợp đồng với một chủ thể nào đó. Việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu hay các ... xem thêm...

  1. Hợp đồng không chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch dân sự, về nguyên tắc của BLDS đã ghi rõ: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội” (tại khoản 2 Điều 3). Như vậy, nếu hợp đồng có mục đích, nội dung quy định các nội dung sau thì sẽ bị tuyên vô hiệu:

    + Điều cấm của luật là các quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện các hành vi nhất định.

    + Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng tôn trọng, thừa nhận.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng thi công trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (TAND cấp huyện xét xử tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/FYJMtOat2K

    + Tranh chấp quyền sự dụng đất trong lĩnh vực Dân sự - Hôn nhân gia đình – Đất đai – Thừa kế (TAND cấp huyện xét xử tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/cWmC5UhEg5

    + Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua căn hộ trong lĩnh vực Dân sự - Hôn nhân gia đình – Đất đai – thừa kế (TAND cấp huyện tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/H6ebFW5OWU

    Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)

  2. Nếu hợp đồng được lập ra nhằm che giấu một hợp đồng khác, thì hợp đồng đó sẽ bị coi là giả tạo và bị tuyên vô hiệu. Khi đó, hợp đồng bị che giấu kia vẫn sẽ có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc pháp luật khác liên quan.

    Ngoài ra, hợp đồng được tạo ra nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó cũng vô hiệu. Ví dụ, người nợ tiền mất khả năng thanh toán, muốn tẩu tán tài sản bằng hình thức ký hợp đồng tặng cho để chuyển quyền sở hữu đất. Lúc này, người chủ nợ có thể yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng trên vô hiệu.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng mua bán mè trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tuyên bản án Giám đốc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/cAFcmS0CiW

    + Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà trong lĩnh vực Dân sự - hôn nhân gia đình – đất đai – thừa kế (TAND cấp huyện xét xử tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/bbckX9zYtu

    Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015)
  3. Các chủ thể sau bị hạn chế trong việc xác lập và thực hiện hợp đồng:

    + Người chưa thành niên

    + Người mất năng lực hành vi dân sự;

    + Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    + Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Những người trên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật dân sự về hợp đồng, họ cần có người đại diện của mình xác lập, thực hiện, hoặc đồng ý, trừ trường hợp sau:

    + Hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó.

    + Hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền/chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho những người trên với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ.

    + Hợp đồng dân sự được người xác lập thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (TAND cấp tỉnh xét xử tuyên bản án phúc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/2ddNjEplz6

    Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)
  4. Trường hợp hợp đồng được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng thì được coi là hợp đồng bị nhầm lẫn.

    Bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Tuy nhiên nếu mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được, hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được thì không bị coi là hợp đồng vô hiệu.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp cổ đông trong công ty cổ phần trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (TAND cấp tỉnh xét xử tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/WQqPuebloc

    Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)
  5. Một trong các chủ thể xác lập hợp đồng do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Trong đó:

    + Lừa đối là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự, dẫn đến ký kết hợp đồng.

    + Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp về hợp đồng đại lý trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (Tòa chuyên trách TAND tối cao xét xử tuyên bản án giám đốc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/NwIgEZImCm

    + Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại (Tòa phúc thẩm TANDTC xét xử tuyên bản án phúc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/BDSCXOAslu

    Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)
  6. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng có thể rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Nếu hợp đồng được xác lập vào đúng thời điểm đó thì hợp đồng có khả năng bị vô hiệu. Người yêu cầu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu cần chứng minh được tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình vào thời điểm giao kết.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (TAND cấp tỉnh xét xử tuyên bản án phúc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/2ddNjEplz6

    Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
    Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
    Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật dân sự 2015)
  7. Một số loại giao dịch có quy định về hình thức của hợp đồng, ví dụ như hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc công chứng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ hợp đồng không đúng hình thức nhưng vẫn có hiệu lực:

    + Hợp đồng đã được xác lập theo quy định bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì nếu có yêu cầu, tòa án vẫn quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

    + Hợp đồng đã được lập thành văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì nếu có một hoặc các bên yêu cầu, tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh quyền sử dụng đất trong lĩnh vực Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế (TAND cấp huyện xét xử tuyên bản án sơ thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/bEkkW31HqI

    + Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tuyên bản án giám đốc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/s1B0AMjgsj

    Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
  8. Hợp đồng có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần. Nếu trong toàn bộ hợp đồng chỉ có một phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu mà không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ và mục đích của những phần còn lại thì hợp đồng chỉ vô hiệu một phần.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tuyên bản án giám đốc thẩm): http://caselaw.vn/ban-an/vhvCU53GHv

    Hợp đồng vô hiệu từng phần (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu từng phần (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu từng phần (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu từng phần (Điều 130 Bộ luật dân sự 2015)
  9. Ngay từ khi giao kết hợp đồng, nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. Nếu khi giao kết hợp đồng mà một bên đã biết hoặc phải biết về đối tượng không thể thực hiện được trong hợp đồng mà không thông báo cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về tình trạng của đối tượng này nhưng vẫn ký kết.


    Bản án mẫu:

    + Tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (Giám đốc thẩm): https://caselaw.vn/ban-an/122/11-2013-kdtm-gdt

    Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật dân sự 2015)
    Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật dân sự 2015)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy