Top 10 Truyện cổ tích thần kỳ hay và ý nghĩa nhất

Trọng Vương 606 0 Báo lỗi

Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa. Tuy đã ra đời từ ... xem thêm...

  1. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão nhà nghèo kiếm ăn bằng nghề đốn củi. Tuy tuổi đã 60 mà ông lão vẫn chưa có con nối dõi. Mặc dù đã nghèo khổ, hai vợ chồng ông lão ngày ngày vẫn hay giúp đỡ mọi người chẳng hề quản ngại vất vả nên được nhân dân xa gần đều ngợi khen. Cảm thấu tấm lòng nhân đức của hai vợ chồng ông lão, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con.


    Sau ba năm chín tháng, khi bà vợ sinh được một đứa con trai thì ông chồng đã qua đời. Đứa bé sinh ra trông khôi ngô tuấn tú, vừa lọt lòng mẹ đã biết đứng biết ngồi, bà liền đặt tên cho con là Thạch Sanh và tháng ngày gắng gượng rau cháo nuôi con.


    Năm Thạch Sanh lên bảy thì bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi một mình bên một gốc cây đa, với cả gia tài chỉ có một chiếc rìu và lại tiếp tục nghề của cha mẹ hàng ngày vào rừng đốn củi để nuôi thân. Năm mười ba tuổi, Sanh được Ngọc Hoàng phải một ông tiên vào loại giỏi nhất trên thiên đình xuống dạy cho các môn võ nghệ và đủ mọi phép thần thông.


    Một hôm, có gã hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ mát ở gốc đa. Thấy Sanh là người có sức vóc khác thường, đoán là người được việc, Thông bèn lân la gạ chuyện rồi ngỏ ý muốn kết nghĩa anh em. Vốn lòng ngay dạ thẳng, Sanh vui vẻ nhận lời và về ở với Lý Thông. Từ đó, được Thạch Sanh ra sức đỡ đần, mẹ con Lý Thông làm ăn buôn bán ngày càng giàu có. Thấm thoắt đã bảy năm qua.


    Hồi ấy, ở trong vùng có một con Xà tinh, vốn là loài rắn đã thành tinh, chuyên phá phách, nhũng nhiễu nhân dân và bắt người ăn thịt. Quan quân triều đình nhiều lần kéo đến vây bắt nhưng không trừ nổi. Nhà vua dành bắt dân chúng lập miếu thờ và mỗi năm đem cúng cho nó một mạng người. Năm ấy không may đến lượt Lý Thông phải nộp mạng.


    Nghe tin dữ, mẹ con hắn vô cùng hoảng hốt lo sợ, nhưng sau bàn mưu tính kế nghĩ ra một kế hiểm độc. Hôm đó, chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về, hắn giả mượn cớ giỗ cha, bày ra một mâm rượu thịt e hề, rồi cả hai mẹ con mời mọc chàng ân cần.


    Sau đó, hắn nói với Thạch Sanh: “Đêm nay đến phiên anh phải đi canh miếu thờ để kiểm tra lại đĩa vàng chén ngọc theo lệnh nhà vua, ngặt vì dở cất mẹ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về”. Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.


    Sẩm tối hôm ấy, sau khi vượt qua mấy dặm rừng hoang tới miếu thờ, Thạch Sanh giở cơm nắm ra toan ăn thì Xà tinh hiện ra hình thù kì dị, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh liền vung rìu đánh nhau với yêu quái. Xà tinh giở ra nhiều phép biến hóa yêu mà, nhưng đều bị Thạch Sanh phá hết. Sau chàng dùng phép thần, tung lưới sắt bủa vây, lập tức con yêu quái phải hiện nguyên hình là một con trăn cực lớn, Thạch Sanh vung thần đao, chém chết, rồi cắt lấy đầu và đốt xác yêu quái.


    Xác Xà tinh vừa cháy xong bỗng biến ra một bộ cung tên bằng vàng. Sanh mừng rỡ nhặt lấy cung tên và xách đầu yêu quái chạy thẳng một hơi về nhà.


    Lý Thông vốn là đứa hiểm sâu thấy vậy dọa Thạch Sanh rằng Xà tinh là của vua nuôi để làm của báu nước nhà, giết nó đi thì bị tội chém đầu chẳng chơi, và khuyên Sanh nên trốn ngay đi kẻo vạ lây cả nhà, còn có chuyện gì thì mặc hắn lo liệu.


    Tưởng thật, Sanh vội vã đi ngay và trở về sống ở gốc đa, mặc cho năm tháng trôi qua, nghĩ mình phận hẩm mong gì gặp may. Còn Lý Thông thì vội vào kinh tâu vua là hắn đã chém được đầu yêu quái. Vua kinh ngạc, sai quân đi khiêng đầu yêu quái về, bấy giờ mới tin là thực và hết lời ngợi khen, phong cho Lý Thông làm quan đô đốc trong triều và cho hưởng lộc nước rất hậu.

    Cũng trong thời gian này, nhà vua làm lễ kén chồng rất long trọng cho công chúa Quỳnh Nga, con gái độc nhất của vua. Lễ kén chồng kéo dài nhiều đợt, nhưng nàng vẫn không ưng ý một người nào. Kể cả thế tử các nước chư hầu cũng không ai làm đẹp lòng nàng cả.


    Một hôm, công chúa dạo chơi trong vườn hoa, chẳng may bị một con Đại bàng bay ở trên cao xuống quắp bay đi. Lúc ấy, Thạch Sanh đang thẩn thơ bên gốc cây đa, thấy Đại bàng quắp một người bay qua, bèn giương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Chim rơi xuống, nhưng nó vội rút ngay tên ra và lại quắp lấy người, tiếp tục bay đi.


    Thạch Sanh lần theo dấu máu tìm đến một hang núi thì không thấy tăm hơi Đại bàng đâu nữa.

    Mất con gái quý, nhà vua xiết bao đau đớn, các quan cử ba đội quân ra sức tìm kiếm cũng không có kết quả. Nghe lời tâu của quần thần, vua bèn sai đô đốc Lý Thông trước kia có tài chém yêu tinh, đi tìm công chúa, hứa sẽ gả nàng và nhường ngôi báu cho.


    Thông lo lắng mãi mới tìm ra được một kế là mở hội hát ở kinh đô trong mười ngày cho người dân các nơi về xem để do la tin tức Thạch Sanh. Mãi đến ngày thứ mười hắn mới gặp được Thạch Sanh bước vào rạp xem hát. Thông lại giả nhân giả nghĩa tay bắt mặt mừng đón tiếp người em “kết nghĩa” cũ rất trịnh trọng. Nhân đó, hắn cho Sanh biết việc vua sai hắn đi tìm công chúa bị loài yêu quái bắt.


    Sanh thật thà cho Lý Thông biết ngay tung tích của yêu quái chính là Mãnh xà vương ở hang núi, cũng chính là loài rắn đã thành tinh chuyên hóa làm chim đại bàng đi bắt người. Thế là Thông lại dùng lời đường mật, nhờ Sanh dẫn đi tìm công chúa. Thạch Sanh nhận lời. Đến chỗ của Đại bàng, Sanh dùng dây làm thang xuống hang sâu và dặn Thông hễ thấy đầu dây động đậy thì kéo lên.


    Vừa xuống tới hang, đang lúng túng chưa biết cần đi về hướng nào, Sanh bỗng gặp ngay công chúa Quỳnh Nga cũng vừa đi ra. Cảm kích ơn nghĩa Thạch Sanh không quản hiểm nguy đã đến cứu mình, công chúa liền ngỏ ý xin kết nghĩa trăm năm. Sanh từ chối, cho nàng biết đây là việc của triều đình mà chàng lại muốn giữ trọn tình nghĩa anh em với Lý Thông. Nhưng công chúa vẫn quyết một lòng và nàng coi như đã “kết duyên” lành với chàng từ đấy.


    Từ hôm bị trúng tên, Đại bàng bị thương nằm li bì một chỗ. Sanh đưa thuốc mê bảo công chúa dỗ Đại bàng uống, xong đem nàng buộc vào dây cho quân kéo lên. Lập tức Lý Thông sai quan quân đưa ngay công chúa về triều để hắn ở lại đánh yêu quái. Kì thực quân vừa đi khỏi, hắn vội vã ra sức lăn đá lấp kín cửa hang để hại Thạch Sanh.


    Còn Quỳnh Nga công chúa lúc ấy mỏi mắt trông vời về phía sau không thấy chàng đâu cả, nàng bỗng bàng hoàng uất ức, mắc bệnh câm ngay từ bữa đó.


    Lại nói về phần Thạch Sanh, sau khi cứu công chúa ra khỏi hang thì bị Lý Thông khuân đá lấp kín cửa hang không cho chàng ra nữa. Chàng tức giận giương cung bắn phá lâu đài của Xà vương. Giữa lúc đó, con yêu quái chợt tỉnh cơn mê. Thấy có người lạ đột nhập đang phá phách nhà cửa và cướp mất vợ hắn, hắn bừng bừng nổi giận xông vào đánh nhau kịch liệt với Thạch Sanh.


    Hai bên giao chiến với nhau đến vài trăm hiệp mà vẫn không phân thắng bại. Xà vương trổ hết mọi phép yêu mà ghê gớm ra nhưng đều bị Thạch Sanh dùng phép thần thông phá hết. Cuối cùng hết phép, Đại bàng biến thành con chim nhỏ như con chim khách, toan trốn đi, nhưng Thạch Sanh đã kịp thời hóa phép phủ vây lưới sắt và giương cung bắn chết.


    Sau đó, Sanh vung thần đao phá tan cung điện đồ sộ nguy nga của Mãnh xà vương, nhân đó cứu được cả con vua Thủy tề bị Đại bàng bắt nhốt trong cũi sắt đã một năm ròng. Thái tử cảm tạ ơn sâu của Thạch Sanh và mời chàng xuống thủy cung chơi.


    Thạch Sanh được vua Thủy tề tiếp đãi rất trọng thể, ban cho trăm lạng vàng bạc để cảm ơn, nhưng Thạch Sanh từ tạ không nhận. Thủy vương lại khẩn khoản mời chàng ở lại hẳn dưới thủy cung nhưng chàng cũng nhất định từ chối. Thủy vương đành giữ chàng ở lại chơi vài ngày.


    Thái tử dẫn chàng đi xem khắp năm cung trong ngoài. Hai người mải mê dạo chơi, bất ngờ lạc bước dưới thành trì của một loài yêu quái. Nó vốn là con Hồ tinh chín mắt rất lợi hại và ngạo ngược chưa ai trị nổi. Nó hóa thành một cô gái xinh đẹp đứng đón đường ngỏ lời trêu ghẹo hai chàng.


    Thạch Sanh liền vạch chân tướng nó là loài yêu quái, nó bèn hiện hình thành Hồ tinh chín mắt, xông vào toan vồ bắt cả hai chàng.


    Thạch Sanh vung đao thần, rồi giương cung, bổ búa, đấu quyền với nó suốt một ngày ròng nó vẫn không nao núng. Sau chàng dùng phép thần giao tranh với nó, nó mới chịu thua và phải hiện nguyên hình là con hồ li (tức con cáo). Thạch Sanh rộng lượng tha cho nó được sống để tu tỉnh.


    Ban thưởng công lao, vua Thủy tề liền phong cho chàng làm quốc trạng. Chàng xin trở về dương thế. Để đền ơn Thạch Sanh, Thủy vương nghe lời thái tử biếu chàng chiếc đàn thần của Ngọc Hoàng thượng đế đã ban cho vua hồi trước. Sau đó, thái tử đưa tiễn chàng về. Thạch Sanh lại trở về sống bên gốc đa như cũ.


    Công chúa Quỳnh Nga từ lúc thoát nạn yêu quái lại bị bệnh câm. Vua cha vô cùng thương xót, buồn bã, đành ra lệnh hoãn việc hôn nhân của nàng với Lý Thông để chữa cho nàng khỏi bệnh đã. Vua thì lo lắng thuốc thang và khấn vái Trời Phật; Lý Thông thì lập đàn mời pháp sư, phù thủy cúng lễ linh đình, hàng tháng ròng mà Quỳnh Nga vẫn “chẳng nói chẳng rằng, miệng hoa âm ỉ chẳng hằng nói chi”.


    Còn nói về Trăn tinh và Mãnh xà vương sau khi chết, hồn chúng không ai cúng lễ, đành sống bơ vơ, chui rúc bụi hồ, rồi chuyên đi ăn trộm, bắt gà, bắt chó quấy nhiễu, tàn hại người dân để kiếm ăn. Một đêm, chúng tình cờ gặp nhau và kể lể cho nhau nghe về số phận của mình, rồi bàn kế báo thù Thạch Sanh.


    Chúng lẻn vào kho nhà vua ăn trộm vàng bạc rồi giả tảng trỏe đi trở lại để bọn lính canh dõi theo chân chúng tới gốc đa. Chúng quẳng đồ ăn trộm vào chỗ Thạch Sanh đang nằm ngủ để đổ vạ cho chàng. Quả nhiên, Thạch Sanh bị bắt, giải về trình Lý Thông. Thông rất kinh ngạc, sai quân đem tống giam Thạch Sanh. Hắn ra lệnh phải căn phòng nghiêm mật và rắp tâm đợi ba ngày sau sẽ tự ý thừa mệnh lệnh triều đình, đem xử tử luôn chàng đi cho kín chuyện cũ.


    Ngồi trong ngục, Thạch Sanh buồn tình đem đàn ra gảy… Không ngờ tiếng đàn thần bỗng nỉ non, thánh thót như oán, như than, vạch tội Lý Thông ăn ở bất nhân phụ nghĩa và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn.


    “Đàn kêu tích tịch tình tang

    Ai mang công chúa dưới hang trở về…”


    Tiếng đàn văng vằng bay thấu vào tới cung vua, Quỳnh Nga đang ngồi ủ rũ mày hoa, thoắt nghe thấy tiếng đàn ai oán như khóc, như than bỗng khỏi câm liền. Nàng thốt lên nụ cười nói tâu với vua cha xin cho đòi người gảy đàn vào cung để nàng gặp mặt. Nàng tỏ bày luôn sự tình được kể lể trong tiếng đàn ai oán cho nhà vua biết. Nhờ đó Thạch Sanh được giải oan.


    Nhà vua bèn mở yến tiệc đãi chàng, phong cho chàng hai chức quận công do hai lần có công trạng lớn và cho kết duyên với công chúa Quỳnh Nga.


    Còn về phần Lý Thông, vua giao cho Thạch Sanh tùy ý xử tội. Sanh xin vua tha tội chết cho hắn và cho hắn trở về quê quán làm ăn. Nhưng hai mẹ con hắn về đến giữa đường thì bị Ngọc Hoàng sai Thần Sét đánh chết đúng như lời hắn đã thề nguyền khi kết nghĩa anh em với Thạch Sanh xưa kia.


    Do tội bạo ngược, ăn ở hai lòng của hắn, Ngọc Hoàng lại bắt Lý Thông hóa làm kiếp bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn.


    Được tin công chúa Quỳnh Nga kết duyên với Thạch Sanh là một anh chàng khố rách nghèo hèn, thế tử các nước chư hầu trước kia từng bị công chúa cự tuyệt bèn nổi giận, rủ nhau hợp binh kéo đến báo thù. Khí thế quân mười tám nước chư hầu vô cùng mạnh mẽ, đi tới đâu làm cho núi lở, sông cạn tới đó, phá tan hoang luôn năm cửa ải. Quân triều đình đi tiếp ứng tới đâu bị đánh tan tác tới đấy.


    Nhà vua vô cùng hoảng sợ bèn vời Thạch Sanh vào và nhờ chàng đem binh đi đánh giặc. Thạch Sanh tâu với nhà vua cứ để cho quân địch kéo đến bao vây kinh thành, chàng sẽ ra tay.


    Chờ cho giặc bổ vây bốn mặt thành trùng trùng điệp điệp và không ngớt lời reo hò khiêu khiacsh, Thạch Sanh mới đem đàn thần ra gảy. Đàn bỗng kêu lên “tích tịch tình tang”, vạch ra điều hơn lẽ thiệt, phải trái phân minh cho hàng vạn quân địch nghe.


    “Đàn kêu nhân nghĩa thủy chung

    Thánh tha thánh thót muôn lòng xôn xao…”


    Tiếng đàn khi cứng rắn đanh thép, lúc lại mềm rẻo khuyên lơn khiến cho quân tướng mưới tám nước dần dần phải thoái chí, quy hàng một loạt. Chúng xin cấp lương ăn để về nước. Thạch Sanh ra lệnh cấp cho chúng mười tám hộc lương. Chúng chê ít, Thạch Sanh sai đem chiếc niêu của chàng ra thổi cơm cho chúng ăn. Quân mười tám nước trông thấy niêu cơm đều hết thảy ngao ngán.


    Thạch Sanh đố chúng ăn hết sẽ trọng thưởng. Hàng vạn quân lính ào ào ăn mãi mà niêu cơm cứ vơi rồi lại đầy, ăn không sao hết được. Thế là một lần nữa chúng lại nhất loạt phải quy phục chàng.


    Sau khi chiến thắng quân mười tám nước chư hầu, Thạch Sanh được nhà vua làm lễ nhường ngôi cho chàng, để chàng đem tài ra trị vì đất nước. Quỳnh Nga công chúa cũng được nhà vua ban chiếu phong cho làm hoàng hậu. Hai năm sau, hoàng hậu Quỳnh Nga sinh được một trai, một gái, thế là đất nước thịnh trị, gia đình hòa vui…

    Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông
    Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông
    Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông
    Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông

  2. Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.


    Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

    Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.


    Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.


    Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.


    Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.


    Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

    Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

    Cây tre trăm đốt [Truyện cổ tích cho bé]
    Cây tre trăm đốt [Truyện cổ tích cho bé]
    Cây tre trăm đốt [Truyện cổ tích cho bé]
    Cây tre trăm đốt [Truyện cổ tích cho bé]
  3. Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng người em.Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước, nên đến mùa, được bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.


    Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê.Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa.


    Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được.


    Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả.


    Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: “Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi.Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân.Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang.


    Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ… Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu.


    Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về.


    Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế.


    Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay.


    Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế.


    Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: “Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!”. Chim liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”; rồi chim bay vụt đi.Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn.


    Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước.


    Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Ðến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang.


    Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình.


    Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của.Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi, về rừng.


    Truyện cổ tích Cây khế
    Truyện cổ tích Cây khế
    Truyện cổ tích Cây khế
    Truyện cổ tích Cây khế
  4. Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.


    Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.


    Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!


    Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.


    Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.


    Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.


    Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.


    Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.


    Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.


    Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.


    Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:ò… ó… oPhải thuyền quan trạng rước cô tôi về.Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.


    Truyện cổ tích Sọ Dừa
    Truyện cổ tích Sọ Dừa
    Truyện cổ tích Sọ Dừa
    Truyện cổ tích Sọ Dừa
  5. Ngày xưa có một anh chàng nọ chăn trâu cho một nhà phú hộ. Một hôm anh đánh trâu ra đồng ăn cỏ.

    "Một, ha, ba, bốn...một hai ba, bốn...một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy... Hả! Tiêu rồi, đếm lại coi. Đâu rồi, đâu rồi...một, hai, ba...".
    Thật không may, trâu bị mất.
    "Cái gì? Mất trâu của ta hả, còn dám về đây sao? Mau đền con trâu lại cho ta".

    "Ông ơi, ông tha cho con, con làm gì có tiền mà đến cho ông hả ông?"
    "Không nói nhiều, không đền thì ông gông cổ lên quan đó".
    "Trời ơi, bây giờ làm sao đây? Mất con trâu thì lần này tiêu thật rồi, nghèo lại gặp cái xui nữa, khổ ghê...".
    Anh đang nằm bất động ngoài ruộng suy nghĩ chưa biết phải làm gì thì một con quạ từ đâu bay tới, quạ tưởng là một cái xác chết nên xà xuống.

    "Hả..."
    Anh nhanh tay tóm được nó.
    "Muốn ăn thịt ta hả? Ta phải giết mi mới được".
    "Xin cậu làm ơn tha cho tôi đi, tôi còn phải nuôi một đàn con nhỏ ở nhà nữa".
    Nghe vậy, anh thương tình thả quạ ra.
    "Thôi được rồi, ta tha cho ngươi đấy, đi về đi".
    Trước khi bay đi, quạ nhả ra một viên ngọc.
    "Cảm ơn anh đã tha mạng, tôi tặng anh thứ này, đây là viên ngọc ước, có nó anh ước gì cũng được ngay".
    Anh chàng liền thử.
    "Hử, ngọc ước hả...ta thử xem nào...ước gì ta có một con trâu"
    Tức thì một con trâu to béo hiện ra.
    "Hehe, con trâu thiệt rồi, ước gì có một ngôi nhà thiệt to...hay quá, vậy thì mình ước có một cô vợ thật là xinh đẹp nào...hả?..."
    Anh liền dắt trâu về trả ông phú hộ rồi xin nghỉ việc. Nhờ có viên ngọc, cuộc sống hai vợ chồng đầy đủ, toàn vẹn, nhưng người vợ tham lam muốn cả gia đình mình cũng được sung sướng như vậy.
    "Ở nhà nghen, tôi đi làm".
    Trong lúc chồng đi vắng, nàng đánh cắp viên ngọc quý rồi bỏ về nhà bố mẹ.
    "Hả...hả...đâu rồi ta...hả".
    "Trời ơi...vợ ơi là vợ...".
    Anh bị mất viên ngọc, tiếc quá liền đi tìm...
    "Mở cửa, mở cửa".
    "Cái gì?...đi về...".
    "Trời ơi, mất ngọc ước rồi, đau lóng quá đi...huhu".
    Bụt hiện ra và hỏi "Làm sao con khóc?".
    "Chuyện là như vầy...là vầy đó Bụt ơi!".
    Bụt liền bảo "Thôi đừng khóc nữa, để ta giúp cho con".
    "Nghe lời ta, nhớ nghe, làm như vậy đó".
    Anh liền làm như lời Bụt dặn, trồng ngay bông hoa trắng trước cửa nhà vợ, bông hoa tỏa ra một mùi hương thơm khác thường khiến cả nhà bên vợ xúm lại ngửi.
    "Hừ, thơm ghê bà ha".
    Như lạ thay, vừa ngửi xong, mũi người nào người nấy cứ dài ra như mũi loài voi, trông thật tức cười.
    "Trời ơi, sao mũi tôi lại dài ra, mũi của tôi..."
    Anh nghe tin liền đến nhà vợ hỏi thăm.
    "Cha ơi, nhà mình có chuyện gì mà buồn rầu vậy cha".
    "Con ơi, không biết nhà ta có tội gì, bị trời phạt như thế này, thiệt là xấu hổ quá con".
    "Hahaha, trời ơi, nhìn mắc cười quá. Là do vợ con nó ăn cắp viên ngọc quý của con đó cha".
    Nghe vậy, ông ta hối lỗi sai trả lại viên ngọc.
    "Vậy hả? Trả con nè, chúng ta không cần viên ngọc này nữa đâu".
    Bấy giờ anh mới lấy bông hoa màu đỏ ra cho mọi người ngửi, tức thì mũi của mọi người co lại bình thường như trước. Cả nhà hối hận xin lỗi chàng trai. Hai vợ chồng lại sống hòa thuận với nhau.

    Truyện cổ tích viên ngọc ước
    Truyện cổ tích viên ngọc ước
    Truyện cổ tích viên ngọc ước
    Truyện cổ tích viên ngọc ước
  6. Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

    Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

    Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
    - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.


    Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi:
    - Làm sao con khóc ?


    Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
    - Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?


    Tấm nhìn vào giỏ rồi nói: - Chỉ còn một con cá bống.


    - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:
    Bống bống bang bang
    Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
    Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
    Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !

    Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy.

    Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:


    - Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.


    Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt.

    Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

    - Con làm sao lại khóc ?
    Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
    - Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.


    Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:
    - Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !


    Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn.

    Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

    - Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội.
    Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:
    - Làm sao con khóc?


    Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:
    - Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem.


    Bụt bảo: - Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp.
    - Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.
    - Con cứ bảo chúng nó thế này:
    Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao
    Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết
    Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu.

    Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo:
    - Con làm sao lại khóc?
    - Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
    - Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội.

    Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

    Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một cây cầu đá, Tấm đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không cách nào mò lên được.

    Khi đoàn xa giá chở vua đi qua cầu, con voi ngự bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ mò được một chiếc hài thêu rất tinh xảo và xinh đẹp. Vua ngắm nghía chiếc hài hồi lâu rồi hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ.

    Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ:
    - Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy!


    Mụ dì ghẻ bĩu môi:
    - Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!

    Nhưng khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc hài giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

    Tuy sống sung sướng trong hoàng cung. Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bùng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:
    - Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo lên xé lấy một buồng cau để cúng bố.


    Tấm vâng lời trèo lên cây cau, lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:
    - Dì làm gì dưới gốc thế ?
    - Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

    Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây cau đã đổ. Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui, nhưng không biết phải làm thế nào cả.

    Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim Vàng anh, chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, Vàng anh dừng lại trên cành cây, bảo nó:

    - Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.


    Rồi chim Vàng anh bay thẳng vào cung rồi đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:
    - Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.


    Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mải mê với chim, không tưởng đến Cám.

    Cám vội về mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt chim làm thịt nấu ăn rồi vứt lông chim ở ngoài vườn.

    Lông chim vàng anh chôn ở vườn hoá ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc vọng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào Vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

    Cám biết chuyện ấy lại về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:
    - Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.


    Nhưng khi khung cửi đóng xong. Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình :
    Cót ca cót két
    Lấy tranh chồng chị.
    Chị khoét mắt ra

    Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó đem tro đã đốt đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung.

    Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Một bà lão hàng nước gần đó có một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:
    - Thị ơi thị à, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn.

    Bà lão nói vừa dứt lời, thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉng thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

    Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ.

    Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị.

    Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng.

    Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung, Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền hỏi :
    - Trầu này ai têm?
    - Trầu này con gái lão têm - bà lão đáp.
    - Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt

    Bà lão gọi Tấm ra. Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.

    Cám Thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa, thì không khỏi ghen tỵ. Một hôm, Cám hỏi chị :
    - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế ?


    Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
    - Có muốn đẹp không để chị giúp !

    Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:
    - Ngon ngỏn ngòn ngon ! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.

    Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì kinh hoàng lăn đùng ra chết.

    Tấm Cám
    Tấm Cám
    Tấm Cám
    Tấm Cám
  7. Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kêu lên: – “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.

    Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Và từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé đã lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói hay biết cười.


    Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung tàn, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi lại chúng. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm tướng tài để giúp vua cứu nước.


    Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:

    – Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!


    Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:

    – Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!


    Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người tới nhà ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

    – Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.


    Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

    – Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến đây để làm gì?


    Gióng trả lời rất chững chạc:
    – Về bảo với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!


    Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu với nhà vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn đã xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách để chở đến cho chú bé Gióng.


    Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:

    – Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi rồi, biết làm thế nào bây giờ con?


    Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:

    – Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!


    Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng cứ nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên vô cùng khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái mang đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu thì Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.


    Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:

    – Mẹ kiếm vải cho con mặc.


    Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt trội một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm đến nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

    – Ta là tướng nhà Trời!


    Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.


    Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.


    Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.


    Ngày nay chúng ta còn thấy vẫn còn những dấu vết như dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng đã nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).

    Thánh Gióng
    Thánh Gióng
    Thánh Gióng
    Thánh Gióng
  8. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.


    Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới – Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.


    Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:

    – Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.


    Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.


    Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.


    Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.

    Sơn Tinh Thủy Tinh
    Sơn Tinh Thủy Tinh
    Sơn Tinh Thủy Tinh
    Sơn Tinh Thủy Tinh
  9. Thuở xưa, thời vua Hùng Vương, đất nước ta có núi cao, sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là Mai An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.


    Vua yêu mến Mai An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng, riêng An Tiêm bảo: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, vua giận lắm, bảo: "Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?".


    Thế là một buổi sớm, tự nhiên An Tiêm thấy lính đến giải cả chàng lẫn vợ con xuống thuyền, chẳng cho mang theo một cái gì hết. Chàng nói mãi chúng mới để cho đem một cái gươm cùn hộ thân. Buồm căng gió, thuyền tròng trành nhằm biển khơi thẳng tiến. Bãi cát trắng, vệt cây xanh trong bờ lần lượt khuất đi, rồi bèo bọt, rác rểu, dấu vết của dân cư cũng không còn nữa, bây giờ chỉ thấy trời với nước xanh ngắt một mầu.


    Hôm sau thuyền đến một đảo nhỏ. Họ để gia đình An Tiêm lên bờ với năm ngày lương thực, một chiếc nồi, rồi nhổ neo quay lái. Nàng Ba, vợ An Tiêm, bế con nhìn theo chiếc thuyền dần dần ra xa rồi khuất mất, nước mắt nhỏ như mưa. Từ nay có bao giờ nàng lại được cùng hàng xóm chia nhau những bắp ngô đầu mùa, hay nói một câu chuyện gia đình dưới ánh trăng! Quay vào hòn đảo hoang vu nàng lại càng khiếp sợ hãi hùng, không biết rồi đây lấy gì mà ăn để sống tạm cho qua ngày tháng.


    An Tiêm dắt vợ con tìm được một cái hốc đá ở tạm. Rồi chàng cắp gươm đi thăm dò. Hòn đảo quả thật hoang vu, chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Tìm mãi mới thấy vài thứ quả chát chua và rau dại ăn tạm cho đỡ đói. Từ đấy, ngày ngày An Tiêm trồng rau và tìm quả, nàng Ba thì ra bờ biển mò con ngao, cái hến. Đứa con lớn của An Tiêm bắt chước cha cũng cặm cụi làm bẫy đánh chim. Nhưng rồi chim dần dần quen bẫy, có khi suốt ngày thằng bé không bắt được một cái lông. Cá nhiều nhưng không lưới, quả thì có mùa. Cho nên thức ăn chính của vợ chồng con cái An Tiêm vẫn là mấy thứ rau dại mà chàng trồng thành rau vườn. Cuộc đời của bốn người vô cùng lao đao, vất vả, chẳng khác giống chim muông bao nhiêu. Tuy vậy An Tiêm vẫn tin rằng một ngày kia, mình có thể làm cho đời sống khá lên.


    Một hôm có con chim đương ăn ngoài bãi thấy An Tiêm đến, vội bay đi, bỏ lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên xem thì là một mảnh quả dưa bằng hai ngón tay. Chàng nghĩ thầm chim ăn được có lẽ người cũng ăn được, bèn nếm thử thì thấy có vị ngọt. Chàng ăn hết miếng dưa và nhặt hạt gói lại. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, chàng có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống.


    Ít ngày sau mấy hạt da mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Nàng Ba cũng giúp chồng sớm chiều săn sóc mấy dây dưa lạ. Vợ chồng hồi hộp trông thấy mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con. Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, An Tiêm cũng không biết lúc nào nên hái.


    Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi, nàng Ba bảo chồng:

    - Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng nó kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Anh ra xem thế nào!


    An Tiêm ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả dưa chúng vừa mổ thủng vài nơi. Chàng cắt dưa về. Khi chàng bổ dưa ra, cả nhà lóa mắt vì mầu đỏ tươi của ruột dưa. Đây đó giữa mầu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền và bọc ngoài một lớp vỏ trắng viền xanh. Hai đứa bé thèm nhỏ nước rãi, nàng Ba thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt. An Tiêm cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn thử. Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến trưa, An Tiêm mạnh dạn bổ hết quả dưa cho con ăn đến no.


    Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy, họ cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Nhưng họ chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.


    Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.


    Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.


    Sự tích Mai An Tiêm
    Sự tích Mai An Tiêm
    Sự tích Mai An Tiêm
    Sự tích Mai An Tiêm
  10. Ngày xưa, đời Hùng Vương thứ Sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

    Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Ai tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.


    Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, sống có đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên chàng lo lắng không biết làm thế nào.


    Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”


    Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Chàng làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và chàng giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.


    Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.


    Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

    Sự tích bánh chưng, bánh dày
    Sự tích bánh chưng, bánh dày
    Sự tích bánh chưng, bánh dày
    Sự tích bánh chưng, bánh dày




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy